PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH của ACB năm 2008 2011

34 498 1
PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH của ACB năm 2008   2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ------------------------------- Tiều luận thuyết trình môn Quản trị ngân hàng: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA ACB NĂM 2008 - 2011 GVHD : TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Nhóm thực hiện : 1 Lớp : TCDN Đêm 1 – K20 TP.HCM, Tháng 04 Năm 2011 DANH SÁCH NHĨM 1 1 Nguyễn Kim Anh 9 Nguyễn Văn Quang 2 Đoàn Kim Chi 10 Trần Thế Quỳnh 3 Chu Thò Phương Hạnh 11 Phạm Thanh Tâm 4 Nguyễn Thò Thùy Hoa 12 Lê Thò Thanh 5 Nguyễn Thò Hồng 13 Nguyễn Thò Ngọc Thanh 6 Đỗ Thu Hằng 14 Võ Thò Ngọc Thanh 7 Nguyễn Thò Duy Linh 15 Lê Anh Thi 8 Nguyễn Thúy Phượng 16 Nguyễn Tú Kim Uyên NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN …… …… MỤC LỤC MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ACB 1 II. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN .2 2.1 Phân tích tình hình biến động tài sản .3 2.2 Phân tích cơ cấu tài sản .4 2.3 Phân tích nguồn vốn .6 2.4 Phân tích tài sản ngoại bảng .8 III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .10 a. Phân tích tăng trưởng lãi thuần .10 b. Phân tích thu nhập cổ tức từ góp vốn mua cổ phần và chi phí quản lý chung 13 c. Phân tích Lợi nhuận sau thuế 13 d. So Sánh cơ cấu thu nhập với ACB, Sacombank và Eximbank năm 2011 14 IV. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 14 V. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO .19 5.1 Phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng ACB 19 5.2 Phân tích quản trị vốn 20 5.3 Phân tích quản trị thanh khoản 21 5.4 Phân tích quản trị các hoạt động tín dụng .22 VI. KẾT LUẬN .24 i Môû ñaàu Ngân hàng thương mại (NHTM) là DN kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các DN phi tài chính, các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Vì vậy, phân tích tài chính đối với NHTM ngoài những nét chung nhất của phân tích tài chính DN thông thường còn có những điểm rất khác biệt cần quan tâm nghiên cứu. Đăc điểm của NHTM ảnh hưởng đến phân tích tài chính. NHTM có đặc điểm giống như các DN khác trong nền kinh tế, cũng sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động (tiền vốn) làm yếu tố đầu vào, để sản xuất ra những yếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, khác với các DN khác, NHTM là loại hình DN đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua các đặc điểm sau: Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tựơng kinh doanh của NHTM. Và chính đặc điểm này sẽ bao trùm hơn và rộng hơn so với các loại hình DN khác. NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của NHTM chiếm một tỷ lệ rất ít trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất định. Bởi vì trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình, NHTM không những phải bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi khi loại hình DN khác, mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng. Từ đó cho thấy, việc phân tích khả năng thanh khoản của NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các DN, tâm lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của các NHTM không chỉ là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho hoạt động quản lý của chính nhà quản trị ngân hàng mà còn là đòi hỏi mang tính bắt buộc của ngân hàng trung ương… ii Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình DN nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệt hống kinh tế. Do đó, trong quá trình hoạt động các NHTM phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phòng ngừa từ xa có hiệu quả. Ngoài ra, điều này cũng đòi hỏi ngân hàng tự đánh giá được khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Hoạt động kinh doanh của NHTM có những đặc thù riêng mả các DN trong các ngành khác không có. Đồng thời, hoạt động kinh doanh của NHTM diễn tiến liên tục trong mỗi loại hình nghiệp vụ và các sản phẩm của NHTM có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tách riêng từng mặt hoạt động của ngân hàng để phân tích kết quả tài chính. Nội dung phân tích tài chính NHTM NHTM cũng là một DN, cho nên nội dung phân tích tài chính cũng dựa trên những nội dung phân tích tài chính của DN nói chung. Xuất phát từ mục tiêu phân tích tài chính cũng như đặc điểm và nội dung các quan hệ tài chính trong ngân hàng, nội dung phân tích tài chính ngân hàng bao gồm các nhóm sau: Một là: phân tích cấu trúc tài chính ngân hàng Cấu trúc tài chính của ngân hàng phản ảnh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản (tài sản có hay tiêu sản) và nguồn vốn (tài sản nợ hay tích sản) của ngân hàng. Một cấu trúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Phân tích cấu trúc tài chính của ngân hàng chínhphân tích khái quát cơ cấu tài sản có, tài sản nợ của ngân hàng; tình hình huy động vốn, cho vay vốn; tình hình cân đối giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay. Phân tích cấu trúc tài chính nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản có của ngân hàng, tính hợp lí khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh; cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng không những thể hiện chính sách tài trợ của ngân hàng như các DN phi tài chính khác mà còn thể hiện những lợi thế khác nhau trong kinh doanh vốn như lãi suất, tính ổn định, khả năng chủ động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi chênh lệch lãi suất đang ngày càng thu hẹp các ngân hàng còn phân tích mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn để thấy sự phù hợp, hiệu quả của việc sử dụng vốn, trên cơ sở đó cơ cấu, xây dựng danh mục tài sản vừa cho hiệu quả cao, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, hạn chế rủi ro. iii Hai là: Phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng. Các NHTM hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận; dưới áp lực phải hạ thấp chi phí trong điều kiện cạnh tranh với những định chế tài chính khác. Hiệu quả được xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra. Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân hàng, là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và kiến nghị những giải pháp xử lý; là cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn. Các chỉ tiêu trong nhóm này giúp cho ngân hàng đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Khác với cá DN phi tài chính, đa số tài sản của ngân hàng tồn tại dưới hình thức quyền về tài chính (các khoản cho vay và chứng khoán) không phải là tài sản cố định (TSCĐ). Tuy nhiên, các TSCĐ tạo ra chi phí hoạt động cố định dứơi dạng khấu hao, thuê tài sản là những yếu tố làm hình thành đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động này cho phép ngân hàng đẩy mạnh thu nhập từ hoạt động nếu có thể gia tăng khối lượng dịch vụ lên tới một mức đủ lớn, tạo được nhiều thu nhập hơn từ việc sử dụng các TSCĐ so với chi phí cho các tài sản đó. Tuy nhiên, do TSCĐ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, các ngân hàng không thể dựa nhiều vào đòn bẩy hoạt động để tăng thu nhập; vì thế họ phải sử dụng đòn bẩy tài chính - việc sử dụng vốn vay để đẩy mạnh hoạt động, tạo thu nhập và duy trì cạnh tranh với những ngành khác trong quá trình huy động vốn và cho vay. Vì vậy, khi phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng cần chú ý đến đặc điểm này để đánh giá hiệu quả của từng hoạt động cũng như toàn bộ hoạt động trong ngân hàng. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy, các nhà quản trị ngân hàng cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động. Hiện nay, các nhà quản trị ngân hàng chú trọng đến các chỉ tiêu hiệu quả từng hoạt động sau: tổng dư nợ trên vốn huy động, hiệu quả sử dụng vốn huy động, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng, lãi suất bình quân đầu vào, lãi suất bình quân đầu ra. Ngoài việc đo lường hiệu quả cho từng hoạt động, các nhà quản trị cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho tất cả các hoạt động. Hiện nay, các ngân hàng thương mại dùng các chỉ tiêu sau: Tổng thu nhập trên tổng tài sản, Tổng chi phí trên tổng thu nhập, Tỷ lệ lợi nhuận, Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và dùng các mô hình để phân tích khả năng sinh lời. iv Ba là: Phân tích rủi ro của ngân hàng. Phân tích hiệu quả chỉ mới là một mặt để xem xét tình hình tài chính của ngân hàng. Hiệu quả ngân hàng chỉ được xem xét tương ứng với một mức rủi ro mà ngân hàng có thể chịu đựng được và ngược lại. Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, và những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Bản chất của hoạt động kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm nên bất kỳ nhà phân tích nào cũng quan tâm đến rủi ro. Qua phân tích nhằm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng, trong thanh khoản. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, rủi ro chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau: khả năng chi trả cho khách hàng, khả năng thu hồi nợ trong cho vay và đầu tư chứng khoán, sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá hối đoái, sự biến động của thu nhập. Do vậy, trong phân tích tài chính chú trọng đến các loại rủi ro chủ yếu: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thu nhập. Tóm lại, từ đặc điểm của hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc điểm hoạt động tài chính của ngân hàng, dẫn đến các ngân hàng thương mại cổ phần có đặc điểm phân tích tài chính riêng, khác biệt với các DN phi tài chính khác. v I. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ACB Ngân hàng NHTM CP ACB thành lập vào ngày 24 tháng 4 năm 1993. Mô hình hoạt động ngân hàng mẹ và các công ty con. Từ năm 1993 đến nay, ACB chứng tỏ là một ngân hàng tốt có tăng trưởng ổn định trong mọi mặt và là một trong những ngân hàng cổ phần lớn tại Việt Nam. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 số vốn cổ đông là 9.376.965.060.000 đ. ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong huy động vốn, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP và thu hẹp khoảng cách với các NHTMNN. Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. Siêu thị địa ốc ACB,thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng cũng là những mảng kinh doanh truyền thống của ACB từ nhiều năm nay. Các sản phẩm phái sinh cho thị trường bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng. ACB kết hợp với Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA để đưa ra sản phẩm liên kết là dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua ngân hàng. ACB hoạt động mạnh trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. ACB tham gia đấu thầu và mua các loại trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu đô thị với doanh số hàng nghìn tỷ đồng/năm. Các hoạt động này góp phần làm tăng thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. ACB cũng thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ACBS. 1

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan