PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG rủi RO lãi SUẤT tại NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

25 573 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG rủi RO lãi SUẤT tại NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HOC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN Môn: Quản trị ngân hàng - Quản trị rủi ro tài chính PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Giáo viên giảng dạy: Nhóm học viên thực hiện: PGS. TS. TRẦN HUY HOÀNG 1. NGUYỄN THỊ ÁI DUY- 2611019 2. ĐOÀN TUYẾT NHIỄN - 2611070 3. NGUYỄN QUỐC THẮNG- 2611090 4. PHẠM PHÁT TIẾN- 2611100 5. TRẦN NGUYỄN QUỲNH TRÂM- 2611103 Lớp: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng K18 Cần Thơ - 9/2012 GVGD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .4 PHẦN NỘI DUNG .6 Chương 1 6 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6 Chương 2 11 THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 11 Chương 3 18 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 18 Chương 4 20 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 20 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .23 TÀI LIỆU THAM KHẢO .25 2 GVGD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam DANH MỤC BIỂU BẢNG PHẦN MỞ ĐẦU .4 PHẦN NỘI DUNG .6 Chương 1 6 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6 Chương 2 11 THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 11 Chương 3 18 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 18 Chương 4 20 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 20 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .23 TÀI LIỆU THAM KHẢO .25 3 GVGD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo lý thuyết kinh tế học, tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán, thất nghiệp là những yếu tố kinh tế vĩ mô đáng quan tâm, ảnh hưởng tới cân đối vĩ mô của nền kinh tế, trong đó yếu tố lạm phát là vấn đề được quan tâm hàng đầu của bất kỳ một quốc gia nào. Trong những năm gần đây, lạm phát luôn được Chính phủ quan tâm và dành nhiều nổ lực nhằm kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Vào năm 2008, khi lạm phát ở Việt Nam tăng cao, mục tiêu ưu tiên số một của Chính phủ và ngân hàng nhà nước (NHNN) là kiềm chế lạm phát, có nhiều giải pháp đã được đưa ra. Để giảm tỷ lệ lạm phát thì không thể không thông qua thị trường mở bằng cách hút tiền trong lưu thông. Chính vì thế làm cho cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại (NHTM) diễn ra rất quyết liệt và hấp dẫn để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, tình trạng chèo kéo khách hàng của nhân viên ngân hàng diễn ra công khai và có phần thiếu văn minh. Lãi suất huy động cao là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng có vấn đề. Lãi suất huy động cao, dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng phi mã theo lãi suất huy động ở các NHTM, điều này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các NHTM. Trong bối cảnh đó, ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – một trong những NHTM lớn nhất ở Việt Nam, cũng không nằm ngoài những khó khăn trên. Lạm phát tăng, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tăng, kéo theo đó là một số khó khăn cho hoạt động kinh doanh của NH. Vấn đề rủi ro do lãi suất biến đổi luôn thường trực tại NH, vậy đối với một nhà quản trị chủ động thì cần làm gì để đối phó với rủi ro trên, và làm gì để tận dụng được các rủi ro để đem về lợi nhuận cho NH. Để làm được việc trên, cần phải đi sâu vào phân tích và tìm hiểu nguyên ngân của thực trạng rủi ro lãi suất tại NH, để từ đó có các giải pháp thích hợp để đối phó với rủi ro và vận dụng để tìm kiếm lợi nhuận cho NH. Chính vì những lý do trên, mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam” để làm chuyên đề môn Quản trị ngân hàng và Quản trị rủi ro tài 4 GVGD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chính, với mong muốn thông qua chuyên đề này, nhóm tác giả sẽ vận dụng được các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Thông qua phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Vietcombank, nhóm tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp để giúp NH trong công tác quản trị RRLS. Mục tiêu cụ thể:  Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Vietcombank.  Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại Vietcombank  Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp để phòng ngừa RRLS cho Vietcombank. 3. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu và thông tin  Số liệu được thu thập thông qua Báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2010 và 2011.  Thông tin được thu thập thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Tivi, radio, internet, các báo và tạp chí. Phương pháp phân tích số liệu và xử lý thông tin  Sử dụng phương pháp so sánh để thấy được sự biến động về mặt số lượng và mức độ của các chỉ tiêu qua từng thời kỳ, đồng thời thấy được tỷ lệ cơ cấu của các chỉ tiêu so với chỉ tiêu tổng.  Sử dụng một số bài nghiên cứu từ sách, báo, tạp chí để đánh giá thực trạng RRLS và đề xuất giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Vietcombank. 4. Phạm vi nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu rủi ro lãi suất tại Vietcombank từ năm 2010 đến năm 2011. 5 GVGD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam PHẦN NỘI DUNG Chương 1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2011, NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động và hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm:  Nhận tiền gửi: NHTM nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi có không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng từ có giá và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ gốc và lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.  Cấp tín dụng: NHTM cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.  Cung ứng dịch vụ thanh toán qua NH: NHTM cung cấp các dịch vụ thanh toán qua NH cho các khách hàng là cá nhân, tổ chức dưới các hình thức thanh toán bằng séc, bằng ủy nhiệm chi, bằng ủy nhiệm thu, thẻ NH, thư tín dụng và các hình thức thanh toán khác. 1.1.2. Chức năng  NHTM là trung gian tín dụng Đây là chức năng đặc trưng của NHTM, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, NHTM đã huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư,…và sử dụng cho vay nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu cùa nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đã tiến hành điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hộ và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp.  NHTM làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán 6 GVGD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam NHTM với tư cách là thủ quỹ của các doanh nghiệp đã tạo điều kiện để NH thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Trong quá trình thanh toán, NH đã sử dụng giấy bạc NH thay cho vàng, sau đó sử dụng các công cụ lưu thông tín dụng thay cho giấy bạc NH (Séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán,…) Khi KH gửi tiền vào trong NH, họ sẽ được NH đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn, cùng khắp địa phương, mà nếu tự khách hàng thực hiện sẽ tốn kém và khó khăn, vì thế đã tiết kiệm được cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thông.  NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, NH có điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, nên có thể thực hiện thêm một số dịch vụ khác kèm theo như: Tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ giấy tờ, chứng khoán, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho doanh nghiệp,…để được hưởng hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đạt hiệu quả cao.  NHTM “Tạo ra tiền” Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện nhờ vào hoạt động tín dụng và nhờ vào việc các NHTM hoạt động trong cùng hệ thống. Tiền ở đây chính là bút tệ. Bút tệ chỉ được tạo ra thông qua hoạt động tín dụng giữa các NHTM. 1.2. RỦI RO LÃI SUẤT 1.2.1. Khái niệm Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của NH. 1.2.2. Nguyên ngân dẫn đến RRLS  Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ Trường hợp 1: Kỳ hạn của Tài sản lớn hơn kỳ hạn của Nợ: NH huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không đổi. 7 GVGD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Trường hợp 2: Kỳ hạn của Tài sản nhỏ hơn kỳ hạn của Nợ: NH huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tư với kỳ hạn ngắn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi trong khi lãi suất cho vay và đầu tư giảm xuống.  Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay Trường hợp 1: NH huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu nhập lãi giảm  Lợi nhuận NH giảm. Trường hợp 2: NH huy động với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tư với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng theo lãi suất thị trường, trong khi thu nhập lãi không đổi  Lợi nhuận NH giảm.  Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế  Vốn của NH không được bảo toàn sau khi cho vay. Lãi suất cho vay danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát dự kiến Ví dụ: Khi dự kiến lãi suất cho vay 8% = 3% (Lãi suất thực) + 5% (Dự kiến tỷ lệ lạm phát) Nhưng nếu sau khi cho vay tỷ lệ lạm phát thực tế là 8% thì lãi suất thực NH được hưởng sẽ là 0%. 1.2.3. Đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại Mô hình định giá lại đo lường sự thay đổi giá trị của tài sản và nợ khi lãi suất biến động dựa vào việc chia nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn định giá lại của chúng. Nội dung của mô hình là phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị sổ sách nhằm xác định chênh lệch thu nhập lãi suất từ tài sản với chi phí lãi suất phải trả cho nợ sau một thời gian nhất định. Phân loại như trên nhằm đưa các tài sản và nợ về cùng một nhóm có cùng kỳ hạn từ đó đo lường sự thay đổi của thu nhập ròng từ lãi suất của các nhóm với sự thay đổi lãi suất của thị trường. Giá trị tài sản và nợ trong các nhóm dùng để tính chênh lệch là giá trị lịch sử, khe hở nhạy cảm lãi suất được dùng để đo lường sự nhạy cảm lãi suất của chúng: 8 GVGD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy lãi – Nợ nhạy lãi Tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm:  Các khoản cho vay với lãi suất biến đổi  Các khoản cho vay ngắn hạn có kỳ hạn dưới n tháng  Các khoản cho vay có kỳ hạn còn lại dưới n tháng  Chứng khoán có kỳ hạn còn lại dưới n tháng  Tiền gửi trên thị trường liên NH, tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD khác, các khoản đầu tư tài chính có kỳ hạn còn lại dưới n tháng. Nợ nhạy cảm với lãi suất bao gồm:  Tiền gửi có lãi suất biến đổi  Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thời hạn còn lại dưới n tháng  Các khoản vay trên thị trường tiền tệ với thời hạn dưới n tháng Mức thay đổi lợi nhuận của NH = Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi LS Các trường hợp có thể xảy ra khi xác định khe hở nhạy cạm lãi suất  Khe hở nhạy cảm lãi suất bằng không (Hay Tổng tài sản nhạy lãi bằng tổng nợ nhạy lãi): Trong trường hợp này, lãi suất biến động tăng (hay giảm) cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH, vì mức tăng (giảm) của thu nhập lãi và cho phí lãi bằng nhau.  Khe hở nhạy cảm lãi suất dương (Hay Tổng tài sản nhạy lãi lớn hơn tổng nợ nhạy lãi): Trong trường hợp này, lãi suất thị trường giảm thì rủi ro lãi suất xuất hiện vì thu nhập lãi giảm nhiều hơn chi phí lãi.  Khe hở nhạy cảm lãi suất âm (hay Tổng tài sản nhạy lãi nhỏ hơn tổng nợ nhạy lãi): Trong trường hợp này, lãi suất thị trường tăng thì rủi ro lãi suất xuất hiện vì thu nhập lãi tăng ít hơn chi phí lãi. 1.2.4. Phương pháp quản trị RRLS  Mua bảo hiểm rủi ro lãi suất: NHTM chuyển giao toàn bộ rủi ro lãi suất cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp.  Vận dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suất như thực hiện các hợp đồng kỳ hạn, giao sau, quyền chọn, hoán đổi về lãi suất. Nguyên tắc của các hợp đồng này là sẽ tạo ra một khoản lãi để bù đắp một phần hay toàn bộ tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra.  Hợp đồng lãi suất kỳ hạn: Là sự thỏa thuận của 2 chủ thể về việc mua (bán) một số lượng chứng khoán (hay những công cụ tài chính) với một mức lãi suất được thỏa thuận vào ngày hôm nay cho việc chuyển giao chứng khoán vào một ngày được thỏa thuận trong tương lai. 9 GVGD: PGS. TS. Trần Huy Hoàng Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam  Hợp đồng lãi suất tương lai:  Hợp đồng tài chính tương lai: Là hợp đồng mua bán một số lượng chứng khoán (hay các công cụ tài chính khác) tại một thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.  Hợp đồng lãi suất tương lai: Là hợp đồng tương lai về tài sản mà giá của nó phụ thuộc duy nhất vào mức lãi suất trên thị trường.  Hợp đồng hoán đổi lãi suất: Là một thỏa thuận giữa hai bên trong đó bên này cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi phải trả theo lãi suất cố định (hay thả nổi) tính trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoản thời gian nhất định.  Hợp đồng quyền chọn lãi suất: Là một công cụ cho phép người mua nó có quyền (nhưng không bắt buộc) được mua hoặc bán một số lượng tài sản tài chính tại thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. 10 . tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Chương 2 THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. Hoàng Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Chương 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan