Vũ trung tuỳ bút của phạm đình hổ với hiện thực lịch sử xã hội việt nam cuối thế kỷ XVIII

94 3.9K 16
Vũ trung tuỳ bút của phạm đình hổ với hiện thực lịch sử xã hội việt nam cuối thế kỷ XVIII

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trêng §¹i häc Vinh Khoa ng÷ v¨n ******************** ng« thÞ ngµ vò trung tïy bót cña ph¹m ®×nh hæ víi hiÖn thùc lÞch sö x· héi viÖt nam cuèi thÕ kû xviii Khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Chuyªn ngµnh: v¨n häc viÖt nam Vinh, 2010 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Văn học trung đại Việt Nam trải qua bốn giai đoạn vận động và phát triển Trong suốt quá trình đó, giai đoạn thứ ba (từ thế kỷ XVIII đến 1 nửa đầu thế kỷ XIX) là giai đoạn rực rỡ, phồn thịnh nhất trong lịch sử văn học dân tộc Ở loại hình văn xuôi trung đại thời kỳ này, bên cạnh sự xuất hiện của tiểu thuyết chương hồi, mà tiêu biểu là Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) thì chúng ta không thể không nói đến thể loại kí với những tác phẩm có giá trị phản ánh hiện thực xã hội rộng lớn và sâu sắc Tác phẩm mở đầu cho trào lưu viết kí ở thế kỷ XVIII – XIX là Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề Tiếp đó là Tiên tướng công niên phả lục, Trần Khiêm Đường niên phả của Trần Tiến Rồi Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh Kí trung đại chắc hẳn sẽ kém phần đa dạng và thiếu sự hoàn thiện nếu không có Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ Trong Vũ trung tuỳ bút, với kết cấu tự do, Phạm Đình Hổ đã ghi lại một cách tự nhiên, chân thực những điều trông thấy thành những mẩu chuyện nhỏ Tác giả đã ghi lại những vấn đề xã hội, vấn đề con người trong những năm tháng cuối cùng của triều Lê – Trịnh Đó là những điều “trái tai gai mắt” từ lối sống xa hoa hưởng lạc của vua chúa, sự tham nhũng, lộng hành, thừa cơ “đục nước béo cò” của đám quan lại cho đến chế độ thi cử hay hiện thực trớ trêu trong cuộc sống của nhân dân Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học trung đại nói chung và thể loại kí trung đại nói riêng Đây là lí do trước tiên để chúng tôi tìm hiểu đề tài này 1.2 Trong đời sống phê bình văn học Việt Nam, có ít công trình nghiên cứu quan tâm đến Vũ trung tuỳ bút Dường như, chưa có một bài viết nào đề cập, tìm hiểu một cách hệ thống, tỉ mỉ, cặn kẽ về những vấn đề trong tác phẩm có giá trị trên Nó chỉ được đề cập một cách khái lược khi người ta bàn về những tác phẩm, những hiện tượng văn học cùng thời Với lí do này, chúng tôi đi vào tìm hiểu bức tranh lịch sử xã hội thế kỷ XVIII – một phương diện quan trọng trong tác phẩm 1.3 Hiện nay, văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – một trong 90 mẩu chuyện trong Vũ trung tuỳ bút được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (Lớp 9, Tập 1) Vì vậy, việc nghiên 2 cứu tác phẩm này còn là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với người dạy và người học ở trong nhà trường 2 Lịch sử vấn đề 2.1 Kí là một loại hình văn học ra đời sớm trong lịch sử văn học nước nhà Ngay từ thời Lý – Trần, nó đã xuất hiện dưới dạng các bài văn ngắn khắc trên bia đá, chuông đồng…Đến thế kỷ XVIII thì kí phát triển rực rỡ Bên cạnh các tác phẩm Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Bắc hành tùng kí (Lê Quýnh) còn có tác phẩm tiêu biểu là Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) Tuy nhiên, có một thực tế mà ta không thể phủ nhận, đó là chưa hề có một công trình nào nghiên cứu về tác phẩm này một cách kỹ lưỡng và độc lập Các công trình nghiên cứu có đề cập đến nhưng đều nằm ở dạng khái quát, điểm qua Trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi xin điểm lại một số công trình, tài liệu có liên quan, làm cơ sở cho việc nghiên cứu hiện thực lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII trong Vũ trung tuỳ bút 2.2 Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, khi tìm hiểu văn học chữ Hán, đã lưu tâm đến hàng loạt các tác phẩm kí, trong đó có Vũ trung tuỳ bút Với sự khảo cứu của mình, ông chia tác phẩm thành tám loại cụ thể : tiểu truyện các bậc danh nhân; ghi chép các cuộc du lãm, những nơi thắng cảnh; ghi chép các việc xảy ra về cuối đời Lê; khảo cứu về duyên cách địa lí; khảo cứu về phong tục; khảo cứu về học thuật; khảo cứu về lễ nghi; khảo cứu về điển lệ [12, 142-143] Như vậy, công trình này chỉ mang tính khảo sát, điểm qua 2.3 Trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi đã có những điểm nhìn cụ thể, tập trung vào một số tác phẩm kí tiêu biểu Riêng Vũ trung tuỳ bút, ông coi trọng giá trị của nó ở chỗ “người đương thời ghi chép chuyện đương thời”, “phản ánh xã hội phong kiến suy đồi qua những biến đổi về phong tục” [Dẫn theo 20, 5] 3 2.4 Trong Lịch sử văn học Việt Nam – Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, các tác giả khi nói đến sự suy tàn của xã hội phong kiến cuối Lê đầu Nguyễn, đã dẫn Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ [40, 319] Điều này có nghĩa rằng, Vũ trung tuỳ bút là tác phẩm kí mang đậm chất hiện thực 2.5 Công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc có nói đến tác phẩm Vũ trung tuỳ bút Nguyễn Lộc cho rằng, tác phẩm này thuộc “loại văn kí sự”, có nhiều bài kí về sinh hoạt và phong tục [22, 26] 2.6 Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên chỉ ra : Vũ trung tuỳ bút là một trong những tác phẩm soạn về triều Nguyễn Qua khảo sát, ông chia tác phẩm thành tám mục giống như Dương Quảng Hàm Việc tìm hiểu tác phẩm đang còn mang tính khái quát [27, 301-302] 2.7 Các tác giả Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận trong Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX khi bàn về văn học giai đoạn cuối XVIII – đầu XIX đã khẳng định : văn học giai đoạn này cũng không hoàn toàn thoát li với quan niệm “văn dĩ tải đạo” Vũ trung tuỳ bút là một dẫn chứng vì nó có ý kiến “phê phán truyện Nôm” [21, 32] 2.8 Văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX) – Nguyễn Phạm Hùng điểm qua Vũ trung tuỳ bút – một tác phẩm đánh dấu sự phát triển của văn xuôi tự sự vào giai đoạn cuối XVIII – đầu XIX [18, 144] 2.9 Đặc biệt, công trình Văn học trung đại Việt Nam (Tập 2) và Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Đăng Na đã có những đánh giá, nhận xét sâu sắc, cụ thể về giá trị của Vũ trung tuỳ bút Về thể tài, Nguyễn Đăng Na khẳng định, Vũ trung tuỳ bút viết theo thể tài tuỳ bút Qua khảo sát, tác giả khái quát Vũ trung tuỳ bút “khá đa dạng về bút pháp Có thiên ông viết kiểu tự thuật ngắn gọn, không theo thứ tự thời gian và thường viết về những kỷ niệm thời thơ ấu Nhiều thiên, Phạm Đình Hổ viết theo lối khảo cứu Tác giả có sở trường về kí khảo cứu Ông khảo 4 từ hoa cỏ đến phong tục, từ chữ viết đến văn thể, thể thơ, từ điềm kì dị đến phép thi cử, khảo từ nhân vật đến quỷ thần, tang lễ, cưới xin, đất đai phong vật, nhân tình thế thái…”[26, 73] Trình bày về điều gì ông cũng viết “cặn kẽ, nói có sách, mách có chứng và so sánh thực tại”[26,73] Điều đáng ghi nhận ở Phạm Đình Hổ là : “khảo cứu chỉ là cái cớ để nói về hiện tại và nói về hiện tại mới là chủ yếu…”[26, 73] Văn ông lại thấm đậm chất trữ tình, chất thời sự Lời văn nhẹ nhàng mà ý vị sâu xa Bởi vậy, Vũ trung tuỳ bút không rơi vào lãnh địa văn học chức năng Nguyễn Đăng Na đã phát hiện ra nét riêng trong phong cách kí của Phạm Đình Hổ: “Đọc tác phẩm của Phạm Đình Hổ ta thấy có chiều sâu của người uyên thâm Hán học, có chất lịch thiệp của người trải đời, có cái ngạo nghễ, hóm hỉnh của bậc hàn nho thanh bạch, có cái tinh tế của trí thức kinh kì biết thưởng thức ăn chơi”[26,73] Đi sâu vào nội dung tác phẩm, Nguyễn Đăng Na đã cảm nhận được Vũ trung tuỳ bút “phảng phất đó đây một phong vị buồn của con người luôn trăn trở với đời”[26,73] Cũng trong Vũ trung tuỳ bút, tác giả đã có cái nhìn tiến bộ, ngoài “nhìn thấy những cái hay cái đẹp, cái khả thủ của người Việt”, thì “vẫn nhận ra cái chưa đạt của dân tộc”[26, 73] Có thể nói, Nguyễn Đăng Na là nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp nhất trong hành trình khai thác, khẳng định giá trị to lớn của kí trung đại nói chung và Vũ trung tuỳ bút nói riêng Nét độc đáo của tác phẩm đã được ông “giải mã” 2.10 Trần Đình Sử cũng đã đưa ra ý kiến của mình trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Ông khảo sát tác phẩm, chia Vũ trung tuỳ bút thành bốn mục: nhân vật; đền chùa; ma quỷ, thần linh, chuyện lạ; các lễ tục, thi cử, thể văn [ 33, 327] 2.11 Ở chương 11 trong Lý luận văn học (Tập 2), Trần Đình Sử đã tìm hiểu về kí văn học Ông khẳng định, cùng với một số tác phẩm khác như Thượng kinh kí sự, thì Vũ trung tuỳ bút là một trong những “thành tựu đột xuất” của kí Việt Nam đời Lê, Nguyễn Sở dĩ như vậy là vì nó có sự phá cách, sáng tạo trong hình thức[34,357] 5 2.12 Ngoài ra, rải rác trên các Tạp chí văn học, Nghiên cứu văn học, Tạp chí Hán Nôm, cũng đã đề cập đến những vấn đề trong Vũ trung tuỳ bút Chẳng hạn như: Về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí – Nguyễn Đình Thi trên Nghiên cứu văn học, số 6, 2005; Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam – Trần Nho Thìn trên Nghiên cứu văn học, số 10, 2006; Thử phác hoạ tiến trình văn học trung đại Việt Nam ( theo quan điểm của một số tác gia trung đại) – Trần Nho Thìn trên Tạp chí văn học số 5, 2003; Thi tự của Phạm Đình Hổ - Trần Thị Kim Anh trên Tạp chí Hán Nôm, số 2, 2006; Sách văn và kinh nghĩa trong khoa trường – Trần Thị Kim Anh, trên Tạp chí Hán Nôm, 2009 Tuy nhiên, các tác giả chỉ dùng Vũ trung tuỳ bút như một dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề trung tâm nào đó, chứ chưa đi sâu nghiên cứu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Qua tập hợp, thống kê, tìm hiểu các công trình nói trên, chúng tôi thấy rằng: các nhà nghiên cứu đã ít nhiều quan tâm đến tác phẩm Vũ trung tuỳ bút Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về giá trị của tác phẩm một cách độc lập, sâu sắc Có nhiều bài viết chỉ điểm qua tên tác phẩm, khảo sát tác phẩm để phân loại Chỉ có Nguyễn Đăng Na là đi vào cụ thể hơn cả Bởi vậy, khoá luận của chúng tôi trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước, mong muốn đi vào tìm hiểu giá trị nội dung của Vũ trung tuỳ bút: hiện thực lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII 3 Mục đích nghiên cứu 3.1 Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm chưa được đánh giá cụ thể của giới nghiên cứu Với khoá luận này, chúng tôi muốn giới thiệu cho người đọc về tác giả Phạm Đình Hổ, giá trị nội dung của tác phẩm – hiện thực lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII Từ đây, chúng ta thấy được sự độc đáo trong việc phản ánh hiện thực đương thời, cũng như đóng góp to lớn cho sự phát triển văn xuôi trung đại Việt Nam của tác giả họ Phạm 6 3.2.Thực hiện đề tài Vũ trung tuỳ bút với hiện thực xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, chúng tôi hy vọng thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, để từ đó có thể cảm thụ và giảng dạy tác phẩm tốt trong nhà trường phổ thông 4 Phạm vi nghiên cứu Như nhan đề của đề tài đã thể hiện, ở khoá luận này, chúng tôi hướng đến tìm hiểu nội dung phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII với những biến cố lớn lao về nhiều mặt Đồng thời, chúng tôi cũng hướng đến nghiên cứu thái độ của Phạm Đình Hổ - một con người luôn trăn trở với đời Về giá trị nghệ thuật của Vũ trung tuỳ bút, cũng được đề cập đến, nhưng chỉ là thứ yếu Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn bản dịch Vũ trung tuỳ bút của Nguyễn Hữu Tiến dịch và chú thích, Lâm Giang giới thiệu (2001), NXB Văn học, Hà Nội Đây là bản dịch được các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều bởi tính chính xác, độ tin cậy của nó cao 5 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ với hiện thực lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp hình thức, phương pháp tiểu sử, phương pháp thống kê, phương pháp loại hình, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp 6 Đóng góp của khóa luận - Khẳng định vị trí của Vũ trung tùy bút trong kí trung đại nói riêng và văn xuôi trung đại Việt Nam nói chung - Khẳng định được giá trị nội dung của Vũ trung tùy bút : tái hiện được bức tranh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - Khẳng định được tài năng của Phạm Đình Hổ qua việc sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu để viết Vũ trung tùy bút 7 Bố cục luận văn 7 Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận này sẽ triển khai trong ba chương Chương 1: Vũ trung tuỳ bút trong tiến trình kí trung đại Việt Nam Chương 2: Hiện thực lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – nội dung chính của Vũ trung tuỳ bút Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật được vận dụng trong Vũ trung tuỳ bút CHƯƠNG 1 VŨ TRUNG TÙY BÚT TRONG TIẾN TRÌNH KÍ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1 Thể kí trong tiến trình kí trung đại Việt Nam 8 Kí là một trong những thể loại thuộc hệ thống văn học ngoại nhập Tuy vậy, nó vẫn có chỗ đứng quan trọng trong nền văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam Kí trung đại Việt Nam từ khi hình thành đến khi vận động và phát triển tới đỉnh cao đã trải qua bốn giai đoạn: thế kỷ X – XIV, thế kỷ XV – XVII, thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, nửa cuối thế kỷ XIX 1.1.1.Giai đoạn thứ nhất: thế kỷ X – XIV Đây là thời kỳ hình thành, phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, thời kỳ phục hưng các truyền thống tốt đẹp của dân tộc (yêu nước, nhân văn), kết hợp với việc tiếp thu văn hoá nước ngoài ( Phật, Đạo, Nho) Từ thế kỷ X đến XIV, văn học viết chưa tách khỏi văn học dân gian và văn học chức năng (hành chính, tôn giáo), tức nó lấy văn học dân gian và văn học chức năng làm cơ sở Trong nền văn xuôi tự sự “kí lại phải dựa hoàn toàn vào văn học chức năng, là văn học chức năng”[26, 61] Nó chưa có tên gọi theo đúng nghĩa Tuy vậy, kí vẫn tồn tại dưới hai loại hình chính: văn khắc và tự bạt Về thành tựu, nếu như loại hình truyện ngắn đã xuất hiện một số tác phẩm, mà ảnh hưởng của chúng có sức lan toả suốt thời trung đại, thì kí chưa đạt tới trình độ như vậy Giai đoạn này, chỉ có vai trò là đặt nền móng cho giai đoạn sau 1.1.2 Giai đoạn thứ hai: thế kỷ XV – XVII Đầu thế kỷ XV, nhà nước phong kiến trải qua nhiều biến động lớn Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần lập nên nhà Hồ Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly ban hành nhiều cải cách tiến bộ nhưng đều không thành công do vấp phải sự phản ứng gay gắt, quyết liệt của tầng lớp quý tộc đương thời Đất nước rơi vào ách đô hộ của giặc Minh Ngót hai mươi năm đó, kho tàng thư tịch, sách vở, điển chương phần lớn bị thiêu huỷ, hoặc bị đem về Trung Quốc Vì vậy, sau khi lãnh đạo nhân dân giành lại nền độc lập thì nhà Lê, đặc biệt là Lê Thánh Tông cho sưu tầm sao chép những thư tịch đã bị mất 9 Sau năm thế kỷ hình thành và phát triển, dòng văn học viết có nhiều thành tựu rực rỡ Đến thế kỷ XV, dòng văn học ấy phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn Văn xuôi tự sự đã giảm thiểu mối quan hệ với văn học dân gian và văn học chức năng; để vươn lên thành một loại hình nghệ thuật mới mang đậm sắc thái dân tộc, phản ánh sâu sắc hiện thực đương thời Có nhiều tác phẩm đáng chú ý như: Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi), Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp), Nam Ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) Kí ở giai đoạn này tồn tại dưới dạng tự, bạt Nó tách ra thành môn khoa học riêng: nghiên cứu, phê bình, lí luận văn học và đặt nền móng cho loại hình kí nghệ thuật “Bằng phương pháp ghép những đoạn suy tư và bình giá đối tượng mình đang phản ánh cuối mỗi thiên tự sự, Hồ Nguyên Trừng đã đặt một chân lên biên giới thể kí.Riêng Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ thì đã đi những bước đi đầu tiên lên lãnh địa của kí bằng con đường dựng lên những nhân vật của thế giới khác để trực tiếp đối thoại với họ về thế cuộc”[25,429].Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng, ranh giới giữa kí và truyện rất mỏng manh, tính chất kí trong văn xuôi tự sự giai đoạn này rất yếu, đôi khi đó chỉ là lối viết tự sự nhiều thiên, cái tôi cá nhân trong đó chưa bộc lộ, chưa thoát khỏi vỏ bọc của cái ta cộng đồng (như Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng Hoặc như nhiều thiên trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, được xếp vào thể kí lại mang đặc trưng của truyện Bích câu kì ngộ kí của Đặng Trần Côn cũng không thể xem là tác phẩm thuộc thể kí Điều làm nên sự khác biệt giữa truyện và kí về bản chất là do “thái độ của người cầm bút Nếu người cầm bút tách mình ra khỏi các sự kiện, các nhân vật đang được miêu tả như người ngoài cuộc thì đó là truyện, còn tác giả hoà vào sự kiện, vào các nhân vật là tư cách là người trong cuộc thì đấy lại là kí”[25,427] Như vậy, “kí chỉ thực sự ra đời khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng mình đang phản ánh bằng cảm quan của chính mình” [Dẫn theo 10 ... Việt Nam Chương 2: Hiện thực lịch sử xã hội Việt Nam cuối kỷ XVIII – nội dung Vũ trung tuỳ bút Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật vận dụng Vũ trung tuỳ bút CHƯƠNG VŨ TRUNG TÙY BÚT... nhà nghiên cứu sử dụng nhiều tính xác, độ tin cậy cao Phương pháp nghiên cứu Để thực đề tài Vũ trung tuỳ bút Phạm Đình Hổ với thực lịch sử xã hội Việt Nam cuối kỷ XVIII, chủ yếu sử dụng phương... Phạm Đình Hổ với thực lịch sử xã hội Việt Nam cuối kỷ XVIII; chọn Vũ trung tuỳ bút, Nguyễn Hữu Tiến dịch thích, Lâm Giang giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 2001 làm liệu Theo dịch trên, Vũ trung

Ngày đăng: 24/12/2013, 09:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan