BÀI tập NHÓM tài CHÍNH QUỐC tế cặp đôi THÂM hụt HAY cặp đôi PHÂN kỳ chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai, tỷ giá thực tại mỹ

16 681 0
BÀI tập NHÓM tài CHÍNH QUỐC tế cặp đôi THÂM hụt HAY cặp đôi PHÂN kỳ chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai, tỷ giá thực tại mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG L L Ớ Ớ P P : : N2K21 N2K21 B B À À I I T T Ậ Ậ P P N N H H Ó Ó M M T T À À I I C C H H Í Í N N H H Q Q U U Ố Ố C C T T Ế Ế CẶP ĐÔI THÂM HỤT HAY CẶP ĐÔI PHÂN KỲ? Chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai, tỷ giá thực tại Mỹ Giảng viên : Nguyễn Khắc Quốc Bảo Nhóm SVTH: Nhóm 27 1.Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 2. Nguyễn Hữu Trường 3. Tăng Thị Vân -TP.HCM, 10 / 2012- Tài chính quốc tế Nhóm 27 ĐỀ TÀI 1 BỘ ĐÔI THÂM HỤT HAY BỘ ĐÔI PHÂN KỲ? CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TÀI KHOẢN VÃNG LAI,TỶ GIÁ THỰCMỸ TÓM TẮT - Bài viết nghiên cứu thực nghiệm về các tác động của chính sách tài khóa, cụ thể là các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ lên tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực trong điều kiện áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt. Đó là tác động “thâm hụt kép” hay “biến động nghịch chiều” giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai, tỷ giá hối đoái thực? - Dựa trên mô hình tự hồi quy vector (VAR) với các biến độc lập gây ra các cú sốc chính sách tài khóa sau khi kiểm soát tác động của chu kỳ kinh tế lên cán cân ngân sách và dữ liệu thực tế từ nền kinh tế Mỹ, kết quả của bài viết cho thấy rằng: Đó chính là tác động “nghịch chiều”, trái với các dự đoán của mô hình lý thuyết - các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ giúp cải thiện tài khoản vãng lai và làm tăng tỷ giá hối đoái thực. - Kết quả còn phát hiện thêm, tác động “nghịch chiều” còn được giải thích bởi các cú sốc sản lượng đầu ra. 1. GIỚI THIỆU Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực luôn được quan tâm phân tích và kiểm nghiệm. Về mặt lý thuyết, nhiều mô hình cho thấy chính sách tài khóa mở rộng sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên tài khoản vãng lai và làm tỷ giá hối đoái thực giảm xuống. Điển hình là nước Mỹ đã trải qua giai đoạn “thâm hụt kép” vào nửa đầu những năm 1980 và những năm 2000. Tuy nhiên, quan sát thêm các dữ liệu của nền kinh tế Mỹ, cụ thể: khi tổng tiết kiệm khu vực công bắt đầu tăng phục hồi từ những năm 1983, trong khi tài khoản vãng lai lại giảm tiêu cực trong giai đoạn năm 1982-1986. Giai đoạn 1989-1991, tài khoản vãng lai cải thiện thì cán cân ngân sách có chiều hướng xấu đi. Quan trọng, giai đoạn 1992 – 2000, cán cân ngân sách cải thiện từ -5%GDP lên 2.5%GDP thì tài khoản vãng lai giảm từ -1%GDP xuống -4.5%GDP. Đồng thời, khi xem xét tỷ giá hối đoái thực, 2002-2004, thâm hụt ngân sách chính phủ Tài chính quốc tế Nhóm 27 xấu đi nhưng tỷ giá thực lại tăng. Từ quan sát, bài viết đã đặt ra vấn đề nghiên cứu là cho thấy “bộ đôi phân kỳ” xuất hiện nhiều hơn “bộ đôi thâm hụt”. Để thực nghiệm cho vấn đề “bộ đôi phân kỳ” của cán cân ngân sách, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực tại Mỹ, bài viết thực hiện việc kiểm nghiệm những ảnh hưởng của cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ với tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực, và rút ra mối liên hệ chung giữa các biến số.Và kết quả cho thấy rằng, các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ thường đi kèm với việc cải thiện tài khoản vãng lai và gia tăng tỷ giá hối đoái thực khi đã kiểm soát tác động của chu kỳ kinh doanh và những cú sốc về sản lượng đầu ra. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - Về thực hành mô phỏng thì có các nghiên cứu như: nghiên cứu của Bryant et al vào năm 1988 và Taylor năm 1993 sử dụng các mô hình cấu trúc tỷ lệ lớn dựa trên những phiên bản khác nhau của mô hình Mundell-Fleming-Dornbush; hoặc Baxter (1995), Kollmann (1998), Betts và Devereux (2000b) McKibbin và Sachs (1991) sử dụng các mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên – DSGE. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều dựa trên phần lớn giả định hạn chế về lý thuyết, do đó bằng chứng thu được không thể sử dụng như là bằng chứng dựa trên dữ liệu thực nghiệm. - Nghiên cứu kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa chi tiêu chính phủ và tài khoản vãng lai của Ahmed năm 1986, 1987. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp cân bằng tĩnh dạng đơn bằng cách sử dụng chuỗi dữ liệu theo chiều ngang với tần suất hàng năm bao gồm nhiều chế độ tỷ giá. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cũng bị giới hạn vì mối tương tác giữa các biến số không được xem xét và không sử dụng cùng một thời kỳ gốc với cùng một chế độ tỷ giá. - Vài nghiên cứu sử dụng mô hình Var như mô hình của Clarida và Prendergast (1999); Rogers (1999); Fatas và Mihov (2001), Blanchard và Perotti (2002); Corsetti va Muller (2006). Nhưng hầu hết những nghiên cứu này kiểm định các tác động lên tỷ giá hối đoái thực chỉ với tần suất dữ liệu thấp. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu: Bài viết nêu ra các bằng chứng dữ liệu thực nghiệm cho vấn đề nghiên cứu bằng việc sử dụng mô hình tự hồi quy vector (VAR). Lý do sử dụng mô hình VAR vì: Tài chính quốc tế Nhóm 27 - Mô hình VAR rất hữu dụng trong việc kiểm soát các yếu tố nội sinh và tách bạch các yếu tố ngoại sinh. - Mô hình đã tận dụng thông tin về nhiều biến số vĩ mô khác nhau, xem xét các tác động qua lại và mối quan hệ động giữa các biến để xây dựng bộ phận ngoại sinh của thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ và phân tích những tác động của yếu tố ngoại sinh lên tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực khi xảy ra các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ. Mô hình cơ bản sử dụng 5 biến gồm: RGPD, GOV, CUR, RIR, RER. Trong đó: - RGPD: logarit của GDP thực. - GOV: biến liên quan đến ngân sách chính phủ tính trên % của GDP - CUR: tài khoản vãng lai tính trên % của GDP. - RIR: lãi suất thực kỳ hạn 3 tháng - RER: logarit của tỷ giá hối đoái thực Theo mô hình, thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ được hiệu là GOV. Trong mô hình, các biến số có độ trễ sẽ được điều chỉnh. Cụ thể là điều chỉnh RGDP hiện hành vì đây là biến số có tính đến độ trễ của những quyết định quan trọng trong chính sách tài khóa. Nghĩa là, việc điều chỉnh RGDP hiện hành là để kiểm soát các phản ứng nội sinh hiện hành của thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ lên hoạt động kinh tế hiện hành. Đồng thời, bài viết còn kiểm định mở rộng về sự kết hợp các nhân tố và tính chắc chắn của mô hình, như: bằng việc xây dựng các mô hình mở rộng; mô hình cấu trúc “Structural”, mô hình không xác lập “Non-Recursive”. 3.2. Nguồn dữ liệu: Các số liệu được thu thập trong gia đoạn năm 1973 – 2004:1 của thời kỳ chế độ tỷ giá thả nổi. Sử dụng dữ liệu theo quý, là những dữ liệu điển hình có tần suất cao trong các nghiên cứu chu lỳ kinh doanh. Kỳ hạn cố định và sử dụng mô hình với 4 độ trễ. Dữ liệu về sản lượng đầu ra, tài khoản vãng lai, cán cân ngân sách chính phủ và các thành phần của chúng lấy từ các bảng số liệu National Income và Product Accounts (NIPA) từ trang web của Cục phân tích kinh tế Mỹ. Dữ liệu về tỷ giá hối đoái thu thập từ Cục Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF và Cục thống kê Liên bang trên trang web của Cục dự trữ liên bang. Tài chính quốc tế Nhóm 27 Dữ liệu như lãi suất, CPI, GDP tiềm năng và nợ công được thu thập từ FRED Các dữ liệu trong mô hình mở rộng thì từ nguồn triển vọng kinh tế OECD, Cục thống kê quốc tế,… 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ 4.1. Các thống kê và vấn đề sơ bộ Tài khoản vãng lai thường được gọi là đầu tư nước ngoài ròng. Nghĩa là: Tài khoản vãng lai = Tiết kiệm – Đầu tư + Sai sô thống kê = Tiết kiệm tư nhân – Thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ + Thu lãi ròng – Đầu tư + Sai số thống kê (1) Bảng 1: Mối tương quan cơ bản Hệ số tương quan với CUR Hệ số tương quan với RER Tiết kiệm chính phủ/GDP -0.11 -0.08 Tiết kiệm chính phủ sơ bộ/GDB -0.16 0.03 “CUR” biểu thị tài khoản vãng lai (tính trên % của GDP) trong khi “RER” biểu thị tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực. Từ (1), kiểm định mối tương quan và phát hiện được mối tương quan nghịch. Bảng 1, cho thấy hệ số tương quan giưa tài khoản vãng lai và tiết kiệm chính phủ bị âm tại mức -0.11, hệ số tương quan giữa tài khoản vãng lai và tiết kiệm chính phủ sơ bộ có mức âm nhiều hơn là -0.16. Điều này chứng tỏ ngân sách chính phủ và tài khoản vãng lai không biến động theo cùng một chiều. 4.2. Kết quả cơ bản của mô hình 5 biến cơ bản: Kết quả của biểu đồ 3, tại dòng 2 – phản ứng của biến số thâm hụt ngân sách chính phủ GOV so với các 5 cú sốc trên, ta thấy rằng biến động của thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ là do tác động của các cú sốc khác, chứ không phải là từ cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ , đặc biệt là cú sốc sản lượng đầu ra. Đồng thời, phân tích phương sai sai số dự báo của thâm hụt ngân sách chinh phủ sơ bộ. Biều đồ 3: Mô hình nhận dạng cơ bản giai đoạn 1973-2004:1. Biểu đồ cho thấy xung động các phản ứng đối với các cú sốc có độ lệch chuẩn tương ứng với các dải sai số chuẩn qua 4 năm trong mô hình 5 biến cơ bản. Tên gọi các cú sốc được ghi chú ở đầu mỗi cột và các biến số phản ứng được ghi chú ở bên trái mỗi dòng. Đơn vị tính % Tài chính quốc tế Nhóm 27 Bảng 2: Phân tích phương sai số dự báo của GOV Thời gian/cú sốc RGDP GOV CUR RIR RER 4 quý 53.1(42.4,60 .6) 42.8(33.0,49 .7) 0.8(0.6,3.1 ) 0.5(0.4,2.3 ) 2.7(0.8,6.6 ) 8 quý 62.9(48.1,69 .3) 28.2(19.3,36 .7) 0.6(0.6,4.1 ) 1.8(0.7,5.7 ) 6.5(1.7,14. 6) 12 quý 61.2(44.0,68 .3) 24.2(15.2,32 .3) 0.6(0.8,5.1 ) 2.5(0.9,8.3 ) 11.6(3.2,22 .7) 16 quý 57.9(39.0,66 .0) 22.6(13.5,30 .2) 0.7(1.0,6.2 ) 3.1(1.2,11. 0) 15.7(5.1,28 .2) Qua bảng 2, với xác suất 68%, cho thấy rằng ảnh hưởng của các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ (ngoại sinh) lên chính nó có sai số là 42.8% trong chuỗi 4 quý và ít hơn mức sai số đó trong chuỗi thời gian dài. Nghĩa là, ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh lên thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ chiếm dưới 50%, và ảnh hưởng của các cú sốc sản lượng đầu ra thì chiếm hơn 50%. Điều này cho thấy rằng, mô hình thực nghiệm cần tính đến các nhân tố nội sinh quan trọng của thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ, đặc biệt là cú sốc sản lượng đầu ra. Tài chính quốc tế Nhóm 27 Tóm lại, từ kết quả trên, đều cho thấy sự tương đồng với quan điểm cho rằng các cú sốc sản lượng đầu ra tạo ra sự biến động âm/phân kỳ giữa tài khoản vãng lai và tiết kiệm chính phủ. Và hơn nữa, mô hình cần phân tích sâu hơn những biến động nội tại của tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ. 4.3. Các ảnh hưởng đối với các thành phần của tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực. Phần này, tác giả phân tích tác động của các cú sốc tài khóa lên mỗi thành phần của tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực. Để kiểm định phản ứng của mỗi thành phần trong tài khoản vãng lai, mô hình 5 biến cơ bản được bổ sung thêm một biến mới, CURA – một thành phần của tài khoản vãng lai. Mô hình 6 biến gồm RGDP, GOV, CUR, CURA, RIR, RER. Bằng cách chia đầu tư thành đầu tư tư nhân và đầu tư chính phủ, (1) thành: Tài khoản vãng lai = tiết kiệm cá nhân – Thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ + thu lãi ròng của chính phủ - Đầu tư tư nhân – Đầu tư chính phủ + Sai số thống kê (2) Biểu đồ 4 minh họa cho kết quả, khi tiết kiệm tư nhân tăng lên và đầu tư tư nhân giảm xuống sẽ làm giảm thâm hụt ngân sách sẽ đặt áp lực cản trở thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ tăng trong ngắn hạn, nhờ đó tài khoản vãng lai được cải thiện trong ngắn hạn. Mặt khác, còn thấy tỷ giá hối đoái danh nghĩa cũng tăng không đáng kể. vì vậy, tác giả cho rằng tỷ giá hối đoái thực tăng ngay sau khi các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ xảy ra là do tỷ giá danh nghĩa tăng. Biểu đồ 4: Tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ Tài chính quốc tế Nhóm 27 Tài chính quốc tế Nhóm 27 4.4. Các thành phần của ngân sách chính phủ Mỗi thành phần của ngân sách chính phủ, đặc biệt là chi tiêu và thu nhập có thể có những tác động khác nhau, mặc dù đều làm tăng thâm hụt ngân sách chính phủ. Và thực tế, các mô hình phân tích thường dự đoán các tác động của chi tiêu chính phủ và các cú sốc thuế ròng lên tài khoản vãng lai. Để tìm hiểu về tác động riêng lẻ của mỗi thành phần của ngân sách chính phủ thì: - Thứ nhất, cần kiểm định tác động của cú sốc chi tiêu chính phủ hay cú sốc mua hàng hóa chính phủ. Mô hình cơ bản được cấu trúc lại gồm các biến (GOV, RGDP, CUR, RIR, RER), trong đó, logarit chi tiêu chính phủ được xem là GOV. - Thứ hai, kiểm định tác động của cú sốc chuyển nhượng ròng (hay số âm của cú sốc thuế ròng). Dựa trên mô hình cơ bản, thì chuyển nhượng ròng được giả định đồng thời chịu tác động của RGDP. Tỷ lệ chuyển nhượng ròng tính theo % trên GDP. Biểu đồ 5: Tác động của cú sốc chi tiêu chính phủ và chuyển nhượng ròng Tài chính quốc tế Nhóm 27 Theo biểu đồ 5 tại 2 cột đầu tiên, tác động của cú sốc chuyển nhượng ròng cũng tương tự với tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ nhưng với mức độ nhẹ hơn. Khi cú sốc chuyển nhượng ròng dương, sẽ cải thiện tạm thời tài khoản vãng lai và làm tăng tỷ giá hối đoái thực. Tại 2 cột cuối của biểu đồ 5, tác động của cú sốc mua hàng của chính phủ cũng như cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ sơ bộ nhưng tác động này mạnh hơn, đặc biệt là trong dài hạn. Cú sốc mua hàng của chính phủ dương sẽ cải thiện tài khoản vãng lai và làm tăng tỷ giá hối đoái thực về lâu dài. Tóm lại, qua các kết quả thực nghiệm, nghiên cứu cho thấy rằng cú sốc chi tiêu của chính phủ và cú sốc chuyển nhượng ròng chính phủ sẽ làm cải thiện tài khoản vãng lai và làm tăng tỷ giá hối đoái thực, phù hợp với những kết quả nghiên cứu ban đầu. Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện rằng sự sụt giảm trong đầu tư và sự gia tăng trong tiết kiệm tư nhân cúng đóng góp vào việc cải thiện tài khoản vãng lai. 4.5. Phân tích sự cùng biến động Tiếp theo, kiểm định có hệ thống các đặc tính cùng biến động của ngân sách chính phủ, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực. Nghĩa là tập trung xem xét loại cú sốc nào sẽ có thể tạo ra “bộ đôi thâm hụt” hay “bộ đôi phân kỳ” và mỗi cú sốc thì chiếm bao nhiêu % trong việc tạo ra đặc tính cùng biến động. Bảng 3: Phân tích sự cùng biến động Thời g i an Tương quan vô điều k i ện Cú sốc Tương quan có điều k i ện Phân tích tương quan phương sa i Phân tích h i ệp (1) CUR và GOV 4 quý 0.42 (0.31,0.51) RGDP 0.97 (0.90,0.98) 0.33 (0.23,0.39) 78.0 (60.2,95.1) (7.4,36.1) GOV 0.70 (0.27,0.83) 0.10 (0.16,0.03) 22.7 CUR 0.25 (− 0.14,0.58) 0.02 (− 0.01, 0.06) 4.4 (−3.4, 15.8) RIR 0.52 (− 0.46,0.89) 0.01 (− 0.01, 0.03) 1.6 (− 1.5, 6.2) RER − 0.98 (− 0.47,− 0.97) − 0.03 (− 0.04,− 0.01) − 6.8 (− 13.0,− 1.2) 8 quý 0.34 (0.48,0.18) RGDP 0.98 (0.92,0.98) 0.40 (0.27,0.45) 117.5(83.6,167.0) (0.4,34.2) GOV 0.63 (0.01,0.79) 0.06 (0.00,0.10) 16.4 CUR 0.05 (− 0.24,0.55) 0.00 (− 0.02, 0.04) 0.7 (− 8.9, 16.0) RIR 0.30 (− 0.39,0.72) 0.01 (− 0.01, 0.03) 1.8 (−2.9, 9.9) (2) RER và GOV 4 quý 0.09 (− 0.05,0.22) RGDP 0.99 (0.79,0.99) 0.14 (0.04,0.21) 153.5(− 75.4,195.6) G OV CUR 0.93 (0.20,0.94) 0.11 (− 0.69,0.69) − 0.36 (− 0.81,0.62) 0.14 (0.09,0.25) 0.00 (− 0.01, 0.01) − 0.01 (− 0.03, 0.01) 97.5 (− 31.4,139.9) 1.1 (− 10.1,12.7) 8 quý 0.05 (− 0.14,0.25) RER RGDP − 0.85 (− 0.87,− 0.72) 0.93 (0.78,0.96) − 0.13 (− 0.18,− 0.05) 0.22 (0.09,0.31) − 142.6 (− 202,185) 404.8(− 195,259) . Ế Ế CẶP ĐÔI THÂM HỤT HAY CẶP ĐÔI PHÂN KỲ? Chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai, tỷ giá thực tại Mỹ Giảng viên : Nguyễn Khắc Quốc Bảo Nhóm SVTH: Nhóm. Thị Mỹ Hạnh 2. Nguyễn Hữu Trường 3. Tăng Thị Vân -TP.HCM, 10 / 2012- Tài chính quốc tế Nhóm 27 ĐỀ TÀI 1 BỘ ĐÔI THÂM HỤT HAY BỘ ĐÔI PHÂN KỲ? CHÍNH SÁCH TÀI

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan