OFFICE MATES INC CHÍNH SÁCH QUẢN lý và tài TRỢ vốn lưu ĐỘNG

5 947 20
OFFICE MATES INC  CHÍNH SÁCH QUẢN lý và tài TRỢ vốn lưu ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

OFFICE MATESCHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – TÌNH HUỐNG 1: OFFICE MATES INC. CHÍNH SÁCH QUẢN TÀI TRỢ VỐN LƯU ĐỘNG GVHD: PGS. VÕ THỊ QUÝ HVTH: NHÓM 6 – QTKD ĐÊM 3 K21 - CAO HỌC UEH 1. Phạm Thị Đăng Thơ 2. Hoàng Anh Thông Thìn 3. Nguyễn Đức Thiện 4. Mai Đình Thuận 5. Khổng Ngọc Thuận 6. Trương Gia Thuận THÁNG 3 NĂM 2013 TÓM TẮT TÌNH HUỐNG Nhóm 6 – QTKD Đêm 3 K21 – Cao học UEH Page 1 OFFICE MATESCHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG Office Mates là một doanh nghiệp cỡ trung bình chuyên sản xuất phân phối tủ hồ sơ bằng kim loại, máy tính, CD, hệ thống ghi đĩa…, lĩnh vực sản xuất kinh doanh tương đối ổn định. CFO mới của Office Mates dự kiến đưa ra 3 chính sách về vốn lưu động để lựa chọn: Chính sách Ảnh hưởng Nguồn tài trợ Tiền mặt Hàng tồn kho Khoản phải thu Mạo hiểm Ít Ít Cố định Chỉ nợ ngắn hạn Trung dung Trung bình Trung bình Cố định Cả nợ ngắn dài hạn Thận trọng Nhiều Nhiều Cố định Chỉ nợ dài hạn Để đưa ra các chính sách vốn lưu động, CFO của công ty ước tính các chỉ tiêu như sau: Bảng cân đối tài sản (ước tính) Đơn vị tính: USD Các chính sách vốn lưu động Mạo hiểm Trung dung Thận trọng Tài sản lưu động 4.000.000 5.000.000 6.000.000 Tài sản cố định ròng 5.000.000 5.000.000 5.000.000 Tổng tài sản 9.000.000 10.000.000 11.000.000 Nợ ngắn hạn 4.500.000 2.500.000 0 Nợ dài hạn 0 2.500.000 5.500.000 Tổng vốn chủ sở hữu 4.500.000 5.000.000 5.500.000 Tổng nguồn vốn 9.000.000 10.000.000 11.000.000 Ước tính Doanh số bán hàng theo mỗi chính sách vốn lưu động Đơn vị tính USD Kinh tế Các chính sách vốn lưu động Mạo hiểm Trung dung Thận trọng Nhóm 6 – QTKD Đêm 3 K21 – Cao học UEH Page 2 OFFICE MATESCHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG Yếu 9.000.000 11.000.000 13.000.000 Trung bình 12.000.000 13.000.000 14.000.000 Ma ̣ nh 13.000.000 14.500.000 14.000.000 Các giả định khác: - Lãi vay ngắn hạn là 10%/năm, vay dài hạn là 13%/năm - Chi phí biến đổi ước tính = 50% doanh thu - Chi phí cố định : + Chính sách mạo hiểm: 4.000.000 USD/năm + Chính sách trung dung: 4.500.000 USD/năm + Chính sách thận trọng: 5.000.000 USD/năm - Thuế suất thuế thu nhập: 40% BÀI GIẢI CÂU 1: Hai quyết định cơ bản nhất khi thiết lập một chính sách vốn lưu động liên quan đến lượng tài sản lưu động nguồn tài trợ cho vốn lưu động. Cơ cấu về nguồn vốn tài sản thể hiện trong Bảng cân đối tài sản ước tính mà CFO của công ty đưa ra tương ứng với 3 chính sách như sau: Bảng 1: Bảng cân đối tài sản (ước tính) Đơn vị tính: USD Các chính sách vốn lưu động Ghi chú Mạo hiểm Trung dung Thận trọng Tài sản lưu động 4.000.000 5.000.000 6.000.000 Ngắn hạn Tài sản cố định ròng 5.000.000 5.000.000 5.000.000 Dài hạn Tổng tài sản 9.000.000 10.000.000 11.000.000 Nợ ngắn hạn 4.500.000 2.500.000 0 Ngắn hạn Nợ dài hạn 0 2.500.000 5.500.000 Dài hạn Vốn chủ sở hữu 4.500.000 5.000.000 5.500.000 Dài hạn Tổng nguồn vốn 9.000.000 10.000.000 11.000.000 Sự khác biệt cơ bản giữa 3 chính sách trên là: Nhóm 6 – QTKD Đêm 3 K21 – Cao học UEH Page 3 OFFICE MATESCHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG - Về lượng tài sản lưu động: Từ chính sách Mạo hiểm đến Trung dung rồi đến Thận trọng, lượng tài sản lưu động tăng dần do việc thay đổi theo hướng gia tăng lượng tiền mặt hàng tồn kho nắm giữ (trong khi khoản phải thu tài sản cố định vẫn được giữ nguyên). - Về nguồn tài trợ cho tài sản lưu động: Từ chính sách Mạo hiểm đến Trung dung rồi đến Thận trọng, nguồn tài trợ cho tài sản lưu động thay đổi theo hướng giảm dần nguồn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) tăng dần nguồn dài hạn (nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu). Phân tích từng chính sách dựa trên hai khía cạnh trên: • Chính sách Mạo hiểm: Việc giảm tối thiểu lượng tiền mặt hàng tồn kho nắm giữ được cho là “mạo hiểm” vì công ty có thể không đủ lượng hàng tồn kho để cung ứng khi nhu cầu thị trường tăng cao, do đó sẽ bị lỡ mất cơ hội gia tăng doanh số, ngoài ra còn có thể bị mất thị phần vào tay các đối thủ vì nếu tình trạng “đứt hàng” xảy ra thường xuyên thì khách hàng sẽ tìm nhà cung cấp khác có nguồn hàng ổn định hơn. Bên cạnh đó, việc nắm giữ lượng tiền mặt thấp cũng khiến công ty có thể lỡ mất cơ hội đầu cơ nguồn nguyên liệu hay hàng hóa đầu vào khi giá nguyên liệu trên thị trường xuống thấp, hoặc giảm vị thế đàm phán của công ty khi lựa chọn nhà cung cấp, điều này có thể khiến chi phí đầu vào tăng lên. Tuy nhiên xét về khía cạnh lượng tài sản lưu động như trên thì chính sách mạo hiểm cũng có ưu điểm là làm giảm lượng vốn tài trợ cho tài sản lưu động vì không bị chôn vốn quá nhiều vào hàng tồn kho hay tiền mặt nhàn rỗi, qua đó góp phần giảm chi phí sử dụng vốn. Việc tài trợ cho tài sản lưu động hoàn toàn bằng nguồn nợ ngắn hạn cũng có lợi bởi tính linh hoạt lãi suất thấp của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trong trường hợp này, nợ ngắn hạn (4.500.000) sau khi tài trợ cho toàn bộ tài sản lưu động (4.000.000) thì vẫn còn dư ra 500.000 dùng để tài trợ cho tài sản cố định. Đây là một phương án vi phạm nguyên tắc tài trợ vì lấy nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán. Đây chính là điểm mấu chốt để chính sách này được cho là “mạo hiểm”. • Chính sách Thận trọng : Trong một thái cực hoàn toàn đối lập với chính sách mạo hiểm ở trên, chính sách thận trọng phản ánh việc công ty gia tăng đáng kể lượng tiền mặt hàng tồn kho nắm giữ. Việc này giúp công ty có thể tận dụng mọi cơ hội gia tăng doanh số khi nhu cầu tăng, tăng thị phần hoặc thậm chí thống lĩnh thị trường vì nguồn hàng ổn định dồi dào đáp ứng nhu cầu kịp thời. Ngoài ra với lượng tiền mặt lớn công ty có thể đàm phán được giá tốt hoặc đầu cơ nguyên liệu hàng hóa đầu vào với giá rẻ. Việc tài sản lưu động được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn vốn chủ sở hữu giúp công ty giảm áp lực về vòng quay tiền hàng tháng, thậm chí có thể gia tăng công nợ cho khách hàng thông qua chính sách bán chịu này lại có thể thúc đẩy tăng doanh số thị phần. Khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo ít rủi ro mất khả năng thanh toán, luôn chủ động đáp ứng được nhu cầu thị trường, đó là những do chính để chính sách này được cho là “thận trọng”. Tuy nhiên một nhược điểm lớn của chính sách này chính là chi phí sử dụng vốn sẽ tăng Nhóm 6 – QTKD Đêm 3 K21 – Cao học UEH Page 4 OFFICE MATESCHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG cao vì một lượng vốn lớn nằm trong hàng tồn kho, tiền nhàn rỗi khoản phải thu (nếu công ty quyết định gia tăng công nợ cho khách hàng theo quan điểm của chủ tịch công ty), cộng với việc lãi suất của nợ dài hạn vốn chủ sở hữu thường cao hơn nợ ngắn hạn. Tài trợ cho tài sản lưu động hoàn toàn bằng nguồn dài hạn làm giảm tính linh hoạt trong sử dụng vốn do việc huy động nguồn dài hạn rất tốn thời gian, nhà đầu tư ngân hàng thường phải thẩm định kỹ khắt khe hơn, đòi hỏi tài sản thế chấp nhiều hơn lãi suất cao hơn, nếu trả sớm trước hạn còn có thể bị phạt… Mặt khác, nếu đang trong một nền kinh tế yếu, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm thấp thì việc duy trì hàng tồn kho lớn lại vô cùng mạo hiểm, mang lại rủi ro kinh doanh rất lớn. Mặc dù mặt hàng kinh doanh của Office Mates không phải là thực phẩm (có hạn sử dụng ngắn, hết hạn thì chỉ có tiêu hủy) nhưng những hàng hóa công nghệ (máy tính, CD, hệ thống lưu trữ…) thì nhanh lạc hậu do sự phát triển cực nhanh của khoa học công nghệ, các sản phẩm nội thất văn phòng gia đình cũng đòi hỏi sự cải tiến liên tục về tính năng mẫu mã do đó hàng hóa của Office Mates không nên tồn trữ lâu dài. • Chính sách “Trung dung” là sự dung hòa giữa hai chính sách trên, 50% tài sản lưu động được tài trợ bằng nợ ngắn hạn 50% còn lại được tài trợ bằng nợ dài hạn. Lượng hàng tồn kho tiền mặt cũng được nắm giữ ở mức độ vừa phải. Như vậy chính sách này vừa có được tính linh hoạt vừa giảm độ rủi ro mất khả năng thanh toán, đảm bảo tình hình tài chính được ổn định. Tất nhiên chi phí sử dụng vốn trong trường hợp này sẽ cao hơn chính sách mạo hiểm thấp hơn chính sách thận trọng. CÂU 2: Như đã phân tích ở câu 1, trong trường hợp này cách gọi tên chính sách là “mạo hiểm”, “trung dung” hay “thận trọng” chủ yếu dựa trên độ rủi ro mà công ty phải gánh chịu khi lựa chọn chính sách, rủi ro đáng quan ngại nhất chính là rủi ro mất khả năng thanh toán vì nó là con đường ngắn nhất dẫn đến phá sản công ty. Công ty có thể vẫn tồn tại nếu nó thua lỗ vài năm mà vẫn duy trì được dòng tiền để hoạt động, nhưng công ty sẽ lập tức phải tuyên bố phá sản nếu nó mất khả năng chi trả cho các khoản nợ. Việc gia tăng doanh số bán hàng thường đi đôi với việc gia tăng các khoản phải thu vì chính sách bán chịu thu hút khách hàng không kém gì chính sách giảm giá hay các ưu đãi khác. Nếu công ty gia tăng bán chịu cho khách hàng với một hành động cân nhắc cẩn trọng, tức là xây dựng những chính sách bán chịu với ràng buộc chặt chẽ, thẩm định khách hàng kỹ càng, giám sát thường xuyên tình hình tài chính kinh doanh của khách hàng cũng như thu hồi công nợ đúng thời hạn thì bản thân việc gia tăng khoản phải thu sẽ không phải là hành động quá mạo hiểm nó đã nằm trong các hoạch định của công ty (hoạch định về dòng tiền kế hoạch lợi nhuận…). Với việc tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, việc công ty gia tăng nắm giữ tiền mặt, hàng tồn kho tăng khoản phải thu kiểm soát được trong trường hợp này vẫn là “thận trọng”. Tuy nhiên nếu hành động gia tăng bán chịu không được cân nhắc kiểm soát chặt chẽ dẫn đến các khoản phải thu biến thành nợ khó đòi thì công ty sẽ gặp rủi ro về khả năng thanh toán do nguồn vốn của công ty trong trường hợp này thực sự bị khách hàng “chiếm dụng”, dẫn đến Nhóm 6 – QTKD Đêm 3 K21 – Cao học UEH Page 5

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan