VAI TRÒ của PHỤ nữ TRONG KINH tế hộ GIA ĐÌNH của NGƯỜI dân RAGLAI

32 898 2
VAI TRÒ của PHỤ nữ TRONG KINH tế hộ GIA ĐÌNH của NGƯỜI dân RAGLAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN RAGLAI ( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ KHÁNH NAM – HUYỆN KHÁNH VĨNH – TỈNH KHÁNH HÒA) NGUYỄN THỊ PHƯỢNG BẢN THẢO LẦN 2 1 A. DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam hiện nay đang có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, để phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước không chỉ tập trung phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa công nghiệp mà đã có những đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn đặc biệt là đối với vùng dân tộc thiểu số. Nhờ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại các vùng nông thôn Việt Nam. Ngày nay, phụ nữ không chỉ tham gia vào hoạt động tái sản xuất mà còn tham gia tích cực vào lĩnh vực lao động sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp, nữ doanh nhân chiếm tới 36,7% 1 , phụ nữ Việt Nam ngày nay đang nỗ lực học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học nhờ đó góp phần đóng góp vào công cuộc phát triển của đất nước. Đặc biệt là phụ nữ nông thôn đã nhận thức được vai trò của mình trong sản xuất nông nghiệp và cả những ngành sản xuất phi nông nghiệp. Theo điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục Thống kê cho thấy phụ nữ chiếm 56% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Còn trong sản xuất nói chung, phát triển kinh tế hộ nói riêng, phụ nữvai trò quan trọng. Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn bao gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kết hợp nhiều ngành nghề, đây là mô hình sản xuất chung của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam nhiều năm qua. Phụ nữ nông thôn tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp góp phần đưa Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. Tổng điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê, tại Khánh Hòa số dân trong độ tuổi lao động là 297.493 người, trong đó số lao động nam là 147.114 người (chiếm 49,45%), lao động nữ là 150.379 người (chiếm 50,55% lao động tại Khánh Hòa). Nguồn lực lao động nữ dồi dào ở vùng nông thôn Khánh Hòa bao gồm đa dân tộc, trình độ văn hóa khác nhau cho thấy tiềm năng phát triển lao động nữ tại địa phương. Huyện Khánh Vĩnh là một huyện nông thôn miền núi của tỉnh khánh Hòa, huyện Khánh Vĩnh có 15 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc Kinh chiếm 26,3% và 1 Vai trò đóng góp của doanh nhân nữ trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước – Trần Thị Thủy – Chủ tịch hội doanh nhân nữ Việt Nam. 2 dân tộc thiểu số là 73,7% trong đó người dân tộc Raglai có số dân đông nhất so với các dân tộc thiểu số khác. Trong quá trình tìm hiểu những lĩnh vực liên quan tới phụ nữ, vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình tại dân tộc Raglai thúc đẩy bản thân tìm hiểu về vai trò của người phụ nữ. Điều đặc biệt ở đây là người dân Raglay từ xưa đến nay theo chế độ mẫu hệ, vai trò của người phụ nữ trong gia đình được đề cao. Thông qua đó có thể cho thấy sự khác biệt về vai trò của phụ nữ trong chế độ mẫu hệ. Để tìm hiểu vai trò của phụ nữ nông thôn nói chung, vai trò của phụ nữ dân tộc Raglay nói riêng trong phát triển kinh tế hộ gia đình là động lực hình thành đề tài luận văn “Vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình của dân Raglai (Nghiên cứu trường hợp xã Khánh Nam - Huyện Khánh Vĩnh – Tỉnh Khánh Hòa) từ đó cho thấy thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu hướng đến việc làm rõ vai trò của phụ nữ Raglai đối với phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc tìm hiểu về cơ hội tiếp cận các nguồn lực. quyền quyết định và sự phân công lao động trong gia đình người Raglai. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu chung đã nêu trên, đề tài xác định những mục tiêu cụ thể cần đạt được như sau: Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình của phụ nữ nông thôn. Đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ nông thôn phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế gia đình ( tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình). 3. Nội dung nghiên cứu 3 Từ những mục tiêu và nhiệm vụ của cuộc nghiên cứu, những nội dung cần thực hiện là: Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ Raglai trong phát triển kinh tế hộ thông qua: Sự tiếp cận các nguồn lực liên quan tới lao động sản xuất. Quyền ra quyết định đối với những vấn đề liên quan tới lao động sản xuất. Phân công lao động trong lao động sản xuất. Từ những thực trạng trình bày được, tìm hiểu những yếu tố tác động tới vai trò của người phụ nữ Raglai trong phát triển kinh tế hộ gia đình. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của phụ nữ Raglai trong phát triển kinh tế hộ gia đình. 5.2. Khách thể nghiên cứu Hộ gia đình người dân tộc Raglai trên địa bàn xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. 5. Giới hạn của đề tài Đối tượng đề tài hướng tới là người dân Raglai nên trong quá trình thu thập dữ liệu gặp nhiều khó khăn vì nhiều người được hỏi sử dụng ngôn ngữ riêng của người dân, đặc biệt là già làng. 6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thực tiễn là một tài liệu tham khảo cho các sinh viên khoa Xã Hội Học, ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng trong việc nhận định và triển khai các chương trình hỗ trợ cho người dân tộc Raglai tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Qua đó nâng cao vai trò của phụ nữ Raglai nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nhằm giảm số hộ nghèo trên địa bàn huyện. 7. Kết cấu của đề tài Luận văn sẽ đề cập đến các phần cụ thể như sau: Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, bài viết gồm có hai chương: Chương I trình bày về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên; Chương II trình bày những nội dung: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Khánh Nam – Huyện Khánh Vĩnh – Tỉnh Khánh Hòa; phân tích vai trò của phụ nữ 4 trong phát triển kinh tế hộ và đưa ra thực trạng sự tham gia của phụ nữ Raglai trong phát triển hộ tại địa bàn nghiên cứu; những yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ Raglai trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Tình hình nghiên cứu của đề tài Từ sau đổi mới, Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, kéo theo đó là sự thay đổi về lối sống, quan niệm của người dân. Đặc biệt là vai trò của phụ nữ có nhiều thay đổi, nếu như trước kia, phụ nữ chủ yếu làm những công việc trong gia đình thì ngày nay phụ nữ đảm nhận thêm những công việc như lao động kiếm sống, tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội. Nghiên cứu về giới hay nghiên cứu về vai trò của phụ nữ có đóng vai trò rất quan trọng và được coi là yếu tố cần thiết đối với các bước xây dựng và thực hiện dự án giảm nghèo. Vì vậy chủ đề nghiên cứu về giới thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các phương tiện truyền thông. 1.1.1.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình qua các công trình nghiên cứu Có nhiều đề tài nghiên cứu quan tâm tới vai trò của phụ nữ nói chung, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng. Mỗi tác giả có những cách nhìn, lý luận khác nhau, nhờ đó cho thấy những phương diện khác nhau về vai trò của phụ nữ ngày nay. Khi nhắc tới các nghiên cứu về vai trò của phụ nữ phải kể đến các tác giả: Đỗ Thị Bình – Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh, Vũ Mạnh Lợi, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Ngọc Quỳnh. Những nghiên cứu tìm hiểu về vai trò giới với những nội dung như: Tìm hiểu vai trò lao động sản xuất, vai trò tái sản xuất qua phân công lao động trong gia đình; tiếp cận và kiểm soát nguồn lực; mô hình ra quyết định trong gia đình. 5 Đối với nội dung tìm hiểu về phân công lao động trong gia đình có những nội dung chủ yếu như sau: Vai trò sản xuất đề cập đến các công việc của nam giới và phụ nữ khi tham gia làm việc tại công sở, nhà máy hay lao động sản xuất trên đồng ruộng. Khi đề cập tới vai trò sản xuất hai tác giả Đỗ Thị Bình – Trần Thị Vân Anh đã khẳng định: “Tại các địa điểm nghiên cứu, nhất là trong những xã nghèo, gánh nặng công việc luôn đè nặng lên vai người phụ nữ”(1, Tr.188), Qua những kết quả nghiên cứu được, hai tác giả còn cho thấy thực trạng “Với hoạt động sản xuất, vẫn tồn tại sự phân công lao động theo kiểu gia đình truyền thống, nghĩa là người đàn ông chủ yếu chỉ làm một số công việc sản xuất có vẻ nặng nhọc” (1,Tr.189). Ngoài những hoạt động kiếm sống từ lao động trên đồng ruộng, “chăn nuôi trong gia đình – một hoạt động sản xuất giữ vai trò bổ trợ quan trọng cho thi nhập kinh tế hộ gia đình của mỗi hộ nông dân – thì phụ nữ lại là người gánh vác phần lớn công việc” (1, Tr.189). Cùng tìm hiểu về vai trò giới, hai tác giả Mai Huy Bích – Lê Thị Kim Lan (1997) đã nghiên cứu vai trò của phụ nữ tại cộng đồng ngư dân ở một số làng miền Trung. Nghiên cứu hướng đến mục đích xử lý chủ đề lý thuyết: mối quan hệ giữa sự đóng góp kinh tế của phụ nữ vào thu nhập gia đình và địa vị của họ. Nghiên cứu cho thấy vai trò của người phụ nữ ở cộng đồng đánh cá biển là các khâu chuẩn bị như chuẩn bị ngư cụ, lương thực thực phẩm, chế biến và bán hải sản đánh bắt được. Nếu như các tác giả trên tập trung đi vào tìm hiểu sự phân công lao động ở các gia đình nông thôn và thành thị thì tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm cho thấy thực trạng phân công lao động của người dân tộc vùng núi phía Bắc: “phần lớn những công việc nặng nhọc như cày bừa, làm đất, đánh luống và phun thuốc sâu đều do nam giới đảm nhiệm, những công việc như chăm sóc gieo cấy thì do phụ nữ chịu trách nhiệm, một số công việc do cả hai vợ chồng làm cùng làm như thu hoạch lúa, ngô và thảo quả” (2, Tr.44). Mô hình phân công lao động này không khác so với sự phân công lao động của người dân nông thôn. Vai trò tái sản xuất bao gồm những công việc như sinh đẻ, chăm sóc con cái, lấy nước, lấy củi, chăm sóc sức khỏe các thành viên, công việc nhà. Đây là công 6 việc thiết yếu để duy trì cuộc sống hằng ngày của con người nhưng thực tế cho thấy loại công việc này không được đánh giá cao mà chỉ được coi là công việc phụ. Tác giả Đỗ Thị Bình – Trần Thị Vân Anh cho rằng “ Ngoài công việc sản xuất trên đồng ruộng, phụ nữ còn chăn nuôi lợn gà, làm thêm nghề phụ với lao động thì công, năng suất thấp. Bên cạnh đó thì phụ nữ phải đảm nhận hầu hết công việc gia đình như chăm sóc con cái, nấu ăn lấy nước, lấy củi, đi chợ, trông nom nhà cửa và chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình v.v…(1, Tr.102). Nghiên cứu thực trạng gia đình Việt Nam, “ kể cả về nhận thức và hành vi, người phụ nữ và nam giới đều được gắn cho những loại công việc công việc được coi là phù hợp với giới của mình. Chẳng hạn, đối với phụ nữ/ người vợ đó là các công việc nội trợ, chăm sóc trẻ em, giữ tiền, chăm sóc người già/ người ốm, còn người đàn ông chịu trách nhiệm với các công việc sản xuất kinh doanh, tiếp khách, thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền”(3, Tr.45). Liệu có sự khác nhau giữa gia đình nông thôn và thành thị trong việc phân công công việc nội trợ? Tác giả Trần Trần Thị Vân Anh – Nguyễn Hữu Minh đã chỉ ra ba sự khác biệt trong công việc nội trợ giữa thành thị và nông thôn: “thứ nhất, ở thành thị người chồng tham gia với tư cách làm chính các công việc nội trợ nhiều hơn một chút so với gia đình nông thôn”, “thứ hai, ở gia đình đô thị, tỉ lệ người khác tham gia với tư cách làm chính một số công việc là cao hơn so với ở nông thôn”, “thứ ba, ở gia đình nông thôn, tỉ lệ cả hai vợ chồng làm như nhau trong việc chăm sóc người ốm và chăm sóc trẻ em lại cao hơn hẳn so với ở thành thị.” (4, Tr145,146,147). Nghiên cứu vai trò giới, ngoài nội dung nghiên cứu tìm hiểu về phân công lao động trong gia đình, các tác giả còn đi vào tìm hiểu việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực của phụ nữ và nam giới. Trong việc tìm hiểu về việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực phải kể đến hai tác giả quan tâm tìm hiểu đó là tác giả TS. Đỗ Thị Bình – TS. Trần Thị Vân Anh và tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm. Đề cập đến những nguồn lực sản xuất mỗi tác giả đưa ra những yếu tố nguồn lực cơ bản, như tác giả TS. Đỗ Thị Bình – TS. Trần Thị Vân Anh chỉ ra những yếu tố đó là: ruộng đất, vốn, kiến thức về kỹ thuật và quản lý kinh doanh nông nghiệp, nguồn lao động và thời gian, 7 còn tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm khi tìm hiểu về bình đẳng giới ở các dân tộc thiểu số thì đề cập tới hai nguồn lực chính đó là việc quản lý tiền bạc và quyền sử dụng và kiểm soát đất. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ở hai cuộc nghiên cứu đều cho thấy phụ nữ không được tiếp cận và kiểm soát với các nguồn lực bằng nam giới. Điều này ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong các công việc gia đình. Quyền ra quyết định là công cụ nghiên cứu giới thứ ba được các tác giả sử dụng để tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong gia đình. Trong gia đình nông thôn “quyền ra quyết định thuộc về đàn ông, tỷ lệ phụ nữ được quyết định các vấn đề của hộ gia đình rất thấp, và càng ít những vấn đề họ được thảo luận và cũng quyết định chung”(1, Tr 205). Các dữ liệu nghiên cứu của nhóm tác giả TS. Đỗ Thị Bình – TS. Trần Thị Vân Anh từ điều tra tình hình nghèo đói tại xã Thanh Thịnh, Thanh Chương, Nghệ An – CDR Vinh, 3/2011 cho thấy “ người phụ nữ nông thôn hầu như không có quyền quyết định chính những công việc trong gia đình. Ngay đối với những công việc họngười làm chính thì các quyết định của họ vẫn phải được sự đồng ý của người chồng” (1, Tr 207). Đây cũng là kết quả nghiên cứu mà tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm đề cập đến trong việc quyết định các công việc trong gia đình của các hộ dân tộc thiểu số tại huyện SaPa, tỉnh Lào Cai đối với việc quyết định các chi tiêu trong gia đình: “ ngày cả khi phụ nữ giữ tiền, họ cũng không có quyền quyết định thực sự mà phần lớn họ phải hỏi ý kiến người chồng. Ngược lại khi người chồng không quản lý tiền trực tiếp nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về họ” (2, Tr 47). Các tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau, trên những địa bàn nghiên cứu khác nhau, nhưng những dữ liệu thu thập được phản ánh một cách đầy đủ về mục tiêu mà mỗi tác giả muốn đề cập. Các tác giả đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, riêng tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong nghiên cứu của mình. Các nghiên cứu đều cho thấy thực trạng bất bình đẳng trong gia đình Việt Nam. Những yếu tố tác động đến thực trạng này cũng được các tác giả đề cập đến đó là: “ sống ở khu vực thành thị hay nông thôn; nghề nghiệp; học vấn; chu trình sống của gia 8 đình và cơ cấu hộ gia đình; sự đóng góp của phụ nữ và nam giới vào thu nhập gia đình, và định kiến giới. Đối với việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực trong gia đình thì tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm cho rằng “mù chữ cộng với những luật tục còn được duy trì ở các dân tộc dường như đã tạo nên rào cản vô hình khiến cho cộng đồng và chính bản thân phụ nữ không nhận thức được địa vị và quyền lợi của họ” (2, Tr 46). 1.1.1.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình qua truyền thông đại chúng Phụ nữ nông thôn và những vai trò trong gia đình của họ nhận được sự quan tâm không chỉ từ phía các nhà nghiên cứu, mà trong bối cảnh phát triển hiện nay khi mà có rất nhiều những gương phụ nữ làm sản xuất giỏi, đảm việc nhà dạy con ngoan thì các phương tiện truyền thông đại chúng cũng không thể đứng ngoài. Qua đài, báo chí những tấm gương làm giàu của phụ nữ ngày càng nhiều, những mô hình sản xuất hiệu quả của hộ gia đình… ngày càng nhiều thêm. Điều này không chỉ cho thấy sự thay đổi về vai trò của người phụ nữ Việt Nam ngày nay mà còn khuyến khích phụ nữ phấn đấu để khẳng định thêm vai trò quan trọng của họ đối với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Các tác giả chủ yếu tập trung vào những nội dung chính như: Sự bất bình đẳng giới ở nông thôn; những cơ hội và thách thức đối với phụ nữ hiện nay; vai trò của phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay; vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế;.v.v . Đề cập tới vấn đề bất bình đẳng giới ở nông thôn tác giả Hoài Trung có bài viết “ Giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, ngày 14/10/2010 ( 2 ) đã chỉ ra sự bất bình đẳng giới trong phát triển nông thôn ở Việt Nam hiện nay. Bài viết đề cập đến sự tham gia của phụ nữ, cũng như những cơ hội tiếp cận các cơ hội sống của phụ nữ còn chưa được bằng nam giới. Theo tác giả những biểu hiện của bất 2 “ Giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, tác giả Hoài Trung, 14/10/2010 http://www.hoiphunu.hue.gov.vn/portal/?GiaoDien=1&ChucNang=205&NewsID=20091014110409 9 bình đẳng giới ở nông thôn hiện nay thể hiện ở các khía cạnh: Chủ hộ gia đình thường là nam giới; đại diện của phụ nữ ở các cấp ra quyết định trong toàn ngành còn rất ít; bất bình đẳng trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lực là chủ yếu; phụ nữ dành nhiều thời gian làm việc nhà hơn; nhận thức giới của cán bộ ngành còn hạn chế; phụ nữ ít được tập huấn và đào tạo. Tác giả sử dụng dữ liệu tổng kết dự án về giới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn để chứng minh cho những nhận định của mình. Và theo tác giả thì nguyên nhân của vấn đề bất bình đẳng ở đây là do nhận thức và quan niệm truyền thống về các vấn đề giới còn hạn chế và chưa đầy đủ. Với nội dung tìm hiểu những cơ hội và thách thức đối với phụ nữ hiện nay tác giả như Nguyễn Linh Khiếu (3) cho biết: đến nay, gần 72,56% dân số của cả nước ở nông thôn. Dân cư nước ta chủ yếu là nông dân, sống ở nông thôn và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Xã hội nông thôn đang diễn ra quá trình biến đổi vô cùng mạnh mẽ và phụ nữ nông thôn - một chủ thể chính của nông thôn, đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Tác giả nhấn mạnh đến quá trình công nghiệp hóa là yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi về vị trí, vai trò của phụ nữ nông thôn hiện nay. Đặc biệt là sự thay đổi về đội ngũ lao động nông thôn, tác giả nhận định phụ nữ nông thôn không chỉ là người lao động chính trong sản xuất mà còn là người ra quyết định, chăm sóc gia đình và tham gia hoạt động cộng đồng. Tác giả đưa ra những thuận lợi của phụ nữ ngày nay trong xã hội hiện đại, trong đó kể đến sự quan tâm từ nhà nước và các chính sách. Tuy nhiên tác giả còn cho thấy thách thức mà phụ nữ nông thôn đang phải đối mặt là: 1.Cùng lúc phải đóng nhiều vai trò, nhất là vai trò thay thế nam giới hầu như trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nông thôn 2. Do sức khỏe kém, trình độ văn hóa thấp, sự hiểu biết xã hội hạn chế . phụ nữ nông thôn sớm muộn sẽ rơi vào các tình trạng sau: - Tự ti, mặc cảm, không hòa nhập được với sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, từ đó từng bước xa rời quá trình CNH, HĐH; - Chất lượng lao động kém không đáp ứng được nhu cầu 3 “ Phụ nữ nông thôn trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nguyễn Linh Khiếu, 12/20/2011 http://gas.hoasen.edu.vn 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan