PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (VIETNAM EXIMBANK)

27 1.1K 20
PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (VIETNAM EXIMBANK)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Đề tài môn học Quản Trị Ngân Hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (VIETNAM EXIMBANK) TP. Hồ Chí Minh - Tháng 05 Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Đề tài môn học Quản Trị Ngân Hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (VIETNAM EXIMBANK) GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG TH: NHÓM 4 LỚP: TCDN – ĐÊM 3 – K20 TP.Hồ Chí Minh - Tháng 05 Năm 2012 DANH SÁCH HỌC VIÊN NHÓM 04 K20 TCDN-ĐÊM 3 STT Họ và tên Ngày sinh Chữ ký 1 Lê Thị Thu Bình 30/06/1987 2 Võ Thị Ngọc Hằng 31/01/1988 3 Đào Thúy Hải 09/05/1979 4 Lương Chí Thành 24/12/1985 5 Nguyễn Thị Phương Thảo 25/05/1981 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ EXIMBANK 5 1.1 Thông tin chung . 5 1.2 Các dịch vụ cung cấp . 5 1.3 Một số thành tựu đạt được . 6 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VIETNAM EXIMBANK 2008 – 2011 8 2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán 8 2.1.1 Phân tích tình hình tài sản . 8 2.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn . 11 2.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 13 2.2.1 Thu nhập lãi thuần: . 14 2.2.2 Thu nhập và chi phí ngoài lãi: . 14 2.2.3 Lợi nhuận sau thuế: . 15 2.2.4 Cơ cấu thu nhập - chi phí: . 16 2.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 17 2.4 Phân tích hiệu quả hoạt động và quản trị rủi ro . 20 2.4.1 Phân tích hiệu quả hoạt động . 20 2.4.2 Phân tích quản trị vốn . 22 2.4.3 Phân tích hoạt động tín dụng . 23 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN . 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ EXIMBANK 1.1 Thông tin chung Eximbank (EIB) được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam EIB. Đến nay vốn điều lệ của EIB đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. EIB hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2010, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 183 Chi nhánh, phòng giao dịch và đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. 1.2 Các dịch vụ cung cấp Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ EIB MasterCard, thẻ EIB Visa, thẻ nội địa EIB Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB .thanh toán qua mạng bằng Thẻ. Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước .) Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking. Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách. 1.3 Một số thành tựu đạt được Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2009, 2010 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng . Giải "Thanh toán quốc tế xuất sắc” năm 2010 (lần thứ 10 liên tiếp) do ngân hàng HSBC trao tặng. Giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn (2009, 2010, 2011). Giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất” do độc giả báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng (2010). Giải thương thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2010. Giải thưởng "Báo cáo thường Niên Xuất sắc nhất năm 2010” do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và báo Đầu tư Chứng khoán trao tặng. EIB vinh dự Nhận được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Banker trao tặng (7/2008). EIB đạt danh hiệu “Thương Hiệu Mạnh 2007” do báo Kinh Tế Việt Nam và Bộ Thương Mại. Trong 4 năm liên tiếp EIB đã được người tiêu dùng trên cả nước bình chọn. Tháng 2/2008, EIB vinh dự nhận được danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn lấy ý kiến của hàng nghìn người tiêu dùng trên cả nước. Tháng 2/2008, EIB được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc. Hình 1: Biểu đồ thể hiện sự tăng vốn điều lệ 2007-2011 Cơ cấu cổ đông và Cổ đông chiến lược Cơ cấu cổ đông theo thành phần Số lượng (cổ phần) Tỷ lệ (%) 1 Pháp nhân 336,115,031 46.55% Doanh nghiệp nhà nước 60,744,226 8.41% CTCP, TNHH 254,239,950 35.21% Pháp nhân khác 21,130,855 2.93% 2 Thể nhân 204,720,668 28.35% 3 Cổ đông nước ngoài 180,499,984 25% Nguồn: EIB Cổ đông lớn Số lượng (cổ phần) Tỷ lệ (%) 1 Sumitomo Mitsui Banking Corporation 108,299,990 15.0% 2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 63,206,490 8.75% 3 CTCP Địa ốc ACB 40,526,244 5.61% 4 VOF Investment Limited 36,099,997 5.00% Tổng cộng 248,132,721 34.37% Nguồn: EIB CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VIETNAM EIB 2008 – 2011 2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán 2.1.1 Phân tích tình hình tài sản BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2010 NĂM 2009 NĂM 2008 A TÀI SẢN I Tiền mặt ,vàng bạc ,đá quý 7.295.195 6.429.465 6.838.617 4.455.588 II Tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước việt Nam 2.166.290 1.540.756 2.115.265 3.438.735 III Tiền, vàng gửi tại NH và cho vay các TCTD khác 64.529.045 32.110.540 6.976.109 9.491.316 1 Tiền gửi tại NH và cho vay các TCTD khác 64.529.021 32.110.523 6.976.109 9.491.316 2 Trừ: dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác 24 17 - IV Chứng khoán kinh doanh - - 98.824 - 1 Chứng khoán kinh doanh - - 108.697 - 2 Trừ : dự phòng giảm giá Chứng khoán kinh doanh - - (9.873) - V Các công cụ tài chính phái sinh và các TSTC khác - 16.848 4.122 53.236 VI Cho vay khách hàng 74.044.518 61.717.617 38.003.086 20.855.907 1 Cho vay khách hàng 74.663.330 62.345.714 38.381.855 21.232.198 2 Trừ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (618.812) (628.097) (378.769) (376.291) VII Chứng khoán đầu tư 26.376.794 20.694.745 8.401.391 7.518.367 1 Chứng khoán đầu tư sẳn sàng để bán 2.192 44.817 332.515 1.267.081 2 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 26.374.602 20.662.148 8.165.783 6.367.582 3 Trừ Dự phòng giảm giá Chứng khoán đầu tư - (12.220) (96.907) (116.296) VIII Góp vốn đầu tư dài hạn 927.908 1.295.493 766.468 765.151 1 Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh 100.211 156.373 145.350 143.700 2 Đầu tư dài hạn khác 911.339 1.188.864 679.335 716.887 3 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (83.642) (49.744) (58.217) (95.436) IX Tài sản cố định 1.912.605 1.067.579 937.558 716.157 1 Tài sản cố định hữu hình 766.536 679.142 430.282 317.529 2 Tài sản cố định vô hình 1.146.069 388.437 507.276 398.628 X Tài sản có khác 6.314.677 6.237.839 1.306.916 953.364 1 Các khoản lãi, phí phải thu 5.969.182 1.984.931 1.064.381 827.577 2 Tài sản thuế TNDN hoãn lại - - - - 3 Tài sản có khác 345.495 4.252.908 242.535 125.787 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 183.567.032 131.110.882 65.448.356 48.247.821  Tiền, vàng gửi tại Ngân hàng và cho vay các TCTD khác: Có xu hướng giảm trong năm 2009 nhưng lại tăng đột biến vào năm 2010, tăng 3,6 lần so với năm 2009 và chiếm đến 24% trong tổng giá trị tài sản. Đà tăng mạnh tiếp tục trong năm 2011, gấp đôi so với năm 2010 và chiếm 35% trong tổng số tài sản. Chủ yếu là các khoản tiền, vàng gửi có kỳ hạn. Dư nợ cho vay các tổ chức tín dụng khác không đáng kể nên rủi ro trích lập dự phòng ở khoản mục này không cao. Con số này nói lên khả năng thanh khoản tốt của EIB. Và giai đoạn 2010, 2011 là giai đoạn có sự biến động mạnh về lãi suất nên sự gia tăng này chứng tỏ ngân hàng đang đẩy mạnh giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, tận dụng tốt các cơ hội của thị trường để tăng thu nhập.  Cho vay khách hàng: các khoản cho vay khách hàng có xu hướng gia tăng qua các năm, đặc biệt sang năm 2010 đã có sự tăng trưởng rất mạnh, tăng hơn 62%, sang năm 2011 đà tăng có phần chậm lại (20%). Nguyên nhân của việc suy giảm tốc độ tăng trưởng này xuất phát từ điều kiện khách quan là do NHNN áp dụng giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM, nhưng vẫn thể hiện một sự tăng trưởng tốt. Cùng với sự gia tăng trong các khoản cho vay khách hàng, khoản trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu cũng gia tăng tương ứng, tuy nhiên đến năm 2011, khoản dự phòng này đã có sự sụt giảm, cho thấy ngân hàng đã sử dụng một phần khoản dự phòng này để bù đắp cho các khoản nợ xấu phát sinh. Hình 1: Biểu đồ thể hiện sự tăng/ giảm trong cơ cấu cho vay 2008-2011 Đvt: Tỷ đồng Phân tích sâu hơn về cơ cấu các khoản cho vay khách hàng ta thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn và tăng dần qua các năm. Số liệu trên cho thấy tính an toàn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng bởi lẽ các khoản cho vay ngắn hạn có tính thanh khoản rất cao.  Chứng khoán đầu tư: Tổng vốn đầu tư chứng khoán cũng có sự gia tăng, chứng tỏ ngân hàng đang đa dạng hóa danh mục đầu tư thông qua kênh chứng khoán. Tổng giá trị chứng khoán đầu tư đến năm 2011 là 26,377 tỷ đồng, tăng 27.4% so với năm 2010, chủ yếu là chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn của các TCTD và các TCKT với giá trị lên đến 26,374 tỷ đồng. Với mục đích giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, tuy nhiên trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay sẽ rất khó quản lý các khoản đầu tư này.  Tài sản cố định: Đối với một ngân hàng thì giá trị tài sản cố định không đáng kể do đặc thù chung của ngành. Tài sản cố định của EIB liên tục gia tăng từ 2008 – 2011, đáng kể nhất là giá trị tài sản cố định vô hình tăng thêm trong năm 2011, sự tăng thêm này là do ngân hàng có đầu tư mua bất động sản có giá trị lớn trong đó quyền sử dụng đất có nguyên giá là 781,668 tỷ đồng để xây dựng trụ sở và văn phòng giao dịch. Đây là một sự gia tăng hợp lý, thể hiện sự tăng trưởng trong mạng lưới của ngân hàng

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan