Nghiên cứu về các loại chỉ số chứng khoán tìm hiểu công thức tính và cách thức điều chỉnh chỉ số của hai chỉ số cơ bản của thế giới hiện nay chỉ số công nghiệp down john và chỉ số tổng hợp nasdaq

12 1.3K 4
Nghiên cứu về các loại chỉ số chứng khoán  tìm hiểu công thức tính và cách thức điều chỉnh chỉ số của hai chỉ số cơ bản của thế giới hiện nay chỉ số công nghiệp down john và chỉ số tổng hợp nasdaq

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP NHÓM MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Đề bài: Nghiên cứu về các loại chỉ số chứng khoán. Tìm hiểu công thức tính cách thức điều chỉnh chỉ số của hai chỉ số bản của thế giới hiện nay: chỉ số công nghiệp Down John chỉ số tổng hợp Nasdaq Nhóm thực hiện: 1. Hoàng Anh Linh 2. Đào Thị Thanh Loan 3. Lê Thị Lương 4. Lưu Thị Phương Mai 5. Ngô Thị Bảo Ngân Hà Nội, 02/ 2013 Chuyên đề 7 – Chỉ số chứng khoán Nhóm 7 – Lớp 21D 2 I. Tìm hiểu chung về chỉ số chứng khoán 1. Định nghĩa Chỉ số chứng khoán là một giá trị thống kê phản ảnh tình hình của thị trường cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường. Các chỉ số chứng khoán này thể do Sở giao dịch chứng khoán định ra (ví dụ: Ủy ban chứng khoán nhà nước – Vn Index), cũng thể do hãng thông tin (ví dụ: Thời báo kinh tế Nhật – Nikkei 225) hay một định chế tài chính nào đó tính ra như Ngân hàng Hang Seng – Hang Seng Index Chỉ số chứng khoán không được tính dựa trên toàn bộ giá chứng khoán trên thị trường mà chỉ được tính dựa trên những cổ phiếu tiêu biểu, khả năng đại diện chung cho xu hướng của cả thị trường. Ví dụ: S&P 500 bao gồm 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ; Nikkei 225 bao gồm 225 cổ phiếu blue-chip đại diện cho các công ty ở Nhật, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones được tính trên giá cổ phiếu của 30 công ty cổ phần lớn nhất nhiều cổ đông nhất trong nước Mỹ. 2. Ý nghĩa của chỉ số chứng khoán Chỉ số chứng khoán phản ánh xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán mà nó đại diện. Khi chỉ số chứng khoán tăng, điều đó đồng nghĩa với việc thị trường đang lên ngược lại. 3. Phương pháp tính 3.1 Phương pháp bình quân cộng giản đơn Phương pháp bình quân giá thuần tuý là phương pháp tính đơn giản nhất, giá cổ phiếu là nhân tố duy nhất được xem xét khi tính toán chỉ số chứng khoán, biến động giá của cổ phiếu nào cũng ảnh hưởng mạnh đến chỉ số chứng khoán bất kể qui mô của công ty đó lớn hay nhỏ. - Công thức: Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán: n P I n i P   1 Trong đó: Chuyên đề 7 – Chỉ số chứng khoán Nhóm 7 – Lớp 21D 3 Ip: là giá bình quân; Pi: là giá Chứng khoán i; n: là số lượng chứng khoán đưa vào tính toán. - Ví dụ: bộ chỉ số Dow Jones của Mỹ, Nikkei của Nhật, MBI của Ý - Điều kiện đảm bảo: Mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá đồng đều 3.2 Phương pháp bình quân nhân giản đơn - Công thức: n nP PPPI ( 21 - Điều kiện áp dụng: khi độ lệch chuẩn giá các cổ phiếu đưa vào tính toán cao - Ví dụ: Chỉ số Value line của Mỹ, FT-30 của Anh là chỉ sổ bình quân gia quyền giá trị với quyền sốsố lượng CK niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cấu quyền số thời ký tính toán Ngoài ra, để tính toán các chỉ số chứng khoán còn thể sử dụng phương pháp tính: Phương pháp Passcher, Phương pháp Laspeyes, Phương pháp Laspeyes, Chỉ số bình quân Fisher 4. Một số chỉ số chứng khoán tiêu biểu 4.1 Một số chứng khoán tiêu biểu - Chỉ số Công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average, DJIA) của Mỹ - Chỉ số Nasdaq của Mỹ - S&P 500 của Mỹ - FTSE 100 của Anh - CAC 40 của Pháp - DAX của Đức - Nikkei 225 của Nhật Bản - Hang Seng Index của Hồng Kông 4.2 Các chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán VN hiện nay a. Chỉ số VN – Index - Đơn vị tính: Ủy ban Chứng khoán nhà nước Chuyên đề 7 – Chỉ số chứng khoán Nhóm 7 – Lớp 21D 4 - Phương pháp tính: theo Phương pháp chỉ số giá bình quân Passcher - Rổ đại diện: Cho đến giữa tháng 11/2008, rổ đại diện để tính VnIndex bao gồm tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. b. Chỉ số HaSTC – Index - Đơn vị tính: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội - Phương pháp tính: Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm gốc, chỉ số giá trị = 100. - Rổ đại diện: Chỉ số này tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội c. CBV-Index - Đơn vị tính: Công ty Chứng khoán Biển Việt - Phương pháp tính: tính từ cột mốc 100 điểm kể từ ngày 1/1/2007. Đây là chỉ số danh mục của 50 công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. CBV-Index được chia thành 10 chỉ số đại diện tiêu biểu cho 10 ngành chính của nền kinh tế Việt Nam trên TTCK: Vận tải, công nghệ, máy công nghiệp, nguyên liệu, năng lượng, tiêu dùng, y tế, điện nước, tài chính, bất động sản xe giới - Rổ đại diện: thỏa mãn các điều kiện: + tổng giá trị thị trường trên 500 tỷ đồng. + Tổng giá trị mua bán cổ phiếu trong một năm gần đây phải hơn 50% giá trị thị trường của công ty. + Lợi nhuận sau thuế trong 4 quý liên tục phải dương + Các chỉ số về nợ là hợpso với các công ty khác trong cùng ngành d. SSI30-Index - Đơn vị: Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) - Phương pháp: xây dựng dựa trên phương pháp đang được áp dụng bởi HOSE trong xây dựng chỉ số VN-Index với rổ cổ phiếu là 30 cổ phiếu đại diện cho tất cả các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó 23 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, 7 cổ phiếu niêm yết trên HASTC Chuyên đề 7 – Chỉ số chứng khoán Nhóm 7 – Lớp 21D 5 - Rổ đại diện hiện tại: 30 cổ phiếu đại diện cho tất cả các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó 23 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, 7 cổ phiếu niêm yết trên HASTC. Ngày khởi điểm của SSI30-Index là 1/2/2007 e. DCVN30-Index - Đơn vị: Quỹ Dragon Capital - Là đại diện cho giá trị giao dịch của 30 công ty hàng đầu tổng giá trị thị trường tính thanh khoản cao nhất trên cả ba thị trường HOSE, HASTC OTC - Phương pháp tính: Phương pháp tính DCVN30-Index tương tự như phương pháp mà Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đang sử dụng để tính VN-Index nhưng tham khảo thêm phương pháp tính các chỉ số nổi tiếng trên thế giới như các chỉ số của Standard & Poor’s. - Thời điểm bắt đầu tính: Ngày bắt đầu tính chỉ số là ngày 9/1/2004 với giá trị khởi đầu là 100 điểm - Bộ chỉ số gồm: + DCVN30-Index Domestic dành cho nhà đầu tư trong nước (Chỉ số này thể hiện số lượng cổ phiếu (CP) thể được giao dịch trên thị trường của nhà đầu tư trong nước + DCVN30-Index Foreign cho nhà đầu tư nước ngoài (thể hiện số lượng CP được giao dịch trên thị trường của nhà đầu tư nước ngoài). Nhóm ngành thuộc rổ đại diện: ngân hàng, bất động sản, thực phẩm đồ uống, phân phối, bảo hiểm, năng lượng, các loại hình tài chính khác, dịch vụ công ích, vận tải, nguyên vật liệu công nghệ thông tin f. VIR 50 Index - Đơn vị tính: báo Đầu tư chứng khoán chính thức ra mắt ngày 3/1/2008, chọn mốc khởi đầu là 1.000 điểm - Phương pháp tính: phương pháp tính chỉ số Dow Jones. Đây là chỉ số biểu thị cho biến động giá của 50 cổ phiếu niêm yết giá trị vốn hoá lớn nhất tính thanh khoản cao nhất ở cả hai sàn giao dịch (chiếm khoảng 80% tổng vốn hoá của toàn thị trường) - Đặc trưng: VIR 50 Index là chỉ phản ánh biến động về giá cổ phiếu, mà không quan tâm đến những biến động về lượng - Hiệu chỉnh: chọn rổ đại diện theo định kỳ g. FPTS-Index Chuyên đề 7 – Chỉ số chứng khoán Nhóm 7 – Lớp 21D 6 - Phương pháp tính: lấy mức vốn hóa thị trường làm trọng số được tính toán theo các phương pháp chuẩn mực được sử dụng rộng rãi trên thế giới Việt Nam với ngày gốc là ngày 1/1/2007 mốc khởi đầu là 100 điểm - Rổ đại diện: Cấu trúc của Bộ chỉ số gồm Chỉ số FPTS tổng hợp (FPTS Composite Index) chỉ số 18 ngành theo chuẩn chia ngành ICB (Industrial Classification Benchmark): dầu khí, hóa chất, tài nguyên, vật liệu xây dựng, hàng hóa dịch vụ công nghiệp, ô tô phụ tùng, thực phẩm đồ uống, đồ dùng cá nhân đồ gia dụng, y tế, bán lẻ, truyền thông, du lịch giải trí, dịch vụ công cộng, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, công nghệ, viễn thông - Tiêu chí: Tiêu chí lựa chọn chứng khoántính thanh khoản giá trị vốn hóa thị trường I. Tìm hiểu một số chỉ số chứng khoán tiêu biểu của thị trường 1. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones 1.1 Lịch sử ra đời phát triển a. Khái quát chung Chỉ số Dow Jones (Dow Jones indexes) là chỉ số giá chứng khoán bình quân của thị trường chứng khoán New York. Được công bố hàng ngày trên nhật báo Wall Street Journal, chỉ số DowJones bao hàm 3 chỉ số liên quan 3 nhóm ngành nghề ở Mỹ: - Chỉ số bình quân vận tải DJTA (Dow Jones Transportation Average). DJTA được công bố lần đầu tiên ngày 03-07-1884. - Chỉ số bình quân công nghiệp DJIA (Dow Jones Industrial Average) ra đời vào ngày 26-5-1896 - Chỉ số bình quân dịch vụ DJUA (Dow Jones Utilities Average). DJUA được công bố lần đầu tiên vào tháng 1-1929. Chỉ số Dow Jones hiện tại căn cứ trên 65 blue chips mang tính đại diện nhưng khối lượng giao dịch của 65 blue chips này chiếm hơn 3/4 khối lượng của thị trường chứng khoán New York. Do đó chỉ số Dow Jones thường phản ánh đúng xu thế biến động giá của thị trường chứng khoán Mỹ, được coi là “nhiệt kế” để đo “tình trạng sức khỏe” của nền kinh tế - xã hội nước này. Thông thường, kinh tế tăng trưởng thì chỉ số Dow Jones tăng ngược lại, tức là giá chứng khoán biến động. Trong 3 chỉ số trên, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones được các nhà đầu tư, phân tích thị trưởng đặc biệt quan tâm. Chỉ số này được tính toán từ giá cổ phiếu của 30 công ty lớn nhất phổ biến nhất ở Mỹ. Chữ “Công nghiệp” chỉ mang ý nghĩa lịch sử bởi vì rất Chuyên đề 7 – Chỉ số chứng khoán Nhóm 7 – Lớp 21D 7 nhiều công ty thời nay trong số 30 công ty này không liên quan gì mấy tới ngành công nghiệp nặng truyền thống. Thời kỳ đầu, DJIA được tính bằng giá trị trung bình của giá các cổ phiếu của 12 công ty từ các ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ. Đến năm 1916, số cổ phiếu tăng lên 20 (từ năm 1916) hiện tại là 30 cổ phiếu ( từ năm 1928). Trong 12 công ty thời kỳ đầu, hiện tại chỉ còn cổ phiếu của General Electric Company là thành viên cũ. b. Lịch sử Khi lần đầu tiên xuất hiện, chỉ số đạt 40.94 điểm. Nó được tínhchỉ số trung bình trực tiếp, bằng cách cộng các giá cổ phiếu thành phần chia số lượng cổ phiếu. Chỉ số đạt mức thấp nhất vào ngày 07/08/1986 ở 28.66 điểm (theo nguồn số liệu tại trang web: http://www.djaverages.com). Trong lịch sử của mình, chỉ số Dow Jones nhiều lần đạt mức cao khi nền kinh tế công nghiệp phát triển. Chỉ số Dow trung bình tăng 5.3% hàng năm trong thế kỷ 20, mà Warren Buffet đã gọi đó là “1 thế kỷ tuyệt vời”. Những năm 1980 đặc biệt năm 1990 chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của chỉ số trung bình trên, thông qua hiện tượng đảo ngược giá rõ rệt vẫn thường xuất hiện. Ngày giảm mạnh lớn nhất là Ngày thứ 2 đen tối, ngày 19/10/1987 khi mà chỉ số này giảm 22.61% (giảm từ 2246.74 điểm ngày 26/10/1987 xuống 1738.74 điểm ngày 19/10/1987). Tuy nhiên, từ đầu năm 1980 đến cuối năm 1989, chỉ số Dow Jones đã tăng đến 233.9% từ 824.57 lên đến 2753.2 dù thị trường trải qua cuộc khủng hoảng do sự sụp đổ hàng loạt của các quỹ tín dụng ở Mỹ trong nửa cuối thập niên 1980, bên cạnh đó còn các vấn đề chính trị như các cuộc chiến tranh ở Afghanistan, tại Falklands, Iran – Iraq, Nội chiến thứ 2 Sudan cuộc chiến Intifada lần đầu tiên ở Trung Đông. Sự bất ổn của những năm 2000 đã tạo ra xu hướng giảm giá của thị trường. Vào ngày 15/09/2008, một cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn hơn đã trở nên rõ ràng khi Lehman Brother đệ đơn xin phá sản. Chỉ số DJIA lần thứ 6 trong lịch sử mất hơn 500 điểm, trở về mức điểm thấp vào giữa tháng 7, dưới 11,000 điểm. Một loạt các gói “giải cứu” kinh tế, bao gồm Điều luật Bình ổn kinh tế khẩn cấp 2008 do Cục dự trữ liên bang Bộ tài chính đề nghị thực thi, cũng như các cuộc sáp nhập ngân hàng dưới sự bảo trợ của FDIC – Quỹ bảo hiểm tiền gửi Mỹ cũng không ngăn chặn được cuộc khủng hoảng này. Sau 2 tháng biến động cực điểm, chỉ số Dow đã trải qua ngày mất điểm lớn nhất, ngày khối lượng giao dịch trong ngày lớn nhất, thị trường đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm (từ năm 2002) là 7552.29 vào ngày 20/11/2008. Đến cuối năm 2008, chỉ số DJIA tăng nhẹ nhưng kết thúc vẫn ở ngưỡng 8776.39, vẫn là mức tồi tệ nhất từ năm 1930. Trong suốt tháng 2/2009, giữa sự thoái sâu của khu vực ngân hàng, các thông tin kinh tế khó khăn sự hoài nghi của thị trường cũng như tính hiệu quả của việc can thiệp sâu của Chuyên đề 7 – Chỉ số chứng khoán Nhóm 7 – Lớp 21D 8 chính phủ, xu hướng đi xuống của thị trường, chỉ số DJIA đã vượt qua cả mức thấp nhất trong năm 2002-2003. Kết thúc tháng 2, chỉ số đạt 7062.93 điểm, mức thua lỗ danh nghĩa chỉ còn ½ với mức đỉnh. Vào tháng 03/2009, do các thông tin xấu từ AIG sự hứa hẹn của một gói kích cầu khác cho công ty bảo hiểm, chỉ số DJIA lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 7000 điểm, tính từ năm 1997. Vào ngày 09/03/2009, DJIA đóng cửa ở mức 6547.05 điểm, là mức đóng cửa thấp nhất tính từ tháng 04/1997, mất 20% giá trị trong vòng 6 tuần (từ 21/01 đến 09/03/2009). Trong 3 tháng tiếp theo, chỉ số trung bình tăng ấn tượng 34% đến ngày 12/06/2009, chỉ số đóng cửa ở 8799.26 điểm, trong bối cảnh thị trường lạc quan hơn về thời kỳ hậu suy thoái của những năm 2008, Bong bóng nhà đất Mỹ Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chấm dứt. Trong phần đầu những năm 2010, Thị trường chứng khoán Mỹ đã trải qua một trong những phiên giao dịch đen tối nhất trong lịch sử của mình (6/5/2010). Chỉ số Dow Jones lúc giảm gần 1000 điểm trong 30 phút khi các nhà đầu lo ngại khủng hoảng nợ tại Hy Lạp sẽ làm cản trở sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Đây là mức sụt giảm trong phiên lớn nhất từ trước đến nay của chỉ số Dow Jones. Đến 90 phút cuối cùng trước khi kết thúc phiên giao dịch, chỉ số này đã phục hồi dần. Chỉ số Dow Jones cuối ngày đã đóng cửa ở 10.520 điểm, giảm 347 điểm, tương đương 3,2%, mức giảm lớn nhất từ tháng 2 năm 2009 Ngày 01/02/2011, chỉ số DJIA đạt 12,040.16 diểm, một lần nữa vượt qua ngưỡng 12,000 điểm tính từ ngày 18/06/2008. Chỉ số đạt ngưỡng 12,800 điểm ngay trước khi Standard & Poor hạn mức xếp hạng tín dụng Mỹ từ AAA xuống AA+. Vào ngày hôm đó, tức ngày 5/8/2011, chỉ số DJIA giảm 634.8 điểm so với ngày hôm trước đóng cửa ở muwcsc 10,809.85, lần đầu tiên dưới 11,000 điểm kể từ tháng 11 năm 2010. Ngày 28/02/2012, chỉ số DJIA lần đầu tiên vượt qua mức 13,000 điểm kể từ ngày 19/05/2008. Từ đó cho đến nay, chỉ số chưa một lần xuống dưới 12,000 điểm. Sang đầu năm 2013, chỉ số DJIA giao dịch trên mức 14,000 điểm tại ngày 01/02/2013 ở 14,009.79 điểm kể từ ngày 12/10/2007. Tại ngày 14/02/2013, chỉ số DJIA đạt 13,973.39 điểm. 1.2 Công thức tính hiệu chỉnh a. Công thức tính Chỉ số Dow Joes được tính theo phương pháp số bình quân giản đơn. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán: ∑ p i I p = ------------- Chuyên đề 7 – Chỉ số chứng khoán Nhóm 7 – Lớp 21D 9 n Trong đó: Ip: là giá bình quân; Pi: là giá Chứng khoán i; n: là số lượng chứng khoán đưa vào tính toán. b. Hiệu chỉnh khi sự chia tách cổ phần, sáp nhập, rút lui hay gia nhập thị trường: Khi các yếu tố thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện; thay cổ phiếu trong rổ đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày giao dịch không cổ tức . Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Công thức xác định số chia DJ: Số chia Dow mới=Số chia Dow cũ*(Tổng mới/Tổng cũ) Để hiểu rõ hơn cách xác định chỉ số Dow Joes cách hiệu chỉnh, ta sẽ thực hiện một ví dụ đơn giản như sau: Giá 3 cổ phiếu hình thành như sau: Cổ phiếu Giá ngày giao dịch 1 Giá ngày giao dịch 2 Giá ngày giao dịch 3 A B C 17 13 15 19 13 16 19 13 8 Tổng giá 45 48 30 DJA ngàythứ 1 là 45/3 =15 điểm DJA ngàythứ 2 là 48/3 = 16 điểm (tăng 1 điểm hay 6.7%) Ngày thứ 3 cổ phiếu C tách làm hai giá coi như không gì thay đổi (cổ phiếu C giảm còn 8 không coi là giảm giá, mà chỉcổ phiếu tách đôi). Theo công thức hiệu chỉnh chỉ số, ta có: Số chia mới =(30 x 3)/48 = 1.875  DJA ngàythứ 3 là: 30/1.875 = 16 điểm Chuyên đề 7 – Chỉ số chứng khoán Nhóm 7 – Lớp 21D 10 Chỉ số này phản ánh đúng động thái của giá (không đổi). Trong thực tế giá thường thay đổi nên chỉ số sẽ giao động. Nhưng khi tính lại hệ số chia người ta luôn giả định giá không đổi. Tức là hệ số chia của ngày giao dịch được xác định trước khi xẩy ra giao dịch. 2. Chỉ số tổng hợp Nasdaq 2.1 Lịch sử ra đời phát triển Chỉ số Nadasq được gọi là chỉ số tổng hợp Nasdaq (the Nasdaq composite), được xây dựng trên giá cổ phiếu của toàn bộ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Nasdaq được thành lập năm 1971 bởi Hiệp hội những người buôn bán chứng khoán Quốc gia (NASD) hiện đang được điểu hành bởi Nasdaq Stock Market, Inc. Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất nước Mỹ, với khoảng 3.200 công ty niêm yết số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân nhiều hơn bất kỳ sàn giao dịch khác ở Mỹ, kể cả NYSE. giá trị vốn hoá thị trường đứng thứ 3 thế giới (sau NYSE Tokyo stock Exchange). Điểm khác biệt quan trọng giữa Nasdaq với các sàn giao dịch chứng khoán lớn khác là ở chỗ nó là một sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC). Chỉ số Nasdaq được theo dõi nhiều nhất đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Một số mốc chính với chỉ số tổng hợp Nasdaq: - 5/2/1971: Là ngày sở, với trị giá gốc là 100 - 17/7/1995: Lần đầu tiên chỉ số tổng hợp Nasdaq đóng cửa ở mức giá trên 1.000 điểm. - 10/3/2000: Chỉ số này đạt mức giao dịch cao kỉ lục 5.132,52 điểm. - Tháng 1/2002: Chỉ số tổng hợp Nasdaq tụt xuống mức thấp nhất 1.108,49 điểm. - Hiện tại chỉ số tổng hợp Nasdaq ngày 28/02/2013 là 3.160,196 điểm Bên cạnh Nasdaq Composite thì Nasdaq 100 Nasdaq Financial 100 cũng là những chỉ số chứng khoán rất quan trọng. Nasdaq 100 là chỉ số chứng khoán của 100 công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết trên Nasdaq, cả công ty trong nước quốc tế, còn Nasdaq Financial 100 là của các công ty tài chính. Để được lọt vào top 100 công ty trong chỉ số Nasdaq 100, một công ty phải đạt được các số tiêu chí sau, bao gồm: - Được niêm yết độc quyền trên Nasdaq. - Được niêm yết được ít nhất 2 năm (hoặc 1 năm nếu thoả mãn một số tiêu chuẩn về vốn hoá thị trường). - Khối lượng giao dịch bình quân ngày tối thiểu là 200,000 cổ phiếu. - Đang hoạt động theo các báo cáo hàng quý hàng năm

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan