Những sai lầm trong công tác quản trị dẫn đến sai lầm của công ty bông bạch tuyết

16 1.5K 36
Những sai lầm trong công tác quản trị dẫn đến sai lầm của công ty bông bạch tuyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH       Tiểu luận môn Quản trị học NHỮNG SAI LẦM TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DẪN ĐẾN THẤT BẠI CỦA CÔNG TY BÔNG BẠCH TUYẾT Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Ngọc Đại Nhóm thực hiện : Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - Khóa 22 1. Phạm Văn Bin 7701221474 N. Trưởng: 0903.360.277 2. Huỳnh Thị Hoài Diễm 7701220157 3. Nguyễn Hoàng Phi Diệp 7701221486 4. Nguyễn Thị Kim Đoan 7701221503 5. Nguyễn Việt Hà 7701221514 6. Nguyễn Hoàng Như Khiêm 7701221557 7. Nguyễn Thị Bích Liên 7701221566 8. Đặng Đức Minh 7701221588 9. Vũ Quang Minh 7701220692 N. Phó: 0902.425.284 10. Hoa Thị Thương 7701221715 N. Phó: 0974.177.799 Tiểu luận môn Quản trị học GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 MỤC LỤC       MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ 4 1.1.Khái ni m Qu n tr h cệ ả ị ọ .4 1.2.Các ch c n ng qu n trứ ă ả ị 4 1.3.M i quan h gi a các ngu n l cố ệ ữ ồ ự 5 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÔNG BẠCH TUYẾT 5 2.1.L ch s hình th nh v phát tri nị ử à à ể 5 2.2.C c u t ch cơ ấ ổ ứ .6 2.3.Chi n l c phát tri n c a Công tyế ượ ể ủ 6 Chi n l c ng n h nế ượ ắ ạ .6 Chi n l c d i h nế ượ à ạ 7 2.4.Tình hình Công ty Bông B ch Tuy t tr c th m kh ng ho ng n m 2008ạ ế ướ ề ủ ả ă .7 2.4.1Tình hình S n xu t - Kinh doanhả ấ .7 2.4.2Tình hình T i chínhà 7 NHỮNG SAI LẦM TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY BÔNG BẠCH TUYẾT 9 3.1.Sai l m trong công tác ho ch nhầ ạ đị 9 3.1.1.M c tiêu, chi n l c không phù h pụ ế ượ ợ .10 3.1.2.Không l ng tr c r i ro tr c nh ng thay i c a th tr ngườ ướ ủ ướ ữ đổ ủ ị ườ 10 3.2.Sai l m trong công tác t ch cầ ổ ứ 10 3.2.1. u t không hi u quĐầ ư ệ ả 10 3.2.2.Không có ph ng án qu ng bá s n ph m h p lýươ ả ả ẩ ợ 11 3.2.3.N ng l c qu n lý t i chính y u kém, không minh b chă ự ả à ế ạ 11 3.3.Sai l m trong công tác i u khi nầ đ ề ể 12 BÔNG BẠCH TUYẾT SAU KHỦNG HOẢNG 13 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 14 5.1.Th c hi n t t công tác ho ch nhự ệ ố ạ đị .14 5.2.Coi tr ng công tác t ch cọ ổ ứ .15 5.3.Tác phong lãnh o chuyên nghi pđạ ệ 15 5.4.Ki m soát ch t chể ặ ẽ 15 KẾT LUẬN .16 PHẦN MỞ ĐẦU       Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - Khóa 22 2 Tiểu luận môn Quản trị học GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Trong xu hướng hội nhập của kinh tế thế giới, các nền kinh tế luôn phải đặt mình trong tình trạng sẵn sàng thay đổi để tận dụng cơ hội và loại bỏ những thách thức mà quá trình hội nhập mang lại. Đối với nước đang phát triển như Việt Nam, sự thay đổi này càng cần thiết, giúp các doanh nghiệp trong nước chống lại sự cạnh tranh không cân sức với các đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, hiện tại, không phải mọi doanh nghiệp đều có khả năng làm được điều đó, bởi sự nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam, đặt biệt là doanh nghiệp có vốn Nhà Nước vẫn chưa thay đổi. Sự sai lầm, lạc hướng trong việc quản trị đã dẫn đến thất bại đáng tiếc của nhiều thương hiệu tên tuổi, trong đó phải kể đến Bông Bạch Tuyết (BBT). Từ một doanh nghiệp có thị phần hơn 90% trong ngành bông y tế những năm sau giải phóng. Đến giai đoạn hội nhập, BBT đã dần đánh mất vị thế của mình, rơi vào tình trạng nợ nần, nội bộ lục đục và mất phương hướng, với đỉnh điểm là đợt khủng hoảng vào năm 2008. Theo yêu cầu của môn Quản trị học, Nhóm 4 đã nghiên cứu và thực hiện tiểu luận "Những sai lầm trong công tác quản trị dẫn đến sai lầm của Công ty Bông Bạch Tuyết" với mục đích tìm hiểu rõ hơn những quan điểm quản trị được cho là sai lầm của BBT. Thông qua việc trình bày một cách hệ thống và phân tích những quan điểm đó, nhóm rút ra những bài học kinh nghiệm hỗ trợ cho việc học tập và vận dụng trong thực tiễn sau này. Thất bại của BBT vốn do rất nhiều yếu tố, từ công tác quản lý nhân sự, chiến lược đến khả năng ứng biến trước những thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng tôi không thể đề cập hết tất cả vấn đề mà chỉ tập trung vào phân tích, đánh giá những sai lầm nổi bật, liên tục đã dẫn đến khủng hoảng của BBT vào năm 2008. Kết cấu bài tiểu luận: Chương 1: Tổng quan lý thuyết về Quản trị Chương 2: Tổng quan về Công ty Bông Bạch Tuyết Chương 3: Những sai lầm trong công tác quản trị của Công ty Bông Bạch Tuyết Chương 4: Bông Bạch Tuyết sau khủng hoảng Chương 5: Bài học kinh nghiệm Chương 1 Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - Khóa 22 3 Tiểu luận môn Quản trị học GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ 1.1. Khái niệm Quản trị học Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. • Theo lý thuyết quản trị kinh doanh - Trường ĐHKTQD: Quản trị là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. • Theo Mary Parker Follett: "Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình. • Theo Koontz và O’Donnell: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định". • Theo James Stoner và Stephen Robbins: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. 1.2. Các chức năng quản trị (1) Hoạch định: Nhà quản trị cần phải xác định trước những mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu; (2) Tổ chức: Đây là công việc liên quan đến sự phân bổ và sắp xếp nguồn lực con người và những nguồn lực khác của tổ chức. Mức độ hiệu quả của tổ chức phụ thuộc vào sự phối hợp các nguồn lực để đạt được mục tiêu; (3) Điều khiển: Thuật ngữ này mô tả sự tác động của nhà quản trị đối với các thuộc cấp cũng như sự giao việc cho những người khác làm. Bằng việc thiết lập môi trường làm việc tốt, nhà quản trị có thể giúp các thuộc cấp làm việc hiệu quả hơn; (4) Kiểm soát: Nhà quản trị phải cố gắng để đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúng mục tiêu đã đề ra. Nếu những hoạt động trong thực tiễn đang có sự lệch lạc thì nhà quản trị sẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - Khóa 22 4 Tiểu luận môn Quản trị học GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại 1.3. Mối quan hệ giữa các nguồn lực Cũng theo định nghĩa của Stoner và Robbins, nhà quản trị sử dụng tất cả những nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực tài chính, vật chất, thông tin cũng như nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu. Trong những nguồn lực trên, nguồn lực con người là quan trọng nhất và cũng khó quản lý nhất. Yếu tố con người có thể nói là có ảnh hưởng quyết định đối với việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, những nguồn lực khác cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ như một nhà quản trị muốn tăng doanh số bán thì không chỉ cần có chính sách thúc đẩy, khích lệ thích hợp đối với nhân viên bán hàng mà còn phải tăng chi tiêu cho các chương trình quảng cáo, khuyến mãi. Vậy, có thể hiểu: Quản trị là quá trình làm việc với và làm việc thông qua người khác nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực sẳn có để đạt được mục tiêu của tổ chức. Do đó , nếu công tác quản trị không tốt thì thất bại là điều không thể tránh khỏi ở bất kì tổ chức hay công ty nào. BBT cũng không phải là một ngoại lệ, cho đến nay thì tình hình kinh doanh của công ty đã được cải thiện nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề ngày, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích ở phần sau. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÔNG BẠCH TUYẾT 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển • Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết được thành lập từ nhà máy Cobovina Bạch Tuyết năm 1960, chuyên sản xuất các sản phẩm bông y tế và băng vệ sinh phụ nữ. Sau ngày 30/4/1975, nhà máy Cobovina Bạch Tuyết được Nhà nước quốc hữu hoá và trực thuộc Liên hiệp Xí nghiệp Dệt Hồng Gấm. • Năm 1997, Công ty Bông Bạch Tuyết chuyển thể thành Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết với vốn điều lệ ban đầu là 11,4 tỷ đồng. Trên cơ sở nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận để lại, ngày 10/3/2002, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 68,4 tỷ đồng (Nhà nước giữ 30% vốn cổ phần). • Trụ sở chính: 550 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, TPHCM. • Xưởng sản xuất: B52-B54/I Đường 2E, KCN Vĩnh lộc, Huyện Bình Chánh, TPHCM. Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - Khóa 22 5 Tiểu luận môn Quản trị học GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại • Từ ngày 15/3/2004, cổ phiếu của công ty chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán. • Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất bông, băng y tế, băng vệ sinh phụ nữ và các sản phẩm khác từ bông, băng; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, kinh doanh nhà ở, cho thuê văn phòng; Mua bán máy móc thiết bị ngành công nghiệp - xây dựng - điện - điện tử, hàng gia dụng, lương thực, thực phẩm, hàng điện, điện tử, hàng trang trí nội thất, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm có nội dung được phép lưu hành. 2.2. Cơ cấu tổ chức 2.3. Chiến lược phát triển của Công ty Chiến lược ngắn hạn • Tập trung thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư nhà máy mới tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc diện tích 16.000 m2 với dây chuyền công nghệ hiện đại của Châu Âu về sản phẩm bông y tế và băng vệ sinh. • Xây dựng, củng cố kênh phân phối hiện có, thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở miền Bắc, nâng cao thị phần, tăng khả năng cạnh tranh. • Tiếp thị quảng bá thương hiệu sang các nước trong khu vực, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt chú ý thị trường Lào, Campuchia và các tỉnh biên giới Trung Quốc, phía Bắc Việt Nam. Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - Khóa 22 6 Tiểu luận môn Quản trị học GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Chiến lược dài hạn • Tiếp tục phát triển ngành nghề truyền thống bông y tế, băng vệ sinh phụ nữ và sản phẩm khác từ bông. • Phát triển thêm những ngành sản xuất sản phẩm phục vụ ngành y tế, sản phẩm phục vụ nữ giới và trẻ em. • Nâng cao vị thế cạnh tranh ngang tầm thế giới. 2.4. Tình hình Công ty Bông Bạch Tuyết trước thềm khủng hoảng năm 2008 2.4.1 Tình hình Sản xuất - Kinh doanh Bộ phận sản xuất băng vệ sinh của công ty này đã phải ngưng hoạt động vì thiếu vốn. Mặt khác, năng lực sản xuất bông y tế đã kịch trần, mặc dù đã phát huy 100% công suất nhưng chỉ đáp ứng 70% năng lực bán hàng. Kể từ ngày 12/07/2008 , toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty đã ngưng do không có tiền mua vật tư nguyên liệu, dẫn đến hoạt động tại các bộ phận khác cũng không thể tiếp tục làm việc và như vậy sẽ không có tiền để trả lương cho cán bộ công nhân viên. 2.4.2 Tình hình Tài chính • Tình trạng nợ Ngày 29/07/2008, Maritime Bank (Chi nhánh Cộng Hòa) đã gửi công văn cho BBT, thông báo về tình trạng nợ quá hạn và đến hạn theo hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ mà Bông Bạch Tuyết đã ký. Theo đó, tổng dư nợ của BBT tại Maritime Bank đã vào khoảng 21,4 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc đã quá hạn là gần 6,4 tỷ đồng, nợ lãi đến hạn phải trả trong kỳ tháng 07 vào khoảng trên 300 triệu đồng. Mức lãi suất phạt áp dụng đối với nợ quá hạn lên đến mức 150% so với lãi suất thông thường. Đồng thời Maritime Bank cũng yêu cầu BBT phải thanh toán số tiền vay quá hạn và kế hoạch trả nợ khả thi. Tuy nhiên, BBT chỉ đáp trả bằng công văn "Với thực lực của Bông Bạch Tuyết hiện nay thì chưa thể có nguồn tiền để thanh toán các khoản tín dụng với ngân hàng", buộc lòng Maritime Bank đề cập đến việc khởi kiện và tiến hành các thủ tục phát mãi tài sản thế chấp thu hồi nợ vay bắt đầu từ ngày 05/08/2008. Một chủ nợ khác của BBT là Ngân hàng Quân Đội (Chi nhánh Gò Vấp). Tính đến ngày 18/09/2008, dư nợ của BBT tại MB Bank là 4,78 tỷ đồng. Sau đi đến những khách hàng của BBT để xác nhận công nợ MB Bank phát hiện giá trị thực tế của đa số các khoản thu không còn đúng như danh mục thế chấp (thậm chí sau khi đối chiếu, công ty còn nợ lại khách hàng), trong đó có một số khoản nợ lớn và rất khó đòi. Điển hình là Công ty Cổ phần Bibica với 5 tỷ đồng vay tín chấp, Công ty xăng dầu Phong Quân với 1,31 tỷ đồng nợ phải trả và 1,319 tỷ vay tín chấp, Ngân hàng NNPTNT (Chi nhánh Trường Sơn) với 1,9 tỷ vay nóng Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - Khóa 22 7 Tiểu luận môn Quản trị học GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại Tính đến thời điểm tháng 08/2008, đa số tài sản của BBT, bao gồm giá trị quyền sử dụng 16.000m2 đất thuê, nhà xưởng tại KCN Vĩnh Lộc, dây chuyền thiết bị sản xuất băng vệ sinh, bông y tế . đều được thế chấp cho các chủ nợ. • Tình trạng nguồn tiền Nhóm 31/12/2007 31/12/2003 31/12/2001 Các chỉ tiêu lợi nhuận LN trước thuế & lãi / DT % 32.48% 22.58% Lợi nhuận ròng / Doanh thu -10.37% 32.40% 22.60% ROA -6.35% 15.58% 20.35% ROE -11.45% 22.96% 25.40% Các chỉ tiêu sử dụng tài sản Vòng quay tổng tài sản 0.61(X) 0.48(X) 0.90(X) Vòng quay hàng tồn kho 7.24(X) 4.10(X) 13.29(X) Vòng quay các khoản phải thu 7.82(X) 8.05(X) 4.99(X) Vòng quay tài sản cố định 0.80(X) 0.63(X) 22.35(X) Các chỉ tiêu thanh khoản Khả năng thanh toán hiện thời 0.56(X) 2.12(X) 5.11(X) Khả năng thanh toán nhanh (X) 1.08(X) 4.76(X) Vốn lưu động ròng / Tổng tài sản -17.93% 12.67% 77.18% Các chỉ tiêu về nợ Tổng nợ / Tổng tài sản 44.49% 32.14% 19.90% Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu 80.14% 47.37% 24.84% Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu 6.44% 30.72% 1.38% Khả năng trả lãi (X) 35.91(X) 308.47(X) Các chỉ tiêu về giá cổ phiếu Thu nhập / Mỗi cổ phần (VND) 2775.05 12534.52 Giá sổ sách / Cổ phiếu (VND) -8697 -12084 -10282 Thị giá / Giá sổ sách -2.587(X) (X) (X) Các chỉ tiêu khác % thuế phải trả 0.00% 13.30% 37.33% Tỉ lệ trả cổ tức % % % Các tỉ số tài chính cho thấy tình trạng BBT đang trên bờ vực phá sản. Doanh thu không đủ bù đắp các khoản chi phí (nhất là các khoản định phí bắt buộc - gánh nặng đối với công ty). Hai năm liên tiếp 2006 - 2007, hoạt động kinh doanh của BBT thua lỗ hơn 14 tỷ đồng. Công ty đề nghị phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ để giải quyết khó khăn tài chính. Tuy nhiên phương án này lập tức bị Cổ đông lớn là Dệt May Gia Định phản đối ngay trong ĐHCĐ ngày 14/07/2008. Rơi vào thế bị động, không có tiền mua nguyên vật liệu và giải quyết các khoản nợ phải trả, BBT buộc phải tạm ngưng hoạt động sản xuất ngay sau đó. • Tình trạng cổ phiếu đang lên sàn Hơn 5 năm trên sàn, cổ phiếu BBT đã trải qua những thăng trầm cùng với thị trường. Ngày 15/3/2004, cổ phiếu BBT chào sàn với mức giá 21.600đ nhưng sau đó đã rơi vào xu thế Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - Khóa 22 8 Tiểu luận môn Quản trị học GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại giảm sút chung của thị trường, tới năm 2005 cổ phiếu của Công ty đã mất gần 60% giá trị (còn 9.100đ/cổ phiếu). Đầu năm 2007, khi thị trường bước vào thời kỳ tăng trưởng nóng, BBT cũng được “thơm lây” và có giai đoạn bứt phá mạng mẽ để đạt tới đỉnh 29.300đ vào ngày 13/3/2007. Sau đó, dù có trồi sụt nhưng trong phần lớn thời gian còn lại của năm 2007, cổ phiếu này vẫn giữ được ở trên mức 20.000đ. Đầu năm 2008, khi thời kỳ huy hoàng đã qua đi, cổ phiếu BBT lại bước vào thời kỳ tuột dốc không phanh với mức đáy 7.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/07/2008. Kết thúc phiên giao dịch với lượng dư rất lớn. Giá cổ phiếu của công ty đang giao dịch trên sàn dưới giá trị sổ sách và dưới mệnh giá của cổ phiếu cho thấy tình hình bi đát của cổ phiếu BBT, muốn bán cổ phiếu BBT không phải dễ trong giai đoạn này. Chương 3 NHỮNG SAI LẦM TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY BÔNG BẠCH TUYẾT 3.1. Sai lầm trong công tác hoạch định Có thể nói hoạch định là chức năng đầu tiên và hết sức quan trọng của quản trị. Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, để thành công các nhà quản trị phải xác định được mục tiêu và con đường đi đến mục tiêu đó, phải biết phân tích đánh giá tất cả tình huống có thể xảy ra, dự báo biến động của môi trường hoạt động, xem xét đánh giá các nguồn lực và cân nhắc các giải Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - Khóa 22 9 Tiểu luận môn Quản trị học GVHD: TS. Đặng Ngọc Đại pháp được lựa chọn để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, đối với Ban giám đốc Công ty BBT thì những sai lầm bắt nguồn ngay từ công tác hoạch định. Cụ thể: 3.1.1. Mục tiêu, chiến lược không phù hợp Ngay từ khi mới thành lập đến nay, thế mạnh của BBT vẫn là các sản phẩm y tế như bông, băng, gạc…Trong giai đoạn 2002 – 2008, các sản phẩm y tế của BBT chiếm đến 90% tổng thị phần toàn quốc. Thời đó, thương hiệu BBT nổi tiếng về chất lượng và được ưa chuộng. Hơn nữa, do đặc thù là các sản phẩm y tế có mức tiêu thụ gần như không phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong nước, khu vực cũng như toàn cầu nên dù kinh tế có tăng trưởng hay giảm sút đều không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng, doanh số và lợi nhuận của Công ty. Ngay cả trong hoàn cảnh chi phí tiêu dùng của toàn xã hội giảm đáng kể thì phần chi phí cho các loại sản phẩm thiết yếu, có giá trị thấp như bông, băng,… vẫn ổn định. Riêng sản phẩm băng vệ sinh BBT chỉ đáp ứng khoảng 30% thị phần và chỉ quen thuộc với người tiêu dùng tại thị trường phía Nam còn ở các tỉnh, thành phía Bắc, BBT còn chưa được biết đến nhiều. Với mục tiêu khai thác tiềm năng của thị trường băng vệ sinh, công ty đã quyết định đầu tư mạnh để phát triển sản phẩm này, bất kể tình hình trong thị trường đang có những đối thủ cạnh tranh lớn với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại hơn. Chính việc đưa ra mục tiêu chiến lược thiếu sự phân tích suy xét một cách sâu sắc đã liên tiếp gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty và kéo công ty ngày càng xuống dốc. 3.1.2. Không lường trước rủi ro trước những thay đổi của thị trường Do hầu hết nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đều nhập khẩu nên BBT phụ thuộc vào nguồn và giá cả nguyên liệu của nước ngoài. Có giai đoạn giá bông tăng 20% cộng thêm việc đối tác nước ngoài thắt chặt tín dụng với các khoản nhập khẩu nguyên vật liệu khiến chi phí nguyên vật liệu càng tăng cao. Hơn nữa, sản phẩm bông, băng có đặc trưng là nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm chiếm chủ yếu trong thành phẩm, nên giá nguyên liệu tăng khiến giá thành sản phẩm cũng tăng theo. Từ ngày 12/07/2008, công ty đã ngưng sản xuất do không có tiền mua nguyên liệu, dẫn đến hoạt động tai các bộ phận khác ngừng trệ và kéo theo không có tiền trả lương nhân viên. 3.2. Sai lầm trong công tác tổ chức 3.2.1. Đầu tư không hiệu quả Đầu tư mở rộng sản xuất là việc nên làm đối với các doanh nghiệp. Thế nhưng, đầu tư không đúng chỗ dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường. BBT là một điển hình. Công ty đã "vung tay quá trán" cho mục tiêu phát triển sản phẩm băng vệ sinh bằng việc nhập dây chuyền Thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - Khóa 22 10

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan