ĐIỀU TRA ổ DỊCH lỡ mồm LONG MÓNG QUẢNG NINH

43 7 0
ĐIỀU TRA ổ DỊCH lỡ mồm LONG MÓNG QUẢNG NINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DỊCH TỄ HỌC THÚ Y Tên đề tài: ĐIỀU TRA Ổ DỊCH LỠ MỒM LONG MÓNG TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Thú y Lớp: K65B2_LTTY Khoa: Nông học Đồng Nai – Năm 2021 MỤC LỤC PHẦN 2. NỘI DUNG 1 2.1. Lý thuyết 1 2.1.1. Ổ dịch 1 2.1.1.1. Định nghĩa 1 2.1.1.2. Đặc điểm của các ổ dịch 1 2.1.1.3. Các ký chủ (động vật mắc bệnh) 2 2.1.1.4. Giới hạn của ổ dịch: 2 2.1.1.5. Phân loại loại ổ dịch 2 2.1.2. Phương pháp thực hiện điều tra ổ dịch 3 2.1.3. Nội dung điều tra trong ổ dịch 4 2.1.3.1. Nghiên cứu mô tả trong thú y 4 2.1.3.2. Khảo sát chung 5 2.1.3.3. Những đặc trưng cần mô tả 5 2.2. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu 7 2.2.1. Phương pháp thực hiện điều tra ổ dịch Lỡ Mồm Long Móng 7 2.2.2. Mô tả ổ Lỡ Mồm Long Móng 7 2.2.2.1. Đặc điểm của Lỡ Mồm Long Móng 8 2.2.2.2. Xu thế và tình hình bệnh bệnh Lỡ Mồm Long Móng tại tỉnh Quảng Ninh …………………………………………………………………………17 2.3. Biện pháp thực hiện trong ổ dịch LMLM 26 2.3.1. Vệ sinh phòng bệnh 27 2.3.2. Đôi với nguồn bệnh 29 2.3.3. Đối với yếu tố truyền lây 30 2.3.4. Đối với động vật thụ cảm 31 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34 3.1. Kết luận 34 3.2. Kiến nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1.Virus FMD 8 Hình 2.2.Virus Lở Mồm Long Móng 9 Hình 2.3. Bệnh lở mồm long mống trên heo 10 Hình 2.4. Bò mắc bệnh LMLM 15 Hình 2.5. LMLM ở lợn 15 Hình 2.6. Sơ đồ phòng chống bệnh LMLM 24 Hình 2.7. Vaccine phòng bệnh FMD 28 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 . Sự tồn tại của virus ngoài môi trường 12 Bảng 2.2 Tình hình chăn nuôi trên điạ bàn tình Quảng Ninh 17 Bảng 2.3 Tình hình dịch LMLM ở trâu, bò, lợn của tỉnh Quảng Ninh từ tháng 12018 đến tháng 62020 18 Bảng 2.4 Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do LMLM tại Quảng Ninh từ 12018 đến tháng 62020 21 Bảng 2.5 Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do LMLM tại tỉnh Quảng Ninh từ tháng 12018 đến tháng 62020 22 Bảng 2.6 Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM tại Quảng Ninh theo mùa 23 Bảng 2.7 Tỷ lệ lợn mắc bệnh LMLM tại Quảng Ninh theo mùa 25 PHẦN 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ở nước ta thường xuyên như lỡ mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh, tụ huyết trùng… Dịch bệnh đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn không chỉ cho người chăn nuôi còn ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Bệnh Lỡ mồm long móng ở gia súc là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loài động vật móng guốc chẵn như trâu bò, lợn, dê, cừu,… Bệnh gây thành dịch ở nhiều loài động vật móng guốc chẵn chủ yếu là trâu, bò và lợn. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, ở phạm vi rộng, không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khỏe với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển có mang mầm bệnh mà còn lây lan qua đường hô hấp. Bệnh Lỡ mồm long móng virus hưỡng thương bì gây ra, có đặc điểm là sốt và hình thành mụn nước miệng, chân vú (Hoàng Thu Phương và cs, 2014). Dịch bệnh lỡ mồm long móng có thê lây lan nhanh và làm nhiều trâu, bò và lợn nhiễm nặng trong một thời gian dài. Trâu bò có bệnh có thể mất khả năng kéo cày, ảnh hưởng đến sức sản xuất do vết thương ở móng làm gia súc đi lại khó. Vật nuôi non dễ bị mắc bệnh và tỷ lệ chết cao hơn gây thiệt hại kinh tế. Bệnh lỡ mồm long móng được Tổ Chức Thú Y Thế Giới xếp vào danh mục bệnh phải công bố đối tất cả các quốc gia. Quảng Ninh là một trong những tỉnh giáp Trung Quốc, đầu mối trung gian vận chuyển hàng hóa 2 quốc gia. Việc vận chuyển, buôn bán dộng vật và sản phẩm động diễn ra hết sức phức tạp là cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh lỡ mồm long móng lây lân, hàng năm bệnh thường xuyên xuất hiện ở tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, để phòng tránh lỡ mồm long móng biết dịch tể học, mức độ thiệt hại của nó gây ra ở tỉnh Quảng Ninh nên em tiến hành làm bài tiểu luận với chủ đề “Điều tra ổ dịch Lỡ Mồm Long Móng tỉnh Quảng Ninh”. PHẦN 2. NỘI DUNG 2.1. Lý thuyết 2.1.1. Ổ dịch 2.1.1.1. Định nghĩa “Ổ dịch là nơi đang có đầy đủ các khâu của vòng truyền lây, tức là có nguồn bệnh, có các yếu tố truyền lây và động vật đang phát bệnh”. Sự có mặt của động vật bệnh chứng tỏ mầm bệnh được bài thải, nhiễm vào các yếu tố của ngoại cảnh. Pháp lệnh thú y quy định: “Ổ dịch là nơi có một hoặc nhiều động vật ốm, chết vì bệnh truyền nhiễm”. Một ổ dịch ở gia súc thường lan rộng thành nhiều ổ dịch tiếp nối nhau được gọi là quá trình sinh dịch, chủ yếu do con con bệnh, con nghi lây và sản phẩm của gia súc bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là con nghi lây và sản phẩm gia súc bệnh. Quá trình sinh dịch là một dãy những ổ dịch có liên quan với nhau, ổ dịch này phát sinh từ ổ dịch khác với mối liên quan bên trong của chúng, được quyết định bởi các điều kiện sống của xã hội. Có những quá trình dịch phát triển tương đối đơn giản, dễ thấy, nhưng cũng có quá trình dịch phát triển phức tạp hơn, khó thấy hơn. 2.1.1.2. Đặc điểm của các ổ dịch Các loại mần bệnh: Trong một ổ dịch có thể có một mầm bệnh nhưng thường có thể có từ 2 loại mầm bệnh trở nên. Trong đó có loại mầm bệnh là tiên phát, các loại khác là những mầm bệnh thứ phát. Ví dụ: trong ổ dịch dịch tả lợn, thường thấy lợn mắc thêm bệnh phó thương hàn hoặc tụ huyết trùng hoặc cả hai,... Loại tiên phát gây ra bệnh, làm suy giảm sức đề kháng của động vật trên cơ sở đó các mầm bệnh khác có sẵn trên hoặc trong cơ thể gia súc hay ở ngoại cảnh phát triển và gây thêm bệnh, đây là loại thứ phát. Khi trong ổ dịch chỉ có một loại mầm bệnh, công việc phòng trừ dịch bệnh dễ dàng hơn so với khi có nhiều loại mầm bệnh. 2.1.1.3. Các ký chủ (động vật mắc bệnh) Trong một ổ dịch có thể chỉ có một loài động vật mắc bệnh, cũng có thể có nhiều loại động vật mắc bệnh. Nếu có nhiều loại động vật mắc bệnh thì thông thường sẽ có nhiều nguồn bệnh hơn nên ổ dịch phát triển mạnh và công cuộc trừ dịch cũng khó khăn hơn. Những động vật mắc bệnh vẫn có thể di chuyển được, thì nguy hiểm hơn những con ít di chuyển, vì chúng có thể làm cho ổ dịch dễ mở rộng hơn. Trong khi điều tra về ổ dịch cần chú ý đến vấn đề này để xác định đúng đối tượng của các biện pháp chống dịch, đồng thời để dễ chẩn đoán bệnh hơn. 2.1.1.4. Giới hạn của ổ dịch: Phạm vi của một ổ dịch rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào loại bệnh, loài gia súc mắc bệnh, thời gian có bệnh, mật độ gia súc trong vùng và những điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng. Khái niệm giới hạn của một ổ dịch là một khái niệm dịch tễ học, không phải là một khái niệm giới hạn theo đơn vị hành chính đơn thuần. Ổ dịch thường chia làm ba vùng: Vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng an toàn. Do tính chất dịch tễ học khác nhau của mỗi vùng, nên biện pháp thú y, biện pháp vệ sinh phòng chống dịch được thực hiện trong mỗi vùng cũng khác nhau: Trong vùng dịch, chủ yếu là giải quyết nguồn bệnh. Vùng bị dịch uy hiếp vừa phải giải quyết nguồn bệnh nếu có, vừa phải bảo vệ gia súc chưa nhiễm bệnh. Trong vùng an toàn dịch, chủ yếu là bảo vệ gia súc khoẻ mạnh. Do đó xác định đúng phạm vi của ổ dịch và các vùng trong ổ dịch là hết sức quan trọng, nó quyết định một phần sự thành công của công tác phòng chống dịch. 2.1.1.5. Phân loại loại ổ dịch Về thời gian phát sinh có thể chia ra ổ dịch mới và ổ dịch cũ: + Ổ dịch mới: Là nơi nguồn bệnh đang nhân lên, đang phát triển, số gia súc bệnh và chết tăng lên, các triệu chứng bệnh tích đều điển hình, sự lây lan đang mạnh. + Ổ dịch cũ: Là nơi trước mắt không có nguồn bệnh dưới dạng con bệnh, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong gia súc mang trùng hoặc ở ngoại cảnh vì chưa qua đủ thời gian cần thiết để bị tiêu diệt, do đó sự đe doạ nổ ra dịch vẫn còn. Về trình tự phát sinh có thể chia thành: ổ dịch tiên phát và ổ dịch thứ phá. + Ổ dịch tiên phát xảy ra trước rồi do các yếu tố truyền lây làm bệnh lan rộng ra các nơi khác tạo thành các ổ dịch thứ phát. + Trong quá trình này, với những điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi mầm bệnh có thể tăng cường độc lực gây ra những ổ dịch ngày càng nặng hơn hoặc giảm độc làm dịch nhẹ đi. Về tần số xuất hiện và cường độ dịch: + Loại ổ dịch lẻ tẻ hoặc dịch vùng: Là khi ổ dịch thỉnh thoảng mới xảy ra trong phạm vi hẹp và cố định trong những vùng nhất định với một số ít động vật mắc bệnh và chết. + Loại ổ dịch rộng: là khi dịch lan ra nhiều vùng với một số lượng lớn động vật bị bệnh và chết. + Loại ổ dịch lớn: là khi dịch lây lan nhanh ra những vùng rộng lớn kèm theo số lượng động vật ốm và chết rất cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. 2.1.2. Phương pháp thực hiện điều tra ổ dịch Có 3 phương pháp nghiên cứu mô tả chính: Nghiên cứu tương quan Correlation Study: Nghiên cứu hình thái của bệnh trong quần thể. Báo cáo bệnh Case Reports hay đợt bệnh Case Series. Điều tra ngang Cross – Sectional Surveys. Mỗi phương pháp này cung cấp thông tin về các đặc tính khác nhau về quần thể động vật, không gian, thời gian và mỗi nghiên cứu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó. 2.1.3. Nội dung điều tra trong ổ dịch 2.1.3.1. Nghiên cứu mô tả trong thú y Mô tả ca bệnh là mô hình nghiên cứu cơ bản của phương pháp dịch tễ học mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từ từng cá thể. Là bệnh án chi tiết, tỉ mỉ, đầy đủ do một hoặc nhiều bác sỹ thú y thực hiện trên một gia súc bệnh. Khi mô tả đòi hỏi phải khai thác đầy đủ, tỉ mỉ, đặc biệt là về căn nguyên nghi ngờ của bệnh. Kết quả phải nêu được một hay nhiều giả thuyết về quan hệ nhân – quả. Lưu ý khi mô tả ca bệnh ngoài việc mô tả những biểu hiện chung, cần phải mô tả những biểu hiện không bình thường hoặc hiếm thấy của một bệnh. Phải trung thực khi mô tả những hiện tượng hoặc những biểu hiện của bệnh, tránh đưa ra những nhận xét về nguyên nhân gây bệnh hoặc những suy luận đánh giá qua kết quả điều trị tốt hay xấu. Cần chú ý những biểu hiện giống nhau ở một số bệnh trên cùng một loài động vật: 4 bệnh đỏ ở lợn (dịch tả lợn, phó thương hàn, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng lợn) 3 bệnh tụ huyết trùng, Khí ung thán, nhiệt thán ở trâu bò… Mô tả các ca bệnh hay mô tả một chùm bệnh: Cũng tương tự như mô tả một trường hợp bệnh nhưng để áp dụng mô tả cho một vài trường hợp cùng mắc một bệnh, cùng có chung một hiện tượng như nhau về sức khoẻ. Mô tả một chùm bệnh sẽ có giá trị hình thành giả thuyết cao hơn so với mô tả một trường hợp bệnh. Do vậy yêu cầu phải mô tả chi tiết và trung thực quá trình biểu hiện lâm sàng của các ca bệnh đó trong một điều kiện nhất định giới hạn trong một thời gian nào đó, cùng với sự đánh giá tiên lượng. Trong phạm vi một trại hay một địa phương có thể có nhiều ca bệnh xảy ra cùng một lúc hoặc muộn hơn hoặc sớm hơn. Nên khi đọc báo cáo về các loại ca bệnh, có thể đặt ra một số câu hỏi: Quần thể hay tổng đàn tại khu vực không gian đó có bệnh loại nào? Các ca bệnh đã báo cáo có giống các ca bệnh đã gặp trong thực tế không? Các ca bệnh đã được mô tả đầy đủ, khách quan chưa? Có thể đại diện cho nhóm, đàn, loài gia súc chưa ? 2.1.3.2. Khảo sát chung Là những nghiên cứu mô tả áp dụng cho một quần thể động vật, mục tiêu của khảo sát là cung cấp những số liệu về sự lưu hành, tính phổ biến của các đặc điểm như: Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, tuổi mắc, giống loài mắc, thời điểm, mùa vụ mắc… Các loại bệnh tật, tác nhân gây bệnh, phương thức, tập quán chăn nuôi, quy trình phòng bệnh, tính chất lây lan, mức độ trầm trọng của bệnh… Ta có thể tiến hành khảo sát bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp: Phương pháp khảo sát trực tiếp có thể tiến hành bằng hình thức phỏng vấn cá nhân, điện thoại, thư tín… Phương pháp khảo sát gián tiếp thì do người khác làm theo mẫu có sẵn hoặc theo các câu hỏi mà người điều tra đưa ra… 2.1.3.3. Những đặc trưng cần mô tả a. Động vật: Đặc trưng mô tả về động vật để trả lời cho câu hỏi “Loài động vật nào mắc bệnh và mắc như thế nào?”. Cho nên cần chú ý những đặc trưng sau: Tuổi: tuổi là yếu tố quan trọng nhất trong các đặc trưng về động vật. Tuổi không chỉ có liên quan đến tần số mắc bệnh các bệnh nhiễm khuẩn mà con liên quan đến mức độ nặng của bệnh nững động vật non có thể không mắc bệnh trong một khoảng thời gian nhất định từ khi mới sinh (tuỳ loài) do có kháng thể từ mẹ truyền sang. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng cao theo thời gian nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Nói chung tuổi càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong càng tăng do các nguyên nhân sau: Tăng phơi nhiễm tích luỹ, giảm miễn dịch phòng vệ của cơ thể, kiệt sức không đặc hiệu, tăng dị dạng nhiễm sắc thể, thay đổi nội tiết. Tính biệt: Có sự khác biệt rất rõ rệt đối với nhiều bệnh về tỷ lệ mắc bệnh, tử vong giữa con đực và cái. Sự khác biệt này này có thể là do đặc tính của giới, sự khác nhau về thăng bằng nội tiết, môi trường sống…Ví dụ trong bệnh Sảy thai truyền nhiễm tỷ lệ mắc bệnh ở giống cái cao hơn giống đực. Loài giống: Sự khác biệt này thường do các yếu tố di truyền, khả năng thích nghi với môi trường sống của từng loài, giống Trạng thái sinh lý: Thông thường những động vật có trạng thái thần kinh thể dịch thuộc loại hưng phấn thường có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn so với những động vật có trạng thái thần kinh thăng bằng hay ức chế… b. Không gian: Câu hỏi thứ 2 được nêu lên trong nghiên cứu mô tả là “Nơi nào có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hay thấp nhất?”. Các đặc trưng mô tả có liên quan đến không gian có thể cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về bệnh căn của bệnh. Vị trí có thể phân chia theo biên giới tự nhiên như núi, sông, sa mạc, theo phân vùng hành chính. c. Thời gian: Số liệu miêu tả theo thời gian trả lời cho câu hỏi “Khi nào bệnh xảy ra thường xuyên hay ít xảy ra?” và “Tần số của bệnh hiện nay có khác với tần số tương ứng trong quá khứ hay không?” Thay đổi tỷ lệ bệnh theo thời gian tương ứng với khái niệm kinh điển về một vụ dịch có liên quan tới sự tăng cao tần số của bệnh trong một thời gian tương đối lớn. Sự tăng tần số mắc bệnh trong một khoảng thời gian: Đối với nhiều bệnh có thời kỳ ủ bệnh ngắn, việc mô tả sự tăng tần số mắc bệnh trong một khoảng thời gian có thể dẫn đến các nghiên cứu phân tích về một nguyên nhân gây bệnh nào đó. + Tính chu kỳ: Sự thay đổi có tính chu kỳ là sự thay đổi lặp lại tần số của bệnh. Tính chu kỳ có thể là hàng năm (theo mùa) hay theo từng thời kỳ nhiều năm. + Chu kỳ nhiều năm: nguyên nhân của tính chu kỳ nhiều năm này là do sự thay đổi miễn dịch của khối cảm thụ. Ví dụ dịch sởi và dịch cúm A thường xảy ra 23 năm một lần. + Tính theo mùa: nguyên nhân dẫn đến sự phân bố theo mùa của các bệnh do sự ảnh hưởng của môi trường đến bản thân tác nhân gây bệnh, đến côn trùng trung gian truyền bệnh, đến tập quán, lối sống và tính cảm thụ của vật chủ. Nghiên cứu diễn biến theo mùa của bệnh có thể giúp cho việc gợi ý giả thuyết về bệnh căn. d. Xu thế của bệnh: Là sự thay đổi tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trong một khoảng thời gian dài nhiều năm, nhiều thập kỷ và hàng thế kỷ. Xu hướng thế kỷ có thể do một hay nhiều yếu tố khác nhau: Thay đổi về kỹ thuật chẩn đoán dẫn đến tăng các báo cáo của các chẩn đoán đặc biệt ngay cả khi bệnh thực sự không còn phổ biến. Thay đổi tính chính xác của việc thống kê động vật có phơi nhiễm với nguy cơ phát triển bệnh, dẫn đến thay đổi tỷ lệ mắc bệnh có thể không phản ánh sự thay đổi tần số thực của bệnh. Thay đổi về phân bố bệnh của quần thể có thể dẫn đến thay đổi tỷ lệ thô của bệnh mặc dù tỷ lệ đặc hiệu theo tuổi không thay đổi. Thay đổi tỷ lệ sống sót, khỏi bệnh do cải tiến việc điều trị hay ảnh hưởng của việc điều trị sớm. Thay đổi tỷ lệ mới mắc thực tế do thay đổi các yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc (Trịnh Thị Thu Hiền, 2020). 2.2. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thực hiện điều tra ổ dịch Lỡ Mồm Long Móng Trên thực tế người ta sử dụng phương pháp điều tra dịch tể hồi cứu, dựa vào số các ổ dịch LMLM được ghi chép chi tiết đến cấp xã cho chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh cung cấp. Nhưng trong bài tiểu luận này em truy vấn lại thu thập và tổng kết lại. 2.2.2. Mô tả ổ Lỡ Mồm Long Móng 2.2.2.1. Đặc điểm của Lỡ Mồm Long Móng a. Nguyên nhân gây bệnh Lỡ Mồm Long Móng ( FMD: Foot and Mouth Disease) b. Phân loại: Virus gây bệnh LMLM thuộc họ Piconarviridae, chi Aphthovirus, có 7 typ kháng nguyên, không có MD chéo: O, A, C, SAT 1, SAT 2, SAT 3 (South African Territories), Asia 1.Ở Việt Nam đã xác định có typ O, A, và Asia 1 ở trâu, bò và typ A, O ở heo. Mỗi typ còn có nhiều typ phụ như O1, O2,O3..., A1, A2, A3... Hình 2.1.Virus FMD c. Hình thái, cấu trúc: Hình thái: Virus LMLM là loại virus nhỏ nhất trong các virus qua lọc. Dạng virus thành thục có đường kính là 23 nm. Dưới kính hiển vi điện tử, virus thường có hình cầu, đường kính 20 28 nm, gồm 20 mặt đối xứng, 30 cạnh và 12 đỉnh. Cấu trúc: Cấu trúc virus gồm phần trung tâm là axit nucleic chiếm 31%, được bao bọc bởi một capsid là protein, gồm 60 capsome, không vỏ bọc. Hạt virus là phân tử ARN là đơn vị gây nhiễm, đóng vai trò như một ARN thông tin. Dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, hạt virus có thể phân ly thành những phần tử nhỏ ARN và những tiểu phần protein của capsome (thường gọi là tiểu phần 12S) dài 7 8 nm (Grubman M. J. và Baxt B., 2004). Sức đề kháng của virus đối với ngoại cảnh tương đối mạnh, tùy thuộc vào chất chứa của nó, đặc biệt khi nó dính vào những chất khô hay những chất protein (Trịnh Văn Thịnh và Phan Đình Đỗ, 1958) d. Tính chất nuôi cấy: Nhiều tác giả đã nuôi cấy virus LMLM trên da của thai lợn, thai bò còn sống (giữ thai sống bằng phương pháp nhân tạo) hoặc tiêm virus LMLM vào phúc xoang chuột nhắt con, tính kháng nguyên của virus không thay đổi. Môi trường tế bào tốt nhất là lấy từ tuyến yên của bò hoặc lợn, thận bê hoặc cừu non, hoặc các dòng tế bào có độ mẫn cảm (Samuel A. R. và Knowles N. J., 2001). Chế kháng nguyên: dùng chuột lang từ 2 7 ngày tuổi để gây bệnh, sau 24 giờ có thủy thũng hoặc mọc mụn nước. Thu dịch thủy thũng hoặc mụn nước cấy vào môi trường tế bào, sau 24 giờ xuất hiện bệnh tích và tế bào chết. Thu dịch (trong môi trường có chứa virus được giải phóng từ tế bào) để làm kháng nguyên trong phản ứng ELISA. Nếu tế bào không biến đổi hoặc chuột bị chết, phải cấy truyền hai lần liên tiếp cách nhau 48 giờ với huyễn dịch virus tế bào đông tan. Hình 2.2.Virus Lở Mồm Long Móng e. Sức đề kháng: Với dung môi hữu cơ: Virus LMLM không có lipid nên chúng có sức đề kháng cao đối với các dung môi hữu cơ như cồn, ête... tuy nhiên, virus LMLM mẫn cảm với ánh sáng mặt trời, axít, formol... pH: Virus LMLM có thể tồn tại ở pH từ 6,79,5 nhưng bền vững nhất ở pH 7,27,6, virus LMLM bị vô hoạt rất nhanh ở pH 11. Với sức nóng: Virus LMLM dễ bị tiêu diệt, ở 30370C virus LMLM sống được 49 ngày, ở 500C virus LMLM nhanh chóng bị bất hoạt, ở 700C virus LMLM chết sau 510 phút. Nhìn chung, virus LMLM mẫn cảm với nhiệt độ nhưng không nhạy cảm với độ lạnh. (TS. Nguyễn Xuân Hòa, 2015) f. Loài vật mắc bệnh: Bệnh LMLM chủ yếu là của loài nhai lại và lợn. Loài vật ăn thịt ít mắc bệnh hơn. Ngựa, loài một móng và người không cảm nhiễm bệnh (Donalsson A. I., 2000; Trịnh Văn Thịnh và Phan Đình Đỗ, 1958). Theo Lê Minh Chí (1996), trong số các giống bò, bò lai được nuôi dưỡng tốt, khoẻ mạnh thường dễ nhiễm bệnh hơn. Bệnh thường xảy ra ở trâu bò rồi lây sang lợn (trừ chủng virus chỉ nhiễm cho lợn), virus LMLM chủng Cathay chỉ gây bệnh cho lợn. Động vật nhỏ (tiểu gia súc) như cừu có tỷ lệ cảm nhiễm thấp và giữ vai trò quan trọng trong việc mang trùng. Cừu có thể mang trùng tới năm tháng và duy trì sự nhân lên với mức độ thấp của virus. Virus thường cư trú ở vùng hầu của gia súc. Hình 2.3. Bệnh lở mồm long mống trên heo g. Lứa tuổi mắc bệnh Động vật ở các lứa tuổi đều có thể bị bệnh, súc vật non bị mắc bệnh nặng hơn súc vật trưởng thành. h. Mùa vụ: Bệnh lây lan quanh năm, nhưng thường xảy ra vào những tháng mưa phùn, ẩm ướt, ánh sáng dụi của mùa đông (từ thánh 12 đến tháng 3). i. Khả năng lây lan: Phương thức truyền bệnh LMLM rất đa dạng. Virus gây bệnh LMLM có thể lây truyền trực tiếp giữa con mắc bệnh và con khoẻ khi nhốt chung hoặc chăn thả chung trên đồng cỏ. Virus từ nước bọt, dịch mụn nước, các chất bài xuất, bài tiết của con vật mắc bệnh xâm nhập vào con khoẻ. Bệnh cũng có thể truyền lây gián tiếp thông qua thức ăn, nước uống, máng ăn, máng uống, nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi, thú y, sản phẩm chăn nuôi; phương tiện vận chuyển, tay chân, quần áo người chăn nuôi bị nhiễm virus (Nông Quang Hải, 2015). Chó, mèo, gà, chim muông, hoang thú, côn trùng không mắc bệnh nhưng có thể truyền bệnh theo con đường cơ học từ nơi này đến nơi khác. Những con vật đó khỏi bệnh nhưng vẫn mang virus trong móng chân, máu, nước tiểu là nguồn gốc gây ra các ổ dịch mới. Gió cũng là một yếu tố quan trọng trong việc làm lây lan bệnh qua không khí. Ngoài ra, virus có thể truyền từ mẹ sang bào thai. Bê sinh ra mắc bệnh thường chết nhanh. j. Đường truyền lây: Theo Nông Quang Hải (2015), virus LMLM xâm nhập vào cơ thể gia súc bằng nhiều đường: Đường hô hấp: Đường xâm nhập chính của virus là đường hô hấp, virus vào vùng hầu trong các tế bào của màng nhầy họng rồi lan sang các tế bào lân cận, các hệ thống lưu thông và hệ lâm ba dẫn tới các tế bào, cơ quan khắp cơ thể. Đường tiêu hóa: Khi mầm bệnh theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, virus nhân lên trong lớp thượng bì của ống tiêu hóa làm thành mụn nước sơ phát, sau đó theo hệ thống máu và lâm ba đến khắp cơ thể. Da: Da nguyên lành không để virus đi qua, khi có vết xây xát gia súc có thể nhiễm virus. Tại những xây xát hoặc vết thương ở da, nhất là vùng vú thường xuất hiện mụn nước sơ phát trong bệnh tự nhiên; vùng da tổn thương cũng là nơi virus xâm nhập vào cơ thể. Bảng 2. 1 . Sự tồn tại của virus ngoài môi trường Môi trường xung quanh Số ngày tồn tại Nơi rác rưởi khô 14 ngày Nơi rác rưởi ẩm ướt 8 ngày Nước tiểu 39 ngày Đống phân có bề dày 30cm 6 ngày Mặt đất mùa thu mùa hè 28 ngày 3 ngày Cỏ khô ở nhiệt độ 22oC 140 ngày Nước thải chuồng trại ở nhiệt độ: 17 21ºC 413ºC 37ºC 30 đến 70ºC 21 ngày 103 ngày vài ngày 12 ngày Ánh nắng trực tiếp 1 giờ (Nguồn: Dịch bệnh LMLM Hiệp hội Hạt cốc Hoa Kỳ. 71997). k. Chất chứa virus: Nước dãi: Virus được thải ra ngoài qua nước dãi lẫn nước mụn và mảnh thượng bì của mụn bị vỡ ra trên niêm mạc lưỡi và miệng. Virus trong nước dãi tồn tại đến 2 ngày ở 37°C, 3 tuần ở 20°C, 5 tuần ở 4°C. Mụn nước: virus có nhiều nhất trong nước của mụn tiên phát dưới 5 ngày, mụn không còn virus sau khi hình thành mụn thứ phát. Hàm lượng virus cao nhất là trong nước mụn và thành mụn, 1 ml dịch mụn nước có chứa 108 TCID50 ở ngày thứ 2 3 sau khi có triệu chứng và giảm rõ rệt sau 4 5 ngày. Máu: Virus LMLM xuất hiện trong máu của động vật cảm thụ vào thời kỳ sốt, thường từ giờ thứ 18 sau nhiễm virus và có thể kéo dài 3 5 ngày. Máu chứa ít virus hơn ở mụn nước, khoảng 105 TCID50ml máu tại thời điểm cao nhất (Nguyễn Văn Hưng, 2011). Các chất thải tiết khác: virus LMLM cũng được thải ra môi trường ngoài trong các chấtdịch bài tiết như nước tiểu, phân, sữa, nước mũi, nước mắt và tinh dịch. Số lượng virus cường độc trong các chất bài tiết này thấp hơn ở nước dãi. Độc lực của virus có trong chúng cùng một lúc với độc lực của virus có trong máu, cao nhất vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau khi thú nhiễm virus và mất đi vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5, ngoại trừ ở nước tiểu. Mô, tổ chức khác như: tim, da, tuyến tuỵ, tuyến giáp, trong mật và các hạch lâm ba cũng chứa một lượng lớn virus trong suốt giai đoạn bệnh cấp tính (Nguyễn Văn Hưng, 2011). Sản phẩm động vật và phụ phẩm, chất thải: các thú sản, sản phẩm sữa, thịt, máu, xương, da, lông, móng, sừng đều chứa virus độc, rác thải của nhà bếp, nước rửa đun không kỹ cũng làm phát tán virus (Nguyễn Viết Không và cs., 2006). Virus có thể giữ nguyên hoạt tính trên lông gia súc đến 4 tuần. Chất thải, vật dụng chăn nuôi: tường, nền, máng ăn, chất lót chuồng, rơm cỏ, nước rửa chuồng, các đồ vật và dụng cụ đều có thể chứa virus và trở thành nguồn cơ giới truyền lây virus. l. Cơ chế sinh bệnh Virus LMLM phổ biến lây lan theo đường hô hấp, virus sinh sôi qua vùng hầu. Ngoài đường hô hấp ra, bệnh có thể nhiễm qua da, vết thương da và niêm mạc. Khi virus theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể hoặc qua các tổn thương ở da, trước tiên nó nhân lên trong lớp thượng bì của ống tiêu hóa hoặc của da, gây thủy thũng một số tế bào thượng bì, làm thành mụn nước sơ phát nhưng khó nhận biết vì con vật vẫn khỏe mạnh (Donalsson A. I., 2000). m. Triệu chứng bệnh tích Triệu chứng ở trâu, bò: Thể thông thường: thời gian nung bệnh từ 1 3 ngày có thể 11 ngày. Bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới, thú ủ rũ, lông dựng, da mũi khô, thú sốt cao 40410C kéo dài 3 ngày. Xuất hiện các mụn nước ở da, vành móng kẻ chân, lưỡi, vú làm thú kém ăn, nhai khó khăn. + Ở miệng: Lưỡi có mụn to ở đầu lưỡi gốc lưỡi ở hai bên lưỡi, xoang trong miệng trong má, lỗ chân răng, môi có mụn lấm tấm bằng hạt ké, hạt bắp. Sau đó mụn vỡ và tạo thành các vết loét đáy nhỏ và phủ màu xám. Nước dãi chảy nhiều như bọt xà phòng. + Ở mũi: Niêm mạc có mụn nước, đặt biệt là vành mũi có mụn loét, nước mũi lúc đầu trong sau đục dần. Ở chân, kẽ móng có mụn nước từ trước ra sau, mụn vỡ làm long móng. + Ngoài da: Xuất hiện các mụn loét ở vùng da mỏng như bụng, bẹn, vú, ở đầu núm vú… Thú giảm sản lượng sữa, sau sữa đổi thành màu vàng, vắt sữa khó gây viêm vú. Sau khi hàng loạt mụn nước vỡ dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da, thú sốt cao, suy nhược dần. Thể biến chứng: Những biến chứng xảy ra khi điều kiện vệ sinh, chăm sóc kém làm mụn vỡ dẫn đến nhiễm trùng, chân bị long móng, thối móng, thối xương làm thú què. Vú thì bị viêm tắt sữa. Các mụn khác vỡ sẽ gây nhiễm vi khuẩn kế phát, bại huyết. Bệnh lỡ mồm long móng ghép với các bệnh ký sinh trùng hay vi khuẩn khác có sẵn trong máu (tiêm mao trùng, lê dạng trùng...) có thể làm con vật mau chóng chết. Thể ác tính: Trên bê nghé ngoài triệu chứng sốt cao, thú bị tiêu chảy và chết đột ngột trước khi xuất hiện các mụn nước ở thượng bì do viêm ruột cấp tính, viêm phổi cấp hoặc viêm cơ tim cấp tính. Hình 2.4. Bò mắc bệnh LMLM a. Bò mắc bệnh LMLM chảy nhiều nước dãi b.Kẽ chân bị loét c. Mụn mủ ở lưỡi trong miệng Triệu chứng ở heo: Thời gian nung bệnh 24 ngày, có thể đến 21 ngày. Lợn mắc bệnh sốt cao liên tục 40410C, lợn chảy dãi, xuất hiện những mụn nước ở vùng quang móng chân, bàn chân, kẽ móng, các mụn này phát triển thảnh mảng lớn, vỡ ra, tạo vết loét. Lợn bị bệnh nặng có thể di chuyển bằng đầu gối. Ở lợn nái, mụn có thể mọc ở mún vú, gây đau nên lợn mẹ không cho con bú, mụn vỡ tạo vết loét có thể gây viêm vú. Lợn nái mang thai sẽ bị sảy thai. Hình 2.5. LMLM ở lợn a. LMLM ở lợn b.Sút móng ở heo n. Bệnh tích Chủ yếu ở đường tiêu hóa như miệng có các vết loét ở lưỡi, lỗ chân răng, hầu, thực quản, dạ dày, niêm mạc ruột non ruột già xuất huyết điểm, vết loét,... Ở đường hô hấp gây viêm phế quản, viêm khí quản, cuống phổi, màng phổi. Bên trong phủ tạng tim cơ tim biến chất, mềm, dễ nát, có vết xám, trắng nhạt hay vàng nhạt, bị viêm cấp, van tim bị sùi hoặc loét. Lách bị sưng đen. Ở 4 chân mụn mọc kẻ chân, sau đó vỡ, chảy nước, làm móng hở, nặng có thể long móng, rụng xương bàn chân. Khi khỏi bệnh thì ở các vết loét sẽ để lại sẹo (Nguyễn Thị Chuyên, 2020). o. Phương pháp chẩn đoán bệnh Chuẩn đoán lâm sàng Dựa vào dịch tể, triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh gia súc sốt cao, có các mụn nước và vết loét trên miệng, chân, móng vú,… bệnh tích như lưỡi trâu bò bị bong tróc biểu mô, móng bị tụt, móng bị tụt, mặt của có những vệt hoại tử xen kẽ gọi tim vằn hổ. Chẩn đoán phân biệt một số bệnh như bệnh viêm mụn có nước, bệnh mụn nước ở lợn, bệnh ngoại ban mụn nước,... Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: Lấy mẫu xét nghiệm bệnh Lở mồm long móng Mẫu bệnh phẩm biểu mô: Lấy từ 1 gram đến 2 gram biểu mô ở chỗ mụn nước mới vỡ, chưa xử lý hóa chất sát trùng hoặc sắp vỡ ở vành kẽ móng hoặc niêm mạc lợi, lưỡi. Mẫu được chứa trong lọ có dung dịch bảo quản. Trên 1 con vật có thể lấy một hoặc vài mẫu ở các vị trí khác nhau. Mẫu bệnh phẩm dịch mụn nước, nước dãi: dùng bơm kim tiêm vô trùng hút dịch mụn nước từ các mụn chưa vỡ hoặc nước dãi từ miệng các con có bệnh tích mụn nước ở lợi, lưỡi, để nguyên trong bơm kim tiêm. Mẫu bệnh phẩm huyết thanh: Thực hiện xét nghiệm kháng thể bệnh Lở mồm long móng do nhiễm tự nhiên hoặc kháng thể sau tiêm phòng. Mẫu được bảo quản và vận chuyển theo quy định tại phần Máu tim, huyết thanh, dịch não tuỷ đựng trong ống nghiệm vô trùng. Mẫu biểu mô, swab hầu họng (hoặc swab ổ nhớp) đựng trong ống nghiệm có dung dịch bảo quản. Mẫu phủ tạng để riêng từng loại trong lọ hoặc túi nilon vô trùng rồi bao gói trong hộp đựng mẫu. Sau đó sử dụng các phương pháp trung hòa virus, phản ứng ELISA, chẩn đoán bằng kĩ thuật RTPC R để chẩn đoán LMLM. 2.2.2.2. Xu thế và tình hình bệnh bệnh Lỡ Mồm Long Móng tại tỉnh Quảng Ninh a. Tình hình chăn nuôi tình Quảng Ninh Bảng 2. 2 Tình hình chăn nuôi trên điạ bàn tình Quảng Ninh HEO BÒ TRÂU DÊ Quy Mô Chăn Nuôi 265.200 con 28.600 con 36.800 12.300 Hình Thức Chăn Nuôi Trang trại và hộ gia đình nhỏ lẻ Trang trại và hộ gia đình nhỏ lẻ Trang trại và hộ gia đình nhỏ lẻ Trang trại và hộ gia đình nhỏ lẻ (Chăn nuôi tình Quảng ninh được cập nhật ngày 02102020) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 gặp nhiều khó khăn trên cả 2 lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Triển khai sản xuất trồng trọt không thuận lợi, đầu vụ Đông Xuân thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều diện tích phải gieo trồng lại; vụ Hè Thu nắng nóng gay gắt, nhiều diện tích xa nguồn nước không thể triển khai gieo trồng nên diện tích gieo trồng cả hai vụ sản xuất đều giảm; năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng đạt thấp. Sản xuất chăn nuôi ảnh hưởng nặng do dịch tả lợn châu Phi. Sản xuất lâm nghiệp tập trung phát triển mạnh gỗ nguyên liệu, các địa phương tận dụng tối đa lợi thế để phát triển diện tích rừng trồng. Sản xuất thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt đánh bắt xa bờ, nhờ chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước phát huy hiệu quả; diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng. Ước tính giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá so sánh năm 2010) năm 2019 đạt 8.800,1 tỷ đồng, tăng 3,43% so với năm 2018. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 5.523,2 tỷ đồng, giảm 0,13% so với năm trước và đạt 97,87% kế hoạch; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 741,2 tỷ đồng, tăng 9,07% so với năm trước và đạt 123,54% kế hoạch; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 2.535,7 tỷ đồng, tăng 10,32% so với năm trước và đạt 100,02% kế hoạch. (https:cucthongke.quangbinh.gov.vn3cmstinhhinhkinhtexahoinam2019tinhquangbinh.htm) b. Diễn biến của tình hình dịch LMLM ở trâu, bò, lợn của tỉnh Quảng Ninh từ tháng 12018 đến tháng 62020 Tiến hành tổng hợp tình hình dịch lở mồm long móng tại Quảng Ninh từ tháng 12018 đến tháng 62020; thấy dịch LMLM xảy ra trên đàn gia súc (trâu, bò và lợn) vào cả 3 năm nghiên cứu. Diễn biến cụ thể ở các năm có dịch tại các địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2. 3 Tình hình dịch LMLM ở trâu, bò, lợn của tỉnh Quảng Ninh từ tháng 12018 đến tháng 62020 TT Địa phương (huyện, thành phố, thị xã) Số xã có dịch LMLM Tính chung theo địa phương 2018 2019 62020 Trâu, bò Lợn Trâu, bò Lợn Trâu, bò Lợn Trâu, bò Lợn 1 H. Ba Chẽ 1 2 3 2 H. Bình Liêu 4 1 2 6 1 3 H. Cô Tô 4 H. Đầm Hà 5 TX. Đông Triều 2 2 6 H. Hải Hà 7 H. Hoành Bồ 1 1 8 H. Tiên Yên 9 H. Vân Đồn 10 TX. Quảng Yên 11 TP. Cẩm Phả 12 TP. Uông Bí 2 2 13 TP. Hạ Long 14 TP. Móng Cái Tổng số xã có dịch 0 2 5 4 4 0 9 6 Kết quả bảng trên cho thấy: dịch LMLM ở trâu, bò, lợn xảy ra từ tháng 12018 đến tháng 62020 tại 514 địa phương của tỉnh Quảng Ninh, bao gồm: huyện Ba Chẽ, huyện Bình Liêu, thị xã Đông Triều, huyện Hoành Bồ và thành phố Uông Bí. Tình hình dịch LMLM xảy ra trên các đối tượng gia súc như sau: Ở trâu, bò: dịch LMLM xảy ra ở trâu, bò tại tỉnh Quảng Ninh tập trung vào năm 2019 và nửa đầu năm 2020 tại 3 xã của huyện: Ba Chẽ và 6 xã của huyện Bình Liêu; các địa phương khác không ghi nhận trường hợp trâu, bò nào mắc bệnh LMLM trong cả 3 năm điều tra. Ở lợn: tại tỉnh Quảng Ninh, bệnh LMLM ở lợn xảy ra vào năm 2018 và 2019; trong nửa đầu năm 2020 không thấy có lợn mắc bệnh tại tất cả các huyện, thành của tỉnh. Năm 2018, bệnh LMLM ở lợn chỉ xảy ra tại 2 xã của thị xã Đông Triều; đến năm 2019, dịch LMLM lợn xảy ra tại 5 xã, phường thuộc 4 huyện thành của tỉnh Quảng Ninh là: huyện Bình Liêu (1 xã), thị xã Đông Triều (1 xã), huyện Hoành Bồ (1 xã) và thành phố Uông Bí (2 xã, phường). Tình hình mắc LMLM tại tỉnh Quảng Ninh theo năm như sau: Năm 2018: Dịch LMLM chỉ xảy ra trên đàn lợn tại thị xã Đông Triều, không ghi nhận trường hợp trâu, bò nào mắc bệnh LMLM trên phạm vi toàn tỉnh. Dịch LMLM xảy ra trên lợn nuôi tại 2 xã thuộc Đông Triều. Năm 2019: Dịch LMLM xảy ra với quy mô rộng hơn năm 2018, bệnh xuất hiện trên cả trâu, bò và lợn tại các địa phương. Dịch LMLM ở trâu, bò xảy ra tại 414 địa phương của tỉnh, bao gồm: huyện Ba Chẽ, huyện Bình Liêu, huyện Hoành Bồ và thành phố Uông Bí. Có 4 xã thuộc 2 huyện Ba Chẽ và Bình Liêu ghi nhận trâu, bò mắc bệnh LMLM; có 4 xã thuộc 3 huyện, thành thấy lợn mắc bệnh LMLM. Nửa đầu năm 2020: Dịch LMLM chỉ xảy ra tại 214 địa phương của tỉnh là huyện Ba Chẽ và huyện Bình Liêu; dịch cũng chỉ xảy ra trên đàn trâu, bò của 2 địa phương này, không ghi nhận trường hợp lợn nào mắc LMLM. Đợt dịch LMLM này xảy ra tại 4 xã thuộc 2 huyện nói trên. Tính theo địa phương (huyện, thành, thị): Trong 3 năm điều tra, có địa phương xảy ra dịch 2 năm liên tiếp, có địa phương chỉ xuất hiện dịch trong 1 năm và có nhiều địa phương có dịch xảy ra. Tại huyện Bình Liêu: dịch LMLM xảy ra nhiều nhất, quy mô rộng nhất và trên cả 3 đối tượng (trâu, bò, lợn), ghi nhận 6 xã có trâu, bò mắc LMLM và 1 xã có lợn mắc LMLM trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020. Tại huyện Ba Chẽ: dịch LMLM chỉ xảy ra ở trâu, bò trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020; ghi nhận 3 xã có trâu, bò mắc bệnh. Không có trâu, bò nào tại huyện Ba Chẽ mắc LMLM trong suốt thời gian điều tra. Tại thị xã Đông Triều: dịch LMLM chỉ xảy ra trên đàn lợn của 2 xã vào năm 2018. Không có trâu, bò nào tại địa phương mắc LMLM trong suốt thời gian điều tra. Tại huyện Hoành Bồ: dịch LMLM chỉ xảy ra trên lợn của 1 xã vào năm 2019. Không có trâu, bò nào tại huyện Hoành Bồ mắc LMLM trong suốt thời gian điều tra. Tại thành phố Uông Bí: dịch LMLM chỉ xảy ra trên đàn lợn của 2 xã vào năm 2019. Không có trâu, bò nào tại địa phương mắc LMLM trong suốt thời gian điều tra. Như vậy, diễn biến dịch LMLM tại tỉnh Quảng Ninh kéo dài liên tục trong 3 năm nghiên cứu. Đồng thời, có thể thấy dịch LMLM tại tỉnh Quảng Ninh trong năm 2019 diễn ra khá phức tạp trên cả trâu, bò, lợn với quy mô lớn và trên diện rộng. Từ tháng 1 đến tháng 32020, bệnh phát sinh khá phức tạp trên đàn trâu bò tại 32 hộ dân thuộc 4 xã của huyện Bình Liêu và huyện Ba Chẽ ghi nhận 165 trâu, bò mắc bệnh LMLM. Tuy nhiên, do thực hiện tốt các phương pháp phòng chống dịch nên khi có dịch xảy ra thì các chủ hộ chăn nuôi đã phối hợp với cơ quan chức năng khoanh vùng và dập dịch kịp thời nên đến 226 các địa phương đã công bố hết dịch. c. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do LMLM từ tháng 12018 đến tháng 62020 tại tỉnh Quảng Ninh Trâu, bò là loài vật nuôi có giá trị kinh tế, vì vậy khi dịch LMLM xảy ra ở trâu, bò đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế các hộ nông dân. Để thấy rõ hơn bức tranh về tình hình dịch LMLM ở trâu, bò tại tỉnh Quảng Ninh từ tháng 12018 đến tháng 62020, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do LMLM trong thời gian này. Kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2. 4 Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết do LMLM tại Quảng Ninh từ 12018 đến tháng 62020 Thời gian Tổng đàn trâu, bò của tỉnh (con) Số trâu, bò mắc bệnh Số trâu, bò chết và tiêu hủy n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) 2018 72.481 0 0,00 0 0,00 2019 69.700 146 0,21 2 1,37 162020 66.395 159 0,24 2 1,26 Kết quả bảng trên cho thấy: tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh; chết và tiêu hủy do LMLM tại tỉnh Quảng Ninh từ tháng 12018 đến tháng 62020 tương đối thấp. Trong đó, tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM biến động từ 0,00 0,24%; tỷ lệ trâu, bò chết và tiêu hủy do LMLM biến động từ 0,00 1,37% qua các năm điều tra. Cụ thể: Năm 2018: tổng đàn trâu, bò của tỉnh Quảng Ninh là 72.481 con, không thấy có trâu, bò nào trên địa bàn toàn tỉnh mắc bệnh, chết và tiêu hủy do LMLM, chiếm tỷ lệ 0,00%. Năm 2019: Có 146 con trâu, bò mắc bệnh LMLM trong tổng đàn 69.700 con của tỉnh, chiếm tỷ lệ 0,19%. Trong số trâu, bò mắc bệnh chỉ có 2 con chết, chiếm tỷ lệ 1,37%. Nửa đầu năm 2020: Trong tổng đàn 66.395 con trâu, bò của toàn tỉnh có 159 trâu, bò mắc bệnh LMLM, chiếm tỷ lệ 0,24%. Trong số trâu, bò mắc bệnh có 2 con chết và tiêu hủy, chiếm tỷ lệ 1,26%. d. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do LMLM tại tỉnh Quảng Ninh từ tháng 12018 đến tháng 62020 Trong các năm điều tra bệnh LMLM tại tỉnh Quảng Ninh thấy bệnh không chỉ xảy ra trên đàn trâu, bò mà còn xảy ra trên đàn lợn của tỉnh vào năm 2018 và 2019, nửa đầu năm 2020 không thấy bệnh xảy ra trên đàn lợn. Tuy nhiên, do phát hiện, khoanh vùng và phòng chống dịch kịp thời nên dịch LMLM chỉ xảy ra ở quy mô nhỏ, không gây thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi lợn của tỉnh. Kết quả tổng hợp được trình bày ở bảng sau: Bảng 2. 5 Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do LMLM tại tỉnh Quảng Ninh từ tháng 12018 đến tháng 62020 Thời gian Tổng đàn lợn của tỉnh (con) Số lợn mắc bệnh Số lợn chết và tiêu hủy n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) 2018 430.982 105 0,02 45 42,86 2019 228.841 229 0,10 207 90,39 162020 265.200 0 0,00 0 0,00 Kết quả bảng trên cho thấy, dịch LMLM chỉ xảy ra trên đàn lợn vào năm 2018 và năm 2019; đến nửa đầu năm 2020, không thấy có địa phương nào thuộc tỉnh Quảng Ninh ghi nhận lợn mắc bệnh LMLM. Cụ thể: Năm 2018: Trong tổng số 430.982 con lợn của toàn tỉnh có 105 lợn mắc bệnh LMLM (bệnh ghi nhận trên đàn lợn nuôi tại xã Nguyễn Huệ và xã An Sinh thuộc thị xã Đông Triều), chiếm tỷ lệ 0,24%. Trong số lợn mắc bệnh có 45 lợn chết và tiêu hủy (18 con chết và 27 con tiêu hủy), chiếm tỷ lệ 42,86%. Năm 2019: Có 229 lợn mắc bệnh LMLM trong tổng số 228.841 con của tỉnh Quảng Ninh, chiếm tỷ lệ 0,10%. Trong số lợn mắc bệnh chỉ có 207 con chết và tiêu hủy, chiếm tỷ lệ 90,39%. Nửa đầu năm 2020: tổng đàn lợn của tỉnh Quảng Ninh là 265.200 con. Tuy nhiên, không có lợn nào trên địa bàn toàn tỉnh mắc bệnh, chết và tiêu hủy do LMLM, chiếm tỷ lệ 0,00%. e. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM tại Quảng Ninh theo mùa Mùa trong năm là yếu tố được rất nhiều nhà dịch tễ học quan tâm, được coi là yếu tố stress khiến bệnh dịch phát sinh. Để tìm hiểu thời điểm phát dịch trong năm, chúng tôi thống kê số trâu, bò mắc bệnh LMLM trong năm sau đó phân loại theo mùa. Từ tháng 12018 đến tháng 62020 số trâu, bò mắc bệnh LMLM trong từng mùa được chúng tôi tổng hợp và thể hiện qua bảng sau: Bảng 2. 6 Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM tại Quảng Ninh theo mùa Thời gian Tổng số trâu, bò mắc bệnh trong năm (con) Số trâu, bò mắc bệnh LMLM theo mùa Xuân Hè Thu Đông n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) 2018 0 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2019 146 0 0,00 0 0,00 146 100 0 0,00 162020 159 94 59,12 0 0,00 0 0,00 65 40,88 Tính chung 305 94 30,82 0 0,00 146 47,87 65 21,31 Kết quả bảng trên cho thấy: Trong 3 năm điều tra về dịch LMLM ở trâu, bò tại tỉnh Quảng Ninh thì dịch chủ yếu xảy ra vào mùa Thu (47,87%), sau đó đến mùa Xuân (30,82%) và mùa Đông (21,31%); không thấy bệnh LMLM xảy ra vào mùa Hè trong các năm có dịch. Cụ thể: Năm 2018: dịch LMLM chỉ xảy ra trên lợn, không xảy ra trên đàn trâu, bò của tỉnh Quảng Ninh. Dịch LMLM ở trâu, bò năm 2019 chỉ xảy ra vào mùa Thu (chiếm tỷ lệ 100%), không có trâu, bò nào mắc bệnh vào các mùa còn lại trong năm. Nửa đầu năm 2020: ghi nhận khoảng thời gian cuối mùa Đông, mùa Xuân và đầu mùa Hè; không nghiên cứu được trong mùa Thu. Số liệu ghi nhận của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh cho thấy: trong 159 trâu, bò mắc bệnh trong nửa đầu năm thì có 65 con mắc bệnh vào cuối Đông (12020), chiếm tỷ lệ 40,88%; có 94 con mắc bệnh vào mùa Xuân, chiếm tỷ lệ 59,12%. Không có con trâu, bò nào mắc bệnh LMLM vào mùa Hè. f. Tỷ lệ lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy do dịch LMLM tại tỉnh Quảng Ninh theo mùa Tương tự như đối với trâu, bò; chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ lợn mắc bệnh LMLM theo mùa. Tổng hợp số liệu lợn mắc bệnh LMLM từ tháng 12018 đến tháng 62020 theo mùa và thể hiện kết quả qua bảng sau: Bảng 2. 7 Tỷ lệ lợn mắc bệnh LMLM tại Quảng Ninh theo mùa Thời gian Tổng số lợn mắc bệnh trong năm (con) Số lợn mắc bệnh LMLM theo mùa Xuân Hè Thu Đông n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) 2018 105 0 0,00 0 0,00 0 0,00 105 100 2019 229 23 10,04 0 0,00 0 0,00 206 89,96 162020 0 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tính chung 334 23 6,89 0 0 0 0 311 93,11 Kết quả bảng trên cho thấy, trong giai đoạn điều tra về dịch LMLM ở lợn tại tỉnh Quảng Ninh thì dịch chỉ xảy ra vào năm 2018 và 2019, nửa đầu năm 2020 không ghi nhận địa phương nào thuộc tỉnh Quảng Ninh có lợn mắc bệnh LMLM. Trong 2 năm có dịch thấy dịch chủ yếu xảy ra vào mùa Đông (93,11%) và một số ít xuất hiện vào mùa Xuân (6,89%); không thấy bệnh LMLM xảy ra vào mùa Hè và mùa Thu. Cụ thể: Năm 2018: dịch LMLM chỉ xảy ra trên lợn, không xảy ra trên đàn trâu, bò của tỉnh Quang Ninh. Tất cả 105 lợn mắc bệnh tại thị xã Đông Triều đều xảy ra vào mùa Đông, chiếm tỷ lệ 100%. Năm 2019: dịch LMLM ở lợn xảy ra chủ yếu vào mùa Đông (chiếm tỷ lệ 89,96%), một số ít lợn bệnh xuất hiện vào mùa Xuân (10,04%); không có lợn nào mắc bệnh vào mùa Hè và mùa Thu. Nửa đầu năm 2020: không ghi nhận trường hợp lợn mắc LMLM trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh. 2.3. Biện pháp thực hiện trong ổ dịch LMLM Báo cáo có dịch: Cán bộ thú y cơ sở, thú y hành nghề tư nhân và chủ vật nuôi phải báo cáo ngay lên Trạm thú y huyện, khi có gia súc nghi LMLM, đồng thời đề nghị chính quyền quản lý chặt con vật ốm, không mua bán chạy hoặc mổ thịt tùy tiện, nhận được báo cáo của Trạm thú y huyện Chi cục thú y phải báo cáo ngay sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và ủy ban nhân dân tỉnh để xuất các biện pháp chống dịch. Xác định bệnh, xác định phạm vi ổ dịch: Để có thể chẩn đoán chính xác và xác định được phạm vi của ổ dịch ta cần lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh. Quyết định công bố dịch : Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa ra quyết định công bố xã có dịch xuất hiện ở 1 thôn trỡ lên và có đủ điều kiện công bố dịch tại điều 17 của Pháp lệnh thú y. Cơ quan Thý y có thẩm quyền thông báo kết quả xét nghiệm đó như tên dịch bệnh LMLM, Địa điểm sảy ra dịch các huyện ở tỉnh Quảng Ninh, vùng bị uy hiếp dịch các thôn huyện lân cận ở đó, nguyên nhân do một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiễm do virus gây nên trên động vật guốc chắn như lợn, trâu, bò,… Đường lây truyền lây trực tiếp hoặc gián tiếp. Cơ quan chức năng thuộc tỉnh chụi trách nhiệm tập trung, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện khẩn trương thuực hiện các biện pháp cách ly, giám sát, khống chế, thanh toán, dập tắt dịch theo hướng dẫn. Thi hành quyết định công bố dịch như thành lập ban chống dịch. Bãi bỏ quyết định công bố dịch: Trong 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, giết mỗ bắt buộc hoặc bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch đã công bố. Đã phòng bệnh bằng vắc xin cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch đã được công bố tỷ lệ đạt 90% số động vật trong diên tiêm trong vùng có dịch và trên 80% trên số động vật trong diện trong vùng bị uy hiếp hoặc đã áp dụng biện pháp phòng bệnh trong vùng bị uy hiếp. Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong khoảng thời gian quy định tại khoản 1 điều này đối với vùng có dịch, vùng bị uy hiếp theo hướng dẫn Bộ Nông Nghiệp và Phát tiển nông thôn. Có văn bản đề nghị công hết dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương và văn bản chấp thuận công bố hết dịch gửi kèm theo biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của cơ quan chuyên nghành thú y cấp trên. 2.3.1. Vệ sinh phòng bệnh Theo thông tư số 072016TTBNNPTNT ngày 3152016 quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn Phụ lục 08: Hướng dẫn chung về vệ sinh khử trùng tiêu độc; cụ thể đối với dịch bệnh gia súc như sau: Nguyên tắc vệ sinh, khử trùng tiêu độc: + Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp. + Hóa chất sát trùng ít độc hại đối với người, vật nuôi, môi trường; phải phù hợp với đối tượng khử trùng tiêu độc; có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo dài, hoạt phổ rộng, tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh. + Trước khi phun hóa chất sát trùng phải làm sạch đối tượng khử trùng tiêu độc bằng biện pháp cơ học (quét dọn, cạo, cọ rửa). + Pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích. Loại hóa chất sát trùng: + Hóa chất sát trùng nằm trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam. + Vôi bột, vôi tôi, nước vôi, xà phòng, nước tẩy rửa. + Loại hóa chất sát trùng khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương. Tần suất thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng: + Đối với cơ sở chăn nuôi động vật tập trung: Định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi, định kỳ thực hiện tiêu độc khử trùng theo lịch của cơ sở và theo các đợt phát động của địa phương. + Hộ gia đình có chăn nuôi động vật: Định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi và thực hiện tiêu độc khử trùng theo các đợt phát động của địa phương. + Cơ sở giết mổ động vật: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca giết mổ động vật. + Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất. + Địa điểm thu gom, chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật sau mỗi phiên chợ. Nơi cách ly kiểm dịch động vật phải định kỳ thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng ít nhất 01 lần trong tuần trong thời gian nuôi cách ly động vật. + Phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi lần vận chuyển. + Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau khi hoàn thành việc xử lý, chôn lấp và theo các đợt phát động của địa phương. + Trạm, chốt kiểm dịch động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua trạm kiểm dịch. + Chốt kiểm soát ổ dịch: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng hàng ngày đối với phương tiện vận chuyển đi qua chốt trong thời gian có dịch. 2.3.2. Đôi với nguồn bệnh Khi dịch chưa phát ra, nguồn bệnh là động vật mang trùng bao gồm động vật lành bệnh mang trùng và động vật khoẻ mang trùng. Khi dịch đã phát ra trong phạm vi ổ dịch, nguồn bệnh có thêm động vật bệnh và động vật nghi lây. Động vật mang trùng, động vật nghi lây và động vật mắc bệnh Phải tìm mọi cách phát hiện bằng cách xét nghiệm VSV học, huyết thanh học, phản ứng dị ứng. Khi phát hiện những con vật có vật này cần được cách ly, không cho phơi nhiễm với động vật khoẻ. Nếu số lượng động vật mang trùng ít thì xử lý theo hướng dẫn của cơ quan thú y và pháp luật về thú y. Nếu mang trùng nhiều thì đem nuôi nhốt tập trung vào một chỗ riêng biệt Động vật bệnh trung tâm của ổ dịch vì nó là nguồn bệnh, nó báo hiệu sự có mặt của các nguồn bệnh tiềm tàng khác. Muốn dập tắt ổ dịch cần phải nhằm đối tượng chủ yếu và trước tiên là động vật bệnh, phải phát hiện sớm bằng mọi cách, nếu chưa xác định được hoặc nghi ngờ vẫn phải có biện pháp đề phòng lây lan. Nguyên tắc nếu một động vật bệnh sốt chưa rõ nguyên nhân phải được nghi là mắc bệnh truyền nhiễm. Động vật bệnh được phát hiện phải được cách ly tại chỗ, kịp thời và triệt để. Trường hợp thấy điều trị khó có kết quả hoặc tốn kém, hoặc khi con vật lành bệnh nhưng không có tác dụng kinh tế hoặc thành con mang trùng thì nên xử lý ngay. Do bệnh lây lan mạnh, chủ trương hiện nay là tiêu hủy các thú bệnh. Không giết mỗ, bán chạy gia súc mắc bệnh và gia súc nhốt chung đàn với gia súc mắc bệnh Điều trị động vật bệnh: Chữa bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực vừa có tác dụng chống vừa có tác dụng phòng vì vừa tiêu diệt mầm bệnh vừa tiêu diệt nguồn bệnh, hạn chế lây lan, hạn chế hiện tượng mang trùng và ngăn ngừa được một số bệnh mạn tính. Trong khi điều trị phải vừa tiêu diệt mầm bệnh và độc tố vừa nâng cao sức đề kháng. Bệnh LMLM chưa có thuốc đặc hiệu biện pháp. Nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho con vật bằng cách tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng như tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cho thức ăn mềm dễ tiêu hóa, bổ sung vitamin điện giải, các thuốc trợ sức trợ lực vệ sinh môi trường xung quang, luôn gữi nền chuồng khô ráo sạch sẽ,…Trị bệnh chữa triệu chứng: Chữa mụn loét thì dùng chất chua như chanh, khế, phèn chua, xanh methylen, thuốc tím1%, Acid Acetic 2 3%. Miệng thì dùng xanh methylen để đánh miệng. Chân dùng crezyl bôi chống ruồi. Vú thì dùng thuốc sát trùng vú. Dùng thuốc kháng sinh chống phụ nhiễm, thuốc hạ sốt nếu thú sốt, thuốc trợ lực, trợ sức. Bệnh không gây chết thú lớn, chỉ gây chết bê < 6 tháng tuối. 2.3.3. Đối với yếu tố truyền lây Mục đích làm cho yếu tố có khả năng truyền lây không mang mầm bệnh. Đối với yếu tố truyền lây là cơ giới ta dùng biện pháp tiêu độc thường xuyên hoặc định kỳ. Sinh vật phải tiến hành tiêu diệt, ngăn cản chúng phơi nhiễm với động vật thụ cảm. Tuỳ theo phương thức truyền bệnh mà có những biện pháp khác nhau. Bệnh truyền qua đường tiêu hoá: Giữ gìn vệ sinh thức ăn, nước uống, đồng cỏ, khu vực chăn nuôi, nguồn nước, bảo quản thức ăn tốt… Bệnh truyền qua đường hô hấp tránh làm nhiễm bẩn không khí, chuồng trại phải thoáng, sạch sẽ, có ánh sáng, tiêu độc chuồng trại thường xuyên, dụng cụ chăn nuôi,… Nói tóm lại đối với yếu tố truyền lây chúng ta phải thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh thân thể, chuồng trại, khu vực chăn nuôi, tiêu độc ngoại cảnh xung quanh động vật nuôi. Đồng thời phải tiến hành tiêu diệt dã thú, chuột, côn trùng, tiết túc và xử lý xác chết. Vệ sinh tiêu độc và khử trùng: Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, phương tiện dụng cụ chăn nuôi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DỊCH TỄ HỌC THÚ Y Tên đề tài: ĐIỀU TRA Ổ DỊCH LỠ MỒM LONG MÓNG TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Thú y Lớp: K65B2_LTTY Khoa: Nông học Đồng Nai – Năm 2021 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN MỞ ĐẦU Trong năm gần đây, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm nước ta thường xuyên lỡ mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh, tụ huyết trùng… Dịch bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn không cho người chăn ni cịn ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước Bệnh Lỡ mồm long móng gia súc bệnh truyền nhiễm nhiều lồi động vật móng guốc chẵn trâu bò, lợn, dê, cừu,… Bệnh gây thành dịch nhiều lồi động vật móng guốc chẵn chủ yếu trâu, bị lợn Bệnh có khả lây lan nhanh, phạm vi rộng, không tiếp xúc động vật khỏe với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển có mang mầm bệnh mà cịn lây lan qua đường hơ hấp Bệnh Lỡ mồm long móng virus hưỡng thương bì gây ra, có đặc điểm sốt hình thành mụn nước miệng, chân vú (Hoàng Thu Phương cs, 2014) Dịch bệnh lỡ mồm long móng có thê lây lan nhanh làm nhiều trâu, bò lợn nhiễm nặng thời gian dài Trâu bị có bệnh khả kéo cày, ảnh hưởng đến sức sản xuất vết thương móng làm gia súc lại khó Vật ni non dễ bị mắc bệnh tỷ lệ chết cao gây thiệt hại kinh tế Bệnh lỡ mồm long móng Tổ Chức Thú Y Thế Giới xếp vào danh mục bệnh phải công bố đối tất quốc gia Quảng Ninh tỉnh giáp Trung Quốc, đầu mối trung gian vận chuyển hàng hóa quốc gia Việc vận chuyển, buôn bán dộng vật sản phẩm động diễn phức tạp là nguyên nhân dẫn đến bệnh lỡ mồm long móng lây lân, hàng năm bệnh thường xuyên xuất tỉnh Quảng Ninh Từ đó, để phịng tránh lỡ mồm long móng biết dịch tể học, mức độ thiệt hại gây tỉnh Quảng Ninh nên em tiến hành làm tiểu luận với chủ đề “Điều tra ổ dịch Lỡ Mồm Long Móng tỉnh Quảng Ninh” PHẦN NỘI DUNG 2.1 Lý thuyết 2.1.1 Ổ dịch 2.1.1.1 Định nghĩa “Ổ dịch nơi có đầy đủ khâu vịng truyền lây, tức có nguồn bệnh, có yếu tố truyền lây động vật phát bệnh” Sự có mặt động vật bệnh chứng tỏ mầm bệnh thải, nhiễm vào yếu tố ngoại cảnh Pháp lệnh thú y quy định: “Ổ dịch nơi có nhiều động vật ốm, chết bệnh truyền nhiễm” Một ổ dịch gia súc thường lan rộng thành nhiều ổ dịch tiếp nối gọi trình sinh dịch, chủ yếu con bệnh, nghi lây sản phẩm gia súc bệnh, nguy hiểm nghi lây sản phẩm gia súc bệnh Quá trình sinh dịch dãy ổ dịch có liên quan với nhau, ổ dịch phát sinh từ ổ dịch khác với mối liên quan bên chúng, định điều kiện sống xã hội Có q trình dịch phát triển tương đối đơn giản, dễ thấy, có q trình dịch phát triển phức tạp hơn, khó thấy 2.1.1.2 Đặc điểm ổ dịch Các loại mần bệnh: Trong ổ dịch có mầm bệnh thường có từ loại mầm bệnh trở nên Trong có loại mầm bệnh tiên phát, loại khác mầm bệnh thứ phát Ví dụ: ổ dịch dịch tả lợn, thường thấy lợn mắc thêm bệnh phó thương hàn tụ huyết trùng hai, Loại tiên phát gây bệnh, làm suy giảm sức đề kháng động vật sở mầm bệnh khác có sẵn thể gia súc hay ngoại cảnh phát triển gây thêm bệnh, loại thứ phát Khi ổ dịch có loại mầm bệnh, cơng việc phịng trừ dịch bệnh dễ dàng so với có nhiều loại mầm bệnh 2.1.1.3 Các ký chủ (động vật mắc bệnh) - Trong ổ dịch có lồi động vật mắc bệnh, có nhiều loại động vật mắc bệnh Nếu có nhiều loại động vật mắc bệnh thơng thường có nhiều nguồn bệnh nên ổ dịch phát triển mạnh công trừ dịch khó khăn - Những động vật mắc bệnh di chuyển được, nguy hiểm di chuyển, chúng làm cho ổ dịch dễ mở rộng - Trong điều tra ổ dịch cần ý đến vấn đề để xác định đối tượng biện pháp chống dịch, đồng thời để dễ chẩn đoán bệnh 2.1.1.4 Giới hạn ổ dịch: - Phạm vi ổ dịch rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào loại bệnh, loài gia súc mắc bệnh, thời gian có bệnh, mật độ gia súc vùng điều kiện tự nhiên, xã hội vùng Khái niệm giới hạn ổ dịch khái niệm dịch tễ học, khái niệm giới hạn theo đơn vị hành đơn - Ổ dịch thường chia làm ba vùng: Vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng an toàn - Do tính chất dịch tễ học khác vùng, nên biện pháp thú y, biện pháp vệ sinh phòng chống dịch thực vùng khác nhau: Trong vùng dịch, chủ yếu giải nguồn bệnh Vùng bị dịch uy hiếp vừa phải giải nguồn bệnh có, vừa phải bảo vệ gia súc chưa nhiễm bệnh Trong vùng an toàn dịch, chủ yếu bảo vệ gia súc khoẻ mạnh - Do xác định phạm vi ổ dịch vùng ổ dịch quan trọng, định phần thành cơng cơng tác phòng chống dịch 2.1.1.5 Phân loại loại ổ dịch - Về thời gian phát sinh chia ổ dịch ổ dịch cũ: + Ổ dịch mới: Là nơi nguồn bệnh nhân lên, phát triển, số gia súc bệnh chết tăng lên, triệu chứng bệnh tích điển hình, lây lan mạnh + Ổ dịch cũ: Là nơi trước mắt khơng có nguồn bệnh dạng bệnh, mầm bệnh tồn gia súc mang trùng ngoại cảnh chưa qua đủ thời gian cần thiết để bị tiêu diệt, đe doạ nổ dịch cịn - Về trình tự phát sinh chia thành: ổ dịch tiên phát ổ dịch thứ phá + Ổ dịch tiên phát xảy trước yếu tố truyền lây làm bệnh lan rộng nơi khác tạo thành ổ dịch thứ phát + Trong trình này, với điều kiện thuận lợi bất lợi mầm bệnh tăng cường độc lực gây ổ dịch ngày nặng giảm độc làm dịch nhẹ - Về tần số xuất cường độ dịch: + Loại ổ dịch lẻ tẻ dịch vùng: Là ổ dịch xảy phạm vi hẹp cố định vùng định với số động vật mắc bệnh chết + Loại ổ dịch rộng: dịch lan nhiều vùng với số lượng lớn động vật bị bệnh chết + Loại ổ dịch lớn: dịch lây lan nhanh vùng rộng lớn kèm theo số lượng động vật ốm chết cao, gây thiệt hại lớn kinh tế 2.1.2 Phương pháp thực điều tra ổ dịch Có phương pháp nghiên cứu mơ tả chính: - Nghiên cứu tương quan - Correlation Study: Nghiên cứu hình thái bệnh quần thể - Báo cáo bệnh - Case Reports hay đợt bệnh - Case Series - Điều tra ngang - Cross – Sectional Surveys Mỗi phương pháp cung cấp thơng tin đặc tính khác quần thể động vật, không gian, thời gian nghiên cứu có ưu điểm hạn chế riêng 2.1.3 Nội dung điều tra ổ dịch 2.1.3.1 Nghiên cứu mô tả thú y - Mơ tả ca bệnh mơ hình nghiên cứu phương pháp dịch tễ học mô tả dựa kiện thu thập từ cá thể Là bệnh án chi tiết, tỉ mỉ, đầy đủ nhiều bác sỹ thú y thực gia súc bệnh Khi mơ tả địi hỏi phải khai thác đầy đủ, tỉ mỉ, đặc biệt nguyên nghi ngờ bệnh Kết phải nêu hay nhiều giả thuyết quan hệ nhân – Lưu ý mô tả ca bệnh ngồi việc mơ tả biểu chung, cần phải mơ tả biểu khơng bình thường thấy bệnh Phải trung thực mô tả tượng biểu bệnh, tránh đưa nhận xét nguyên nhân gây bệnh suy luận đánh giá qua kết điều trị tốt hay xấu Cần ý biểu giống số bệnh loài động vật: bệnh đỏ lợn (dịch tả lợn, phó thương hàn, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng lợn) bệnh tụ huyết trùng, Khí ung thán, nhiệt thán trâu bị… - Mơ tả ca bệnh hay mô tả chùm bệnh: Cũng tương tự mô tả trường hợp bệnh để áp dụng mô tả cho vài trường hợp mắc bệnh, có chung tượng sức khoẻ Mơ tả chùm bệnh có giá trị hình thành giả thuyết cao so với mơ tả trường hợp bệnh Do yêu cầu phải mơ tả chi tiết trung thực q trình biểu lâm sàng ca bệnh điều kiện định giới hạn thời gian đó, với đánh giá tiên lượng Trong phạm vi trại hay địa phương có nhiều ca bệnh xảy lúc muộn sớm Nên đọc báo cáo loại ca bệnh, đặt số câu hỏi: Quần thể hay tổng đàn khu vực khơng gian có bệnh loại nào? Các ca bệnh báo cáo có giống ca bệnh gặp thực tế không? Các ca bệnh mơ tả đầy đủ, khách quan chưa? Có thể đại diện cho nhóm, đàn, lồi gia súc chưa ? 2.1.3.2 Khảo sát chung Là nghiên cứu mô tả áp dụng cho quần thể động vật, mục tiêu khảo sát cung cấp số liệu lưu hành, tính phổ biến đặc điểm như: - Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, tuổi mắc, giống loài mắc, thời điểm, mùa vụ mắc… - Các loại bệnh tật, tác nhân gây bệnh, phương thức, tập qn chăn ni, quy trình phịng bệnh, tính chất lây lan, mức độ trầm trọng bệnh… Ta tiến hành khảo sát phương pháp trực tiếp gián tiếp: - Phương pháp khảo sát trực tiếp tiến hành hình thức vấn cá nhân, điện thoại, thư tín… - Phương pháp khảo sát gián tiếp người khác làm theo mẫu có sẵn theo câu hỏi mà người điều tra đưa ra… 2.1.3.3 Những đặc trưng cần mô tả a Động vật: Đặc trưng mô tả động vật để trả lời cho câu hỏi “Loài động vật mắc bệnh mắc nào?” Cho nên cần ý đặc trưng sau: - Tuổi: tuổi yếu tố quan trọng đặc trưng động vật Tuổi khơng có liên quan đến tần số mắc bệnh bệnh nhiễm khuẩn mà liên quan đến mức độ nặng bệnh nững động vật non không mắc bệnh khoảng thời gian định từ sinh (tuỳ lồi) có kháng thể từ mẹ truyền sang Nhưng tỷ lệ mắc bệnh tăng cao theo thời gian không áp dụng biện pháp phịng bệnh đặc hiệu Nói chung tuổi tăng tỷ lệ mắc bệnh tỷ lệ tử vong tăng nguyên nhân sau: Tăng phơi nhiễm tích luỹ, giảm miễn dịch phịng vệ thể, kiệt sức không đặc hiệu, tăng dị dạng nhiễm sắc thể, thay đổi nội tiết - Tính biệt: Có khác biệt rõ rệt nhiều bệnh tỷ lệ mắc bệnh, tử 10 Tổng Số trâu, bò mắc bệnh LMLM theo mùa số trâu, Thời gian Xn Hè Thu Đơng bị mắc bệnh n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ (con) (%) (%) (%) (con) (%) (con) (con) năm 2018 (con) 0 0,00 0,00 0,00 0,00 2019 146 0,00 0,00 100 0,00 1-6/2020 159 94 59,12 0,00 0,00 65 40,88 305 94 30,82 0,00 47,87 65 21,31 146 Tính chung 146 Kết bảng cho thấy: Trong năm điều tra dịch LMLM trâu, bò tỉnh Quảng Ninh dịch chủ yếu xảy vào mùa Thu (47,87%), sau đến mùa Xuân (30,82%) mùa Đông (21,31%); không thấy bệnh LMLM xảy vào mùa Hè năm có dịch Cụ thể: - Năm 2018: dịch LMLM xảy lợn, không xảy đàn trâu, bò tỉnh Quảng Ninh - Dịch LMLM trâu, bò năm 2019 xảy vào mùa Thu (chiếm tỷ lệ 100%), khơng có trâu, bò mắc bệnh vào mùa lại năm - Nửa đầu năm 2020: ghi nhận khoảng thời gian cuối mùa Đông, mùa Xuân đầu mùa Hè; không nghiên cứu mùa Thu Số liệu ghi nhận Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Quảng Ninh cho thấy: 159 trâu, bò mắc bệnh nửa đầu năm có 65 mắc bệnh vào cuối Đông (1/2020), chiếm tỷ lệ 29 40,88%; có 94 mắc bệnh vào mùa Xuân, chiếm tỷ lệ 59,12% Khơng có trâu, bị mắc bệnh LMLM vào mùa Hè f Tỷ lệ lợn mắc bệnh, chết tiêu hủy dịch LMLM tỉnh Quảng Ninh theo mùa Tương tự trâu, bò; tiến hành nghiên cứu tỷ lệ lợn mắc bệnh LMLM theo mùa Tổng hợp số liệu lợn mắc bệnh LMLM từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2020 theo mùa thể kết qua bảng sau: Bảng Tỷ lệ lợn mắc bệnh LMLM Quảng Ninh theo mùa Tổng Số lợn mắc bệnh LMLM theo mùa số lợn mắc Thời gian Xuân bệnh n năm (con) (con) Hè Thu Đông Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ (%) (con) (%) (%) (con) (%) (con) 2018 105 0,00 0,00 0,00 105 100 2019 229 23 10,04 0,00 0,00 206 89,96 0,00 0,00 0,00 0,00 23 6,89 311 93,11 1-6/2020 Tính 334 0 chung Kết bảng cho thấy, giai đoạn điều tra dịch LMLM lợn tỉnh Quảng Ninh dịch xảy vào năm 2018 2019, nửa đầu năm 2020 không ghi nhận địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh có lợn mắc bệnh LMLM Trong năm có dịch thấy dịch chủ yếu xảy vào mùa Đông (93,11%) số xuất vào mùa Xn (6,89%); khơng thấy bệnh LMLM xảy vào mùa Hè mùa Thu Cụ thể: 30 - Năm 2018: dịch LMLM xảy lợn, khơng xảy đàn trâu, bị tỉnh Quang Ninh Tất 105 lợn mắc bệnh thị xã Đông Triều xảy vào mùa Đông, chiếm tỷ lệ 100% - Năm 2019: dịch LMLM lợn xảy chủ yếu vào mùa Đông (chiếm tỷ lệ 89,96%), số lợn bệnh xuất vào mùa Xn (10,04%); khơng có lợn mắc bệnh vào mùa Hè mùa Thu - Nửa đầu năm 2020: không ghi nhận trường hợp lợn mắc LMLM địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh 2.3 Biện pháp thực ổ dịch LMLM - Báo cáo có dịch: Cán thú y sở, thú y hành nghề tư nhân chủ vật nuôi phải báo cáo lên Trạm thú y huyện, có gia súc nghi LMLM, đồng thời đề nghị quyền quản lý chặt vật ốm, không mua bán chạy mổ thịt tùy tiện, nhận báo cáo Trạm thú y huyện Chi cục thú y phải báo cáo sở nông nghiệp phát triển nông thôn ủy ban nhân dân tỉnh để xuất biện pháp chống dịch - Xác định bệnh, xác định phạm vi ổ dịch: Để chẩn đốn xác xác định phạm vi ổ dịch ta cần lấy mẫu, chẩn đốn, xét nghiệm bệnh - Quyết định cơng bố dịch : Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa định cơng bố xã có dịch xuất thơn trỡ lên có đủ điều kiện công bố dịch điều 17 Pháp lệnh thú y Cơ quan Thý y có thẩm quyền thơng báo kết xét nghiệm tên dịch bệnh LMLM, Địa điểm sảy dịch huyện tỉnh Quảng Ninh, vùng bị uy hiếp dịch thôn huyện lân cận đó, nguyên nhân loại bệnh truyền nhiễm nguy hiễm virus gây nên động vật guốc chắn lợn, trâu, bò,… Đường lây truyền lây trực tiếp gián tiếp Cơ quan chức thuộc tỉnh chụi trách nhiệm tập trung, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện khẩn trương thuực biện pháp cách ly, giám sát, khống chế, toán, dập tắt dịch theo hướng dẫn 31 - Thi hành định công bố dịch thành lập ban chống dịch - Bãi bỏ định công bố dịch: Trong 21 ngày kể từ ngày vật mắc bệnh cuối bị chết, bị tiêu hủy, giết mỗ bắt buộc bệnh mà khơng có vật bị mắc bệnh chết dịch cơng bố Đã phịng bệnh vắc- xin cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch công bố tỷ lệ đạt 90% số động vật diên tiêm vùng có dịch 80% số động vật diện vùng bị uy hiếp áp dụng biện pháp phòng bệnh vùng bị uy hiếp Thực tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc khoảng thời gian quy định khoản điều vùng có dịch, vùng bị uy hiếp theo hướng dẫn Bộ Nơng Nghiệp Phát tiển nơng thơn Có văn đề nghị công hết dịch quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương văn chấp thuận công bố hết dịch gửi kèm theo biên thẩm định điều kiện công bố hết dịch quan chuyên nghành thú y cấp 2.3.1 Vệ sinh phịng bệnh Theo thơng tư số 07/2016/TT-BNN-PTNT ngày 31/5/2016 quy định phòng chống dịch bệnh động vật cạn - Phụ lục 08: Hướng dẫn chung vệ sinh khử trùng tiêu độc; cụ thể dịch bệnh gia súc sau: - Nguyên tắc vệ sinh, khử trùng tiêu độc: + Người thực khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp + Hóa chất sát trùng độc hại người, vật nuôi, môi trường; phải phù hợp với đối tượng khử trùng tiêu độc; có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo dài, hoạt phổ rộng, tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh + Trước phun hóa chất sát trùng phải làm đối tượng khử trùng tiêu độc biện pháp học (quét dọn, cạo, cọ rửa) + Pha chế sử dụng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn nhà sản xuất, bảo đảm pha nồng độ, phun tỷ lệ đơn vị diện tích - Loại hóa chất sát trùng: 32 + Hóa chất sát trùng nằm Danh mục thuốc thú y phép lưu hành Việt Nam + Vôi bột, vơi tơi, nước vơi, xà phịng, nước tẩy rửa + Loại hóa chất sát trùng khác theo hướng dẫn quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương - Tần suất thực vệ sinh, tiêu độc khử trùng: + Đối với sở chăn nuôi động vật tập trung: Định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi, định tiêu độc khử trùng theo lịch sở theo đợt phát động địa phương + Hộ gia đình có chăn ni động vật: Định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi thực tiêu độc khử trùng theo đợt phát động địa phương + Cơ sở giết mổ động vật: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau ca giết mổ động vật + Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau ca sản xuất + Địa điểm thu gom, chợ buôn bán động vật sống sản phẩm động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật sau phiên chợ Nơi cách ly kiểm dịch động vật phải định vệ sinh tiêu độc khử trùng 01 lần tuần thời gian nuôi cách ly động vật + Phương tiện vận chuyển động vật sản phẩm động vật: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau lần vận chuyển + Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau hoàn thành việc xử lý, chôn lấp theo đợt phát động địa phương + Trạm, chốt kiểm dịch động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng phương 33 tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua trạm kiểm dịch + Chốt kiểm soát ổ dịch: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng hàng ngày phương tiện vận chuyển qua chốt thời gian có dịch 2.3.2 Đôi với nguồn bệnh Khi dịch chưa phát ra, nguồn bệnh động vật mang trùng bao gồm động vật lành bệnh mang trùng động vật khoẻ mang trùng Khi dịch phát phạm vi ổ dịch, nguồn bệnh có thêm động vật bệnh động vật nghi lây - Động vật mang trùng, động vật nghi lây động vật mắc bệnh Phải tìm cách phát cách xét nghiệm VSV học, huyết học, phản ứng dị ứng Khi phát vật có vật cần cách ly, không cho phơi nhiễm với động vật khoẻ Nếu số lượng động vật mang trùng xử lý theo hướng dẫn quan thú y pháp luật thú y Nếu mang trùng nhiều đem ni nhốt Hình 2.6 Sơ đồ phịng chống bệnh LMLM tập trung vào chỗ riêng biệt - Động vật bệnh trung tâm ổ dịch nguồn bệnh, báo hiệu có mặt nguồn bệnh tiềm tàng khác Muốn dập tắt ổ dịch cần phải nhằm đối tượng chủ yếu trước tiên động vật bệnh, phải phát sớm cách, chưa xác định nghi ngờ phải có biện pháp đề phòng lây lan Nguyên tắc động vật bệnh sốt chưa rõ nguyên nhân phải nghi mắc bệnh truyền nhiễm Động vật bệnh phát phải cách ly 34 chỗ, kịp thời triệt để Trường hợp thấy điều trị khó có kết tốn kém, vật lành bệnh khơng có tác dụng kinh tế thành mang trùng nên xử lý Do bệnh lây lan mạnh, chủ trương tiêu hủy thú bệnh Không giết mỗ, bán chạy gia súc mắc bệnh gia súc nhốt chung đàn với gia súc mắc bệnh Điều trị động vật bệnh: Chữa bệnh truyền nhiễm biện pháp tích cực vừa có tác dụng chống vừa có tác dụng phịng vừa tiêu diệt mầm bệnh vừa tiêu diệt nguồn bệnh, hạn chế lây lan, hạn chế tượng mang trùng ngăn ngừa số bệnh mạn tính Trong điều trị phải vừa tiêu diệt mầm bệnh độc tố vừa nâng cao sức đề kháng Bệnh LMLM chưa có thuốc đặc hiệu biện pháp Nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho vật cách tăng cường cơng tác chăm sóc ni dưỡng tăng cường chăm sóc ni dưỡng, cho thức ăn mềm dễ tiêu hóa, bổ sung vitamin điện giải, thuốc trợ sức trợ lực vệ sinh môi trường xung quang, gữi chuồng khô sẽ,…Trị bệnh chữa triệu chứng: Chữa mụn loét dùng chất chua chanh, khế, phèn chua, xanh methylen, thuốc tím1%, Acid Acetic 2- 3% Miệng dùng xanh methylen để đánh miệng Chân dùng crezyl bơi chống ruồi Vú dùng thuốc sát trùng vú Dùng thuốc kháng sinh chống phụ nhiễm, thuốc hạ sốt thú sốt, thuốc trợ lực, trợ sức Bệnh không gây chết thú lớn, gây chết bê < tháng tuối 2.3.3 Đối với yếu tố truyền lây Mục đích làm cho yếu tố có khả truyền lây không mang mầm bệnh Đối với yếu tố truyền lây giới ta dùng biện pháp tiêu độc thường xuyên định kỳ Sinh vật phải tiến hành tiêu diệt, ngăn cản chúng phơi nhiễm với động vật thụ cảm Tuỳ theo phương thức truyền bệnh mà có biện pháp khác - Bệnh truyền qua đường tiêu hố: Giữ gìn vệ sinh thức ăn, nước uống, đồng cỏ, khu vực chăn nuôi, nguồn nước, bảo quản thức ăn tốt… Bệnh truyền qua đường 35 hô hấp tránh làm nhiễm bẩn khơng khí, chuồng trại phải thống, sẽ, có ánh sáng, tiêu độc chuồng trại thường xun, dụng cụ chăn ni,… Nói tóm lại yếu tố truyền lây phải thường xuyên thực biện pháp vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh thân thể, chuồng trại, khu vực chăn nuôi, tiêu độc ngoại cảnh xung quanh động vật nuôi Đồng thời phải tiến hành tiêu diệt dã thú, chuột, côn trùng, tiết túc xử lý xác chết Vệ sinh tiêu độc khử trùng: Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, phương tiện dụng cụ chăn nuôi dụng cụ khác trực tiếp gián tiếp làm lây lan bệnh cho động vật gián tiếp gây ô nhiễm cho sản phẩm động vật Thông thường có phương pháp tiêu độc sau: Tiêu độc giới gồm quét dọn, thu gom chất thải nơi vật nuôi nhốt gia súc bị bệnh để đốt rửa chuồng, dụng cụ chăn nuôi nước xà phịng,… Tiêu độc hố học: sủ dụng số hóa chất Benkocid 2%, formol 2%, crezin 5%, nước vơi vơi bột số hóa chất khử trùng khác Tiêu độc vật lý:, dùng tia cực tím, tia tử ngoại… Xử lý xác chết: Phải có biện pháp xử lý thích đáng ngăn chăn dịch lây lan Xác động vật chết bệnh truyền nhiễm phải đem chôn, đốt nơi xa khu dân cư, xa nguồn nước, bãi chăn Không giết mỗ, bán chạy gia súc mắc bệnh gia súc nhốt chung dẫn với gia súc mắc bệnh 2.3.4 Đối với động vật thụ cảm Tăng cường sức đề kháng: giải tốt khâu vệ sinh, thức ăn, nước uống dùng chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, chăm sóc, ni dưỡng, hợp lý,… Chọn lọc tạo giống có sức đề kháng: Chọn giống động vật ni có xuất cao sức chống chịu với bệnh tốt giống đưa vào chăn nuôi khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, tiêm phịng LMLM, trước nhập đàn phải nuôi cách ly 36 Tổ chức tiêm phịng: Cơng tác tiêm phịng phải tiến hành theo kế hoạch dài hạn, nhằm hạn chế tiến tới toán số bệnh truyền nhiễm Khi lập kế hoạch tiêm phòng cần dựa vào tình hình dịch điều tra qua nhiều năm khả phát triển đàn gia súc, kế hoạch cần nêu lên được: Các vùng cần tiêm phòng gồm: ổ dịch cũ, vùng biên giới, nơi tập trung động vật nuôi, vùng bị dịch đe doạ, trại chăn ni tập trung Lịch tiêm phịng vào mùa phát bệnh, độ dài miễn dịch vacxin, thời gian sử dụng gia súc thời vụ có biến động nhiều đàn gia súc Các đợt tiêm phòng phải thực nhanh gọn, làm xong thời gian ngắn Phải đạt tỷ lệ tiêm phòng cao đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Loại vaccin: Từ năm 1920, người ta bắt đầu nghiên cứu chế virus vô hoạt Ở thời gian này, thí nghiệm thực cách đun sơi sữa bò bị bệnh, làm độc lực virus oC vài tháng, sấy khô virus nhiệt để làm vaccine Năm 1926, Vallée Carré nghiên cứu tác động Formol virus từ biểu bì bị cảm nhiễm, xử lý tạo thành vaccine Formol cơng nhận có hiệu Một số loại vaccine sử dụng giới: Hiện nay, có nhiều loại vaccine sử dụng giới công ty Merial (Pháp), Intervet (Hà Lan) Pfizer (Mỹ) theo nguyên lý công nghệ Nuôi virus LMLM tế bào BHK (Baby Hamster Kidney) hệ thống dịch treo làm vô hoạt virus Binary Ethyleneimine (BEI), cô đặc làm kháng nguyên virus trước tổ hợp với hai chất bổ trợ miễn dịch nhũ dầu kép keo phèn kết hợp với saponin Ở nước có đàn gia súc tiêm phịng vaccine đầy đủ bệnh LMLM khó xảy phần lớn nước OIE công nhận nước an tồn dịch có sử dụng vaccine 37 Ở Việt Nam, giải pháp sử dụng vaccine xem tối ưu việc phòng chống bệnh LMLM Việc tiêm phòng vaccine nhằm bao vây ổ dịch, hạn chế lây lan dịch bệnh diện rộng, góp phần bảo vệ đàn gia súc vùng đệm Tại Việt Nam sử dụng loại vaccine đơn giá đa giá nhập từ nước Merial (Pháp), Intervet (Hà Lan), vaccine nhị giá (Trung Quốc) Intervet giới thiệu Việt Nam hai loại vaccine LMLM có tên thương mại DECIVAC- FMD- ALSA (dùng cho thú nhai lại) DECIVAC- FMD- DOE (dùng chung cho lợn thú nhai lại) Merial có vaccine Aftovax Aftopor Viện Thú y Lan Châu, Trung Quốc có vaccine nhị giá Foot and Mouth Disease (type O, Asia1) Vaccine đa giá Việt Nam chứa type O, A Asia1 Từ năm 1997, Chi cục Thú y vùng VI chủ động xây dựng kế hoạch, nghiên cứu chọn giống virus LMLM để sản xuất vaccine Đến tháng 11/2018, vaccine LMLM AVAC-V6FMD Emulsion phép lưu hành Ngoài ra, đến Chi cục nghiên cứu, chọn lọc virus LMLM type O type A để sản xuất vaccine LMLM theo khuyến cáo tổ chức Thú y giới OIE theo tiêu chuẩn Việt Nam Nghĩa là, thời gian tới có đủ giống để sản xuất vaccine LMLM đơn giá type O type A vaccine LMLM nhị giá (O A) giống virus LMLM RAHO6/FMD/A-379 dòng ASIA/Sea-97 Hướng tới Cục thú y nhằm mục tiêu nhập vaccine LMLM mà tự sản xuất sử dụng vaccine nội địa để phòng bệnh cho đàn gia súc địa phương Chương trình vaccine: - Tiêm phòng lần năm, lần thứ cách lần thứ từ 5-6 tháng, lần thứ tiêm vào tháng 3-4, lần thứ tiêm vào tháng 9-10 Đối với gia súc tiêm lần đầu bắt buộc tiêm phòng mũi, mũi thứ cách mũi thứ 28 ngày 38 - Liều lượng, đường tiêm, quy trình sử dụng vacxin theo hướng dẫn Cục Thú y nhà sản xuất Hình 2.7 Vaccine phòng bệnh FMD 39 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN Qua tiểu luận với chủ đề “Điều tra ổ dịch Lỡ mồm long móng tỉnh Quảng Ninh” giúp ta có nhìn tổng qt tồn diện tình hình đặc điểm bệnh lở mồm long móng tỉnh Quãng Ninh năm điều tra (20162020), năm dịch LMLM sảy tồn đàn, năm 2019 dịch xảy quy mô lớn Dịch LMLM chủ yếu sảy vào vụ Đơng – Xn Rất ít, chí khơng sảy mùa hè Tại Quảng Ninh, dịch LMLM sảy đàn trâu, bị lợn khơng thấy loài gia súc mắc bệnh thời gian điều tra Chính vậy, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cơng tác tiêm vắc- xin phịng bệnh LMLM cho đàn gia súc nhằm tránh dịch bệnh bùng phát Ngồi phải có chương trình tập huấn cho người chăn ni nâng cao nhận thức phịng bệnh mức độ bệnh Dịch Lở mồm long móng kéo dài gây nhiều thiệt hại cho người dân chăn ni nói riêng ngành chăn ni nói chung Vậy nên thơng tin virus gây bệnh, triệu chứng, cách chuẩn đoán điều trị ứng phịng với dịch bệnh vơ cần thiết quan trọng Giúp ta nhận biết ứng phó, phịng tránh có dịch xảy xa, nhằm giảm thiệt hại tổn thất đến mức tối thiểu 3.2 KIẾN NGHỊ Là sinh viên theo học nghành thú y em cần học hỏi trau dồi thêm nhiều kiến thức chuyên nghành bên cạnh tham gia tập lý thuyết ln đơi với thực hành Từ kiến thức học áp dụng vào thực tế cách thục để sau trường khỏi bỡ ngỡ Nắm số đặc điểm bệnh lở mồm long móng Đọc tìm hiểu thêm tài liệu 40 Nghiên cứu thêm dịch tễ, đưa phác đồ điều trị hiệu mắc bệnh Khuyến cáo tiêm phòng đầy đủ ni gia cầm, đưa lịch tiêm phịng hợp lí, hiệu quả, tăng miễn dịch cho vật ni Tiếp tục nghiên cứu sâu xác định chủng virus lưu hành để tiến hành sản xuất vacxin phịng bệnh cho hiệu cao Có kế hoạch phòng chống bệnh cách chủ động Nghiên cứu thêm nhiều phương pháp chẩn đốn đánh xác đem lại hiệu cao 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO I TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Cục Thú y (2011) Chương trình Quốc Gia khống chế toán bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2011-2015 Chi cục Chăn ni Thú y tỉnh Quảng Ninh (2018), Báo cáo kết công tác năm 2018, kế hoạch công tác năm 2019 Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Quảng Ninh (2019), Báo cáo kết công tác năm 2019, kế hoạch công tác năm 2020 Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Quảng Ninh (2020), Báo cáo kết công tác Chăn nuôi Thú y nửa đầu năm 2020 Đỗ Thị Giang Vân, Nguyễn Thị Bích Ngà, Trương Thị Tính Vũ Thị Ánh Huyền (2021), Tình hình dịch Lỡ Mồm Long Móng đàn gia súc tỉnh Quảng Ninh gia đoạn 2016-2020, KHKT Chăn ni, Số 265 Hồng Thu Phương, Phan Quang Minh, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thị Thu Thủy, Phạm Văn Đồng (2014), Sổ tay phòng chống bệnh lỡ mồm long móng gia súc, Nhà xuất bản, Hồng Đức Lê Minh Chí (1996), Báo cáo tổng kết cơng tác phịng chống dịch lở mồm long móng năm 1995, Cục thú y Nông Quang Hải (2015), Nghiên cứu số đặc điểm dịch tễ virus gây bệnh lở mồm long móng đàn trâu, bị hiệu lực vaccine cơng tác phịng bệnh lở mồm long móng tỉnh Bắc Kạn, Luận văn Thạc sĩ Thú y, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Chuyên (2020), Giáo trình bệnh truyền nhiễm Thú y 2, Đồng Nai, Tr 57-60 10 Nguyễn Văn Hưng (2011), Nghiên cứu phân bố lưu hành virus lở mồm long móng vùng Duyên hải miền Trung, Luận án Tiến sỹ khoa học 42 nông nghiệp, Viện thú y Quốc gia, Hà Nội 11 Nguyễn Viết Không, Nguyễn Văn Hưng, Lê Thắng, Trương Văn Dung, Trần Thị Thanh & Trịnh Quang Đại (2006) "Phát type Asia virus LMLM lần Khánh Hịa kỹ thuật RT- PCR", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập XIII, (4), tr 97 - 98 12 Trịnh Thị Thu Hiền (2020), Giáo trình dịch tễ thú y, Phân hiệu Đại học Lâm Nghiệp 13 Trịnh Văn Thịnh, Phan Đình Đỗ (1958) Bệnh truyền nhiễm gia súc, Nhà xuất Nông thôn I, tr 117 - 179 II TÀI LIỆU DỊCH Donalsson A I (2000), “Bệnh lý học dịch tễ học bệnh lở mồm long móng” (tài liệu Lê Minh Hà dịch), Tạp chí KHKT Thú y, tập 7, tr 43 - 47 III TÀI LIỆN NƯỚC NGOÀI Grubman M J., Baxt B (2004), “Foot-and-mouth disease”, Clin Microbiol Rev 17, pp 465 - 493 Samuel A R., Knowles N J (2001), “Foot and mouth disease type O viruses exhibit genetically and geographically distinct evolutionary lineages (topotypes)”, J Gen Virol, 82, pp 609 - 621 IV MỘT SỐ TRANG WEB https://www.quangnam.gov.vn/ http://khuyennonghanoi.gov.vn https://cucthongke.quangbinh.gov.vn/3cms/tinh-hinh-kinh-te -xa-hoi- nam-2019-tinh-quang-binh.htm 43 ... tỉnh Quảng Ninh Từ đó, để phịng tránh lỡ mồm long móng biết dịch tể học, mức độ thiệt hại gây tỉnh Quảng Ninh nên em tiến hành làm tiểu luận với chủ đề ? ?Điều tra ổ dịch Lỡ Mồm Long Móng tỉnh Quảng. .. với chủ đề ? ?Điều tra ổ dịch Lỡ mồm long móng tỉnh Quảng Ninh? ?? giúp ta có nhìn tổng qt tồn diện tình hình đặc điểm bệnh lở mồm long móng tỉnh Quãng Ninh năm điều tra (20162020), năm dịch LMLM sảy... xác định phạm vi ổ dịch vùng ổ dịch quan trọng, định phần thành cơng cơng tác phịng chống dịch 2.1.1.5 Phân loại loại ổ dịch - Về thời gian phát sinh chia ổ dịch ổ dịch cũ: + Ổ dịch mới: Là nơi

Ngày đăng: 29/09/2021, 20:53

Mục lục

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    2.1.1.2. Đặc điểm của các ổ dịch

    2.1.1.3. Các ký chủ (động vật mắc bệnh)

    2.1.1.4. Giới hạn của ổ dịch:

    2.1.1.5. Phân loại loại ổ dịch

    2.1.2. Phương pháp thực hiện điều tra ổ dịch

    2.1.3. Nội dung điều tra trong ổ dịch

    2.1.3.1. Nghiên cứu mô tả trong thú y

    2.1.3.3. Những đặc trưng cần mô tả

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan