Vấn đề thanh khoản và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại hoạt động ở việt nam

24 492 1
Vấn đề thanh khoản và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại hoạt động ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN RỦI RO THANH KHOẢN 1.1 Khái niệm về thanh khoản rủi ro thanh khoản: Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 1.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản: Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn. Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể đúc kết hai nội dung sau: Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng cầu thanh khoản. Do vậy, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt hay thặng dư thanh khoản. Hai là, thanh khoản khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản đó càng thấp ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi phí huy động càng lớn do đó, làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay. Ngân hàng cần dự trữ thanh khoản để chi trả những chi phí thường xuyên, như lãi tiền gửi ., cả những cú sốc thanh khoản không mong đợi, như một cuộc rút tiền gửi hàng loạt hay yêu cầu vay vốn lớn. Một ví dụ điển hình cho cú sốc thanh khoản là nhiều người đổ xô đến ngân hàng rút tiền cùng một thời điểm. Trong hoàn cảnh đó, hầu như không một ngân hàng nào có thể đáp ứng hết những yêu cầu này dễ dẫn đến nguy cơ sụp đổ, ngay cả khi ngân hàng đó chưa mất khả năng thanh toán. Tất nhiên, khả năng dự trữ thanh khoản kém chưa hẳn sẽ đưa đến sự sụp đổ của một ngân hàng, nhưng chắn chắc, ngân hàng sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để ứng phó với một cú sốc thanh khoản không lường trước. điều đó sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng suy đến cùng khả năng sụp đổ là hoàn toàn có thể. Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn, theo nghĩa, một số yêu cầu thanh khoản là tức thời hoặc gần như tức thời. Chẳng hạn, một khoản tiền gửi lớn đến hạn khách hàng không có ý định tiếp tục duy trì số vốn này tại ngân hàng; khi đó, ngân hàng buộc phải tìm kiếm các nguồn vốn có thể sử dụng ngay như vay từ TCTD khác. Ngoài ra, yếu tố thời vụ, chu kỳ cũng rất đáng quan trọng trong việc dự kiến cầu thanh khoản dài hạn. Ví dụ, cầu về thanh khoản thường rất lớn vào mùa hè, cuối hè gắn với ngày tựu trường, ngày nghỉ các kế hoạch du lịch của khách hàng. Việc kế hoạch được những yêu cầu thanh khoản này, sẽ giúp ngân hàng hoạch định được nhiều nguồn đáp ứng cầu thanh khoản dài hạn hơn là trong trường hợp đối với cầu thanh khoản ngắn hạn. 1.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản: Thanh khoảnvấn đề của một ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ bản sau đây: Một là, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Cho nên, đã xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn. Hai là, sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền người vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. Ba là, do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả . CHƯƠNG II DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CÚA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY 2.1 Tình hình thanh khoản tại các NHTM Việt Nam từ năm 2008 đến nay. 2.1.1 Diễn biến thanh khoản năm 2008 - Khủng hoảng thanh khoản diễn ra tại các ngân hàng thương mại Việt Nam do chính sách thắt chặt tiền tệ nhanh gấp của NHNN Chính sách tín dụng nới lỏng của NHNN (từ năm 2003 đến 2007, cung tiền tăng 25% mỗi năm trong khi giữ lãi suất tỉ lệ dự trữ bắt buộc không đổi) đã khiến lạm phát liên tục mức cao, nhảy vọt đến trên 12% vào cuối 2007. Tổng dư nợ giữa 2007 là gần 1000 nghìn tỉ đồng, tăng hơn ba lần so với 2003 nằm trong khoảng 90%-100% GDP 2007! Với lãi suất thực âm (giá vốn quá rẻ), các nhà đầu tư phóng tay vay tiền đầu tư vào bất động sản (và quy mô nhỏ hơn, vào chứng khoán) bất chấp rủi ro tín dụng khi lãi suất tăng khả năng suy thoái của thị trường này. Các ngân hàng hưởng lợi lớn từ cơn lốc đầu tư này, nên tốc độ cho vay tăng rất nhanh. Ngân hàng càng năng động thì tăng trưởng tín dụng càng cao (70%/năm trong khối ngân hàng cổ phần, 20%/năm trong khối ngân hàng quốc doanh trong năm 2007). Các ngân hàng không đủ độngđể hạn chế rủi ro thất bại của dự án vay cũng như rủi ro lãi suất, đẩy rủi ro về phía người gửi tiền. Trong tình trạng thiếu các hãng đánh giá rủi ro tín dụng, thì người ghìm cương cuối cùng chính là NHNN. Nhưng NHNN, vốn không độc lập với các chính trị gia-những người luôn muốn tăng trưởng- đã không thể làm gì nhiều: Bằng cách kìm giữ lãi suất danh nghĩa không nhúc nhích trong vòng mấy năm liền, NHNN đã từ bỏ vũ khí chính của mình trong cuộc chiến chống lạm phát. Không những thế, với tốc độ tăng cung tiền tăng hàng năm 25-35%, gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN đã chủ động tiếp tay cho lạm phát, một thứ thuế đánh vào người gửi tiết kiệm để tài trợ cho giới đầu tư thông qua vốn giá rẻ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Đời sống của những người ăn lương (công chức công nhân) gặp nhiều khó khăn, đình công là hệ quả tất yếu của lạm phát. Trước sức ép của lạm phát lo ngại rủi ro quá lớn từ các khoản cho vay bất động sản cổ phiếu, từ giữa năm 2007, NHNN dường như đã bớt phải chịu sức ép tăng trưởng. Sau nhiều năm, NHNN lại có cơ hội có được quyền lực thực sự mà đáng lẽ nó phải được hưởng. Trên thực tế, NHNN đã có những động thái mạnh mẽ nhằm rút tiền ra khỏi lưu thông: tháng 6/2007, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đối với cả nội tệ. Cuối tháng 1/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi suất cơ bản, tái cấp vốn chiết khấu. (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Cho đến tháng 6/2007, tiền trong lưu thông là 185 nghìn tỉ đồng, trong đó tiền ngoài ngân hàng là 174 nghìn tỉ. Như vậy, trong tiền mặt trong hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 11 nghìn tỉ. Sau khi tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc, lượng tiền mặt trong ngân hàng chắc chắn phải xuống thấp hơn vào đầu năm 2008. Đầu năm 2008, Bộ Tài chính, do bị NHNN từ chối đổi tiền USD sang tiền đồng để chi ngân sách, đã rút một khối lượng lớn tiền mặt đang gửi trong các ngân hàng quốc doanh. Ngày 13/2, NHNN lại thông báo sẽ phát hành 20,3 nghìn tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối với 41 NHTM. Đây có lẽ là quyết định gây ra cú sốc cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng, vốn đã thiếu thanh khoản từ cuối 2007. Vào tháng 2/008, khi ngân hàng áp đặt bán 20 nghìn tỉ đồng tín phiếu thì các ngân hàng chỉ có mấy tuần để thu khối lượng tiền rất lớn này (trên dưới 10% tổng tiền mặt đang trong lưu thông), trong khi thời điểm tháng 6/2007, tiền trong lưu thông là 185 nghìn tỉ đồng, trong đó tiền ngoài ngân hàng là 174 nghìn tỉ đồng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 11 nghìn tỉ đồng. Sau khi tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc, lượng tiền mặt trong ngân hàng chắc chắn phải xuống thấp hơn vào đầu năm 2008 (Trước đó, các ngân hàng đã phải huy động thêm 10 nghìn tỉ đồng để bổ sung vào dự trữ bắt buộc, vừa tăng thêm 1%). Hậu quả gây ra hàng loạt tác dụng ngược: Một là, hệ quả tức thời của việc này là các ngân hàng, do không huy động kịp vốn nên phải vay nóng trên thị trường liên ngân hàng để tránh mất thanh khoản, đẩy lãi suất VNIBOR lên rất cao. Việc NHNN hất chi phí rút tiền sang các ngân hàng thương mại đã đang gây thiệt hại cho các ngân hàng, vừa phải vay lãi suất cao để mua tín phiếu lãi suất thấp, vừa không đủ tiền để cho vay theo kế hoạch. Hai là, mặc dù tiền mặt trong dân vẫn nhiều, nhưng khi hệ thống ngân hàng thiếu tiền mặt thì tín dụng cấp cho nền kinh tế cũng bị cạn kiệt nhanh chóng. Nguyên nhân là khi tiền mặt quay vòng trong hệ thống ngân hàng thì nó có thể tạo ra tín dụng lớn hơn nhiều (số nhân tiền tệ cao hơn) so với tiền nằm trong dân hay nằm trong két sắt của NHNN. (Số nhân tiền tệ của VN hiện nay là khoảng 4.1). Hệ quả của khủng hoảng thanh khoản năm 2008 là trong ngắn hạn, nhiều ngân hàng phải ngừng cho vay, dẫn đến sự thiếu vốn đột ngột của doanh nghiệp, làm các dự án kinh doanh cần nhiều vốn (như bất động sản) bị đình đốn. Tình hình rồi sẽ được cải thiện khi lãi suất huy động đủ hấp dẫn để hút tiền trong dân vào lưu chuyển trong hệ thống ngân hàng, nhưng độ trễ (một vài tháng) của quá trình này sẽ gây khó khăn lớn trong ngắn hạn cho các thị trường như chứng khoán bất động sản. (Đây chính là logic của hiện tượng tưởng chừng như nghịch lý: cả ngân hàng, người dân doanh nghiệp đều kêu thiếu tiền mặt). Ba là, biện pháp nhằm giảm lạm phát trong trung hạn này lại đẻ ra lạm phát dữ dội trong ngắn hạn (chỉ trong 2 tháng đầu năm, lạm phát đã lên tới 6%). Muốn giữ cho hệ thống ngân hàng không lâm vào tình trạng mất thanh khoản, NHNN lại phải bơm tiền ra liên tục, ngược hẳn với ý định thu tiền về ban đầu. Chỉ trong 1 tuần vừa rồi, NHNN đã phải bơm 33 nghìn tỉ đồng vay ngắn hạn vào hệ thống liên ngân hàng, gấp 1,5 lần số lượng tiền định rút về qua tín phiếu bắt buộc. Chừng nào mà các ngân hàng chưa thu đủ 20 nghìn tỉ đồng từ người dân để mua tín phiếu NHNN, thì tình trạng thiếu thanh khoản vẫn còn. Mỗi khi lượng tiền cho vay ngắn hạn của NHNN đáo hạn thì thiếu thanh khoản sẽ lại diễn ra, NHNN vẫn phải bơm tiền đều đặn vài ngày hay một tuần một lần như vừa qua để các ngân hàng thương mại “cầm hơi”. Điều này cũng tương tự như làm cho con nghiện bị sốc quá nặng vì cắt thuốc quá nhanh, rồi lại tiêm thuốc phiện để cho anh ta khỏi chết. Bốn là, việc bơm tiền dồn dập vừa qua đang khiến cho NHNN dần “hết đạn”, tác động xấu đến tính khả tín của cam kết chống lạm phát của NHNN trong năm nay: Chỉ trong 2 tháng đầu năm, NHNN đã sử dụng hết gần một nửa hạn mức tiền đồng được phép đưa ra lưu thông cho năm 2008. Điều này lại dẫn đến kì vọng của người dân về lạm phát trong năm 2008 không giảm như mong muốn, đến lượt nó, lại làm cho nhiệm vụ của NHNN thêm khó khăn. Năm là, nguy cơ vỡ nợ kĩ thuật của một vài ngân hàng tuy chưa lớn, nhưng sẽ tăng nhanh nếu tình trạng khủng hoảng thanh khoản kéo dài. Một khi lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng giảm sút quá lớn, họ sẽ đổ xô đến ngân hàng để tranh nhau rút tiền gửi, làm sụp đổ toàn hệ thống. Mặt khác, việc các ngân hàng chạy đua lãi suất sẽ dẫn đến việc người gửi tiền rút từ ngân hàng chưa kịp tăng lãi suất để gửi sang ngân hàng có lãi suất cao hơn, dẫn đến việc các ngân hàng chậm chân không đủ tiền mặt để trả cho người rút tiền. 2.1.2 Diễn biến thanh khoản năm 2009 giữa năm 2010. Tình hình thanh khoản của các NHTM đã được cải thiện nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Mặc dù từ quý IV/2008 đến giữa đầu năm 2010, NHNN thực thi CSTT nới lỏng, nhưng trước tình trạng dư nợ tín dụng có dấu hiệu tăng mạnh hơn chỉ tiêu định hướng cho cả năm 2009 là 30%. Tuy nhiên, dù không tuyên bố là đã chuyển sang CSTT thắt chặt, nhưng những động thái của NHNN ràng là có những biểu hiện của việc thắt dần tiền tệ dưới định hướng là “chủ động ngăn ngừa lạm phát”. Đó là việc chỉ đạo các NHTM nhà nước không được tăng trưởng tín dụng quá 25%, các NH khác phải kiểm soát tốc độ tăng trưởng. Đồng thời NHNN cũng thông báo là sẽ kiểm soát chặt lượng cung tiền qua thị trường mở. Chỉ đạo không được dùng vốn cho vay đầu tư BĐS các hoạt động đầu tư tài chính cũng là một biện pháp để kiềm chế mức tăng trưởng tín dụng. Những biện pháp này của NHNN đã kiềm chế được mức tăng dư nợ mức 37,7% (đã có dự báo là tăng trên 40%), đồng thời góp phần kiềm chế mức tăng CPI (cả năm chỉ tăng 6,88%), nhưng tình hình LS cung ứng vốn cho nền kinh tế lại đang có vấn đề. LS huy động VND liên tục trong xu thế bung hết trần. Từ 1.12.2009, LSCB đã lên 8% Hiệp hội NH đã họp thống nhất khống chế trần LS huy động là dưới 10,5%/năm thì LS huy động cao nhất đã lên tới 10,499%/năm, LS các kỳ hạn ngắn, trung dài hạn đang xích lại gần nhau hướng đến mức LS trần tối đa được phép. LS liên NH lên 12%/năm có nguy cơ “tăng tiếp”. Biểu đồ diễn biến lãi suất năm 2009 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Đó là những con số công bố chính thức, còn trong thực tế thì nhiều khoản tiền gửi lớn của tổ chức dân cư, bằng cách này hay cách khác, đang được nhiều NHTM lôi kéo, níu giữ bằng các hình thức thưởng đã khiến cho LS thực lớn hơn LS danh nghĩa ghi trên biểu LS mà các NHTM niêm yết từ 1-2%/năm. Biểu đồ diễn biến lãi suất thị trường liên ngân hàng năm 2008-2010 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Khả năng kìm hãm hay giảm LS huy động cao hiện rất khó, vì nhiều NHTM đã có chủ trương công bố nội bộ là giữ vững số dư tiền gửi hiện có bằng mọi biện pháp. Còn LS liên NH cũng vậy, thông tin vào khoảng thời gian 23- 24.12.2009 vừa qua có khoản vay lên tới 27%/năm. Đã có tin đồn về một số NH chi nhánh một số NH đã phải khất nợ trên thị trường liên NH. Những thông tin như vậy đang được rỉ ngày càng nhiều trong giới tài chính-tiền tệ. Giả sử tại thời điểm này không có chỉ đạo hành chính (trần LS huy động VND dưới 10,5%/năm trần LS cho vay VND bằng 150% LSCB) thì tình hình sẽ chẳng khác gì thời điểm giữa năm 2008. 2.1.3 Diễn biến tình hình thanh khoản của các NHTM từ giữa năm 2010 đến nay Thị trường tiền tệ, tín dụng trong năm 2010 tương đối ổn định diễn biến phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tín dụng đến ngày 31-12-2010 ước tăng 29,81% so với cuối năm 2009, trong đó: Tín dụng VND tăng 25,3%; Tín dụng ngoại tệ tăng 49,3%. Nếu trừ hư số do tỷ giá giá vàng tăng thì tổng dư nợ tăng 27,6%, trong đó: tín dụng VND tăng 25,3%, tín dụng ngoại tệ tăng 37,7%. Tổng phương tiện thanh toán đến ngày 31-12-2010 tăng 25,3% so với cuối năm 2009; huy động vốn tăng 27,2%. Nếu trừ hư số do tỷ giá giá vàng tăng, thì tổng phương tiện thanh toán tăng 23%, huy động vốn tăng 24,5%. Tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại đến cuối năm 2010 được cải thiện, căng thẳng về thanh khoản tạm lắng xuống. Tuy nhiên, bước sang năm 2011, lạm phát cao đã quay trở lại. Chính phủ ban hành Nghị quyết 11, chủ trương kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng không quá 20% so với năm 2010, cho vay phi sản xuất không quá 22% trên tổng dư nợ đến ngày 30/6/2011 cuối năm là 16%. Trong bối cảnh NHNN đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế cho vay, thì nhiều ngân hàng vẫn đang đẩy lãi suất huy động vốn lên cao vượt mức trần quy định là 14%. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn trong nền kinh tế vẫn rất lớn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, lãi suất càng cao, rủi ro càng lớn. Việc các ngân hàng đẩy lãi suất vượt trần quy định sẽ làm méo mó giá vốn, NHNN khó quản lý không minh bạch công tác kế toán của các ngân hàng. Một trong những diễn biến đáng chú ý là các ngân hàng đã tăng lãi suất huy động ngắn hạn lên cao, tới mức 12%, thậm chí, xấp xỉ 14% cho các kỳ hạn dưới 3 tháng. Hiện nay, nguồn vốn đổ vào các nhà băng vẫn không có nhiều dấu hiệu khả quan. Người gửi tiền vẫn có xu hướng gửi ngắn hạn chờ đợi những cơ hội rút tiền ra đầu tư hay gửi nhà băng khác có lãi suất cao hơn. Có thể thấy rằng, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng một loạt mức lãi suất gần đây đã có tác động gián tiếp đến lãi suất chào vay của các ngân hàng thương mại lớn trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng lớn có nguồn tiền mặt đang tăng lãi suất trên thị trường này để kiếm lãi, trong khi nhu cầu vốn đáp ứng thanh khoản trước mắt của các ngân hàng nhỏ rất lớn do vay lãi suất liên ngân hàng qua đêm có lúc lên đến 16-17%/năm, thậm chí 17-20%/năm. Do vậy, huy động lãi suất không kỳ hạn của dân cư 9-12%/năm đối với các ngân hàng thương mại vẫn lợi hơn là vay liên ngân hàng lãi suất cao. Đó có thể là lý do đơn giản nhưng cũng là bản chất của việc lãi suất tăng hiện nay. Trong khi đó, các số liệu ngày 28/3 cho thấy, lãi suất liên ngân hàng - nơi các ngân hàng vay mượn vốn lẫn nhau - tăng mạnh. Kỳ hạn 1 tuần đã vọt lên 21- 22%/năm, tăng 2-3%/năm so với cuối tuần trước. Kỳ hạn 1 tháng lãi suất có lúc lên đến 23%/năm. Điều này cho thấy, thị trường liên ngân hàng vẫn tiếp tục căng thẳng, các ngân hàng tiếp tục khó khăn về vốn đang chấp nhận những khoản vay với lãi suất cắt cổ để đảm bảo an toàn cho chính mình. như một hệ quả tất yếu, để thu hút vốn của người dân, sau khi tăng mạnh lãi suất không kỳ hạn, nhiều ngân hàng cũng nâng lãi suất kỳ hạn tuần lên sát trần 14%/năm. Nhiều dấu hiệu gần đây cũng cho thấy, những tháng đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng về tài khoản của mình hàng chục nghìn tỷ đồng. Xu hướng này sẽ tiếp tục khi có những dấu hiệu lạm phát nguy cơ bất ổn vĩ mô, buộc Ngân hàng Nhà nước phải mạnh tay siết chặt tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước siết chặt nguồn tiền thông qua công cụ lãi suất, các ngân hàng "đại gia" tăng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng các ngân hàng nhỏ buộc phải đua lãi suất . một tình huống điển hình về những khó khăn thanh khoản của các ngân hàng đang hiện hữu. Thực tế này có thể kéo dài khi các ngân hàng, dù nói là thắt chặt, nhưng việc thu hồi vốn không hề đơn giản. Trong khi đó, nguồn huy động vào từ dân cư DN ngày một khó hơn. Vì thế, tăng mạnh nhất sẽ là lãi suất ngắn hạn không kỳ hạn - biểu hiện của những khó khăn trước mắt mà ngân hàng chưa có cách nào để vượt qua. Các ngân hàng đang phải sử dụng cách làm nhiều năm nay là chấp nhận "ăn đong" với giá đắt để khỏa lấp nỗi lo thanh khoản qua ngày. Tuy nhiên, trông chờ vào vốn ngắn hạn cũng luôn đặt các ngân hàng vào sự đe dọa bất ổn nguồn vốn. Đó như một vòng tròn rủi ro bế tắc đối với các ngân hàng. 2.2 Phân tích nguyên nhân dẫn dến vấn đề gây mất thanh khoản từ năm 2008 đến nay. Thông thường các nhà quản trị điều hành NHTM dựa trên các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu để đưa ra chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của NH mình. Các chỉ tiêu chủ yếu đó là lạm phát, tăng trưởng kinh tế, mức bội chi ngân sách, đầu tư của ngân sách . do Quốc hội thông qua. Ngoài ra, quản trị rủi ro còn dựa trên các chỉ tiêu khác như: tăng trưởng tín dụng của toàn ngành NH, định hướng điều hành tỷ giá, điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng, thâm hụt cán cân thương mại, . của các cơ quan khác nhau công bố hay dự báo của các tổ chức. Song đối với những nền kinh tế vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới như Việt Nam, thì những diễn biến kinh tế vĩ mô thời gian qua, cùng một số chính sách điều hành, những hạn chế chủ quan trong quản trị điều hành của NHTM cổ phần đã làm cho việc quản trị thanh khoản lại càng khó khăn phức tạp hơn các nền kinh tế khác. Xin phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến thanh khoản của NHTM Việt Nam hiện nay: 2.2.1 Về diễn biến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Diễn biến ảnh hưởng lớn nhất đến quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM đó chính là chỉ số lạm phát diễn biến quá cao vượt ra ngoài các dự báo từ trước đó. Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 12,6%. Tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2008 chỉ số CPI của cả nước đã tăng 22,14%, cao nhất so với mức tăng cả năm trong 15 năm qua kể từ năm 1993 đến nay.

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan