MỘT số vấn đề rút RA KHI NGHIÊN cứu tác PHẨM “từ phục vụ đến duy trì cải thiện nền hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”

5 532 5
MỘT số vấn đề rút RA KHI NGHIÊN cứu tác PHẨM “từ phục vụ đến duy trì cải thiện nền hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận: MÔN TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA KHI NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM “Từ phục vụ đến duy trì: Cải thiện nền hành chính công trong một thế giới cạnh tranh” Học viên: NGUYỄN MẠNH HÙNG Lớp Cao học HCC 16M, tại HVHC miền Trung Các nguyên lý đã có trong lịch sử, qua các chế độ xã hội khác nhau là những nấc thang kế tiếp nhau trong quá trình phát triển của nhân loại như một quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Không phải tất cả các quốc gia, dân tộc đều tuần tự trải qua tất cả các nấc thang của quá trình phát triển xã hội nói trên. Trong những hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định của thời đại, có những quốc gia dân tộc có thể bỏ qua một hoặc hai nấc thang của quá trình phát triển xã hội để tiến thẳng lên một hình thái cao hơn. Mỗi nguyên lý cũng là một "cơ thể xã hội" cụ thể, bao gồm trong đó tất cả các thành phần vốn có và các hiện tượng xã hội trong sự thống nhất hữu cơ và sự tác động biện chứng. Mỗi một nguyên lý đều có cấu trúc phổ biến và tính quy luật chung, có những mối liên hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần cơ bản nói trên là động lực bên trong thúc đẩy sự vận động của học thuyết kinh tế - xã hội và sự tiến bộ lịch sử. Trong khi một số nguyên lý nhất định là phổ biến để xác định những cơ chế hoạch định và điều phối chính sách thành công hơn, thì cách thức biểu hiện cụ thể của những nguyên lý đó trong cơ cấu tổ chức và các trình tự, thủ tục lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia và trong cùng một quốc gia vào những thời kỳ khác nhau, ngay cả khi bước đầu tiên của kiểu tổ chức này chính là những hội đồng bô lão trong các xã hội săn bắt, hái lượm truyền thống. 1. Bối cảnh rộng lớn cho việc phân tích nền hành chính công, chỉ ra một số bước phát triển quan trọng, trong nước cũng như ở ngoài nước, đang làm thay đổi nền hành chính công. Khi nghiên cứu chức năng hành chính cũng cần tiếp cận đến sự chuyển đổi của nền hành chính học, phải tập hợp và hệ thống hoá hoạt động của tổ chức hành chính; hợp pháp hoá các lĩnh vực hoạt động thành các nhiệm vụ chính thức; sắp xếp bộ máy hành chính theo hệ thống thứ bậc hình tháp cấp dưới phục tùng cấp trên và chịu sự kiểm soát của cấp trên; Nhà nước hành động theo một trật tự khách quan trong mối liên hệ với cá nhân bên trong và các cá nhân bên ngoài; xây dựng các quy chế văn bản và áp dụng theo thể thực nhất định dựa trên cơ sở pháp luật, phù hợp với pháp luật bảo vệ pháp luật. Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, mô hình hành chính công truyền thống ngày càng bộc lộ những nhược điểm hẫng hụt đối với những nước công nghiệp phát triển, nhất là khi có sự biến đổi lớn lao về tầm nhìn xây dựng lại cơ cấu xã hội, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghiệp. Nói cách khác là thực tiễn đời sống xã hội, bối cảnh bên trong và bên ngoài đòi hỏi có một mô hình hành chính học mới hiện đại xuất hiện. Người ta đã nghiên cứu tìm nhiều cách thức khác nhau để tâm cho hành 1 chính công thích ứng với tình hình mới, đòi hỏi mới. Từ đó tư tưởng quản lý công ra đời thay thế cho tư tưởng hành chính công. Tại một số nước có cơ cấu nhà nước đơn nhất, chính quyền địa phương thi hành quyền lực của mình theo nguyên tắc vượt khỏi quyền lực: Quyền lực của chính quyền cấp dưới do chính quyền trung ương trực tiếp ủy nhiệm và cấp trung ương thể bãi bỏ việc ủy nhiệm đó. Tại một số nước thuộc hệ thống đơn nhất khác, chính quyền địa phương hoạt động theo nguyên tắc thẩm quyền chung và trên nguyên tắc được phép thực thi những thẩm quyền không thuộc chính quyền trung ương. Ở Việt Nam, Quốc hội và Hội động nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân ở địa phương. Quyền kiểm soát của Quốc hội xuất phát từ quyền ban hành và nghị quyết mà cơ quan hành chính Nhà nước phải chấp hành; ngoài chức năng lập hiến và lập pháp thì Quốc hội còn có chức năng quan trọng nữa là: “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội” như vậy bộ máy hành chính Nhà nước là một đối tượng kiểm soát chủ yếu của Quốc hội. Với vị trí là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp sẽ thực hiện quyền giám sát đối với Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân, các đơn vị đóng trên địa phương mình. Hoạt động giám sát có thể thực hiện trên kỳ họp của Hội đồng nhân dân bằng việc nghe báo cáo thảo luận và đánh giá báo cáo của Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn hoặc bằng cách chất vấn tại kỳ họp đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Uỷ ban nhân dân các cấp. 2. Tại một số quốc gia, ngay bên dưới chính quyền trung ương là chính quyền cấp dưới với những thẩm quyền về pháp lý và hành chính khác nhau cùng với những nguồn lực khác nhau đảm bảo cho việc thực hiện những thẩm quyền đó và ở Việt Nam đó là bộ máy hành chính nhà nước. Là tổng thể các cơ quan hành chính nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức khác nhau, liên kết với nhau thành một hệ thống thống nhất, được sắp xếp theo cấp và phân hệ trong một trật tự, có quan hệ qua lại ràng buộc chặt chẽ nhau, thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu thống nhất đã được xác định. Là bộ máy chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước, các cơ quan đầu não (Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và UBND các cấp) do cơ quan quyền lực Nhà nước lập ra. Vì thế chúng chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước tương ứng, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực Nhà nước. Theo Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, cấu trúc của bộ máy hành chính nhà nước hiện nay gồm: Ở cấp Trung ương có: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Các bộ (18 bộ) các cơ quan ngang bộ (4 cơ quan ngang bộ), các cơ quan trực thuộc Chính phủ. Ở địa phương: Có UBND các cấp, chủ tịch UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp. Hiện nay, ở địa phương có khoảng 11.624 đơn vị hành chính. Trong đó có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, mỗi tỉnh có từ 17- 20 cơ 2 quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (theo Nghị định 13/2008/NĐ- CP); Có khoảng 642 đơn vị hành cấp huyện mỗi huyện có từ 10- 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (NĐ 14/2008/NĐ- CP) và hơn 10.889 đơn vị hành chính cấp xã, mỗi xã có 7 chức danh chuyên môn (theo NĐ 114/2003/NĐ-CP). + Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN, Chính phủ do Quốc hội lập ra. Chính phủ có thẩm quyền ban hành Nghị định. Thủ tướng chính phủ có thẩm quyền ban hành Quyết định. + Các Bộ và các cơ quan ngang Bộ: Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành và lĩnh vực công tác trên phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. + UBND các cấp: UBND các cấp do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Nghị quyết của HĐND cùng cấp và các văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. UBND là cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung vừa do HĐND cùng cấp bầu ra, vừa do cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp bổ nhiệm nhân sự và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ. 3. Quá trình thực thi nhằm đạt tới các quyết định liên quan đến vai trò của nhà nước với những cách thức can thiệp của chính quyền và tác động của chính quyền tới mọi vấn đề khác. Một số nước trên thế giới, trong khi chính quyền địa phương được hiểu là bao gồm các đơn vị hành chính cung cấp trực tiếp các dịch vụ công cho dân chúng, thì các đơn vị này cũng không có vị trí như nhau trong cơ cấu chính quyền địa phương ở tất cả các nước. Ở nhiều nước, đã có sự phân biệt về chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Quản lý nông thôn rất quan trọng đối với chất lượng cuộc sống của hành triệu công dân, vì thế vấn đề quản lý nông thôn không chỉ đơn giản được coi là chức năng của chính quyền cấp tỉnh. Căn cứ vào lịch sử của đất nước, của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia, của từng thời kỳ thì có thể tìm thấy các chức năng của cơ quan hành chính nói riêng và nhà nước nói chung. Ở nước ta, nghiên cứu chức năng của cơ quan hành chính từ trung ương đến chính quyền địa phương các cấp thực hiện theo từng lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, quản lý hành chính nhà nước về các vân đề xã hội, các vấn đề có liên quan đến tư pháp, tài chính và hàng loạt các vấn đề khác. Liên hệ thực tế hoạt động của một cơ quan: 3 Thực tế về chức năng bên trong của một Uỷ ban nhân dân huyện A, ở chức năng này, Uỷ ban nhân dân phải đề ra quy hoạch, kế hoạch, chiến lược và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong toàn huyện trong từng giai đoạn 5 năm và hàng năm. Bên cạnh việc đặt ra kế hoạch thì Uỷ ban nhân dân huyện phải tổ chức xây dựng cơ cấu bộ máy của ccs cơ quan trực thuộc, liên kết các cơ quan chuyên môn của huyện để hoàn thành có hiệu quả mục tiêu của huyên đề ra. Để vận hành bộ máy có hiệu lực thì nguồn nhân lực là hết sức quan trọng là Uỷ ban nhân dân huyện A phải có kế hoạch sử dụng nguồn cán bộ công chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho huyện. Trong quá trình quản lý, Uỷ ban nhân dân huyện phải ra quyết định quản lý nhằm điều hành hoạt động của cả huyện và hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực thi nhiệm vụ, bên cạnh đó là giám sát, kiểm tra và nghe báo cáo của cấp dưới các hoạt động trong địa phương mình nhằm tìm ra những mặt tích cực để phát huy và mặt tiêu cực để hạn chế. Nhìn một cách tổng quát, việc ban hành các quyết định quản lý hành chính nhà nước là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy phạm luật hành chính. Chúng có khả năng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc phục hồi các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Khi ban hành quyết định hành chính các cơ quan Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn mà pháp luật quy định cho mình. 4. Rút ra một số vấn đề cần quan tâm trong xây dựng nền hành chính toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, 35 năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước, bắt đầu từ Nghị quyết Trung ương 8 (Khoá VII) năm 1995, rồi Nghị quyết Trung ương 3, 7 (Khoá VIII), Đại hội X và XI tiếp tục khẳng định cải cách hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Có nhiều nghị quyết ra nhiều chủ trương, quan điểm về cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, dân chủ hoá đời sống xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước (2011- 2020) công cuộc cải cách hành chính đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội. Cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ trên 4 lĩnh vực chủ yếu: Thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính, hỗ trợ tích cực và thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới toàn diện của đất nước. 4 Tất cả để xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ là một quá trình lâu dài, phức tạp, phải được tiến hành từng bước, chia thành nhiều giai đoạn. Việc đề ra những giải pháp đúng đắn nhằm xây dựng nhà nước ta trở thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là vấn đề thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước đang bước vào con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên đây là những vấn đề được rút ra từ tác phẩm “Từ phục vụ đến duy trì: Cải thiện nền hành chính công trong một thế giới cạnh tranh” khi nghiên cứu Chương 3 về cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương và Chương 4 về cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương. Rất mong được các Thầy, Cô góp ý nhận xét và chỉnh sửa để bản thân nâng cao thêm nhận thức. Trân trọng cám ơn ! 5

Ngày đăng: 24/12/2013, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan