Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

104 2K 1
Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - NGUYỄN VĂN SANG VẬN DỤNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ – KỸ THUẬT HỒNG LAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN, 12/2011 2 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với: - Khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Vinh, Hội đồng đào tạo cao học chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Giáo dục Chính trị - Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn - Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo, TS Nguyễn Thái Sơn đã hết sức tận tình giúp đỡ hướng dẫn khoa học cho tôi Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục chuyên nghiệp - Sở GD&ĐT - Tỉnh Nghệ An - Các Thầy trong Ban Giám hiệu và các Thầy trong Hội đồng sáng lập trường của Trường trung cấp KT – KT Hồng Lam - Gia đình, bè bạn và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi học tập và hoàn thành luận văn này Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Tôi kính mong sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng khoa học Xin trân trọng cảm ơn! Nghệ An, tháng 12 năm 2011 Tác giả MỤC LỤC Nguyễn Văn Sang Trang 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2 3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5 Phương pháp nghiên cứu 6 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6 7 Giả thuyết khoa học 6 8 Kết cấu đề tài 7 PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng vấn đề con người Chương 1 trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu GD 8 tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam 1.1 Những nội dung cơ bản của vấn đề con người trong triết học Mác – 8 Lênin 1.2 Ý nghĩa của vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin đối với quá 26 trình thực hiện mục tiêu GD tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam 1.3 Thực trạng vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào 43 quá trình thực hiện mục tiêu GD tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam Quan điểm và giải pháp vận dụng vấn đề con người trong triết học Chương 2 Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu GD tại Trường 57 trung cấp KT – KT Hồng Lam 2.1 Quan điểm vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào 57 việc thực hiện mục tiêu GD tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam Một số giải pháp vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – 2.2 Lênin vào việc thực hiện mục tiêu GD tại Trường trung cấp KT- KT 67 Hồng Lam KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 4 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của triết học Trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, triết học đã đi từ lý luận sơ khai đến những lý luận phức tạp, trừu tượng và mang tính khoa học cao, nhưng vấn đề trung tâm của nó - vấn đề con người vẫn luôn được chú ý Xã hội loài người càng phát triển thì vấn đề con người càng được đánh giá cao và tìm hiểu sâu sắc Đối với Việt Nam, sau khi giành được độc lập và thực hiện thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước luôn có nhiều chủ trương, chính sách tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, từng bước nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục nhưng những thành tựu đó vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và thời đại Vì vậy, để trở thành một nước công nghiệp, sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm có tính chiến lược hiện nay là đầu tư phát triển nguồn lực con người, tức là đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo nhằm mục đích tạo ra những con người có đủ năng lực và phẩm chất phục vụ quá trình hội nhập và phát triển Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 35 nêu rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” 5 Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu Trong đó, hệ thống đào tạo TCCN đã dần khắc phục được những khó khăn để không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng đào tạo, ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam được thành lập theo Quyết định số 329 – QĐUB/VX của UBND tỉnh Nghệ An ngày 24/1/2005 là một cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục Được chuyển đổi thành loại hình trường tư thục năm 2008 theo Quyết định số 578/QĐ-UBND-VX ngày 28 tháng 2 năm 2008, trường thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước, hoà nhập xu thế phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới cũng như trong khu vực; khai thác nguồn lực tổng hợp ngoài nhà nước để góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và đất nước; Trường được xây dựng theo hướng đa cấp, đa ngành, đa đối tượng tuyển sinh và đa phương thức đào tạo Trong điều kiện quy mô đào tạo của trường được mở rộng, với mong muốn làm sáng rõ những lý luận về vấn đề con người để từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động đào tạo, thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu đào tạo tại trường, tôi chọn đề tài “Vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Giáo dục chính trị 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề con người không còn là vấn đề mới mẻ, được các nhà nghiên cứu đề cấp đến dưới nhiều góc độ khác nhau Trên thế giới, xung quanh vấn đề con người có nhiều công trình của các tác giả như: M.I.Mikhailốp, Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng con 6 người, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1989; I.Levi, Chủng tộc và lịch sử, Hội khoa học lịch sử xuất bản, 1996; I.T.Frolốp, Trở lại với con người, Tạp chí nghiên cứu con người, Số 1, 2005 Các công trình này đã đề cập đến vấn đề nguồn gốc, bản chất con người cũng như mục đích và con đường giải phóng con người Vấn đề con người cũng được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của các học giả nước ta như: Trung tâm KHXH&NVQG (1999), Phát triển con người: từ quan niệm đến chiến lược và hành động, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Một số vấn đề về triết học – con người –xã hội (2002), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Xuân Kính (2003), Con người, môi trường và văn hoá, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Phạm Minh Hạc (2005), Vấn đề tiềm năng con người, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, NXB Giáo dục, Hà Nội, v.v Các công trình trên đã đi sâu lý giải các vấn đề về bản chất, năng lực con người; vấn đề giáo dục, phát huy tiềm năng sáng tạo của con người; vấn đề chiến lược con người ở nước ta Vấn đề triết lý về con người được được đề cập đến trong các đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ như: Bùi Văn Dũng, Triết lý về con người trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ; Nguyễn Văn Hải, Vận dụng triết lý về con người trong tục ngữ để dạy học tốt phần "Công dân với đạo đức"ở chương trình Giáo dục công dân lớp 10 THPT”, luận văn Thạc sĩ Các công trình này đã tìm hiểu triết lý của người Việt Nam thông qua thành ngữ, tục ngữ; sự vận dụng triết lý về con người trong dạy môn Giáo dục công dân nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Vấn đề chiến lược con người và giáo dục đào tạo được đề cập trong các tài liệu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta như: Các văn kiện đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, Luật giáo dục (2005) Những vấn 7 đề này cũng được quan tâm nghiên cứu bởi các nhà khoa học, các nhà giáo dục trong các công trình tiêu biểu như: Nguyễn Đức Hùng, Phan Xuân Dũng (2004), Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Dư (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Hoa (2003), Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm, chấn hưng đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; vv Các công này đã phân tích chỉ ra vị trí, định hướng chiến lược con người của Đảng ta cũng như vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Liên quan tới vấn đề xây dựng chiến lược phát triển, mục tiêu giáo dục của các trường TCCN có các văn bản của UBND tỉnh Nghệ An như: Nghị quyết 07/NQ-TV về phát triển dạy nghề thời kỳ 2001-2005; Báo cáo tổng kết công tác dạy nghề giai đoạn 2001-2005; Quyết định số 5060/QĐ- UBND-VX của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt đề án đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao giai đoạn 2006-2010; Các văn bản này đã xác định những định hướng về mục tiêu chiến lược giáo dục cũng như nội dung và phương thức đào tạo của các trường CĐ, TCCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An Như vậy, do tầm quan trọng của vấn đề con người, của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này Nhìn chung, các tác giả đã tập trung phân tích về vấn đề con người, bản chất và vai trò của con người; vấn đề mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội; về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động cũng như cơ sở của việc phát huy nguồn lực con người Nhưng một vấn đề khá quan trọng là vận dụng lý luận về vấn đề con người để thực hiện mục tiêu giáo dục trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp nói chung, tại một trường TCCN nói riêng thì số lượng đề tài tham gia nghiên cứu còn khá hạn chế 8 Từ những ưu điểm, thành tựu đã đạt được trong các công trình khoa học đã có, tôi lấy đó làm cơ sở và kế thừa một cách có chọn lọc để tiếp tục nghiên cứu, làm sáng rõ hơn nữa vấn đề con người, vận dụng những lý luận đó để thực hiện mục tiêu giáo dục tại một trường TCCN cụ thể, góp phần vào việc đào đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn đầu ra đáp ứng thị trường lao động 3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra quan điểm và giải pháp vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam 3.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của đề tài là: Thứ nhất: Trình bày một cách có hệ thống các quan điểm về vấn đề con người của triết học Mác – Lênin và hệ thống hoá những quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển con người Việt Nam Thứ hai: Chỉ ra ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam Thứ ba: Đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Khai thác và vận dụng những nội dung của triết học Mác – Lênin về vấn đề con người vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục ở Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản của triết học Mác – Lênin về vấn đề con người nhằm vận dụng những nội dung đó vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại của trường TCCN Từ đó, đề tài tập trung nghiên cứu để đưa ra quan điểm và những giải pháp vận dụng vấn đề con người 9 trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam 5 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp biện chứng: Đề tài sử dụng các phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu và vận dụng những lý luận về vấn đề con người để đề xuất giải pháp vận dụng nó vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại một trường TCCN cụ thể Phương pháp nghiên cứu văn bản: đọc, nghiên cứu và phân tích một số tài liệu, văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, ngành, địa phương và các tài liệu khoa học có liên quan đến nội dung của đề tài Phương pháp khảo sát, điều tra tìm hiểu thực tế: khảo sát cơ sở pháp lý, quy trình xây dựng chương trình đào tạo hệ TCCN cũng như thực tế thực hiện chương trình đào tạo tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần làm rõ quan điểm của triết học Mác – Lênin về vấn đề con người và chỉ ra ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường TCCN Đề tài đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp, có thể là nguồn tư liệu tham khảo, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam và các trường TCCN khác vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, thực hiện mục tiêu giáo dục của một trường TCCN 7 Giả thuyết khoa học Quá trình nghiên cứu đề tài xuất phát từ giả thuyết cho rằng nếu vận dụng tốt quan điểm về vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT – KT Hồng Lam sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay 10 8 Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo Đề tài gồm hai chương: Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam Chương 2 Quan điểm và giải pháp vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam ... – L? ?nin 26 trình thực mục tiêu GD Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam 1.3 Thực trạng vận dụng vấn đề người triết học Mác – L? ?nin vào 43 trình thực mục tiêu GD Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam. .. luận thực tiễn việc vận dụng vấn đề người triết học Mác – L? ?nin vào trình thực mục tiêu giáo dục Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam Chương Quan điểm giải pháp vận dụng vấn đề người triết học Mác. .. trọng vấn đề người triết học Mác – L? ?nin việc thực mục tiêu giáo dục Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam Thứ ba: Đưa quan điểm đề xuất giải pháp vận dụng vấn đề người triết học Mác – L? ?nin vào trình

Ngày đăng: 23/12/2013, 17:05

Hình ảnh liên quan

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

2..

Tình hình nghiên cứu đề tài 2 Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 2. Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã đào tạo và cấp - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bảng 2..

Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã đào tạo và cấp Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 3. Chứng chỉ thiết bị dạy học đã đào tạo và cấp - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bảng 3..

Chứng chỉ thiết bị dạy học đã đào tạo và cấp Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 5. Số liệu thống kê của ngành giáo dục và đào tạo ở Nghệ An từ năm học 1990-1991 đến năm học 2007-2008 - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bảng 5..

Số liệu thống kê của ngành giáo dục và đào tạo ở Nghệ An từ năm học 1990-1991 đến năm học 2007-2008 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 6. Số liệu về học vấn của độ tuổi sinh năm 1989, năm 2008 là 19 tuổi. - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bảng 6..

Số liệu về học vấn của độ tuổi sinh năm 1989, năm 2008 là 19 tuổi Xem tại trang 63 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan