Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty EVN telecom

11 998 12
Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty EVN telecom

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Mở đầu …………………………………………… .…………… .…… . Trang 2 1 – Phần I: Giới thiệu chung về Công ty EVN Telecom 1.1. Thông tin sơ lược doanh nghiệp….……………………… .….… . Trang 3 1.2. Quá trình hình thành hoạt động của công ty… .….… .….….… Trang 3 1.3. Cơ cấu tổ chức .…………………………….……………….… . Trang 3 1.4. Các lĩnh vực hoạt động …………………….…….………….… Trang 4 1.5. Năng lực mạng lưới ………………………………………… Trang 4 1.6. Các dịch vụ của EVN Telecom……………………………… Trang 5 1.7. Khái quát tình hình kết quả kinh doanh của EVN Telecom trong những năm gần đây ……………………… ……………………… ………… Trang 5 2 – Phần II: Phân tích đánh giá chiến lược của EVN Telecom 2.1. Lý do ra đời mục tiêu của EVN Telecom ……….……….…… Trang 6 2.2. Sai lầm về chiến lược sản phẩm dịch vụ…………… …… …… Trang 7 2.3. Sai lầm về cơ cấu tổ chức điều hành .………………… … … Trang 9 3 – Phần III: Kết luận bài học rút ra 3.1.Bài học rút ra về xây dựng thực thi chiến lược của doanh nghiệpTrang 11 3.2.Kết luận…………………………………………………………… Trang 12 Trang 1 MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các doanh nghiệp phải luôn đối diện với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại phát triển trong môi trường cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp đều phải có chiến lược kinh doanh của riêng mình. Mọi sự nhận biết về những nguy cơ, những cơ hội của môi trường kinh doanh, những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình đối thủ cạnh tranh để có chiến lược kinh doanh phù hợp là vấn đề mà các doanh nghiệp đều hướng đến. Tuy nhiên trong thực tế, bên cạnh nhiều doanh nghiệp thành công, đứng vững trên thị trường, có không ít những doanh nghiệp thất bại vì chiến lược kinh doanh sai lầm của mình. Thất bại có thể đến từ việc xây dựng chiến lược không phù hợp hoặc từ việc triển khai thực hiện chiến lược không đúng đắn dù cho chiến lược đó là phù hợp. Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng. Qua quá trình hình thành hoạt động kinh doanh, Công ty đã đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dịch vụ viễn thông công cộng Việt Nam cuối cùng đã bị thất bại, buộc phải sát nhập vào một đơn vị khác trong ngành. Trên cơ sở đánh giá chiến lược kinh doanh của EVN Telecom trong thời gian qua, nhóm chúng tôi chọn đề tài tiểu luận “Phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty EVN Telecom” nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ những sai lầm trong chiến lược kinh doanh của Công ty EVN Telecom để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quản trị chiến lược của các doanh nghiệp. 1. PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY EVN TELECOM 1.1. Thông tin sơ lược doanh nghiệp: Trang 2 Tên gọi tiếng Việt: Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực Tên giao dịch: EVN Telecom Địa chỉ trụ sở chính: Số 30A, đường Phạm Hồng Thái, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Điện thoại: 04.22100526 – 04.37151108 Fax: 04.37151109 Website: www.evntelecom.com.vn 1.2. Quá trình hình thành hoạt động của công ty Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, được thành lập từ tháng 07/1995 với nhiệm vụ chính ban đầu là phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc để điều hành hệ thống điện trong nội bộ ngành điện. Đến năm 2001, Công ty được cấp phép hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng từ năm 2004, EVN Telecom đã chính thức tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng cho khách hàng. Từ tháng 01/2012 EVN Telecom được chuyển giao về Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). 1.3. Cơ cấu tổ chức Các đơn vị trực thuộc EVN Telecom bao gồm: - Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực - Trung tâm Truyền dẫn Viễn thông Điện lực - Trung tâm Công nghệ thông tin - Trung tâm Tư vấn Thiết kế Viễn thông Điện lực - 4 Trung tâm Viễn thông Điện lực khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam Tây nguyên) - Ban Quản lý các Dự án Viễn thông Điện lực - Trung tâm Giá trị gia tăng Viễn thông Điện lực (Trung tâm VAS) Ngoài ra, tham gia kinh doanh viễn thông với tư cách là đại lý, tổng đại lý còn có các đơn vị trong ngành điện, gồm: - Các Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. - Các Trung tâm viễn thông CNTT trực thuộc Điện lực tỉnh, thành phố tại 63 tỉnh thành. 1.4. Các lĩnh lực hoạt động: Trang 3 - Kinh doanh cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng, công nghệ thông tin trong nước quốc tế. - Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin. - Vận hành khai thác các hệ thống thông tin, viễn thông phục vụ sản xuất, truyền tải, phân phối kinh doanh điện năng. - Lắp đặt các công trình điện lực. - Kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp thiết bị, vật tư, sản phẩm hàng hoá. 1.5. Năng lực mạng lưới: EVN Telecom là một trong số ít các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông có cơ sở vật chất về năng lực mạng lưới rất mạnh. Cụ thể: - EVNTelecom đã tham gia vào các mạng cáp quang lớn nhất thế giới khu vực, kết nối Việt Nam với các nước trên thế giới qua các cổng truyền dẫn quốc tế: Móng Cái, Lạng Sơn, Mộc Bài, Khánh Bình (An Giang), Lao Bảo. - Tuyến cáp biển Liên Á – IACS có tổng dung lượng là 3.84Tbps, trong đó EVNTelecom sở hữu 50 Gbps (trong tương lai có thể nâng cấp lên 450Gbps). Từ tuyến cáp biển Liên Á, EVNTelecom có thể cung cấp kết nối đến các trung tâm chuyển tiếp lưu lượng trong khu vực như HongKong, Singapore, Nhật Bản, Mỹ các nước Châu Âu. - Về mạng viễn thông trong nước, với mạng truyền dẫn đường trục quốc gia gồm trên 40.000km cáp quang, mạng truyền dẫn của EVNTelecom đã có mặt tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước; sử dụng hệ thống đường trục Bắc - Nam chạy song song đồng thời trên các tuyến dây tải điện 500kV, 220kV với công nghệ hiện đại dung lượng thiết kế lên đến 400Gbps… - Hệ thống mạng truyền dẫn nội hạt của EVNTelecom có độ an toàn, tin cậy cao do được thiết lập bảo đảm chặt chẽ nguyên tắc mạch vòng bảo vệ. So với các giải pháp khác, mạng truyền dẫn của EVNTelecom đã trở thành mạng truyền dẫn có độ an toàn cao. 1.6. Các dịch vụ của EVN Telecom EVN Telecom cung cấp hầu hết các dịch vụ viễn thông công cộng, bao gồm các dịch vụ truyền dẫn như thuê kênh riêng, truyền số liệu; các dịch vụ mạng CDMA Trang 4 (điện thoại cố định không dây, điện thoại di động); các dịch vụ mạng 3G; dịch vụ internet nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác. 1.7. Khái quát tình hình kết quả kinh doanh của EVN Telecom trong những năm gần đây: Sau những năm đầu phát triển tương đối thuận lợi, tình hình kinh doanh của Công ty trở nên xấu đi rõ rệt từ năm 2008 đến nay, số thuê bao thực giảm mạnh (theo ước tính đến cuối 2011 chỉ còn khoảng 1 triệu thuê bao so với lúc cao điểm có trên 4,5 triệu thuê bao). Doanh thu lợi nhuận của EVN Telecom liên tục đi xuống từ năm 2008 - 2010 mà cao điểm là khoản thua lỗ trên 1.000 tỉ đồng năm 2010. Nếu như năm 2008, Công ty còn đạt doanh thu 3.705,6 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế còn đạt 93,8 tỷ tỷ đồng thì năm 2009, tình hình tài chính đã sa sút nghiêm trọng. Năm 2009 trong bối cảnh suy giảm kinh tế nói chung, doanh thu của Công ty chỉ còn đạt 3.004,4 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2008. Song, lợi nhuận trước thuế còn giảm mạnh hơn, chỉ đạt 8,2 tỷ đồng, tức là giảm tới 92% so với năm trước. Năm 2010, theo Kiểm toán Nhà nước, EVN Telecom đã chuyển từ lãi sang lỗ hoàn toàn. Tổng doanh thu trong năm này chỉ là 2.120,6 tỷ đồng, giảm 42% so với năm 2009. Quan trọng hơn, lợi nhuận trước thuế đang từ dương 8,2 tỷ đồng đã về kết quả âm tới 1.057,7 tỷ đồng. Nhìn lại năm 2008, số lợi nhuận của EVN Telecom có được chỉ bằng 1/11 của số lợi nhuận "âm" này. Trong khi đó, cũng trong năm 2010, hệ số nợ của EVNTelecom lên đến 5,1 lần (theo đó, nợ phải trả là 7.760 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.586 tỷ đồng). Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của EVNTelecom chỉ còn 31%. Với tình hình kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, sau nhiều lần tìm kiếm đối tác chiến lược để vực dậy không thành công, đến tháng 12/2011, EVN Telecom đã được Chính phủ Việt Nam cho sát nhập vào Viettel. 2. PHẦN II PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA EVN TELECOM 2.1. Lý do ra đời mục tiêu của EVN Telecom Trang 5 Công ty EVN Telecom tiền thân là một đơn vị chuyên thực hiện nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ điều hành hệ thống điện quốc gia trong nội bộ ngành điện. Ngay trước khi thực hiện kinh doanh viễn thông công cộng, Công ty đã sở hữu một hạ tầng truyền dẫn mạng mà bất cứ một doanh nghiệp viễn thông nào cũng mong muốn (chẳng hạn đường trục cáp quang Bắc Nam trên đường dây 500KV). Đồng thời Công ty cũng có một đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề, có chuyên môn cao. Những năm đầu thế kỷ 20, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, nhiều ngành nghề phát triển, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đua nhau mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề. Lúc này, kinh doanh viễn thông công cộng là ngành mang lại lợi nhuận cao, thị trường tiềm năng còn rộng lớn. Kết hợp với điều kiện nội lực bên trong có sẵn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quyết định xây dựng, đầu tư vào EVN Telecom để hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng nhằm tận dụng nguồn lực hiện có, tạo thêm lợi ích kinh tế cho tập đoàn. Với việc nhìn nhận những yếu tố thuận lợi, tích cực của cả môi trường bên ngoài môi trường bên trong, các nhà quản trị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Công ty EVN Telecom đã có tham vọng đặt mục tiêu là đến năm 2015 sẽ trở thành một trong các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 20%. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra theo ý muốn chủ quan của các nhà quản trị Công ty. Bên cạnh những thuận lợi của môi trường bên ngoài điểm mạnh bên trong của Công ty còn có không ít những thách thức của môi trường vĩ mô, vi mô những điểm yếu cố hữu của nội bộ Công ty không được kịp thời nhận ra. Qua thực tế hoạt động kinh doanh của EVN Telecom đã cho thấy có nhiều sai lầm trong hoạch định chiến lược thực thi chiến lược dẫn tới sự thất bại trong cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên trong phạm vi tiểu luận này chỉ phân tích hai vấn đề sai lầm cơ bản nhất. Đó là sai lầm về chiến lược sản phẩm dịch vụ sai lầm về cơ cấu tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh. 2.2. Sai lầm chiến lược về sản phẩm dịch vụ: Trang 6 Như đã trình bày ở trên EVN Telecom có nhiều dịch vụ viễn thông đa dạng. Trong các mảng dịch vụ của EVN Telecom thì dịch vụ mạng CDMA chiếm phần lớn doanh thu của toàn Công ty (khoảng hơn 60%). Dịch vụ CDMA bao gồm điện thoại cố định không dây điện thoại di động. Cho đến nay, chiếm phần lớn trong tổng số khách hàng cũng như doanh thu của EVN Telecom là từ điện thoại cố định không dây, còn số lượng thuê bao điện thoại di động rất ít, không đáng kể. Thực tế mạng CDMA 450 của EVNTelecom thời gian đầu có lợi thế cạnh tranh cơ bản là các dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-COM), tuy nhiên những năm sau này, Công ty bị sụt giảm doanh thu do tốc độ phát triển thuê bao thực rất chậm, thuê bao rời mạng liên tục tăng, trong năm 2010 cứ phát triển 1 thuê bao thì có trung bình 7,1 thuê bao rời mạng. Nguyên nhân là so với công nghệ GSM, mạng CDMA-450Mhz có ưu điểm là vùng phủ sóng rộng hơn nhiều nhưng khả năng “đâm xuyên” lại kém. Do đó công nghệ CDMA thích hợp cho khu vực nông thôn có mật độ dân cư thưa trong điều kiện triển khai các trạm phát sóng GSM chưa hiệu quả. Đồng thời việc lắp đặt điện thoại có dây lại rất tốn kém ngay cả những khu vực đông dân cư. Do đó, các doanh nghiệp khai thác dịch vụ viễn thông khác chỉ chú ý đến mảng dịch vụ di động. Chính vì thế, trong những năm đầu 2005-2007, điện thoại cố định không dây CDMA đã phát triển rất mạnh. Đây chính là thị trường ngách mà EVN Telecom đã khai thác thành công. Tuy nhiên sự biến động của môi trường kinh doanh đã làm đảo ngược lợi thế này. Trong vài năm trở lại đây các trạm phát sóng di động GSM của các công ty khác đã phát triển mạnh gần như là phủ kín trong phạm vi cả nước. Xu hướng người dân chỉ thích sử dụng điện thoại di động ngày càng cao. Trong khi đó, máy điện thoại cố định CDMA của EVN Telecom sau thời gian sử dụng bị hư hỏng lại không kịp thời thay thế sửa chữa đã làm cho khách hàng rời bỏ mạng. Chính vì vậy mà thuê bao mới phát triển rất khó khăn trong khi khách hàng cũ rời bỏ mạng ngày càng nhiều. Đối với mảng kinh doanh di động thì ngay từ đầu đã không thể phát triển được với lý do chủ yếu là chất lượng sóng kém trong các khu đô thị; chất lượng thiết bị đầu cuối (máy điện thoại di động) kém, mẫu mã xấu, không đa dạng, giá cả cao hơn sản phẩm cùng loại. Đây là điểm yếu cố hữu đối với mạng điện thoại công nghệ Trang 7 CDMA-450Mhz mà không thể nào khắc phục được. Lý do đơn giản là trên bình diện thế giới, chỉ có một số ít quốc gia với số lượng nhà cung cấp khách hàng ít ỏi đang sử dụng công nghệ này nên không có nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường cung cấp máy điện thoại CDMA. Từ đó dẫn đến sản phẩm (máy điện thoại di động) không đa dạng, chất lượng thấp, giá cao, không được xã hội hóa, không được bán trong các cửa hàng bán lẻ thông thường trên thị trường mà phải mua từ các cửa hàng của EVN. Điều này dẫn đến khách hàng sử dụng thiết bị đầu cuối của EVNTelecom không thể sửa chữa được ở cửa hàng điện thoại nào như công nghệ của Viettel, Vinaphone… mà phải tìm đến địa điểm quy định, có nơi một huyện mới có một điểm, rất bất tiện cho khách hàng. Do không được xã hội hóa nên đã ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc khách hàng. Cũng vì thiết bị đầu cuối không xã hội hóa được nên giá thành mua rất cao, trong khi đó muốn cạnh tranh trên thị trường thì lại phải bán rẻ hơn giá mua. Để bù đắp vào khoản chênh lệch này, EVNTelecom phải tính vào chi phí khiến cho chi phí cao, càng mua nhiều thiết bị đầu cuối càng lỗ hệ quả là doanh thu mỗi ngày một giảm kết quả là doanh thu không bù được chi phí, dẫn đến kinh doanh bị lỗ. Cũng vì lý do trên, Công ty ngày càng hạn chế mua thiết bị đầu cuối. Nhưng không mua thiết bị đầu cuối thì sẽ không phát triển được khách hàng, không có thiết bị để thay thế cho khách, dẫn đến khách hàng rời khỏi mạng EVNTelecom như vậy đồng nghĩa với việc thị phần bị teo lại trong khi kinh doanh viễn thông đang phải đối mặt với thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Như vậy, có thể đánh giá việc lựa chọn công nghệ không phù hợp ngay từ khi bắt đầu tham gia thị trường viễn thông là một trong những nguyên nhân chính làm cho hoạt động kinh doanh của EVN Telecom bị thất bại. 2.3. Sai lầm về cơ cấu tổ chức điều hành: EVN Telecom kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng với rất nhiều lợi thế từ cơ sở vật chất nguồn nhân lực của ngành điện. Tuy nhiên, lợi thế về cơ sở vật chất cũng như nhân lực cũng chính là cái bất lợi do không tìm được cách điều hành hợp lý. Mô hình tổ chức điều hành của EVN Telecom tương đối cồng kềnh với nhiều đơn vị biên chế số lượng nhân viên lớn nhưng làm việc không hiệu quả. Trang 8 Cụ thể sự bất cập của mô hình kinh doanh là các Công ty Điện lực tỉnh/thành phố ký hợp đồng làm tổng đại lý của EVN Telecom nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam lại giao chỉ tiêu phát triển thuê bao doanh thu lợi nhuận cho các Công ty Điện lực. Tất cả 63 tỉnh, thành phố đều có các Công ty Điện lực, vì thế đều có thể kinh doanh viễn thông được. Đây là thế mạnh để phát triển khách hàng. Vì vậy, sau khi được phép kinh doanh viễn thông công cộng, ban đầu EVN Telecomdoanh nghiệp phát triển khách hàng với tốc độ khá nhanh. Nhưng do nhiệm vụ chính của các Công ty Điện lực là kinh doanh điện, chức năng chăm sóc khách hàng không như viễn thông nên không giữ được khách hàng. Các Công ty Điện lực đều phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ là kinh doanh điện kinh doanh viễn thông, trong khi đó EVN Telecom là đơn vị kinh doanh viễn thông chính lại không tham gia kinh doanh trực tiếp, không giao tiếp trực tiếp với khách hàng mà phải thông qua các Công ty Điện lực. Do đó, EVN Telecom không nắm bắt kịp thời nhu cầu phản ảnh của khách hàng. Điều này đã khiến cho EVNTelecom bị xếp hạng chăm sóc khách hàng kém nhất trong các đơn vị kinh doanh viễn thông. Chính vì lực lượng trực tiếp giao dịch với khách hàng không chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng kém nên trong khi việc phát triển thuê bao mới càng khó khăn thì khách hàng cũ rời bỏ mạng càng nhiều. Doanh thu, lợi nhuận sụt giảm dẫn đến thua lỗ là điều không thể tránh khỏi. Về mảng dịch vụ kỹ thuật truyền dẫn, hệ thống cáp quang có nhiều, đầy đủ nhưng lại thiếu sự liên kết trong quản lý (EVN Telecom các Công ty Điện lực, Công ty truyền tải điện cùng tham gia quản lý vận hành). Một hệ thống truyền dẫn cáp quang trên 63 tỉnh, thành có nhiều đơn vị khác nhau quản lý vận hành, điều này dẫn đến chậm phức tạp khi xử lý sự cố, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đây chính là yếu tố gây trở ngại trong điều hành kinh doanh viễn thông. Do đó, mặc dù EVN Telecom có thế mạnh về cơ sở hạ tầng hệ thống cáp quang, nhưng thế mạnh này không phát huy được do hạ tầng bị phân tán, không được quản lý, vận hành khai thác tập trung, khi sự cố xảy ra thì mất rất nhiều thời gian xử lý do có nhiều đầu mối quản lý. Bên cạnh đó, hầu hết các tuyến cáp quang trong địa bàn tỉnh lại do các đơn vị điện lực tự đầu tư, không có quy hoạch tổng thể toàn hệ thống 63 tỉnh, thành, thiếu tính đồng bộ, mạnh đơn vị nào đơn vị ấy tổ chức đầu tư lắp đặt, sau đó kết nối với Trang 9 mạng đường trục của EVNTelecom. Điều đó dẫn đến dễ bị tắc nghẽn khi nhu cầu thực tế khách hàng tăng lên (vì thiết bị truyền dẫn không đủ năng lực, trong khi dung lượng số sợi cáp quang dư thừa), vấn đề này đã sẽ tiếp tục cản trở việc kinh doanh viễn thông của EVN Telecom khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. 3. PHẦN III KẾT LUẬN BÀI HỌC RÚT RA 3.1. Bài học rút ra về xây dựng thực thi chiến lược của doanh nghiệp  Bài học thứ nhất rút ra từ sai lầm trong chiến lược sản phẩm dịch vụ. - Việc lựa chọn công nghệ phải phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh. - Sản phẩm đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng giá cả phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Dịch vụ chăm sóc khách hàng cần phải được quan tâm cần có những thiết bị phù hợp thay thế khi bộ phận của sản phẩm bị hư hỏng, tạo điều kiện thuận Trang 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan