CÁC BÀI TẬP TÌM HIỂU VẤN ĐỀ CỦA LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN CÓ BÀI GIẢI

28 28 0
CÁC BÀI TẬP TÌM HIỂU VẤN ĐỀ CỦA LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN CÓ BÀI GIẢI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP TÌM HIỂU VẤN ĐỀ 2 Tìm hiểu vấn đề 2 về kế hoạch giáo dục và kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn sau: Xác định một số kiểu kế hoạch mà GV cần thiết kế phuc vụ cho quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường Trình bày cách thức thiết kế kế hoạch giáo dục ngữ văn của giáo viên. Trình bày cách thức thiết kế kế hoạch bài dạy ngữ văn Thiết kế mục tiêu bài học trong các tình huống sau Tình huống 1: bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10, cơ bản,T.1) Tình huống 2: bài Chữ người tử tù ( Ngữ văn 11, cơ bản,T.1) Tình huống 3: bài Vợ nhặt (Kim Lân) cho lớp 11 Bài giải: Một số kiểu kế hoạch mà giáo viên cần thiết kế cho quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường 1.Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình ( phân phối chương trình ) Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GDĐT3 , Hiệu trưởng tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương (sau đây gọi chung là môn học) bảo đảm tổng số tiếtnăm học quy định trong chương trình. Chương trình mỗi môn học ở mỗi khối lớp được bố trí phù hợp trong cả năm học. Đối với các môn học lựa chọn và chuyên đề học tập lựa chọn ở cấp trung học phổ thông, nhà trường xây dựng một số tổ hợp gồm 5 môn học được chọn từ 3 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình5 (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học) và xây dựng một số tổ hợp 3 cụm chuyên đề của 3 môn học trong chương trình phù hợp với khả năng tổ chức của nhà trường; đồng thời xây dựng phương án tổ chức cho học sinh đăng kí lựa chọn và tổ chức thực hiện để vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên6 , cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường. Đối với các hoạt động giáo dục được tổ chức theo hình thức tham quan, cắm trại, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng (sau đây gọi chung là hoạt động giáo dục), Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn. 2.Kế hoạch giáo dục của tố chuyên môn Căn cứ vào kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học đã được Hiệu trưởng quyết định, các tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, bao gồm Kế hoạch dạy học các môn học (theo Khung kế hoạch dạy học môn học tại Phụ lục 1) và Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (theo Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tại Phụ lục 2). Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đơn vị được giao chủ trì hoạt động nào xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động đó, bao gồm các thành phần cơ bản sau: mục đích, yêu cầu; nội dung, hình thức và chương trình tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối với các đối tượng tham gia; thời gian và địa điểm tổ chức; nguồn lực được huy động để tổ chức thực hiện. Thực hiện sinh hoạt tổnhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; định kì sinh hoạt chuyên môn để xây dựng bài học minh hoạ, tổ chức dạy học và dự giờ để phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh7 . Việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổnhóm chuyên môn.

BÀI TẬP TÌM HIỂU VẤN ĐỀ 1 1 Đặc điểm, mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Ngữ văn trong trường trung học 2 Nội dung chương trình 3 Giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học Ngữ văn ở trường trung học 4 Nguyên tắc dạy học Ngữ văn ở trường trung họ Bài giải: Câu 1&2: Đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung của môn Ngữ văn Mục Chương trình PT 2006 - Hình thành và phát triển Chương trình PT 2018 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ tiêu các năng lực cốt lõi và năng thông, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học, lực đặc thù của môn học; phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu đặc biệt là năng lực giao tiếp cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước (kiến thức tiếng Việt, 4 kỹ - Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực năng: nghe, nói, đọc, viết và sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ khả năng ứng dụng vào giao thẩm mĩ ; phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt là tiếp) và năng lực thưởng phương pháp tự học ; năng lực ứng dụng những thức văn học điều đã học vào cuộc sống – Bồi dưỡng và nâng cao - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; vốn văn hóa cho người học tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước ; lòng tự thông qua những hiểu biết về hào dân tộc ; ý chí tự lập, tự cường ; tinh thần dân ngôn ngữ và văn học Từ đó chủ, nhân văn ; giáo dục cho học sinh trách nhiệm mà giáo dục, hình thành và công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý phát triển cho HS những tư thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của tưởng, tình cảm nhân văn dân tộc và nhân loại Đặc trong sáng, cao đẹp Tính chất công cụ và thẩm điểm mỹ để giáo dục về đạo đức Yêu cầu và thẩm mỹ cho HS Hình thành và phát triển Hình thành và phát triển những phẩm chất và năng cần đạt kiến thức và kỹ năng của lực cần có đối với môn học và năng lực đặc thù Nội từng cấp học Gồm 7 mạch, 3 phần kiến theo từng cấp học Gồm 4 mạch tương ứng 4 kĩ năng dung thức, 4 kĩ năng Câu 3: GV và HS trong hoạt động dạy và học Ngữ Văn ở trường trung học *Trong hoạt động dạy học môn Ngữ Văn của GV: -Có trách nhiệm khơi dậy tinh thần học tập của người học -Cung cấp một số kiến thức cơ bản -Hướng dẫn HS phát hiện tự kiến thức, nghiên cứu SGK, các tài liệu, sưu tầm tư liệu, thuyết trình, thảo luận về nội dung học tập và rèn luyện kĩ năng giao tiếp -Giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất đã có, mở rộng và nâng cao một số phẩm chất khác để hòa nhập với cộng đồng -Chú trọng đến nội dung phát biểu ý kiến cá nhân trong nhiều tình huống giao tiếp - Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, phương tiện trong dạy học *Trong hoạt động học môn Ngữ Văn của học sinh: - Về năng lực ngôn ngữ: Biết vận dụng kiến thức để hiểu nội dung và phân tích Thể hiện được cách nghĩ của bản thân theo cảm quan riêng; thấy được vai trò và tác dụng của việc đọc - Về năng lực văn học: Phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên những kiến thức tích hợp Phân biệt được đặc trưng của hình tượng văn học, đánh giá được nghệ thuật của văn bản.Tạo lập được một số kiểu văn bản thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng hình thức ngôn từ mang tính thẩm mĩ Câu 4: Nguyên tắc dạy học Ngữ văn ở trường trung học: 6 nguyên tắc *Tiếp cận giao tiếp: Lấy giao tiếp xã hội để triển khai các hoạt động dạy học Giúp HS rèn luyện kĩ năng giao tiếp *Tiếp cận quan điểm lịch sử: bối cảnh xã hội-tác giả-tác phẩm dưới góc nhìn dồng đại và lịch đại Giúp HS có thể lí giải tác phẩm, hiểu theo nhiều ý nghĩa, vượt ra ngoài chủ định của tác giả *Tích hợp: liên kết kiến thức giữa các ngành học giúp HS đồng bộ hóa vốn tri thức, tự phát hiện điều mới mẻ và sáng tạo *Rèn luyện và phát triển các loại hình tư duy: Tư duy hình tượng được soi xét theo chiều hướng thống nhất với tư duy logic Giúp HS rèn luyện tư duy khoa học toàn diện *Xây dựng bản sắc cá nhân, phát triển nhân cách (cá thể) trong mối quan hệ thống nhất với cộng đồng: Hướng đến việc phát triển từng cá nhân và có mối liên hệ với các giá trị chung của cộng đồng xã hội để tạo ra tính đa dạng và thống nhất xã hội *Khai phóng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động của người học: truyền đạt kiến thức mở, tạo kênh thông tin đa chiều, tạo điều kiện tranh luận BÀI TẬP TÌM HIỂU VẤN ĐỀ 2 Tìm hiểu vấn đề 2 về kế hoạch giáo dục và kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn sau: -Xác định một số kiểu kế hoạch mà GV cần thiết kế phuc vụ cho quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường -Trình bày cách thức thiết kế kế hoạch giáo dục ngữ văn của giáo viên -Trình bày cách thức thiết kế kế hoạch bài dạy ngữ văn -Thiết kế mục tiêu bài học trong các tình huống sau Tình huống 1: bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10, cơ bản,T.1) Tình huống 2: bài Chữ người tử tù ( Ngữ văn 11, cơ bản,T.1) Tình huống 3: bài Vợ nhặt (Kim Lân) cho lớp 11 Bài giải: Một số kiểu kế hoạch mà giáo viên cần thiết kế cho quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường 1 Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình ( phân phối chương trình ) Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GDĐT3 , Hiệu trưởng tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương (sau đây gọi chung là môn học) bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình Chương trình mỗi môn học ở mỗi khối lớp được bố trí phù hợp trong cả năm học Đối với các môn học lựa chọn và chuyên đề học tập lựa chọn ở cấp trung học phổ thông, nhà trường xây dựng một số tổ hợp gồm 5 môn học được chọn từ 3 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình5 (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học) và xây dựng một số tổ hợp 3 cụm chuyên đề của 3 môn học trong chương trình phù hợp với khả năng tổ chức của nhà trường; đồng thời xây dựng phương án tổ chức cho học sinh đăng kí lựa chọn và tổ chức thực hiện để vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên6 , cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường Đối với các hoạt động giáo dục được tổ chức theo hình thức tham quan, cắm trại, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng (sau đây gọi chung là hoạt động giáo dục), Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn 2 Kế hoạch giáo dục của tố chuyên môn Căn cứ vào kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học đã được Hiệu trưởng quyết định, các tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, bao gồm Kế hoạch dạy học các môn học (theo Khung kế hoạch dạy học môn học tại Phụ lục 1) và Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (theo Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tại Phụ lục 2) Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đơn vị được giao chủ trì hoạt động nào xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động đó, bao gồm các thành phần cơ bản sau: mục đích, yêu cầu; nội dung, hình thức và chương trình tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối với các đối tượng tham gia; thời gian và địa điểm tổ chức; nguồn lực được huy động để tổ chức thực hiện Thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; định kì sinh hoạt chuyên môn để xây dựng bài học minh hoạ, tổ chức dạy học và dự giờ để phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh7 Việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn 3 Kế hoạch giáo dục của giáo viên và kế hoạch bài dạy ( giáo án ) Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3); trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4) để tổ chức dạy học Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy 4 Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì a) Đối với bài kiểm tra Các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu như sau: - Nhận biết: Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học - Thông hiểu: Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, diễn đạt được thông tin theo ý hiểu của cá nhân, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học - Vận dụng: Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung đã được học ở các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học - Vận dụng cao: Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, các vấn đề thực tiễn phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học 4 b) Đối với bài thực hành, dự án học tập Các tổ chuyên môn xây dựng các bài kiểm tra thực hành, dự án học tập để kiểm tra, đánh giá định kì môn học ở từng khối lớp; các bài kiểm tra thực hành, dự án học tập phải nêu rõ các tiêu chí cụ thể để đánh giá phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình môn học c) Tổng hợp nhận xét, đánh giá cuối học kì và cả năm học Khuyến khích giáo viên hướng dẫn và giao cho học sinh viết tự nhận xét về ưu điểm, hạn chế, sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện đối với từng môn học cuối mỗi học kì; căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và định kì, giáo viên tổng hợp đưa ra nhận xét, đánh giá để học sinh hoàn thiện, chỉnh sửa và gửi cho cha mẹ học sinh Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Tổng hợp nhận xét cuối mỗi học kì và cả năm học được thông báo cho từng học sinh và ghi vào Học bạ học sinh Cách thức thiết kế kế hoạch giáo dục Ngữ Văn của giáo viên I Hướng dẫn thực hiện 1 Căn cứ thực hiện - Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn do Bộ GD&ĐT ban hành - Căn cứ vào Hướng dẫn số 791/ HD- BGD ĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GD ĐT triển khai thực hiện thí điểm chương trình giáo dục phổ thông - Căn cứ Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 - Căn cứ Công văn số 5842/BGDĐT-VP hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản - Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 trường THCS Trọng Quan - Căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng học tập của học sinh trường THCSTrọng Quan - Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học 2 Về phương pháp dạy học  Tích cực áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh Chú trọng việc vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường việc giao bài tập cho học sinh thực hiện ngoài giờ học, ngoài lớp học  Linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học chủ yếu: PP thảo luậ nhóm, PP đúng vai, PP giải quyết tình huống, PP động não, PP dạy học theo dự án, PP vấn đáp, PP trực quan, Các kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung bài và đối tượng học sinh 3 Về soạn, giảng bài:  Soạn giảng theo chủ đề dạy học, Gv linh hoạt trong việc điều chỉnh nội dung kiến thức, thời lượng dạy học cho từng đơn vị kiến thức  Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV  Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động củqa GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới), bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất  Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý giáo án điện tử, liên hệ thực thế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học  Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu; tác phong thân thiện gần gũi; coi trọng việc khuyến khích, động viên HS học tập; tổ chức hợp lý cho HS học tập các nhân và theo nhóm  Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS học lực yếu kém trong nộ dung từng bài học 4 Về thiết bị dạy học Sử dụng triệt để các thiết bị dạy học được trang cấp, khuyến khích việc tự làm thiết bị, đồ dùng dậy học của GV và HS 5 Về kiểm tra đánh giá:  Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS  Tăng cường vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, chú ý thái độ, sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập Cách thức thiết kế kế hoạch bài dạy môn ngữ văn Việc thiết kế kế hoạch bài dạy chuyên đề bồi dưỡng vô cùng quan trọng Đây là bước chuẩn bị chu đáo nhất để có thể thực hiện được hoạt động bồi dưỡng một cách hiệu quả Trên cơ sở đề cương môn học đã được chỉnh sửa và thẩm định của những nhà giáo dục uy tín, người soạn chi tiết hoá, cụ thể hoá những nội dung trong đề cương môn học Như đã trình bày, chuyên đề cần đi vào những vấn đề thiết thực Phần lí thuyết chỉ đưa ra khái niệm ngắn gọn, đầy đủ nhất, quy trình phải được cụ thể bằng các bước Với quy trình phát triển CT môn Ngữ văn ở trường PT, có thể lưu ý cho HV tám bước cơ bản: bước1 Phân tích bối cảnh, đánh giá nhu cầu giáo dục; bước 2 Xác định mục tiêu; bước 3 Thiết kế nội dung CT; bước 4 Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy - học, bước 5 Lựa chọn phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá, bước 6 Thẩm định CT, bước 7 Triển khai CT, bước 8 Đánh giá CT Ở mỗi bước, người soạn cần có những bảng biểu mẫu, những ví dụ cụ thể để HV dễ hình dung và có thể làm theo Phần thực hành cần tăng thời lượng, nhiệm vụ cũng cần được cụ thể hoá bằng những bài tập thiết thực Ví dụ, ở phần thực hành phát triển CT, giảng viên giao nhiệm vụ cho HV: Nhiệm vụ 1: Thiết kế mẫu điều tra, khảo sát và đưa ra số liệu cụ thể về thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường PT mà anh/chị quan tâm Tư đó, đề xuất định hướng phát triển CT môn Ngữ văn ở trường đó; nhiệm vụ 2: Xây dựng CT nhà trường gắn với đặc trưng vùng miền (HV chọn một trường PT mình đang giảng dạy và công tác) Ở phần thực hành một số bước cụ thể, giảng viên cho bài tập: Phân tích phần tiếng Việt (Văn học, Làm văn) trong CT Ngữ văn PT tư đó đưa ra đề xuất cấu trúc lại CT Trong đề cương bài giảng chi tiết, giảng viên cũng cần cụ thể hoá tri thức bằng các hoạt động thực hành và có sản phẩm mẫu Ví dụ, hướng dẫn HV thiết kế kế hoạch theo chủ đề, giảng viên đưa ra quy trình cụ thể như sau: Bước 1 Lý do chọn chủ đề: Vì sao lại lựa chọn và xây dựng chủ đề đó? Bước 2 Mục tiêu của chủ đề: GV cần xác định mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và mục tiêu về năng lực Bước 3 Nội dung chủ đề: GV xác định được những nội dung kiến thức cơ bản cần hướng dẫn HS hình thành qua chủ đề học tập Bước 4 Cách thức tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề: GV xác định được các hoạt động dạy và học, hoạt động của GV và HS, những phương pháp và kĩ thuật dạy học áp dụng trong dạy học Lưu ý: bước 3 và 4 có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau: Cách 1: Viết hệ thống các hoạt động theo thứ tự tuyến tính tư trên xuống dưới Hoạt động 1:… Hoạt động 2:… Hoạt động 3:… Cách 2: Viết hệ thống các hoạt động theo hai cột: Hoạt động của GV và HS Hoạt động của và HS Nội dung cần đạt Cách 3: Viết hệ thống các hoạt động theo 3 cột: Hoạt động của GV, hoạt động của HS và nội dung cần đạt, thời gian thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của GV và Nội dung cần đạt HS Nội dung cần đạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS Cách 4: Viết hệ thống các hoạt động theo bốn cột: Hoạt động của GV, hoạt động của HS và nội dung cần đạt, tiêu đề nội dung chính và thời gian thực hiện Hoạt động của Hoạt động của Nội dung chính GV HS và thời gian Nội dung cần đạt Bước 5.Cách thức kiểm tra, đánh giá trong chủ đề: GV cần xây dựng bảng mô tả các mức độ và công cụ đánh giá được sử dụng trong chủ đề và thiết kế được hệ thống câu hỏi, bài tập Thiết kế mục tiêu bài học cho các tình huống sau: Tình huống 1: Bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( Ngữ văn 10, Cơ bản ,T1) KẾ HOẠCH BÀI DẠY nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,… 3 Cách so sánh hai văn bản viết về cùng một đề tài 1.3 4 Quan điểm của người viết và quan điểm của người đọc 1.4 Năng lực Năng lực chung 5 Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc 2.1.1 6 ghi nhớ sự dụng, bổ sung khi cần thiết Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ 2.1.2 7 của nhóm Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập ; suy nghĩ không theo lối 2.1.3 mòn Năng lực đặc thù (đọc) 8 Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, 2.2.1.1 nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện 9 nội dung văn bản Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản 2.2.1.2 muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều 10 chủ đề Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo 2.2.1.3 của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn 11 hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ 2.2.2.1 văn học Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm 12 văn học Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại 2.2.2.2 như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri_ và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri), sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết 13 giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật,… So sánh được hai văn bản viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; 2.2.3.1 14 liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu 2.2.3.2 biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học Đọc mở rộng từ 1 đến 2 truyện ngắn có dung lượng tương đương với 2.2.4 15 văn bản học chính thức Phẩm chất 16 Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình 3 BÀI TẬP TÌM HIỂU VẤN ĐỀ 3 Đọc tài liệu và vẽ sơ đồ và tóm tắt về thuyết hành vi Bài giải: Tóm tắt Thuyết hành vi Dựa trên lý thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov, hà tâm lý học Mỹ Watson đã xây dựng lý thuyết hành vi (Behavorism) giải thích cơ chế tâm lý của việc học tập Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong đó những mối liên hệ phức tạp sẽ được làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua các bước học tập nhỏ được sắp xếp một cách hợp lý Thông qua những kích thích về nội dung, phương pháp dạy học, người học có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập và qua đó thay đổi hành vi của mình Vì vậy quá trình học tập được hiểu là quá trình thay đổi hành vi Hiệu quả của nó có thể thấy rõ khi luyện tập cũng như khi học tập các quá trình tâm lý vận động và nhận thức đơn giản Có nhiều mô hình khác nhau của thuyết hành vi, có thể nêu một số quan niệm cơ bản của thuyết hành vi như sau:  Các lý thuyết hành vi giới hạn việc nghiên cứu cơ chế học tập qua các hành vi bên ngoài có thể quan sát khách quan bằng thực nghiệm  Thuyết hành vi không quan tâm đến các quá trình tâm lý chủ quan bên trong của người học như tri giác, cảm giác, tư duy, ý thức, vì cho rằng những yếu tố này không thể quan sát khách quan được Bộ não được coi như là một “hộp đen” không quan sát được  Thuyết hành vi cổ điển (Watson): quan niệm học tập là tác động qua lại giữa kích thích và phản ứng (S-R), nhằm thay đổi hành vi Vì vậy trong dạy học cần tạo ra những kích thích nhằm tạo ra hưng phấn từ đó có các phản ứng học tập và thông qua đó thay đổi hành vi  Thuyết hành vi Skiner: khác với thuyết hành vi cổ điển, Skiner không chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng mà đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa hành vi và hệ quả của chúng (S-R-C) Chẳng hạn khi HS làm đúng thì được thưởng, làm sai thì bị trách phạt Những hệ quả của hành vi này có vai trò quan trong trong việc điều chỉnh hành vi học tập của HS Có thể tóm tắt những đặc điểm chung của cơ chế học tập theo thuyết hành vi như sau:  Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát được  Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể với trình tự được quy định sẵn Những hành vi phức tạp được xây dựng thông qua sự kết hợp các bước học tập đơn giản  GV hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức là sắp xếp việc học tập sao cho người học đạt được hành vi mong muốn và sẽ được phản hồi trực tiếp (khen thưởng và công nhận)  GV thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh kịp thời những sai lầm Tuy nhiên, thuyết hành vi bộc lộ những nhược điểm:  Thuyết hành vi chỉ chú ý đến các kích thích từ bên ngoài Tuy nhiên hoạt động học tập thực ra không chỉ do kích thích từ bên ngoài mà còn là sự chủ động bên trong của chủ thể nhận thức  Quá trình nhận thức bên trong của chủ thể nhận thức, đặc biệt là tư duy đóng vai trò quan trọng trong hoạt động học tập Quá trình này không được thuyết hành vi chú ý đến  Việc chia quá trình học tập thành chuỗi các hành vi đơn giản chưa tạo ra hiểu biết đầy đủ đối với các mối quan hệ tổng thể BÀI TẬP TÌM HIỂU VẤN ĐỀ 4 Câu 1: Nếu ít nhất một câu hỏi cần giải đáp về các phương pháp: Hợp tác, giải quyết vấn đề, dự án Câu 2: Thiết kế một ví dụ minh họa cho phương pháp dạy học hợp tác Bài giải: Câu 1: Những câu hỏi liên quan đến các phương pháp Phương pháp hợp tác: + Tại sao trong DHHT không có phần đánh giá và kết luận như hai phương pháp DH còn lại? + Khi chia nhóm dựa trên 3 tiêu chí: theo trình độ, theo ngẫu nhiên, theo sở trường thì tiêu chí nào để phân nhóm là hợp lý và hiệu quả nhất? Phương pháp dự án: + Việc thực hiện phương pháp dạy học theo dự án có hạn chế là một số thành viên trong nhóm phân chia công việc không trực tiếp liên quan đến việc hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe (ví dụ như: quay phim, chụp hình, thiết kế ppt, ) Vậy làm cách nào để khắc phục hạn chế này? + Những vấn đề nào được xem là phù hợp để đưa vào PP dự án? Phương pháp giải quyết vấn đề: + Làm thế nào để kích thích sự hứng thú tìm tòi vấn đề của HS trong PP Giải quyết vấn đề? + Nếu đưa ra PP giải quyết vấn đề nhưng học sinh không phát hiện ra vấn đề thì PP đó có thất bại không? Câu 2 1 Một số thông tin chung: Lớp dạy: lớp 6 Phần: Đọc Thể loại: Cổ tích Ngữ liệu lựa chọn: Sọ Dừa Hoạt động sử dụng PP: Hoạt động luyện tập Mục tiêu: - Nhận biết một số yếu tố của cổ tích như: cốt truyện, nhân vật - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật Lí do chọn sử dụng dạy học hợp tác: +dạy học hợp tác phù hợp dùng trong dạy đọc để phát triển NL đọc VB cho HS +Cở sở vật chất: Phòng học có đủ không gian để HS hợp tác làm việc theo nhóm nhỏ +Nhiệm vụ học tập: Đây là nhiệm vụ mang tính khái quát lại toàn bộ nội dung bài học thông qua ngữ liệu Đây là nhiệm vụ tương đối khó và nặng nề nếu giao cho từng HS thực hiện cá nhân Vì vậy cần có sự hợp tác làm việc của các HS Hoạt động này một mặt giúp hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại một mặt phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho người học Thời gian: 20 phút, vừa đủ để HS hợp tác làm việc theo nhóm 2 Cách thức tổ chức: GV yêu cầu nhóm HS dùng sơ đồ tư duy nhằm giúp HS thảo luận, tóm tắt những vấn đề nổi bật về đặc điểm truyện cổ tích thể hiện qua ngữ liệu được chọn Tiêu chí thành lập nhóm: mỗi nhóm 3-4 HS, vừa đủ để HS tập hợp làm việc mà không mất thời gian di chuyển Đồng thời phù hợp với nhiệm vụ, tạo điều kiện cho mọi HS trong nhóm để có cơ hội thể hiện trách nhiệm, tham gia đóng góp 3 Các bước thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị: GV chia nhóm, chọn nhóm trưởng, giao trách nhiệm cho nhóm tự phân chia công việc cho các thành viên với yêu cầu mọi thành viên đều tham gia đóng góp ý kiến; chuẩn bị giấy A0, rubric đánh giá kết quả Nội dung Mức đánh giá yêu cầu (1) (2) Hoạt động luyện tập Phần thôn HS chỉ nêu 1/3 HS chỉ nêu 2/3 đặc điểm của cổ tích thể hiện qu g tin đặc điểm của c ổ tích thể hiện qua tác phẩm Phần hình Sơ đồ của HS Sơ đồ của HS có sự thể hiện độ dày nhánh nhưn thức chưa thể hiện độ dày nhánh phân biệt ý lớn , nhỏ Bước 2: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu nhóm HS dùng sơ đồ tư duy để khái quát những đặc điểm của thể loại cổ tích và thể hiện dưới dạng sơ đồ tư duy trên giấy A0 Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS làm việc nhóm, tổng hợp phần tìm hiểu về đặc điểm của cổ tích thể hiện qua tác phẩm bằng sơ đồ tư duy vào giấy A0 + GV quan sát, nhắc nhở HS về qui tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét đậm thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ, hình ảnh minh họa, từ khóa,…), hỗ trợ khuyến khích HS chưa chủ động tham gia thảo luận Bước 4: Báo cáo kết quả: - GV gọi từ 1-2 nhóm HS trình bày kết quả - GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau - GV bổ sung, chốt các ý Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Dựa trên các góp ý, GV hướng dẫn HS chốt các ý sau: Chủ đề Thể hiện quan niệm sống của của nhân dân về lương tâm Lòng đố kị, cái ác Sự chân thành, lương thiện Cốt truyệ Ít tình tiết quan trọng, diễn biến theo trình tự thời gian n Chưa đựng yếu tố thần kì và tái hiện cuộc đời Sọ Dừa Nhân vật Ngoại hình đặc biệt, kì lạ Tính cách thể hiện chủ yếu qua hành động và lời nói BÀI TẬP TÌM HIỂU VẤN ĐỀ 5 Câu 1: Nếu ít nhất một câu hỏi cần giải đáp về các phương pháp: Đàm thoại gợi mở, đóng vai, dạy theo mẫu Câu 2: Thiết kế một ví dụ minh họa cho phương pháp đàm thoại gợi mở Bài giải: Câu 1: Phương pháp đàm thoại gợi mở a Hệ thống câu hỏi để triển khai phương pháp đàm thoại được giáo viên thực hiện nằm ở mức độ nào (khó, vừa, dễ) là phù hợp nhất để khai thác hết thế mạnh của phương pháp này mang lại? b Trong tất cả các loại phương pháp đàm thoại: đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích minh họa, đàm thoại ơrixtic thì phương pháp nào được áp dụng nhiều nhất và tối ưu nhất? c Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đàm thoại gợi mở Phương pháp đóng vai a Hệ thống các tiêu chí đánh giá cách ứng xử, cảm xúc và thái độ qua hoạt động đóng vai của học sinh( đánh giá dựa trên các tiêu chí nào) b Trường hợp nào cần thiết và thích hợp nhất để sử dụng phương pháp đóng vai? c Phương pháp đóng vai trong dạy học môn Ngữ Văn được thực hiện ở những nội dung học tập nào? d Uư điểm và nhược điểm của phương pháp đóng vai Câu 2: 1 Một số thông tin chung: Lớp dạy: lớp 11 Phần: Đọc Thể loại: Thơ Ngữ liệu lựa chọn: Khổ 1 Từ ấy Hoạt động sử dụng PP: Hoạt động đọc - hiểu văn bản Mục tiêu: Nhận biết một số yếu tố đặc trưng thơ trữ tình: hình ảnh, ngôn ngữ, tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu tiên Lí do chọn sử dụng PP đàm thoại gợi mở: + Đây là một trong số những phương pháp dạy học phù hợp để phát triển NL đọc hiểu VB cho HS, dùng kết hợp với các phương pháp khác để thay đổi không khí lớp học + Nhiệm vụ vừa sức với HS, có sự tìm hiểu trước từ phiếu học tập ở nhà, kế thừa nội dung trước đó (tìm hiểu nhan đề và nội dung VB và TG) Thời gian: 30 phút 2 Cách thức tổ chức hoạt động Sử dụng PP đàm thoại gợi mở theo hình thức dạy học cá nhân và trình chiếu VB trong quá trình nêu câu hỏi 3 Các bước thực hiện - Bước 1 : Giao nhiệm vụ *GV hỏi câu hỏi chính: Sau khi đọc khổ 1 của VB, em hãy nhận xét ngôn ngữ và hình ảnh được sử dụng.Từ đó cho thấy tâm trạng gì của tác giả? *GV hỏi các gợi mở về ngôn ngữ, hình ảnh được sử dụng để cho thấy tâm trạng của tác giả Từ “Từ ấy” trong bài gợi cho em điều gì? Khi «Từ ấy » đến, những hình ảnh nào xuất hiện? Ý nghĩa của chúng? Những biện pháp tu từ nào được sử dụng và tác dụng của chúng? Từ những điều đã nêu, TG đã thể hiện những cảm xúc gì? Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: HS giơ tay phát biểu và trả lời câu hỏi của GV Bước 3 Trình bày kết quả: GV gọi HS trả lời câu hỏi & cho các HS khác nhận xét GV bổ sung, chốt các ý Ngôn ngữ: dùng nhiều động từ, tính từ mạnh để thể hiện cảm xúc mạnh mẽ Hình ảnh: dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ lãng mạn và rực rỡ Tâm trạng của tác giả: tươi vui, háo hức, nồng nhiệt khi tiếp xúc với lý tưởng của ông Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Dựa trên các góp ý, GV hướng dẫn HS chốt các ý BÀI TẬP TÌM HIỂU VẤN ĐỀ 6 1 Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn của việc sử dụng pp và kĩ thuật dạy học trong hoạt động dạy học video minh họa 2 Đánh giá việc tổ chức thực hiện chuỗi hoạt động học dựa trên tiêu chí của công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH 3 Đề xuất những biện pháp để cải thiện việc sử dụng pp và kĩ thuật dạy học trong hoạt động dạy học này 4 Phương pháp và kĩ thuật dạy học có phù hợp với địa phương em khi tổ chức dạy học ở đơn vị hiện tại không? Vì sao? Đề xuất những thay đổi về phương pháp và kĩ thuật dạy học khi địa phương em tổ chức dạy học nội dung này tại nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh 1 Ưu điểm và hạn chế trong việc lựa chọn PP và kỹ thuật trong hoạt động dạy học video minh họa  Ưu điểm: Tiết học sáng tạo học sinh học tập tích cực, chủ động, hợp tác học sinh được nhận nhiệm vụ trao đổi khám phá tìm ra nội dung kiến thức Từ kiến thức tìm ra học sinh được làm bài vận dụng và sử dụng kiến thức vào thực tế  Hạn chế: Nếu học sinh không tự giác nghiêm túc học thì việc tìm ra kiến thức mới là khó Nếu cơ sở vật chất không đảm bảo, khả năng của giáo viên, thì khó thực hiện được PP, KTDH 2 Đánh giá việc tổ chức thực hiện chuỗi hoạt động học dựa trên tiêu chí của công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (1) Tiêu chí 1 : Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học được sử dụng  GV tổ chức dạy học hợp tác để khái quát về đặc điểm của truyền thuyết thông qua ngữ liệu “Thánh Gióng” là phù hợp với nội dung và mục tiêu giúp HS phát triển năng lực nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật (2) Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt của nhiệm vụ học tập  Khi GV dụng dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật sơ đồ tư duy, GV đã mô tả rõ về cách làm, để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nội dung học tập, đó là sơ đồ tư duy khái quát được đặc điểm chính của truyền thuyết dựa và chủ đề, cốt truyện và nhân vật Thánh Gióng đã được học (3) Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS  GV đã chia nhóm, giao nhiệm vụ bằng lời và trình chiếu trên máy chiếu, ghi lại kiến thức cũ trên bảng, và phát giấy để thảo luận nhóm là phù hợp, giúp HS nắm rõ yêu cầu cần làm (4) Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động của HS  GV thông qua nhận xét của HS nhóm rồi đặt thêm câu hỏi để bổ sung và tổng kết làm hoàn thiện bài học Ngoài ra GV còn sử dụng DH giải quyết vấn đề để kiểm tra sự hiểu bài, liên hệ kiến thức thực tế của HS Điều này phù hợp với tiêu chí nhấn mạnh sự tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả của HS, sử dụng phù hợp các PP,KTDH để giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá HS cũng phù hợp Đánh giá chung: GV đã lựa chọn PP,KTDH phù hợp với bài học và mục tiêu phát triển năng lực, thích hợp với các tiêu chí của công văn số 5555/BGDĐTGDTrH 3 Đề xuất những biện pháp để cải thiện việc sử dụng pp và kĩ thuật dạy học trong hoạt động dạy học này Để áp dụng các PP, KTDH cần có đủ về cơ sở vật chất lớp học, giao viên được tập huấn kỹ càng, định lượng giừ dạy việc của gv phải phù hợp để gv có đủ thời gian chuẩn bị PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực GQVĐ gắn với những tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới mối quan hệ GV – HS theo hướng hợp tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp 4 Phương pháp và kĩ thuật dạy học có phù hợp với địa phương em khi tổ chức dạy học ở đơn vị hiện tại không? Vì sao? Đề xuất những thay đổi về phương pháp và kĩ thuật dạy học khi địa phương em tổ chức dạy học nội dung này tại nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Phương pháp và kĩ thuật dạy học được áp dụng trong đoạn clip:  Phương pháp: Phương pháp dạy học hợp tác: các học sinh thảo luận theo nhóm để giải quyết đề bài cô đưa ra “Nêu những đặc điểm của thể loại truyền thuyết”  Kỹ thuật: Kỹ thuật sơ đồ tư duy: mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình bằng sơ đồ tư duy Kỹ thuật phòng tranh: sau khi thảo luận nhóm xong, các nhóm trình bày sản phẩm của mình bằng cách treo giấy A0 xung quanh lớp học cho mọi người trong lớp cùng theo dõi Phương pháp và kĩ thuật được sử dụng trong đoạn clip trên cũng có thể thực hiện khi tổ chức dạy học ở địa phương em vì hầu hết những phương pháp và kỹ thuật trên khá dễ thực hiện và không yêu cầu gì nhiều về cơ sở vật chất Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất như: phòng học không được thiết kế để phục vụ cho việc họp nhóm mà HS phải tự xếp lại bàn ghế để tiện nhất cho việc họp nhóm => tốn nhiều thời gian, chậm tiến độ nhiệm vụ được giao Ngoài ra, phòng học có không gian khá hạn chế nên chưa phát huy được hết công dụng của kĩ thuật phòng tranh Vì không gian hạn hẹp nên khi trưng bày tất cả các sản phẩm cho cả lớp quan sát, đánh giá còn gặp nhiều khó khăn( có những vị trí sẽ bị khuất tầm nhìn) Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp dạy học còn phụ thuộc vào đối tượng HS Vì HS ở vùng quê còn khá nhút nhát và thụ động cho nên việc sử dụng phương pháp hợp tác còn chưa phù hợp  Đề xuất những thay đổi về phương pháp và kĩ thuật dạy học khi địa phương em tổ chức dạy học nội dung này tại nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh: Do cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng đủ cho phương pháp dạy học hợp tác Vì vậy, để tiết kiệm được thời gian cũng như để phương pháp được tiến hành thuận lợi thì em xin đề xuất 2 cách như sau: Cách 1: Thay vì chia nhóm lớn thì ta sẽ tiến hành chia nhóm có hai thành viên( ngồi kế nhau) cùng thảo luận Cách 2: trước khi bắt đầu buổi học 5-10 phút, GV nhờ các HS nam trong lớp sắp xếp bàn ghế tương tự như mô hình lớp học chuẩn trong phương pháp dạy học hợp tác nhằm tiết kiệm thời gian và thuận lợi hơn khi muốn dùng phương pháp học này để phục vụ cho nội dung bài dạy Ngoài ra, ta có thể thay phương pháp tự thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, vừa phù hợp với cơ sở vật chất, vừa phù hợp với đặc điểm đối tượng HS ở vùng nông thôn Vì các em còn khá thụ động, nhút nhát và không tự tin Cho nên GV nên có những câu hỏi gợi mở nhằm trợ giúp riêng để các em tăng dần sự tự tin ... làm cách để khắc phục hạn chế này? + Những vấn đề xem phù hợp để đưa vào PP dự án? Phương pháp giải vấn đề: + Làm để kích thích hứng thú tìm tịi vấn đề HS PP Giải vấn đề? + Nếu đưa PP giải vấn đề. .. chia trình học tập thành chuỗi hành vi đơn giản chưa tạo hiểu biết đầy đủ mối quan hệ tổng thể BÀI TẬP TÌM HIỂU VẤN ĐỀ Câu 1: Nếu câu hỏi cần giải đáp phương pháp: Hợp tác, giải vấn đề, dự án... phát triển phẩm chất lực cho học sinh Phương pháp kĩ thuật dạy học áp dụng đoạn clip:  Phương pháp: Phương pháp dạy học hợp tác: học sinh thảo luận theo nhóm để giải đề đưa “Nêu đặc điểm thể loại

Ngày đăng: 17/09/2021, 13:06

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan