Tiểu luận môn đầu tư tài chính

10 2K 3
Tiểu luận môn đầu tư tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn đầu tài chính GVHD: TS Lê Đạt Chí Chủ đề: Chu kỳ của Minsky được chia thành ba giai đoạn. Đầu tiên là một khoảng thời gian dài có sự tích lũy nhanh của nợ. Tiếp đến là thời điểm mà các nhà kinh tế gọi là: thời điểm Minsky (Misky moment), tức những người cho vay trở nên thận trọng hoặc hạn chế cho vay và các doanh nghiệp có cấu trúc đòn bẩy cao sẽ gặp phải khó khăn về tài chính. Tiếp sau thời điểm Minsky là “sụp đổ Minsky (Minsky meltdown)” khi các doanh nghiệp buộc phải bán tháo tài sản để trả nợ. Anh chị hãy mô tả tóm tắt 3 giai đoạn này và qua đó theo các anh chị, Việt Nam ở giai đoạn nào và vì sao? DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8: 1/ Trần Bé Tý 2/ Huỳnh Thị Xuân Tiên 3/ Phạm Thị Kiều Trang 4/ Lê Minh Truyền BÀI LÀM  Tóm tắt 3 giai đoạn Minsky Hyman Minsky (1919 – 1996), một người theo trường phái Keynes, nổi tiếng với lý thuyết về sự ổn định ổn định hóa nền kinh tế bất ổn (stabilizing an unstable economy). Phương pháp tiếp cận về khủng hoảng tài chính của Minsky giải thích rõ vấn đề chu kỳ kinh tế, điều mà Keynes đã đề cập nhưng lại bị nhiều nhà kinh tế giải thích lệch lạc. Thuyết sự ổn định ổn định hóa nền kinh tế bất ổn là lý thuyết về tác động của nợ đối với hành vi có tính hệ thống và cũng tính đến cách thức mà nợ còn có ý nghĩa. Thuyết này cho rằng, nguyên nhân gây ra các cuộc suy thoái kinh tế không phải là do các cú sốc từ bên ngoài mà là vấn đề nội sinh. Chính các yếu tố nội sinh này làm cho nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương. Quá trình từ khi nền kinh tế tăng trưởng tốt đến khi khũng hoảng được chia làm 3 giai đoạn. Đầu tiên là một khoảng thời gian dài có sự tích lũy nhanh của nợ. Tiếp đến là thời điểm mà các nhà kinh tế gọi là: thời điểm Minsky (Misky moment), tức những người cho vay trở nên thận trọng hoặc hạn chế cho vay và các doanh nghiệp có cấu trúc đòn bẩy cao sẽ gặp phải khó khăn về tài chính (chính là mùa hè năm 2007 trong cuộc khủng nợ dưới chuẩn của Mỹ). Tiếp sau thời điểm Minsky là “sụp đổ Minsky (Minsky meltdown)” khi các doanh nghiệp buộc phải bán tháo tài sản để trả nợ. 1/ Thời gian tích lũy nợ. Nhóm 08 – TCDN Đêm 1 – K20 Trang 1 Tiểu luận môn đầu tài chính GVHD: TS Lê Đạt Chí Lý thuyết của Minsky về cuộc khủng hoảng tài chính được thiết lập trong bối cảnh của một nền kinh tế đang mở rộng. Khi phát triển mở rộng, tăng trưởng quá lạc quan, và các quy ước về mức độ nợ và rủi ro thích hợp bắt đầu thay đổi. Lợi nhuận kỳ vọng tăng lên làm tăng giá tài sản, tăng tài sản thế chấp của các công ty và do đó tăng khả năng vay và đầu tư. Khi sản lượng và đầu mở rộng, lợi nhuận tăng lên và làm gia tăng giá tài sản ban đầu. Điều này làm cho việc cung cấp tín dụng thậm chí có tính co giãn hơn chủ yếu là do các ngân hàng, theo như quy ước ràng buộc, làm giảm các chỉ tiêu rủi ro khi các điều kiện kinh doanh chung đều đặn cải thiện. Thêm vào đó, ông giải thích rõ trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng mạnh, tâm lý ưa thích rủi ro đã khuyến khích các đơn vị kinh tế gia tăng đòn bẩy nợ. Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp gia tăng đòn bẩy nợ là vì họ nhìn thấy khả năng sinh lợi từ nhiều dự án. Giá của tài sản tài chính tăng và mức độ chung của việc đầu cơ gia tăng. Theo Minsky, dễ tổn thương là một đặc tính cơ bản của bất kỳ nền kinh tế bản nào. Tính tổn thương càng cao sẽ càng dễ dẫn đến rủi ro khủng hoảng tài chính hơn. Minsky chia các phương thức tài trợ tài chính của doanh nghiệp ra làm 3 phần tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau, đó là tài chính phòng ngừa (hedge finance), tài chính đầu cơ (speculative finance), và tài chính Ponzi (Ponzi finance). Minsky cho rằng, trong quá trình mở rộng, sự vay nợ của các doanh nghiệp chuyển từ tài trợ kiểu phòng ngừa (hedge), tức có khả năng trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi sang tài trợ kiểu đầu cơ ( speculative) , tức chỉ có khả năng trả lãi và cần gia hạn thêm thời gian để chi trả cả phần vốn vay. Cuối cùng là chuyển sang tài trợ kiểu “ponzi”, tức doanh nghiệp không còn có khả năng trả lãi. Thực chất doanh nghiệp này vay nợ mới để trả lãi của khoản nợ trước. Trong đó, tài chính Ponzi làm cho hệ thống tài chính trở nên dễ tổn thương nhất. Do đó, Minsky đã nói cấu trúc tài chính của chủ nghĩa kinh tế bản trở nên ngày càng dễ đổ vỡ hơn qua mỗi giai đoạn thịnh vượng. Tóm lại, trong khoảng thời gian mà tình hình nền kinh tế tăng trưởng ổn định kéo dài, các khoản nợ hiện tại dễ dàng thanh toán và các thành phần kinh tế gia tăng nợ. Vì vậy, biên độ an toàn trong cấu trúc nợ tăng lên. Kết quả là, trong khoảng thời gian mà nền kinh tế phát triển tốt, quan điểm về cơ cấu nợ chấp nhận được thay đổi. Sự gia tăng nợ vay làm tăng giá thị trường đối với tài sản vốn và tăng đầu tư. Tình trạng này tiếp tục, nền kinh tế sẽ chuyển đổi sang nền kinh tế bùng nổ. 2/ Thời điểm Minsky (Minsky moment), Sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, nền kinh tế đã chứa đựng quá nhiều rủi ro tín dụng. Các ngân hàng bắt đầu hiểu được những rủi ro thực sự trong nền kinh tế và hạn chế hoặc ngưng cho vay với điều khoản dễ dãi. Lúc này, các doanh nghiệp buộc phải bán tài sản để thanh toán cho các khoản nợ đã đến hạn.Theo Minsky, có một khoảnh khắc mà ở đó hệ thống tài chính di chuyển từ trạng thái ổn định sang trạng thái khủng hoảng (thường được gọi là thời điểm Minsky). Nói cách khác, thời điểm Minsky là khi các doanh nghiệp mắc nợ buộc phải bán các tài sản tốt nhất của mình để hoàn trả nợ vay, dẫn đến một sự sụt giảm mạnh trên thị trường tài chính Tái tài trợ trở nên không thể đối với nhiều doanh nghiệp vỡ nợ. Nếu không còn đủ tiền chảy vào nền kinh tế để giúp cho quá trình tái tài trợ này tiếp diễn thì một cuộc khủng hoảng kinh tế thực sẽ bắt đầu. Nhóm 08 – TCDN Đêm 1 – K20 Trang 2 Tiểu luận môn đầu tài chính GVHD: TS Lê Đạt Chí 3/ Sụp đổ Minsky (Minsky meltdown) Theo Minsky, khủng hoảng tài chính dẫn tới việc vay nợ để đầu trở nên khó khăn hơn. Giảm chi đầu ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận, làm cho việc trả nợ khó khăn hơn. Tại điểm đó, có thể xảy ra tiến trình giảm phát – nợ, lúc đó, việc không trả được nợ dẫn tới giảm tổng cầu – làm giảm giá, tăng giá trị thực của những khoản nợ tồn đọng, và làm tăng xu hướng giảm theo hình xoắn ốc. Mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế theo sau một cuộc khủng hoảng tài chính phụ thuộc vào mức độ tác động của chính phu đến khu vực nhân và mức độ mà sự sụt giảm đầu được bù đắp bởi sự gia tăng chi tiêu ngân sách của chính phủ (hy sinh thâm hụt ngân sách). Một sự gia tăng đầy đủ trong chi tiêu ngân sách có thể giúp duy trì lợi nhuận gộp của doanh nghiệp và do đó làm cho cấu trúc nợ hiện tại chấp nhận được. Tuy nhiên, điều này đạt được với sự đánh đổi duy trì một cơ cấu công nghiệp không hiệu quả và chắc chắn dẫn đến lạm phát gia tăng. Trong trường hợp của chính phủ nhỏ hoặc một chính phủ xác định duy trì một ngân sách cân bằng, cuộc khủng hoảng tài chính có thể sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều, và sự sụt giảm của lợi nhuận, bằng cách tiếp tục giảm bớt đầu tư, dự kiến có thể gây ra sự giảm phát kéo dài. Các cơ quan quản lý tiền tệ hành động như người cho vay cuối cùng có thể giúp bù đắp sức ép thanh khoản, ngăn ngừa sự leo thang của lãi suất ngắn hạn và cho phép tái cấp vốn cho các trường hợp đã được tạo ra thông qua đầutài chính. Sự sụt giảm giá tài sản nảy sinh bởi cơn sốt đối với tài sản có tính khanh khoản cao do đó có thể được khống chế, làm cho cuộc khủng hoảng tài chính ít nghiêm trọng hơn. Để thực thi hành động của người cho vay cuối cùng thì phát sinh chi phí dài hạn lớn, tuy nhiên, hành động như vậy được mong đợi từ các ngân hàng và các công ty, một khi nó được thiết lập, dẫn đến nhận thức chung (và chính xác) rằng các rủi ro liên quan đến đầutài chính là không quá nghiêm trọng. Tài chính thiếu thận trọng do đó có thể được khuyến khích  Thời điểm Minsky của kinh tế Việt Nam Nghiên cứu trên cho thấy, sự gia tăng đòn bẩy nợ là nguyên nhân dẫn đến giảm phát và tiếp theo là kinh tế đình đốn. Việt Nam đã có sự bùng nổ tín dụng trong nhiều năm qua và khiến các doanh nghiệp nhà nước nói chung và đặc biệt là các tập đoàn kinh tế của nhà nước nói riêng đang trở nên rất rủi ro (khác với ở phương tây là sự tích lũy nợ của khu vực nhân và nợ công của chính phủ). Từ năm 1998 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam mỗi năm luôn cao hơn mức 23%/năm. Nhóm 08 – TCDN Đêm 1 – K20 Trang 3 Tiểu luận môn đầu tài chính GVHD: TS Lê Đạt Chí Đi kèm vơi việc tăng cung tiền ra nền kinh tế thì nợ công của Việt Nam cũng gia tăng theo mức độ cung tiền của Ngân hàng nhà nước: Nhóm 08 – TCDN Đêm 1 – K20 Trang 4 Tiểu luận môn đầu tài chính GVHD: TS Lê Đạt Chí Việc cung tiền đã đem lại tốc độ tăng trưởng GDP cao như mong muốn của cơ quan điều hành, nhưng kể từ khi việc cung tiền được thắt chặt thì tăng trưởng tín dụng cũng giảm theo và GDP cũng giảm: TTCK là hàn thử biểu của nền kinh tế, khi tăng trưởng tín dụng tăng, kinh tế tăng trưởng thì TTCK cũng tăng trưởng theo, nhưng một khi cung tiền giảm, kinh tế hạ nhiệt thì TTCK cũng chịu ảnh hưởng nặng nề: Nhóm 08 – TCDN Đêm 1 – K20 Trang 5 Tiểu luận môn đầu tài chính GVHD: TS Lê Đạt Chí Ở Việt Nam, kinh tế nhà nước chiếm vai trò chủ đạo, chiếm tỷ phần lớn trong tổng dư nợ. Theo đó, tính đến tháng 9.2011, dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp nhà nước lớn là 415,347 tỷ đồng tương đương 16.9% tổng dư nợ cả nước. Trong đó, hơn một nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (218,738 tỷ) chiếm 8.76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng. Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là PetroVietnam (72,300 tỷ), EVN (62,800 tỷ), Vinacomin (20,500 tỷ) và Vinashin (19,600 tỷ). Hệ quả là đòn bẩy nợ của các Tập đoàn, tổng công ty ở mức rất cao. Theo dữ liệu từ đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trình bày tại Phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 4.2012, tính đến tháng 9.2011, có đến 30/85 (tức 35%) tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần gồm TCT Xây dựng Công nghiệp (Tập đoàn Sông Đà), TCT Xây dựng CTGT 1, TCT Xây dựng CTGT 5, TCT Xây dựng CTGT 8, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Thành An và TCT Phát triển đường cao tốc. Vào tháng 5.2012, vụ việc Vinaline thua lỗ và có thể bị vỡ nợ được phanh phui trên báo chí. Theo đó, chính phủ cho biết tính đến cuối năm 2011 (tin ngày 12.6.2012), khoản nợ của Vinalines là 43,100 tỷ đồng (tương đương 2.1 tỷ USD) – gấp 4 lần so với vốn chủ sở hữu ở mức 9,410 tỷ đồng. Vụ việc này làm người ta nhớ đến Vinashin, tập đoàn doanh nghiệp đóng tàu có khoản nợ lên đến 4.5 tỷ USD khiến sức khỏe của các ngân hàng Việt Nam chao đảo (nợ xấu). Sức khỏe tài chính của một số tập đoàn và doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang ở tình trạng báo động. Ví dụ như Vinacomin, Nhóm 08 – TCDN Đêm 1 – K20 Trang 6 Tiểu luận môn đầu tài chính GVHD: TS Lê Đạt Chí TKV bị Moody hạ hạn mức tín nhiệm xuống mức tiêu cực vì sức khỏe tài chính thiếu lành mạnh. Tình hình tài chính tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn tài chính, đang tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả. Mức lỗ bình quân của các tập đoàn, tổng công ty còn lớn: theo báo cáo thống kê mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp nhà nước cao gấp 12 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước. Cụ thể, có một số tập đoàn có lỗ lớn như EVN (năm 2010 lỗ 12.313 tỷ đồng, lũy kế hợp nhất 2010 là 24.262 tỷ đồng), Vinashin (năm 2009 lỗ 5.000 tỷ đồng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ), Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (năm 2009 theo kết luận của kiểm toán là 1.026 tỷ đồng) và một số tổng công ty khác . Tổng số lỗ lũy kế của các tổng công ty, tập đoàn đến ngày 31/12/2011 là 26.110 tỷ đồng. Do doanh nghiệp nhà nước giữ thị phần lớn trong nhiều lĩnh vực quan trọng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế; một số ngành, lĩnh vực các thành phần kinh tế khác có thể tham gia nhưng doanh nghiệp nhà nước giữ thị phần lớn tạo ra tình trạng độc quyền; khu vực doanh nghiệp nhà nước sử dụng nhiều tài sản, đất đai, nhưng hiệu quả sử dụng thấp, lãng phí, thậm chí sai mục đích… Trong những khoản lỗ đó, có một phần không nhỏ do đầu ngoài ngành như chứng khoán, bất động sản. Theo tính toán của tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) từ ngày 28 đến 29/9 thì nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước ước khoảng 200.000 tỉ đồng, trong đó khoảng 153.000 tỉ đồng thuộc về các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Tính toán trên của ông Minh dựa trên một bản báo cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tháng 9/2012. Báo cáo này thừa nhận: “DNNN sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”. Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30-35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại. Nguyên nhân chính khiến cho khu vực DNNN có nợ xấu nhiều là do khu vực này được hưởng những ưu đãi về tín dụng nên các DNNN có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác. Theo kết quả thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 6-2012 chiếm khoảng 8,8% tổng dư nợ tín dụng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định số nợ xấu này không phải mới phát sinh mà đã tích lũy một thời gian dài, đặc biệt là thời kỳ nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô và bắt đầu lộ diện từ quý 4-2011 trở lại đây, khi môi trường kinh doanh xấu đi, tín dụng tăng chậm và Chính phủ triển khai quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Như vậy, đã xuất hiện tình trạng tích lũy nhanh nợ ở các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Sự cảnh giác đã xuất hiện ở các nhà đầu nước ngoài, những người cung cấp vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế. Từ năm 2011, dư luận trong nước lên tiếng nhiều về tình trạng làm ăn thua lỗ và tài chính thiếu lành mạnh của các tập đoàn và tổng công ty. Các tập đoàn và tổng công ty đang đứng trước áp lực phải thoái vốn ở nhiều Nhóm 08 – TCDN Đêm 1 – K20 Trang 7 Tiểu luận môn đầu tài chính GVHD: TS Lê Đạt Chí ngành nghề, trong đó có bất động sản và chứng khoán. Đây chính là “thời điểm Minsky” cho nền kinh tế Việt Nam. Liệu có thể ngăn chặn được sự sụp đổ Minsky? Sụp đổ Minsky đang dần xuất hiện. Năm 2011, hoạt động thoái vốn ngoài ngành được thực hiện từng phần là một trong những nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam giảm sâu. Và từ tháng 10.2011, giá bất động sản bắt đầu tụt dốc. Ở nước ngoài, các cá nhân đi vay để đầu hoặc đầu cơ vào các tài sản tài chính nhưng ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước đi vay để đầu hoặc đầu cơ vào bất động sản, thị trường chứng khoán. Trong đó, bất động sản là quan trọng vì đây vừa tài sản dùng để đảm bảo vừa là thị trường bị đầu cơ mạnh mẽ. Do đó, chuyển động của giá bất động sản sẽ thể hiện rõ giai đoạn bán tháo các tài sản giống như thế giới. Chuyện các tập đoàn và tổng công ty, buộc phải bán các dự án bất động sản mà họ đang sở hữu để trả nợ là hoàn toàn có thể. Cũng một lưu ý khác là đầu vào thị trường bất động sản không chỉ các doanh nghiệp nhà nước mà còn cả kinh tế nhân. Ở Việt Nam, có sự tồn tại giữa những nhóm lợi ích thân hữu với các quan chức (tư bản thân hữu) để đầu vào các dự án bất động sản. Những người này cũng được ưu ái về tín dụng và dẫn tới sự tích lũy nhanh về các khoản nợ. Để ngăn chặn và có phương pháp chữa trị giảm phát hiệu quả, sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Chính phủ là rất quan trọng. Trên thế giới, tùy thuộc vào quan điểm kinh tế của người điều hành sẽ có những chính sách khác nhau. Hiện nay, điểm chung mà các ngân hàng trung ương từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và châu Âu thực hiện đều là các đợt nới lỏng định lượng. Theo đó, giảm phát sẽ được triệt tiêu bằng cách tạo ra sự tràn ngập thanh khoản trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, theo Keynes và Fisher, chính sách tiền tệ sẽ không hiệu quả để chữa trị giảm phát vì lý do bẫy thanh khoản. Bởi lúc này lãi suất giảm xuống mức thấp khiến mọi người quyết định nắm giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt. Bẫy thanh khoản sẽ tạo ra giảm phát và giảm phát lại thúc đẩy bẫy thanh khoản, tạo nên một vòng xoáy. Chính sách tài khóa hay các gói kích thích kinh tế được cho là giải pháp duy nhất nhằm gia tăng tổng cầu (đồng thời tạo ra kỳ vọng lạm phát). Năm 2009, đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều nước và cả Việt Nam đều thực hiện các gói kích cầu. Thực tế, vấn đề giảm phát đã được chúng ta đề cập vào cuối năm 2008, nhưng sau khi có gói kích cầu giảm phát đã bị chặn đứng. Theo nhiều nghiên cứu, chính sách tài khóa đang được ủng hộ để ngăn ngặn suy thoái. Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua “Hiệp ước tăng trưởng và việc làm” trị Nhóm 08 – TCDN Đêm 1 – K20 Trang 8 Tiểu luận môn đầu tài chính GVHD: TS Lê Đạt Chí giá 120 tỷ EUR. Trong khi ở Việt Nam, chúng ta cũng đang cần một gói kích thích kinh tế lần 2 hơn là việc bơm tiền ào ạt. Thực tế từ cuối năm 2011, NHNN đã thực hiện bơm tiền ào ạt vào thị trường liên ngân hàng và lãi suất cho vay qua đêm đã trở nên rất thấp (2,5%/năm, thấp hơn cả năm 2007). Trần lãi suất huy động cũng liên tục được cắt giảm từ mức 14%/năm xuống còn 8%/năm. Nhưng kết quả là tăng trưởng tín dụng dụng vẫn âm. Số lượng doanh nghiệp phá sản và ngưng hoạt động tăng vọt. Trong 3 tháng đầu năm 2012, đã có trên 2.400 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và trên 11.600 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Vì thế, nếu Việt Nam đã rơi vào bẫy thanh khoản thì dù NHNN tiếp tục cắt giảm lãi suất cũng khó tạo nên tăng trưởng tín dụng. Một bước đi gần đây mà NHNN Việt Nam đang muốn thực hiện là kế hoạch thành lập công ty mua bán nợ xấu thuộc NHNN trị giá 100,000 tỷ đồng để lành sạch nợ xấu của các ngân hàng. Giải pháp này là hợp lý vì kinh nghiệm của Mỹ cho thấy trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2007, cũng có chương trình gọi là giải trừ tài sản xấu (TARP-Troubled assets relief program) trị giá 700 tỷ USD để mua lại các khoản nợ dưới chuẩn khó có khả năng thu hồi từ các định chế tài chính Mỹ. Do đó, nếu Việt Nam có một chương trình tương tự nhằm làm sạch được nợ xấu của các ngân hàng tức đồng thời cũng có thể làm chặn lại được khả năng bán tháo tài sản để trả nợ của các doanh nghiệp. Lĩnh vực nhân Việt Nam dù là thành phần ít được hưởng các ưu đãi về kinh tế hơn so với thành phần kinh tế nhà nước nhưng lại đóng góp hơn 48% vào GDP, cao hơn mức 30%-35% của khu vực kinh tế nhà nước. Điều đáng lo ngại là khu vực kinh tế nhân đang chịu “tác động hất văng (crowding out)” do sự chèn ép từ khu vực công. Tức là sự đầu quá mức của khu vực công (chi tiêu chính phủ) sẽ làm lãi suất thị trường tăng lên và gây nên sự suy giảm đầu của khu vực nhân. Khu vực nhân cũng dễ tổn thương hơn bởi sự mất ổn định của thị trường tiền tệ bởi phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, ở Việt Nam khu vực nhân không được đầu vào một số lĩnh vực trong yếu nên nếu như khối Doanh nghiệp nhà nước trong đảm đương trọng trách của mình thì nền kinh tế có thể bị thiếu những cơ sở vật chất cần thiết để phát triển (như thiếu điện, thiếu nước, thiếu cơ sở hạ tầng cầu cảng, thiếu vận tải biển…) Khả năng sụp đổ Minsky vẫn đang hình thành và đến nay vẫn chưa có giải pháp hiệu quả. Tài liệu tham khảo 1. Minsky's Theory of Financial Crises in a Global Context, tác giả Martin Nhóm 08 – TCDN Đêm 1 – K20 Trang 9 Tiểu luận môn đầu tài chính GVHD: TS Lê Đạt Chí H. Wolfson, Journal of Economic Issues, 2002 2. Khủng hoảng tài chính, Bài giảng chương trình Fulbright môn Tài chính phát triển, Đỗ Thiên Anh Tuấn 3. Bài viết “Kinh tế Việt Nam - Cẩn trọng với giảm phát”, TS. Lê Đạt Chí, Báo Sài Gòn đầu tư, 2012 4. Bài viết “Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 và triển vọng 2012 – 2015”, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc Gia. 5. Website: http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20120705/Can-trong-voi-giam-phat.aspx http://dantri.com.vn/c728/s728-646427/no-xau-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-toi- 200000-ti-dong.htm http://thoibaokinhte.net/chi-tiet/90-294-cac-doanh-nghiep-nha-nuoc-no-hon-415- nghin-ty-dong.html Nhóm 08 – TCDN Đêm 1 – K20 Trang 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan