Thực trạng và giải pháp vấn đề bội chi ngân sách ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

32 695 6
Thực trạng và giải pháp vấn đề bội chi ngân sách ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong tình hình kinh tế luôn biến động như hiện nay thì sự quản lý cũng như giải quyết những bất ổn thị trường của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao thì nhà nước cần có những công cụ riêng của mình. Một trong những công cụ đắc lực giúp Nhà nước đó chính là ngân sách nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của công cụ ngân sách nhà nước thì việc sử dụng ngân sách nhà nước chưa đúng cách, đúng lúc, tình trạng bao cấp tràn lan, sự yếu kém trong việc quản lí thu chi ngân sách đã đặt ra cho chúng ta cần có cái nhìn sâu hơn về tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước Việc Xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Từ nhận thức trên, đề tài “ Thực trạng giải pháp vấn đề bội chi ngân sách Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” được chọn nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu gây ra bội chi ngân sách cách khắc phục để góp phần thiết thực vào việc xây dựng vận dụng chính sách cân đối ngân sách nhà nước vào thực tiễn có hiệu quả. 2. Hướng nghiên cứu: đề tài này sẽ nghiên cứu theo hướng sau: - Thực trạng: + Phân tích tình hình bội chi Việt Nam qua các năm từ 2005 đến nay để từ đó có nhận xét đánh giá về hiệu quả sử dụng ngân sách Việt Nam. + Nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay + Những mặt đạt được chưa đạt dược trong việc giảm bội chi ngân sách nhà nước. - Giải pháp: Dựa vào những nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách, những mặt đã đạt được mặt chưa đạt được để từ đó đưa ra những hướng giải quyết nhằm sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả hơn, thiết thực hơn. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài chỉ nghiên cứu tình hình bội chi ngân sách Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến nay. 1 - Các nguyên nhân chủ quan gây ra bội chi ngân sách nhà nước. 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh các sự vật, hiện tượng cả về mặt định tính định lượng để giải quyết những vấn đề được đặt ra trong đề tài này sao cho phù hợp với thực tiễn. 5. Nội dung: Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỌI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Khái quát chung 1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước Theo luật ngân sách nhà nước thì ngân sách nhà nước được định nghĩa là: toàn bộ những khoản thu chi của nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước. 1.1.2 Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước. * Chi ngân sách nhà nước có các đặc điểm sau: - Chi ngân sách nhà nước luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước phải đảm nhận. Mức độ phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ. - Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thể hiện tầm vĩ mô mang tính toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị ngoại giao. - Các khoản chi ngân sách nhà nước đều là các khoản cấp phát mang tính không hoàn trả trực tiếp. - Chi ngân sách nhà nước thường liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm mới, thu nhập, giá cả lạm phát… * Nhiệm vụ chi Ngân sách nhà nước bao gồm: - Chi thường xuyên: gồm các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ môi trường, các sự nghiệp khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; quốc phòng, an ninh an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội; trợ giá theo chính sách của nhà nước, các chương trình quốc gia; hỗ trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Chi đầu tư phát triển: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước; mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước, chi bổ sung dự trữ nhà nước; các khoản chi khác theo quy định của nhà nước; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 3 - Chi trả nợ gốc lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính. - Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. 1.1.3 Những nguyên tắc yêu cầu cơ bản đối với quản lý chi ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu cung cấp tài chính cho việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị xã hội của nhà nước trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ vốn có của nhà nước. Quản lý chi ngân sách nhà nước là việc lập kế hoạch, đề xuất các chính sách, tổ chức, điều hành kiểm tra mọi khoản chi tiêu từ ngân sách nhà nước. 1.1.3.1 Các nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước - Nằm trong khả năng chi trả ngân sách nhà nước ( đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể). Điều này đòi hỏi lập dự toán ngân sách mang tính tổng hợp thể hiện được toàn bộ các khoản chi tiêu của chính phủ. Việc xây dựng ngân sách do vậy phải dựa vào tình hình kinh tế vĩ mô. Nhận biết được các tác động của ngân sách đối với nền kinh tế vĩ mô dự toán ngân sách phải hợp lý có khả năng thực hiện được. - Nguyên tắc phân bố hiệu quả: nguyên tắc này đòi hỏi kế hoạch chi tiêu phải phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chính sách giới hạn trần của ngân sách. Từ đó có khả năng lựa chọn giữa các chương trình mang tính cạnh tranh trong khi nguồn lực có hạn dựa trên các mục tiêu chiến lược. - Nguyên tắc sử dụng có hiệu quả: để có thể biết được các khoản chi tiêu sử dụng có hiệu quả hay không đòi hỏi phải thực hiện việc đánh giá dựa vào kết quả công việc. nguyên tắc này cũng xem xét các khía cạnh về tính linh hoạt trong quản lý cả khả năng dự đoán được kết quả mục tiêu đã định. 1.1.3.2 Các yêu cầu về chi ngân sách nhà nước Để dảm bảo các nguyên tắc trên, chi ngân sách nhà nước cần đáp ứng các yêu cầu như: - Thứ nhất, Nhà nước phân định nó trí các khoản chi ngân sách tương ứng với các nguồn thu thích hợp. - Thứ hai, chi ngân sách phải được thực hiện vai trò điều tiết kinh tế phát triển kinhtế: Thông qua chi ngân sách phân phối vốn cho các mục tiêu có tầm quan trọng lớn để hình thành cơ cấu ngành, cơ cấu sản xuất hiện đại; tập trung đầu tư cho các ngành kinh tế 4 mũi nhọn, đổi mới công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. - Thứ ba, tinh giản bộ máy nhà nước đảm bảo gọn nhẹ, năng động, có hiệu lực. sắp xếp lại bộ máy, chấn chỉnh định biên, tiêu chuẩn hóa cán bộ theo chức danh. Thực hiện công cuộc cải cách triệt để nền hành chính quốc gia. - Thứ tư, quán triệt nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả kinh tế trong mọi khoản chi ngân sách. - Thứ năm, đảm bảo thu chi ngân sách theo kế hoạch trong phạm vi khả năng thu, tích cực thu đảm bảo nhu cầu chi, hạn chế bội chi ngân sách nhà nước. Chỉ được chi trong phạm vị dự toán được duyệt. - Thứ sáu quản lý chi ngân sách theo đúng luật pháp, chính sách, chế độ, nguyên tắc, đúng mục tiêu chuẩn định mức, được thủ trưởng đơn vị quyết định chi chịu sự kiểm soát của kho bạc nhà nước. 1.1.3.3 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước - Quản lý chi ngân sách nhà nước là việc đề xuất các chính sách chi ngân sách, lập kế hoạch, tổ chức, điều hành chi ngân sách nhà nước. Các nội dung cụ thể của quản lý chi ngân sách nhà nước là: *Ban hành các chính sách, chế độ định mức chi ngân sách nhà nước. - Ban hanh các chế độ, định mức vê chi ngân sách nhà nước: Nhà nước ban hành các chế độ, định mức về chi ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi ngân sách một cách khoa học thống nhất * Tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước. - Việc tổ chức điều hành chi ngân sách dựa trên dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, các cơ quan đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước phải lập dự toán trình các cấp có thẩm quyền phê duyệ. Dự toán ngân sách nhà nước của cả nước được Chính phủ tổng hợp trình Quốc hội quyết định. Quốc hội tiến hành phân bổ dự toán ngân sách trung ương; hôi đồng nhân dân các cấp phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình. * Kiểm tra, giám sát chi ngân sách nhà nước. - Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu sử dụng ngân sách các cơ quan, đơn vị. trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn 5 cho phép, chi sai chính sách, chế độ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước tạm dưng thanh toán các khoản chi. Kho bạc nhà nước thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết khác theo quy định. Trường hợp phát hiện không đủ điều kiện chi thì có quyền từ chối các khoản chi. Cơ quan nhà nước trung ương địa phương hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về những sai phạm của các đơn vị, tổ chức trực thuộc. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước quản lý, sử dụng ngân sách tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, tiết kiệm hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất mức độ sẽ bị xử lý lỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 1.2 Bội chi ngân sách nhà nước 1.2.1 Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước Theo cách hiểu chung nhất thì bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng mất cân đối của ngân sách nhà nước khi mà thu ngân sách nhà nước không đủ bù đắp cho chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ nhất định gọi là bội chi ngân sách. 1.2.2 Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước Có hai nguyên nhân cơ bản của bội chi ngân sách nhà nước. - Thứ nhất: Do tác động của chu kỳ kinh doanh, khủng hoảng lạm chi làm cho thu nhập của nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết khó khăn mới về kinh tế xã hội. Điều đó làm cho mức độ bội chi ngân sách ngân sách nhà nước tăng lên trong giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. điều đó làm giảm mức bội chi ngân sách nhà nước. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ - Thứ hai: Do tác động của chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước. Khi nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi ngân sách nhà nước. Ngược lại thực hiện chính sách giảm đầu tư tiêu dung của nhà nước thì mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt. Các bội chi do tác động của cơ chính sách cơ cấu thu chi gọi là bội chi cơ cấu. 6 Trong điều kiện bình thường ( không có chiến tranh, không cóthiên tai lớn .), tổng hợp của bội chi chu kỳ bội chi cơ cấu sẽ là bội chi ngân sách nhà nước. 1.2.3 Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế Bội chi ngân sách nhà nước là một căn bệnh tác hại đến sự phát triển kinh tế nếu xử lý bội chi ngân sách nhà nước không đúng đắn, cho dù bội chi ngân sách nhà nước từu nguyên nhân nào đi chăng nữa. Bội chi ngân sách nhà nước là căn bệnh không chỉ dành riêng cho bất kỳ quốc gia nào. Nó mang tính phổ biến tồn tại khắp các quốc gia trên thế giới, từ những nước đang phát triển , chậm phát triển cho đến những nước có nền kinh tế phát triển. Đó là nhu cầu chi tiêu thực tế của nhà nước không thể cắt giảm được mà ngày càng tăng lên, trong khi đó việc tăng thu ngân sách nhà nước từ công cụ thuế sẽ dẫn đến sự phản hồi từ phía dân cư các tổ chức kinh tế xã hội, hậu quả nhận được là kìm hãm tốc độ tích lũy vốn cho sản xuất, hạn chế tiêu dùng dẫn đến nguy cơ suy thoái nền kinh tế cao. Còn đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước nghèo thì bội chi ngân sách nhà nước là điều không thể tránh khỏi bởi tình trạng thu nhập bình quân đầu ngươi quá thấp không cho phép chính phủ tăng tỉ lệ động viên từ GDP vào ngân sách nhà nước, trong khi đó nhu cầu chi tiêu theo chức năng của chính phủ lại tăng lên, nhát là khi nhà nước thực hiện các chương trình đầu tư nhăm cải thiện cơ cấu kinhtế hướng dẫn sự tăng trưởng. Thực tế cho thấy, bội chi ngân sách nhà nước không có nguồn bù đắp hợp lý sẽ dẫn đến lạm phát, gây tác hại xấy tới nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Nếu bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng cách phát hành tiền thêm vào sẽ dẫn tới bù nổ lạm phát. Bội chi ngân sách nhà nước cũng không hoàn toàn là tiêu cực. Nếu bội chi ngân sách một mức độ nhất đị nh (dưới 5% so với tổng chi ngân sách trong năm) thì lại có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Vì thế những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguời ta vẫn chỉ cố gắng thu hẹp bội chi ngân sách nhà nước chứ không hề có ý loại trừ nó hoàn toàn. Nhưng cho dù bội chi ngân sách nhà nước mức độ nào đi chăng nữa thì nó vẫn đòi hỏi mọi chính phủ phải có biện pháo thích hợp để kiểm soát kiềm chế bội chi ngân sách. 7 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 2.1 Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước 2005 đến nay 2.1.1 Tình hình bội chi ngân sách nhà nước: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng thu cân đối NSNN 183000 237900 281900 323000 389900 461500 Thu kết chuyển từ năm trước sang 6000 8000 19000 9080 14100 1000 Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 229750 294400 357400 398980 491300 582200 Bội chi ngân sách nhà nước 40750 48500 56500 66900 87300 119700 Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP 5% 5% 5% 5% 4,82% 6,2% Nguồn: Bộ tài chính Nhận xét: Bội chi NSNN tăng đều hàng năm từ 40.750 tỷ đồng năm 2005 lên 119.700 tỷ đồng năm 2010. Trong đó bội chi NSNN chiếm khoảng 5% GDP riêng năm 2011 tỷ lệ này tăng lên là 6,2%. 2.1.1.1 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước năm 2005: Tổng dự toán cân đối thu NSNN năm 2005 là 183.000 tỷ đồng, tổng dự toán chi NSNN là 229.750 tỷ đồng, bội chi NSNN là 40.750 tỷ đồng (chiếm 5% GDP). Nếu so với thời kỳ trước đây thì thu ngân sách đã có những tiến bộ lớn. Tuy nhiên, nếu so với tốc độ tăng trưởng thì việc tăng thu ngân sách còn chậm, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, trong khi giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19,2% thì nguồn thu ngân sách chỉ 8 tăng 12%. Dự toán thu nội địa (không kể dầu thô) năm 2005 tăng 13,6%; trong đó thu từ khu vực DN nhà nước tăng 12,3%, thu từ khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 30,1%, từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 20,5%, dự toán thu phí, lệ phí tăng 4,1% để hạ chi phí đầu vào của nền kinh tế, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu. Điều đặc biệt trong năm 2005, Quốc hội đã nhất trí tăng dự toán thu nội địa từ thu tiền sử dụng đất thêm 800 tỷ đồng (để tăng dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng của địa phương), tăng dự toán thu ngân sách trung ương từ dầu thô 2. 500 tỷ đồng (do giá dầu thô thế giới hiện mức cao dự báo trong năm 2005 sẽ vẫn mức cao). 2.1.1.2 Tình hình thu chi ngân sách nhà nước năm 2006: Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 47/2005/QH11 về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2006 với tổng số thu cân đối NSNN 237.900 tỷ đồng; tổng số chi cân đối NSNN 294.400 tỷ đồng (bao gồm 8.000 tỷ đồng chi từ số thu chuyển nguồn năm 2005 sang năm 2006); bội chi NSNN 48.500 tỷ đồng, bằng 5% GDP. Nhiệm vụ NSNN năm 2006 được thực hiện trong điều kiện có nhiều thuận lợi: nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đạt nhiều kết quả quan trọng . Bên cạnh đó, phát sinh nhiều khó khăn, thách thức: thời tiết diễn biến không thuận lợi, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp đời sống của nhân dân; dịch cúm gia cầm chưa thể khống chế triệt để vẫn có nguy cơ tái dịch cao, dịch lở mồm long móng gia súc bùng phát diễn biến khó lường; giá xăng dầu một số nguyên liệu quan trọng trên thị trường thế giới biến động lớn, tạo áp lực tăng giá nguyên liệu đầu vào trong nước, tác động xấu đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Dự toán thu cân đối NSNN 237.900 tỷ đồng; thực hiện cả năm ước đạt 264.260 tỷ đồng, vượt 11,1% (26.360 tỷ đồng) so dự toán năm, tăng 21,7% so với thực hiện năm 2005. Trong đó, thu nội địa ước đạt 137.539 tỷ đồng, vượt 4,2% (5.539 tỷ đồng) so dự toán, tăng 19,4% so với thực hiện năm 2005; thu từ dầu thô ước đạt 80.085 tỷ đồng, vượt 26,3% (16.685 tỷ đồng) so dự toán, tăng 30,1% so với thực hiện năm 2005; thu cân đối từ hoạt động xuất- nhập khẩu ước đạt 42.900 tỷ đồng, vượt 7,2% (2.900 tỷ đồng) so dự toán, tăng 12,9% so với thực hiện năm 2005. Tổng chi NSNN dự toán 294.400 tỷ đồng, ước cả năm đạt 321.377 tỷ đồng, tăng 9,2% (26.977 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 20,9% so với thực hiện năm 2005. 9 Bội chi NSNN năm 2006 Quốc hội quyết định là 48.500 tỷ đồng, bằng 5% GDP; ước thực hiện cả năm 48.500 tỷ đồng, bằng 4,98% GDP, được bù đắp bằng nguồn vay trong nước 36.000 tỷ đồng nguồn vay ngoài nước 12.500 tỷ đồng. Tóm lại, nhiệm vụ NSNN năm 2006 đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà thuận lợi để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 theo Nghị quyết của Quốc hội: thu ngân sách vượt 11,1% so với dự toán, tăng 21,7% so với năm trước, cơ cấu thu có chuyển biến theo hướng tích cực; chi NSNN được điều hành chắc chắn, cơ cấu chi ngân sách được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn; trên cơ sở dự toán, dự phòng tăng thu NSNN trong năm đã bố trí tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển, bổ sung kinh phí thực hiện những nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, tăng kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chế độ đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách; tiếp tục thực hiện bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu góp phần ổn định giá cả sản xuất tiêu dùng trong nước. Bội chi NSNN bằng 4,98% GDP, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; dành nguồn gối đầu cho dự toán NSNN năm 2007 thực hiện chi cải cách tiền lương theo Nghị quyết Quốc hội. 2.1.1.3 Tình hình thu chi ngân sách 2007 Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 68/2006/QH11 về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2007 với: tổng số thu cân đối ngân sách là 281.900 tỷ đồng; tổng số chi cân đối ngân sách là 357.400 tỷ đồng; trên cơ sở sử dụng 19.000 tỷ đồng thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007, bội chi NSNN năm 2007 là 56.500 tỷ đồng, bằng 5% GDP. Dự toán NSNN năm 2007 được triển khai thực hiện trong điều kiện có nhiều thuận lợi: năng lực nội tại của nền kinh tế đã có bước phát triển mới; sự ổn định về chính trị, cùng với những đổi mới quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước sau cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII; quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, năm 2007 cũng phát sinh nhiều khó khăn, thách thức: thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão .) xảy ra trên phạm vi rộng, gây thiệt hại lớn về tính mạng tài sản của nhân dân; dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng gia súc, dịch tai xanh lợn bùng phát nhiều địa phương; giá thế giới của một số nguyên nhiên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế (xăng dầu, sắt thép ) biến 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 13:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan