Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính

74 651 0
Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Đề tài môn học Phân Tích Tài Chính ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN ĐẾN THÔNG TIN TRÊN BCTC TP. Hồ Chí Minh - Tháng 11 Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Đề tài môn học Phân Tích Tài Chính ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN ĐẾN THÔNG TIN TRÊN BCTC GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên TH: Nhóm 07 LỚP: TCDN – ĐÊM 3 – K20 TP.Hồ Chí Minh - Tháng 11 Năm 2012 DANH SÁCH HỌC VIÊN NHÓM 07 K20 TCDN-ĐÊM 3 STT HỌ VÀ TÊN KÝ TÊN 1 Trần Thị Bích Ngọc 2 Lương Chí Thành 3 Nguyễn Thị Phương Trâm 4 Đỗ Thị Thúy Vân PHÂN CÔNG THÀNH VIÊN THỰC HIỆN BÀI NGHIÊN CỨU Nhóm 07 – Lớp TCDN – Đêm 3 – Khóa 20 Họ và tên Ngày sinh Phần phân công Trần Thị Bích Ngọc 11/06/1985 Phần 2.1 Các nguyên tắc của kế toán, 2.2.3.1 Phương pháp trực tiếp, 3.3.1 Các khoản dự phòng phải trả, 3.3.2 Thay đổi tỷ giá hối đoái, 3.3.3 Chi phí thuế TNDN hoãn lại, phần kết luận. Lương Chí Thành 24/12/1985 Phần 2.2.1 Bảng CĐKT, 3.2 Hoạt động đầu tư, phần kết luận. Nguyễn Thị Phương Trâm 05/08/1987 Phần 1 Tổng quan về BCTC, 2.2.2 Báo cáo KQHĐKD, 3.3.4 Doanh thu, 3.3.5 Khả năng điều chỉnh doanh thu, 3.3.6 Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Đỗ Thị Thúy Vân 22/12/1985 Phần 2.2.3.2 Phương pháp gián tiếp, 3.1 Hoạt động tài trợ, phần kết luận. MỤC LỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt BCTC: Báo cáo tài chính CĐKT: Cân đối kế toán KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh LCTT: Luân chuyển tiền tệ. TSCĐ: Tài sản cố định TNDN: Thu nhập doanh nghiệp EPS: Earning per share DN: Doanh nghiệp VAS: Vietnam Accounting Standards Ảnh hưởng của PP hạch toán kế toán đến thông tin trên BCTC Nhóm 07 1. TỔNG QUAN VỀ BCTC 2. Khái niệm. BCTC là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán, tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính nhất định. Các BCTC phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng nguồn vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời được giải trình, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra quyết định phù hợp. 3. Phân loại Hệ thống BCTC bao gồm: − Bảng CĐKT. − Báo cáo KQHĐKD. − Báo cáo LCTT. − Bản thuyết minh BCTC. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh còn có thể có thêm các báo cáo khác như: − Báo cáo giá thành sản phẩm, dịch vụ. − Báo cáo chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh. − Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng. − Báo cáo chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp. − Báo cáo chi tiết công nợ… Trang 6/77 Ảnh hưởng của PP hạch toán kế toán đến thông tin trên BCTC Nhóm 07 4. Vai trò Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết giúp kiểm tra, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách, chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phân tích, đánh giá khả năng, tiềm năng kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo về lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. 5. Tác dụng Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: nhận biết, đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình vốn, công nợ, thu chi tài chính … để ra quyết định và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của doanh nghiệp. Đối với các cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp: phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để quyết định phương hướng và quy mô hợp tác, đầu tư, liên doanh, cho vay hay thu hồi nợ… Đối với cơ quan quản lý nhà nước: phân tích, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đưa ra các chính sách thích hợp. Trang 7/77 Ảnh hưởng của PP hạch toán kế toán đến thông tin trên BCTC Nhóm 07 6. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN, PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7. Các nguyên tắc của kế toán 7.1.1 Cơ sở dồn tích Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sỡ hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của DN trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc chính yếu đối với việc xác định lợi nhuận của DN. Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, từ đó, BCTC nói chung và báo cáo KQHĐKD nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kế toán trong kỳ và từ đó, cho phép tình trạng tài sản, nguồn vốn của một DN một cách đầy đủ, hợp lý. Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng, … Bên cạnh những ưu điểm, kế toán theo cơ sở dồn tích đôi khi không tuân thủ theo yêu cầu khách quan trong kế toán. Ghi nhận doanh thu và chi phí không dựa vào dòng tiền tương ứng thu vào hay chi ra mà dựa vào thời điểm giao dịch phát sinh, số liệu trên BCTC thể hiện một phần ý kiến chủ quan của nhà kế toán. Ví dụ, việc phân bổ nhiều loại chi phí hay ghi nhận doanh thu theo tiến độ thực hiện trong hoạt động xây lắp thể hiện những hành động (vô hình), mang tính chủ quan của nhà kế toán. Trang 8/77 Ảnh hưởng của PP hạch toán kế toán đến thông tin trên BCTC Nhóm 07 7.1.2 Hoạt động liên tục Theo VAS 01 và VAS 21 thì nội dung nguyên tắc hoạt động liên tục là “BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi đánh giá nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan tới các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần phải nêu rõ. Nếu BCTC không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập BCTC và lý do khiến doanh nghiệp không được coi là hoạt động liên tục. Đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 1 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán”. Có nhiều biểu hiện hoạt động của 1 doanh nghiệp để nhà phân tích có thể đặt dấu hỏi cho giả định “hoạt động liên tục”. Tuy nhiên, các trường hợp xảy ra phổ biến nhất là các trường hợp sau: − Khả năng thanh toán thấp: Thông thường là việc nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, hoặc đơn vị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn. − Phần lỗ chưa phân phối vượt hoặc xấp xỉ vốn đầu tư của chủ sở hữu. − Dòng tiền hoạt động kinh doanh bị âm liên tục thể hiện trên BCTC hay dự đoán trong tương lai. 7.1.3 Giá gốc Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài Trang 9/77 Ảnh hưởng của PP hạch toán kế toán đến thông tin trên BCTC Nhóm 07 sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Cơ sở giá gốc có các đặc trưng sau: − Thông qua đo lường giá trị bằng tiền và tôn trọng trao đổi ngang giá. − Sự hi sinh lợi ích trong hiện tại (chi phí mua tài sản) được xem là chắc chắn và gắn liền với lợi ích tương lai (khả năng sinh lợi của tài sản). − Có đủ minh chứng về việc thực hiện (chứng từ mua) để đảm bảo tính pháp lý đáng tin cậy và phù hợp của thông tin về tài sản. Các đặc trưng của cơ sở giá gốc giúp tăng cường độ tin cậy và tính hữu ích của thông tin kế toán. Qua đó, đảm bảo một cách hợp lí lợi ích của các bên liên quan. Việc áp dụng kế toán giá gốc đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu của kế toán và phải chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau như: − Yêu cầu khách quan: thông tin kế toán hữu ích phải có độ tin cậy cao, các thông tin và các số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. Giá gốc được hình thành trên cơ sở sự thương lượng với đầy đủ sự hiểu biết và thỏa mãn về lợi ích giữa người mua và người bán, việc ghi chép các giao dịch này hòan toàn có thể kiểm tra được, nên giá gốc đảm bảo được yêu cầu khách quan. − Nguyên tắc thận trọng: Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn, đòi hỏi người làm kế toán phải cố gắng đảm bảo rằng, thực trạng tài chính và mức độ thành công (hàm ý kết quả kinh doanh) không được phóng đại. Điều này giúp củng cố sự tin cậy về các lợi ích (thu nhập, tài sản) thực hiện trong tương lai được đảm bảo theo số liệu đã ghi chép ở hiện tại. − Nguyên tắc hoạt động liên tục: việc điều chỉnh giá trị các tài sản đang sử dụng theo giá thị trường là không phù hợp với mục đích hình thành tài sản, hơn nữa do không có quan hệ mua bán xảy ra thì giá thị trường không thể xác lập một Trang 10/77 . KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Đề tài môn học Phân Tích Tài Chính ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN ĐẾN THÔNG TIN TRÊN BCTC TP. Hồ Chí Minh - Tháng. KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Đề tài môn học Phân Tích Tài Chính ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN ĐẾN THÔNG TIN TRÊN BCTC GVHD: TS. Nguyễn Thị

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:05

Hình ảnh liên quan

Lương Chí Thành 24/12/1985 Phần 2.2.1 Bảng CĐKT, 3.2 Hoạt động đầu tư, phần kết luận. - Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính

ng.

Chí Thành 24/12/1985 Phần 2.2.1 Bảng CĐKT, 3.2 Hoạt động đầu tư, phần kết luận Xem tại trang 4 của tài liệu.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TÓAN - Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TÓAN Xem tại trang 14 của tài liệu.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TÓAN - Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TÓAN Xem tại trang 14 của tài liệu.
Vì 2 loại hình thuê tài sản này sẽ có 2 phương pháp hạch toán kế toán khác nhau để phản ánh sự khác biệt của 2 loại hình này - Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính

2.

loại hình thuê tài sản này sẽ có 2 phương pháp hạch toán kế toán khác nhau để phản ánh sự khác biệt của 2 loại hình này Xem tại trang 29 của tài liệu.
Ta có bảng tính chi phí DN phải chi ra đối với từng hình thức thuê tài sản: Đvt: triệu đồng - Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính

a.

có bảng tính chi phí DN phải chi ra đối với từng hình thức thuê tài sản: Đvt: triệu đồng Xem tại trang 30 của tài liệu.
Giả sử các yếu tố khác không đổi trong năm N-1 và năm N ta có bảng cân đối kế toán tóm lược được lập vào cuối năm như sau: - Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính

i.

ả sử các yếu tố khác không đổi trong năm N-1 và năm N ta có bảng cân đối kế toán tóm lược được lập vào cuối năm như sau: Xem tại trang 31 của tài liệu.
Như vậy, tổng chi phí của 02 hình thức này là bằng nhau, tuy nhiên khi xét từng năm thì chi phí thanh toán cho từng loại hình thuê tài sản có sự khác nhau - Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính

h.

ư vậy, tổng chi phí của 02 hình thức này là bằng nhau, tuy nhiên khi xét từng năm thì chi phí thanh toán cho từng loại hình thuê tài sản có sự khác nhau Xem tại trang 31 của tài liệu.
Tác động của chi phí hàng tồn kho lên bảng CĐKT: Trong thời kỳ tăng giá, báo cáo LIFO hàng tồn kho cuối kỳ tại mức giá thấp hơn đáng kể so với chi phí thay thế - Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính

c.

động của chi phí hàng tồn kho lên bảng CĐKT: Trong thời kỳ tăng giá, báo cáo LIFO hàng tồn kho cuối kỳ tại mức giá thấp hơn đáng kể so với chi phí thay thế Xem tại trang 41 của tài liệu.
TSCĐ vô hình (thời gian hữu   dụng   không   xác định)  - Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính

v.

ô hình (thời gian hữu dụng không xác định) Xem tại trang 48 của tài liệu.
Có thể hình dung chi phí thuế TNDN hoãn lại đến từ thuế TNDN hoãn lại phải trả giống như một khoản chi phí trích trước - Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính

th.

ể hình dung chi phí thuế TNDN hoãn lại đến từ thuế TNDN hoãn lại phải trả giống như một khoản chi phí trích trước Xem tại trang 61 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan