Luan van chuyen de 310596 tham dinh gia tri thuong hieu cong ty CO chuan

16 477 3
Luan van chuyen de 310596 tham dinh gia tri thuong hieu cong ty CO chuan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN BỘ MƠN THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU  ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: MỤC LỤC I. Giới thiệu tổng quan về cơng ty Cổ phần Kinh Đơ 1 1. Q trình hình thành và phát triển của cty Cổ phần KDC .1 2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh .2 a. Các nhóm sản phẩm chính 2 b. Chi phí ngun vật liệu 3 c. Chi phí sản xuất .3 d. Trình độ cơng nghệ .4 e. Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm .4 Tp.HCM, tháng 11/2008 GVHD: Đào Hồi Nam SV thực hiện: • Nguyễn Ln Bơn – VG04 • Võ Thị Thùy Dương – VG03 • Nguyễn Ngơ Quỳnh Giang – VG03 • Nguyễn Thị Hiền – VG04 • Vũ Ngọc Linh – VG03 • Phạm Thị Ngọc Minh – VG03 • Võ Thị Kim Qun – VG03 • Huỳnh Thị Hồng Thúy – f. Hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ 4 II. Vị thế của công ty so với các công ty trong ngành .4 III. Triển vọng phát triển của ngành trong giai đoạn tới 5 IV. Doanh thu và lợi nhuận qua các năm 6 V. Xác định giá trị thương hiệu công ty cổ phần Kinh Đô .8 1. Các tiêu chí ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng .8 2. Nhận biết thương hiệu 10 3. Sức mạnh thương hiệu: .12 4. Hệ số chiết khấu từ thương hiệu: .14 5. Hiện giá thương hiệu: .15 I. Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần Kinh Đô 1. Quá trình hình thành và phát triển của cty Cổ phần KDC - Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/2/1993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 2/3/1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 1000 m 2 tại Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack – một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. - Đến năm 1994, sau hơn 1 năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh snack, công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỉ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật. Thành công của bánh snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Công ty Kinh Đô sau này. - Năm 1996, Công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức và đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD. Lúc này, số lượng công nhân của công ty đã lên tới 500 người. - Năm 1997 và 1998, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp trị giá 1,2 triệu USD với công suất 25 tấn bánh/ngày. Cuối năm 1998, công ty đưa dây chuyền sản xuất kẹo chocolate vào khai thác với tổng đầu tư là 800 ngàn USD. - Năm 1999, công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô tại quận 1, đánh dấu 1 bước phát triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo. Cũng trong năm 1999, công ty khai trương hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu cho 1 chuỗi hệ thống cửa hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này. - Năm 2000, công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích nhà xưởng lên hơn 40.000 m 2 . Tiếp tục chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, công ty đầu tư 1 dây chuyền sản xuất bánh crackers từ châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, đây là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh crackers lớn nhất khu vực. - Năm 2001, công ty nhập 1 dây chuyền sản xuất kẹo cứng và 1 dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 2 tấn/giờ trị giá 2 triệu USD. Cũng trong năm 2001, công ty cũng nâng công suất sản xuất các sản phẩm crackers lên 50 tấn/ngày bằng việc đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh mặn crackers lên 50 tấn/ngày bằng việc đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh mặn crackers trị giá 3 triệu USD. Ngày 5/1/2001, công ty nhận giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 do tổ chức BVQI cấp. Năm 2001 cũng là năm sản phẩm của công ty được xuất khẩu mạnh sang các nước Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, . - Để đảm bảo hiêu quả quản lý trong điều kiện quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, tháng 9 năm 2002 Công ty cổ phần Kinh Đô được thành lập với chức năng sản xuất kinh doanh bánh kẹo để tiêu thụ ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và xuất khẩu. Công ty Cổ phần Kinh Đô vốn điều lệ là 150 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô là 50 tỷ đồng. Trước đó, vào năm 2001, Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc tai Hưng Yên cũng đã được thành lập để sản xuất bánh kẹo cung ứng cho thị trường các tỉnh phía Bắc. - Cũng trong năm 2002, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với các nước khu vực và thế giới, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001:2000. - Năm 2003 Công ty Cổ phần Kinh Đô nhập dây chuyền sản xuất chocolate trị giá 1 triệu USD và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng. - Tháng 8 năm 2005, Công ty phát hành thêm 5 triệu cổ phiếu và nâng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng. - Tháng 5 năm 2006, Công ty phát hành thưởng 4.999.980 cổ phiếu cho cổ đông hiên hữu nâng tổng vốn điều lệ lên 299.999.800.000 đồng 2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh a. Các nhóm sản phẩm chính: - Bánh cookies - Bánh Cracker - Bánh quế - Snack - Bánh mì công nghiệp - Bánh trung thu - Kẹo cứng và kẹo mềm - Chocalate b. Chi phí nguyên vật liệu: - Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 60 - 75% giá thành sản phẩm, vì vậy biến động về chi phí nguyên vật liệu trong ngắn hạn sẽ tác động lớn đến doanh thu, lợi nhuận của công ty nhưng trong dài hạn khi đồng loạt thị trường điều chỉnh giá thì các tác động của giá nguyên vật liệu sẽ bị triệt tiêu. Ngoài ra, hiện tại công ty đã ký kết các hợp đồng và tìm kiếm được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định cho đầu vào, vì vậy công ty không còn bị tác động quá lớn bởi biến động giá thành nguyên vật liệu. c. Chi phí sản xuất - Công ty thực hiện kiểm soát chi phí bằng cách kiểm soát quá trình sản xuất, quy trình sản xuất của Kinh Đô được thiết lập cụ thể, rõ ràng, đồng bộ, đảm bảo thực hiện đúng công việc ở mọi khâu vì vậy tác dụng hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do sai sót gây ra. - Dây chuyền sản xuất của công ty được nhập ngoại, trình độ công nghệ tiên tiến từ các nước phương Tây vì vậy mức tiêu hao nguyên vật liệu cũng thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành. d. Trình độ công nghệ: Từ năm 1997 đến nay Kinh Đô tiến hành mua sắm và lắp đặt hàng loạt dây chuyền công nghệ hiện đại, đưa vào sản xuất. Hiện tại công ty đang sở hữu dây chuyền công nghệ thuộc loại hiện đại nhất trong ngành bánh kẹo Việt Nam. - 2 dây chuyền sản xuất bánh Cracker: + 1 dây chuyền nhập khẩu từ châu Âu trị giá 2 triệu USD, đưa vào sản xuất năm 2000. + 1 dây chuyền nhập khầu từ Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch trị giá 3 triệu USD, đưa vào sản xuất năm 2003. - Dây chuyền sản xuất bánh mì của Pháp trị giá 1 triệu USD, đưa vào sử dụng năm 2004. Năm 2004 Kinh Đô đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất bánh bông lan của Italia trị giá 3 triệu USD v…v… e. Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm : - Công ty CP Kinh Đô rất chú trọng vào công tác R&D với đội ngũ 20 chuyên gia chuyên nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm mới, nắm bắt xu hướng của thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng các dây chuyến công nghệ hiện đại. - Nhờ sự đầu tư đúng mức, từ năm 2002 đến nay công ty đã tung ra thị trường hơn 100 loại sản phẩm mới. f. Hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ Công ty hiện đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI của Vương quốc Anh chứng nhận tháng 12/2002. II. Vị thế của công ty so với các công ty trong ngành - Kinh Đô hiện là công ty lớn nhất trong làng sản xuất bánh kẹo Việt Nam, với thị phần ước lượng khoảng 40% . Kinh Đô hiện đang sở hữu 1 trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam, liên tục từ năm 1997 đến nay Kinh Đô luôn được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. - Mặt mạnh của tập đoàn Kinh Đô là hệ thống phân phối rất lớn, với khoảng 200 nhà phân phối và gần 65.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, hệ thống siêu thị và hệ thống Bakery. Việc triển khai mô hình nhượng quyền kinh doanh từ tháng 4.2005 đem lại triển vọng phát triển mạnh hệ thống Bakery Kinh Đô trong những năm tới. - Về thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Kinh Đô đã mặt ở hơn 30 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu là Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật, Malaysia . Năm 2005, công ty được bình chọn là một trong 500 công ty hệ thống bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. - Với kế hoạch sáp nhập với Cty cổ phần Kinh Đô miền Bắc ( NKD), cty cổ phần Kinh Đô sẽ đạt quy mô và thị phần rất lớn tại Việt Nam, củng cố vị trí số 1 trong ngành sản xuất bánh kẹo. Sau khi sáp nhập Kinh Đô sẽ đạt được nhiều lợi ích kinh tế từ việc gia tăng quy mô, chi phí sản xuất hợp lý hơn, hạn chế được sự chồng chéo về quản lý, chi tiêu, thống nhất được hệ thống phân phối trên phạm vi toàn quốc… đảm bảo đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà và mở rộng ra thị trường thế giới. III. Triển vọng phát triển của ngành trong giai đoạn tới : - Hiện nay trên thế giới, ngành bánh kẹo là một ngành mức tăng trưởng ổn định với tốc độ bình quân là 2%/năm, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động và mạnh mẽ nhất, không ngoài xu thế chung đó, thị trường bánh kẹo tại Việt Nam trong những năm qua cũng đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng. Tại thị trường Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục và cao hơn nhiều so với thị trường thế giới. - Tính đến thời điểm năm 2005, doanh thu ngành bánh kẹo tại thị trường Việt Nam đạt con số 2000 tỷ, Việt Nam trở thành 1 trong 3 thị trường tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất trong khu vực cùng Indonesia và Thailand, theo dự tính thì doanh số sẽ đạt 4000 tỷ vào năm 2010. Với lợi thế về quy mô, thị phần, thương hiệu, công nghệ… Kinh Đô đang đứng trước hội rất lớn để phát triển và tăng trưởng về doanh số, lợi nhuận và thị phần trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. - Sau khi thực hiện lộ trình giảm thuế theo AFTA, và gia nhập WTO thị trường Việt Nam sẽ thêm nhiều sự cạnh tranh đến từ các sản phẩm bánh kẹo các nước Thailand, Malaysia và đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên hiện tại hàng nội vẫn lấn át hàng ngoại trên lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo, với thị phần chiếm khoảng 60 - 70% thị trường Việt Nam. Thi phan banh keo Viet Nam Hang noi 70% Hang ngoai nhap 30% - Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nền kinh tế nước ta đã những bước chuyển biến mạnh mẽ, liên tục từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam liên tục đạt từ 6 - 8%, là quốc gia tốc độ tăng trưởng thứ 2 khu vực năng động châu Á – Thái Bình Dương và theo dự báo tốc độ này sẽ tiếp tục được duy trì và nâng cao trong những năm tới. Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, chính vì vậy dẫn đến sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo tại Việt Nam. - Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo hiện nay tại Việt Nam hiện khá là thấp, thuộc loại thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 1.25kg/người/năm, trong khi các nước phương Tây mức tiêu thụ cao hơn gấp nhiều lần: Đan Mạch: 16.3kg/năm, Anh: 14.5kg/năm. Do đó tiềm năng tại thị trường Việt Nam là rất lớn. - Sự gia tăng dân số khoảng 1.49%/năm, cùng với tốc độ đô thị hoá khá nhanh tại Việt Nam (21% năm 1990 – 28% năm 2007) cũng góp phần làm gia tăng nhu cầu về bánh kẹo tại Việt Nam trong thời gian tới. → Từ những thông tin kinh tế vĩ mô trên cho phép chúng ta tin tưởng rằng: Thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát triẻn cao so với thị trường thế giới và trở thành một trong những thị trường tiêu thụ bánh kẹo lớn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, triển vọng phát triển của ngành sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam là rất khả quan. IV. Doanh thu và lợi nhuận qua các năm: Một số chỉ tiêu trong báo cáo thu nhập của KDC CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Doanh thu bán hàng 803.559.353 1.001.867.422 1.238.339.007 Các khoản giảm trừ doanh thu (4.941.737) (3.717.544) (7.536.700) Doanh thu thuần 798.617.616 998.149.878 1.230.802.307 Giá vốn hàng bán (568.943.216) (716.853.908) (908.824.591) Lợi nhuận gộp 229.674.400 281.295.970 321.977.715 Doanh thu hoạt động tài chính 4.953.686 47.464.110 96.999.996 Chi phí tài chính (18.727.398) (23.847.218) (44.308.693) Trong đó: Chi phí lãi vay (18.262.911) (17.489.693) (31.710.058) Chi phí bán hàng (67.219.783) (76.306.846) (95.426.947) Chi phí quản lý doanh nghiệp (51.234.590) (73.107.082) (72.967.695) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 97.446.315 155.498.934 206.274.376 Thu nhập khác 11.698.707 16.084.542 21.149.879 Chi phí khác (5.169.663) (4.969.458) (11.000.690) Lợi nhuận khác 6.529.044 11.115.084 10.149.189 Lợi nhuận từ công ty liên kết 3.636.925 3.417.189 6.045.096 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 107.612.284 170.031.207 222.468.661 Khấu trừ (chi phí) thuế TNDN hiện hành (12.855.606) 634.914 - Lợi ích thuế TNDN hoãn lại 1.658.742 Lợi nhuận sau thuế TNDN 94.756.678 170.666.121 224.127.403 Như vậy thể thấy rằng là doanh thu hàng năm từ bán hàng của Kinh Đô tăng lên một cách đều đặn, cũng như là được dự báo sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu trong những năm sắp tới. Việc gia tăng doanh thu biểu hiện ở số lượng hàng hoá sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước được gia tăng đều đặn. Sau đây là là đồ thị thể hiện doanh thu của Kinh Đô: V. Xác định giá trị thương hiệu công ty cổ phần Kinh Đô: 1. Các tiêu chí ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng: Vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là melamin trong trứng và sữa, đây là hai thành phần nguyên liệu chủ yếu trong bánh Kinh Đô nên tiêu chí An Toàn Thực Phẩm là tiêu chí cần thiết nhất mà người tiêu dùng quan tâm. Với bất kỳ sản phẩm nào thì yếu tố Chất Lượng cũng là yếu tố quan trọng vì khi người tiêu dùng bỏ tiền ra mua một sản phẩm nào đó thì họ luôn quan tâm đến lợi ích mà họ nhận được từ sản phẩm đó mang lại. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển tuy nhiên thu nhập của mỗi người là khác nhau, do đó người tiêu dùng cần quan tâm đến yếu tố Giá Cả để phù hợp với thu nhập và cân đối thu chi. Bên cạnh đó, mẫu mã càng đẹp, càng nổi bật, và càng đa dạng thì càng thu hút người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng. Mặt khác, khi nhu cầu mua sản phẩm người tiêu dùng luôn muốn tìm mua nó một cách dễ dàng hơn tại các địa điểm bán lẻ, siêu thị, nhà sách,… Bên cạnh đó yếu tố Tìm Mua Dễ Dàng còn thể hiện hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp. Ngoài ra, do mức sống mỗi người mỗi khác nên vấn đề bảo quản thực phẩm cũng là vấn đề được quan tâm. Vì vậy nếu sản phẩm Dễ Bảo Quản sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Qua quá trình khảo sát bằng bảng câu hỏi và phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê ta được số liệu như sau: Tiêu chí Kinh Đơ Mẫu mã 2.5% Chất lượng 47.5% Giá cả 16.25% An tồn thực phẩm 32.5% Tìm mua dễ dàng 2.5% Dễ bảo quản 1.25% Tiêu chí Trọng số mức quan trọng Kinh Đơ Mẫu mã 5.83% 0.15% Chất lượng 34.79% 16.53% Giá cả 18.13% 2.95% An tồn thực phẩm 27.92% 9.07% Tìm mua dễ dàng 9.38% 0.23% Dễ bảo quản 3.96% 0.05% Chỉ số vai trị thương hiệu 28.97% Qua bảng thống kê ta thấy, yếu tố chất lượng được người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất, kế tiếp là an toàn thực phẩm, rồi mới đến giá cả. Do nền kinh tế thị trường, mức độ cạnh tranh cao nên các công ty hay nhà sản xuất luôn cạnh tranh nhau về giá cả, sự chênh lệch giữa chúng không nhiều nên yếu tố chất lượng và an toàn thực phẩm được nhà sản xuất đặt lên hàng đầu và cũng được người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất. Từ chỉ số thương hiệu, ta thể tính thu nhập từ thương hiệu mang lại cho công ty qua các năm như sau: Nội dung Thơng số 2005 2006 2007 Lãi rịng 94,756,678 170,666,121 224,127,403 Chỉ số vai trị thương hiệu 28.97% Tiêu chí Yếu tố quan trọng nhất Yếu tố quan trọng nhì Yếu tố quan trọng ba Trọng số mức quan trọng 3 2 1 Mẫu mã 5.00% 3.75% 12.50% 5.83% Chất lượng 47.50% 28.75% 8.75% 34.79% Giá cả 7.50% 27.50% 31.25% 18.13% An tồn thực phẩm 26.25% 32.50% 23.75% 27.92% Tìm mua dễ dàng 11.25% 5.00% 12.50% 9.38% Dễ bảo quản 2.50% 2.50% 11.25% 3.96% Thu nhập từ thương hiệu 27,454,760 49,448,731 64,938,580 2. Nhận biết thương hiệu: Trong quá trình khảo sát thu thập dữ liệu, kết quả đánh giá tài sản thương hiệu được tóm qua bảng sau: Nghiên cứu đánh giá tài sản thương hiệu Tiêu chí đánh giá Kinh Đơ Đức Phát Phạm Nguyên Hải Hà Bibica % nhận biết thương hiệu (khơng trợ giúp) 95% 37.5% 31.25% 6.25% 12.5% % nhận biết thương hiệu (cĩ trợ giúp) 5% 43.75% 53.75% 12.5% 46.25% Tổng % nhận biết 100% 81.25% 85% 18.75% 58.75% % hiện đang dùng 56.25% 40% 33.75% 10% 35% % dùng thử 98.75% 72.5% 42.5% 15% 40% % xâm nhập 98.75% 89.23% 50% 80% 68.09% % duy trì 56.96% 55.17% 79.41% 66.67% 87.5% Thông qua bảng trên ta thấy rằng, trong quá trình điều tra nhận biết thương hiệu thì hầu hết người tiêu dùng điều nhớ đến nhãn hiệu Kinh Đô (chiếm 95%) trong lần phỏng vấn đầu tiên mà không sự trợ giúp nào. Nhãn hiệu được nhiều người tiêu dùng nhớ đến tiếp theo là Đức Phát (37.5%), Phạm Nguyên (31.25%). Nhãn hiệu ít được người tiêu dùng nhớ đến Hải Hà (6.25%). Trong số những người không nhớ đến các thương hiệu kể trên, khi những gợi ý (có trợ giúp). Thì số người tiêu dùng nhớ đến các nhãn hiệu kể trên tăng lên khá nhiều. Trong đó Kinh Đô được nhớ đến nhiều nhất (tổng nhận biết là 100%), đây tính hiệu đáng mừng cho Kinh Đô, sản phẩm của Kinh Đô được mọi người biết đến rộng rải, khả năng tiêu thụ thể cao. Tiếp sau đó cũng là Đức Phát và Phạm Nguyên, đây cũng là một trong những thương hiệu lớn. Hải Hà được ít người biết đến, công ty cần phải những chiến lược quảng cáo, chương trình khuyến mãi, … nhằm giới thiệu tên tuổi, sản phẩm của công ty một cách rộng rải để người tiêu dùng biết tới. Để thể thấy rõ hơn về sự nhận biết thương hiệu. Sau đây là đồ thị minh họa. Nhận biết thương hiệu:

Ngày đăng: 24/12/2013, 11:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan