Phân tích chính sách ngoại thương của ấn độ

6 632 3
Phân tích chính sách ngoại thương của ấn độ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lớp : Kinh tế phát triển K19 Kinh tế và các tổ chức thương mại quốc tế Tên : Nguyễn Huy Quang Tiểu luận môn học 1 Đề tài : Phân tích chính sách ngoại thương của Ấn Độ Tính đến năm 2007, nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 3 thế giới nếu tính GDP theo phương pháp ngang bằng sức mua (PPP) và thứ 10 thế giới nếu tính GDP theo tỉ giá với đồng USD. Ấn Độ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP 9% trong năm tài khoá 2006-2007. Tuy nhiên với một lượng dân so khổng lồ, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ lại thuộc vào những nước có thu nhập trung bình thấp, 4000 USD/người. Lịch sử phát triển kinh tế Ấn Độ. Lịch sử phát triển Ấn Độ đã phần nào ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia này. Trong thời kì thuộc địa, Ấn Độ là một trong những nước nông nghiệp, phát triển trì trệ và được xem như là nước nghèo nhất thế giới, chính sách bóc lột thuộc địa đã làm nền kinh tế Ấn Độ trở nên kiệt quệ. Ở thời kỳ sau độc lập, sau năm 1947, do vẫn ảnh hưởng của chính sách cai trị thời thực dân, Ấn Độ vẫn theo chủ nghĩa bảo hộ, nhấn mạnh chính sách thay thế nhập khẩu và công nghiệp hoá. Sự can thiệp của chính phủ vào các thị trường lao động, thị trường tài chính là rất lớn. Chính phủ thực hiện chế độ kế hoạch hoá tập trung và tự tay điều tiết nền kinh tế. Họ cho rằng với chính sách giám sát kinh tế, họ sẽ có thể thu lại được nguồn lợi lớn vì có thể kết hợp của khu vực tư lẫn khu vực công. Chính sách tập trung vào các ngành công nghiệp nặng thâm dụng vốn và công nghệ, đồng thời tập trung trợ cấp cho ngành dệt bông, những ngành thâm dụng lao động kỹ thuật thấp và thủ công. Một số nhà kinh tế thời đó cho rằng, chính sách này chỉ gây lãng phí vốn và lao động, làm chậm sự phát triển của các ngành chế tạo nhỏ. Về mặt ngoại thương, chính phủ đánh thuế rất cao vào các mặt hàng nhập khẩu, lên đến 200%, số lượng hàng nhập khẩu bị giới hạn, đầu tư nước ngoài được quy định rất nghiêm ngặt. Kết quả là tốc độ tăng trưởng bình quân của Ấn Độ từ 1947 đến 1980 rất thấp, đặc biệt khi so với “các con hổ Đông Á”. Thêm vào đó, để đẩy mạnh công nghiệp hoá, Ấn Độ đã phải nhập khẩu máy móc thiết bị thâm dụng vốn lớn, điều này dẫn đến cán cân thanh toán bị ảnh hưởng nghiêm trọng, năm 1990, thâm hụt cán cân thương mại của Ấn Độ lên tới 106,440 tỷ rupee. Phản ứng trước sự trì trệ của nền kinh tế, thâm dụng cán cân thương mại nghiệm trọng, chính sách tự do hoá kinh tế đã được áp dụng vào năm 1991, chấm dứt sự độc quyền của khu vực công. Chìa khoá quan trọng của chính sách là tiếp cận nhanh chóng với vốn đầu tư nước ngoài và kỹ thuật công nghệ. Một số chính sách được áp dụng như : cho phép những doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong 7 khu vực sản xuất, cải cách, rút ngắn thời gian cũng như thủ tục đối với đầu tư nước ngoài, cấp phép trong vòng 2 tuần đối với đầu tư nước ngoài trên 51%, các thương hiệu nước ngoài được sử dụng trong lãnh thổ quốc gia, đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể thực hiện thông qua thị trường vốn, tỷ giá được thả nổi theo thị trường, trao đổi ngoại tệ được cho phép trong nhiều hoạt động khác nhau, tăng cường đầu tư ra nước ngoài . Lớp : Kinh tế phát triển K19 Kinh tế và các tổ chức thương mại quốc tế Tên : Nguyễn Huy Quang Tiểu luận môn học 2 Chính sách mới này đã đem lại sự thay đổi đáng kể trong nền kinh tế của Ấn Độ, tính đến năm 1994, Ấn Độ là nước có đầu tư nước ngoài lớn nhất trong thế giới thứ ba, phân tán trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự trữ ngoại tệ của chính phủ cũng đạt tới 20,8tỷ USD, 7200 đề nghị hợp tác nước ngoài được phê duyệt. Năm Xuất khẩu tỉ lệ tăng xuất khẩu Nhập khẩu tỉ lệ tăng nhập khẩu Cán cân thương mại 1990 - 1991 325,530 17,6 431,930 22 -106,440 1991 - 1992 440,420 35,3 478,510 10,7 -38,090 1992 - 1993 533,510 21,1 629,230 31,5 -95,720 1993 - 1994 695,420 30,3 728,060 15,7 -32,590 1994 - 1995 823,380 18,4 887,050 21,8 -6,210 Đơn vị : tỷ Rupee và phần trăm đối với tỉ lệ tăng trưởng. Với chính sách phát triển nền kinh tế một cách tự do hoá, định hướng xuất khẩu, nền kinh tế Ấn Độ đã nhanh chóng trở thành một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất trong các nước đang phát triển. Tính đến năm 2007, Ấn Độ thu hút hơn 100 tỷ USD đầu tư nước ngoài, lợi nhuận doanh nghiệp tăng 20%, thị trường chứng khoán lên điểm 50%, các công ty trong nước thực hiện những vụ mua lại đầy tham vọng trên thị trương quốc tế, đầu tư ra nước ngoài tăng cao, ngoài ra Ấn Độ còn là nguồn lực cho toàn cầu bằng việc cung cấp những sản phẩm của Lớp : Kinh tế phát triển K19 Kinh tế và các tổ chức thương mại quốc tế Tên : Nguyễn Huy Quang Tiểu luận môn học 3 ngành công nghệ cao, thâm dụng chất xám và các phần mềm máy tính. Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ trong những năm gần đây lại càng khẳng định thêm điều đó, 6,7% năm 2008 – 2009, 7,4 % năm 2009 – 2010, dự tính trong năm tài khoá 2010 – 2011 , tốc độ tăng trưởng GDP gần 9%, hiện tại Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á. Các mục tiêu tăng gấp đôi thị phần thương mại trên thị trường thế giới, tạo thêm nhiều việc làm được đề cập trong chính sách ngoại thương giai đoạn 2004 - 2009 đã đạt được, cụ thể là: Tăng gấp đôi phần chia của Ấn Độ trong tổng giá trị thương mại hàng hoá toàn cầu: từ 63 tỷ USD (0,83% toàn cầu) tài khoá 2003-04 lên 168 tỷ USD tài khoá 2008-09 (1,45%), khoảng 14 triệu việc làm đã được trực tiếp hay gián tiếp tạo ra trên cơ sở xuất khẩu nhảy vọt trong 5 năm qua. Cơ cấu xuất nhập khẩu Cơ cấu nhập khẩu : Kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định và quá trình công nghiệp hoá nói chung làm tăng kim ngạch nhập khẩu ( cả giá trị tuyết đối lẫn lẫn tỉ trọng trong nhập khẩu) của các hàng hoá sơ cấp và cả tư liệu sản xuất và sản phẩm đầu vào trung gian trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Tuy nhiên khác với Hàn Quốc trước đây khi nước này đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh chóng để đuổi kịp các nước phát triển, trong những năm gần đây , tỷ lệ máy móc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ đã giảm bởi vì tỷ trọng công nghiệp trong ngành kinh tế còn thấp, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là dầu thô, chiếm gần 50% tỉ trọng kim ngạch hàng nhập khẩu, 80 tỉ USD. Cơ cấu xuất khẩu : Tăng trưởng kéo dài là đặc điểm chung của mọi giai đoạn công nghiệp hoá của Châu Á, điều này không thể có được nếu không có sự dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu . Tích luỹ tư bản, vật chất và con người đã làm tăng năng suất lao động và do đó dẫn tới mức lương cao hơn. Do sự thay đổi về lợi thế so sánh, các nước trong quá trình công nghiệp hoá cần phải cải thiện cơ cấu xuất khẩu của mình theo hướng chuyển sang những hàng hoá có khả năng tăng năng suất tương đối cao hơn để đạt được sự tăng trưởng ổn định.Trong bối cảnh này, các công ty trong nước cần tham gia vào các thị trường xuất khẩu trong các ngành có tiềm năng thị trường và năng suất cao, và sử dụng nguồn thu từ xuất khẩu để nhập khẩu tư liệu sản xuất, hàng hoá trung gian và hàng hóa sơ cấp cần thiết cho mục đích tăng năng suất và công nghiệp hoá. Mặc dù tiềm năng thị trường và năng suất giữa các mặt hàng không giống nhau, nhìn chung các sản phẩm chế tác, nhất là loại sử dụng nhiều kỹ năng, có tiềm năng cao hơn những sản phẩm khác. Đódo trong dài hạn, các khu vực sản xuất sơ cấp phải đối mặt với những hạn chế đối với khả năng tăng năng suất, và các mặt hàng chế tác xuất khẩu sử dụng nhiều lao động ở các nước đang phát triển có nguy cơ thừa cung. Việc tỷ trọng hàng chế tác trong cơ cấu xuất khẩu của các nước đang công nghiệp hoá mạnh mẽ hiện nay tăng lên là một xu hướng chung. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn chưa có sự bùng nổ về xuất khẩu hàng chế tác, không có sự cải thiện mạnh mẽ trong cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu của Ấn Độ ít có những thay đổi, tỷ trọng của hàng hoá sơ cấp giảm và tỷ trọng của hàng dệt và may mặc tăng nhưng mức thay đổi không lớn. Bốn loại sản phẩm sử dụng nhiều lao động và tài nguyên là thực phẩm, hàng chế tác khoáng sản phi Lớp : Kinh tế phát triển K19 Kinh tế và các tổ chức thương mại quốc tế Tên : Nguyễn Huy Quang Tiểu luận môn học 4 kim loại (như đá quý, trang sức), hàng dệt và may mặc tiếp tục chiếm khoảng một nửa giá trị xuất khẩu hàng hoá của Ấn Độ Các chiến lược trong phát triển chính sách ngoại thương - Giảm vai trò điều khiển nền kinh tế của chính phủ, tạo ra một môi trường tin cậy và minh bạch, phát triển tinh thần doanh nhân, công nghiệp hóa đi đôi với phát triển thương mại. - Đơn giản hoá các thủ tục hành chính và pháp lý nhằm giảm bớt chi phí giao dịch. - Đơn giản hoá thuế đành vào nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất để xuất khẩu. - Phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng Ấn Độ trở thành một nhà xưởng của thế giới về sản xuất chế tạo, một trung tâm thương mại, dịch vụ tầm cỡ thế giới. - Tạo ra nhiều việc làm đặc biệt là các khu vực bán thành thị và nông thôn, đồng thời phát triển những chương trình để phát triển từng khu vực. - Phát triển kỹ thuật công nghệ, nâng cấp hạ tầng viễn thông cho tất cả các khu vực trong nền kinh tế nhằm tăng thêm giá trị gia tăng, năng suất, và những tiêu chuẩn quốc tế. - Cắt giảm thuế quan nhưng vẫn đảm bảo thị trường nội địa ổn định. - Tham gia các hiệp định tự do, ưu đãi thương mại để phát triển xuất khẩu - Toà Đại sứ Ấn Độ ở nước ngoài cũng đóng vai trò như một trung tâm xúc tiến thương mại. Các cam kết, hiệp định thương mại Ấn Độ đã ký trong quá trình thúc đẩy tự do hoá nền kinh tế - Hiệp định về khu vực tự do thương mại Nam Á (SAFTA). Hiệp định được ký với tất cả các thành viên của Hiệp hội Nam Á vì sự hợp tác khu vực SAARC, tại Islamabad vào Lớp : Kinh tế phát triển K19 Kinh tế và các tổ chức thương mại quốc tế Tên : Nguyễn Huy Quang Tiểu luận môn học 5 tháng 6/2004, chính thức có hiệu lực 1/1/2006. Thành viên bao gồm Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka. Mục tiêu của SAARC là xác định và gia tăng thương mại, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên về các vấn đề :Xoá bỏ rào cản thương mại, hỗ trợ quá trình trao đổi hàng hoá tại biên giới các nước thành viên, khuyến khích cạnh tranh công bằng trong khu vực tự do thương mại và đảm bảo lợi ích cho các nước thành viên, hình thành các phương pháp để thực hiện hiệp định, quản lý các doanh nghiệp và giải quyết các tranh chấp, tạo thêm những khuôn khổ hợp tác khác để phát triển và nâng cao lợi ích chung của hiệp định này. - Hiệp định thương mại ưu đãi giữa Ấn Độ và MERCOSUR. MERCOSUR là một hiệp định thương mại tự do được thành lập năm 1991, các thành viên chủ yếu thuộc Châu Mỹ la tinh. Đây là một khối mậu dịch mở, các thành viên có thể quan hệ thương mại với các nước ngoài khu vực. Khuôn khổ hợp tác giữa Ấn Độ và MERCOSUR được ký vào tháng 6/2003. Mục tiêu của hiệp định này nhằm tạo từng bước cắt giảm thuế quan giữa các nước và sau đó tiến hành đàm phán cho một khu vực mậu dịch tự do giữa hai bên theo những nguyên tắc của WTO. - Hiệp định thương mại Châu Á Thái Bình Dương APTA, mà tiền thân là hiệp định Băng Cốc, được ký kết tháng 7/1975. Đây được xem như là một đề nghị của Uỷ ban kinh tế của Liên hiệp quốc và Uỷ ban xã hội Châu Á Thái Bình Dương. Nó nhấn mạnh rằng các vấn đề có thể giải quyết thành công thông qua hợp tác khu vực. - Sáng kiến hợp kỹ thuật công nghệ và kinh tế đa ngành của các nước thuộc vịnh Bengal BIMSTEC. BIMSTEC bao gồm 5 nước thuộc SAARC, Bangladesh, Ấn Độ, Bhutan, Nepan, Sri Lanka và 2 nước thuộc ASEAN, Thái Lan và Myanma vào tháng 6/1997. Nó dường như là liên kết hợp tác giữa hai khu vực. Mục tiêu của hiệp định là: Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng của các nước thành viên và khu vực, đẩy nhanh tiến trình phát triển xã hội trong khu vực, tăng cường hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề quan tâm chung, về đào tạo và nghiên cứu, bổ sung kế hoạch phát triển cho các thành viên… - Hiệp ước mở cửa thị trường của Ấn Độ với 3 nước thành viên ASEAN, Thái Lan, Malaisia và Singapore và Hàn Quốc được ký vào tháng 12/2009 nhằm mục đích cắt giảm thuế quan khi xuất khẩu một số mặt hàng tới Ấn Độ. Chiến lược phát triển giai đoạn 2009 – 2014 Trước tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008, Ấn Độ đã điều chỉnh chính sách ngoại thương cho phù hợp với tình hình hiện tại. Trước mắt, mục tiêu ngắn hạn của Ấn Độ sẽ là nắm bắt để đảo ngược xu hướng giảm xuất khẩu và hỗ trợ đặc biệt cho các nhóm ngành đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của suy thoái. Các mục tiêu Chính phủ đặt ra là : Tăng trưởng xuất khẩu 15%/năm với giá trị xuất khẩu đạt 200 tỷ USD vào năm 2011. Trong 3 năm tiếp theo của Kế hoạch 5 năm đến 2014, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu sẽ là 25%/ năm và vào năm 2014 sẽ tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu thương mại và dịch vụ. Về dài hạn, mục tiêu của Chính phủ là tăng gấp đôi phần chia của Ấn Độ trong thương mại toàn cầu (lên khoảng 3%) vào năm 2020. Lớp : Kinh tế phát triển K19 Kinh tế và các tổ chức thương mại quốc tế Tên : Nguyễn Huy Quang Tiểu luận môn học 6 Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ Ấn Độ sẽ tiến hành các biện pháp mang tính chính sách bao gồm hỗ trợ, kích thích về mặt tài chính, đổi mới thể chế, giảm thiểu thủ tục hành chính, đẩy mạnh các biện pháp tiếp cận thị trường và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, cải thiện cơ sở hạ tầng cho xuất khẩu, giảm chi phí thương vụ, hoàn thuế gián tiếp,… Ngoài ra, để khắc phục tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng trong các lĩnh vực như dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ…, việc tạo lập môi trường chính sách ngoại thương ổn định là hết sức cấp thiết. Chính phủ đã quyết định giảm thuế thu nhập thêm 1 năm (đến 31/3/2011) cho ngành công nghệ thông tin và tất cả các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và công tác quảng bá xuất khẩu được đẩy mạnh thông qua Chương trình hợp tác bảo hiểm tín dụng xuất khẩu - ECGC sẽ tiếp tục đến 31/3/2010. Bên cạnh đó, khuyến khích gia tăng giá trị đối với hàng xuất khẩu, đặt điều kiện tối thiểu 15% giá trị gia tăng đối với đầu vào nhập khẩu dưới chương trình cấp phép nhập khẩu. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để đối phó với sự sụt giảm nhu cầu tại các thị trường truyền thống (EU chiếm khoảng 36%, Mỹ 18%, Nhật 16% trên tổng giá trị XK của Ấn Độ tài khóa 2008-2009) cũng được Chính phủ lưu ý. Tìm kiếm các phương án khắc phục những điểm yếu cố hữu như rủi ro tín dụng, chi phí thương mại cao tại các thị trường mới nổi như Châu Phi, Mỹ La tinh, Châu Đại dương và các nước CIS (thuộc Liên Xô cũ) qua các công cụ chính sách thích hợp. Nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm và thị trường thông qua việc hợp lý hóa các chương trình kích thích hỗ trợ thương mại như Kế hoạch hỗ trợ phát triển thị trường, Kế hoạch khởi động tiếp cận thị trường. Để có thể hỗ trợ, bảo vệ nền công nghiệp và các nhà xuất khẩu của Ấn Độ, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua các công cụ phòng vệ thương mại theo khuôn khổ WTO, Chính phủ đã thành lập một cơ quan chuyên xử lý, đề xuất các biện pháp khắc phục thương mại chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề bất bình đẳng trong thương mại giữa các nước với Ấn Độ. Kết luận Ấn Độ đạt được những bước tăng trưởng thần tốc trên, theo giáo sư Arvind Panagariya Đại học Colombia, yếu tố đầu tiên là Ấn Độ đã đẩy mạnh thực hiện chính sách mở cửa đối với các hoạt động thương mại. Hoạt động trao đổi hàng hoá phi nông nghiệp và dịch vụ, sự chuyển dịch các dòng vốn đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra tự do hơn. Chính phủ cũng đã dở bỏ đáng kể những hạn chế đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty trong nước. Rõ ràng chính sách ngoại thương hay Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, bằng các chính sách của mình Chính phủ có thể vực dậy một nước nghèo nhất Thế giới có những bước phát triển thần tốc. Có rất nhiều nước đi theo con đường mở cửa tự do hoá thương mại như Ấn Độ nhưng vẫn không có bước phát triển giống như vậy, một phần nguyên nhân là thể chế bên trong của nền kinh tế không thay đổi theo kịp với tốc độ phát triển của kinh tế, chính điều này sẽ kìm hãm sự phát triển. Một chính sách ngoại thương đúng đắn phải bao gồm cả sự thay đổi thể chế bên trong lẫn chiến lược phát triển bên ngoài.

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan