Khủng hoảng tín dụng mỹ và bài học kinh nghiệm cho việt nam

25 753 1
Khủng hoảng tín dụng mỹ và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học ngân hàng TP.HCM Cao học 11B2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian qua, cuộc khủng cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ hay cụ thể hơn là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà đất dưới tiêu chuẩn đã tác động tiêu cực đến thị trường tài chính tại Mỹ nói riêng thị trường tài chính thế giới nói chung. Hàng loạt các định chế tài chính ở Mỹ đã công bố những tổn thất nặng nề mà họ phải gánh chịu xuất phát từ hậu quả của cuộc khủng hoảng này gây ra. Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng này đã lan rộng sang một số nước khu vực Châu Âu, Nhật… Một số Ngân hàng lớn ở những quốc gia này cũng lâm vào tính trạng khủng hoảng tương tự. Hậu quả của cuộc khủng hoảng không chỉ nhìn nhận dưới góc độ kinh doanh của từng ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng giải quyết việc làm của riêng nước Mỹ mà còn được xem xét dưới ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Ngân hàng thế giới WB đã không ngừng cảnh báo hậu quả những hiệu ứng lan tỏa của cuộc khủng hoảng này trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam với tư cách là một bộ phận ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới chắc chắn cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Chính vì vậy, xuất phát từ tình hình tín dụng ở Mỹ, nhóm chọn đề tài: “Khủng hoảng tín dụng Mỹ bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về khủng hoảng tín dụng Mỹ: các khái niệm cơ bản, diễn biến, nguyên nhân tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ. - Phân tích thực trạng thị trường tín dụngViệt Nam hiện nay. - Nghiên cứu một số giải pháp khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: chính là cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ, từ đó liên hệ thực tiễn tình hình tín dụngViệt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tín dụng Mỹ năm 2008, tình hình tín dụng Việt Nam hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quát bản chất các vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra, tiểu luận còn sử dụng phương thống kê, diễn dịch quy nạp: Khủng hoảng tín dụng Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1 Trường Đại học ngân hàng TP.HCM Cao học 11B2 - Phương pháp thống kê, diễn dịch: thông qua các số liệu thực tế thu thập được về tình hình tín dụng ở Mỹ, tiểu luận đã thống kê, phân tích nhằm đánh giá thực trạng khủng hoảng tín dụng ở Mỹ. - Phương pháp quy nạp: trên cơ sở phân tích thực trạng khủng hoảng tín dụng Mỹ, tiểu luận rút ra được những nguyên nhân những giải pháp thích hợp cho thị trường tín dụngViệt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Về mặt lý thuyết: tiểu luận góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết về khủng hoảng tín dụng, thế nào là cho vay dưới chuẩn. - Về thực tiễn: Phân tích được thực trạng thị trường tín dụng tại Mỹ Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tiểu luận cũng nêu lên một số giải pháp góp phần phát triển thị trường tín dụngViệt Nam. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu kết luận, tiểu luận gồm có ba chương. Nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về khủng hoảng tín dụng Mỹ. Chương 2: Thực trạng thị trường tín dụng bất động sản ở Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp khắc phục cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Khủng hoảng tín dụng Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 2 Trường Đại học ngân hàng TP.HCM Cao học 11B2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG MỸ 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm bất động sản: Bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai các tài sản khác do pháp luật quy định. 1.1.2. Tín dụng bất động sản: Tín dụng bất động sản là việc cấp tín dụng nhằm mục đích mua bất động sản thế chấp tài sản bằng chính bất động sản đó và/hoặc tài sản khác trong một thời gian xác định. 1.1.3. Cho vay dưới tiêu chuẩn: là hình thức cho vay dành cho các khách hàng đi vay dưới tiêu chuẩn, chủ yếu dựa vào vị thế tín dụng của khách hàng, đây là hình thức cho vay rất phổ biến tại Mỹ đầu thế kỷ 21. “Những người cho vay dưới tiêu chuẩn thường có quá khứ tín dụng (tiền sử tín dụng) không tốt, thường xuyên phát sinh những khoản thanh toán quá hạn; điểm tín dụng cũng như các chỉ số về khả năng thanh toán thấp”. 1.1.4. Cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn: là khoản vay có chất lượng thấp, mức rủi ro cao hơn các khoản vay thông thường. Các khoản vay này thường không được xem xét kỹ lưỡng được ngân hàng cho phép giảm thiểu các thủ tục liên quan thậm chí có thể không cần chứng từ chứng minh khả năng tài chính, bù lại người vay phải chấp nhận một mức lãi suất cao hơn bình thường. Đây là loại hình kinh doanh đầy lợi nhuận không chỉ với các ngân hàng mà còn với cả các nhà đầu cơ địa ốc. 1.1.5. Khủng hoảng tín dụng Mỹ: là cuộc khủng hoảng tín dụng với quy mô lớn của hệ thống ngân hàng Mỹ giai đoạn 2007 – 2009. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà dưới tiêu chuẩn (khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp). bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2010. 1.2. Nguồn gốc, diễn biến, nguyên nhân hình thành khủng hoảng tín dụng Mỹ Khủng hoảng tín dụng Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 3 Trường Đại học ngân hàng TP.HCM Cao học 11B2 1.2.1. Nguồn gốc: Xuất phát điểm của khủng hoảng tín dụng Mỹ chính là từ việc các ngân hàng Mỹ ồ ạt mở rộng cho vay thế chấp nhà dưới chuẩn làm cho cung thị trường bất động sản tăng mạnh vượt hơn cầu bất động sản thực tế, xuất hiện tình trạng đầu cơ quá mức dẫn đến tình trạng bong bóng thị trường bất động sản ngày càng phình to vỡ. Hậu quả này đã dẫn đến khủng hoảng sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ lan tỏa nhanh chóng sang các quốc gia khác. 1.2.2. Diễn biến: Từ năm 2006 bắt đầu có những dấu hiệu manh nha của khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới tiêu chuẩn. Chỉ số về cầu nhà trong tương lai của Mỹ liên tục giảm từ tháng 8/2005 ở mức 128,2 xuống còn 89,9 tháng 7/07. Từ tháng 3/2007 nhiều tập đoàn tài chính cho vay thế chấp bất động sản công bố những khoản thu lỗ khoảng 150 tỷ USD từ các khoản nợ xấu, trong đó có hơn 50% liên quan tới các khoản cho vay mua nhà cắt giảm lao động trong lĩnh vực này. Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006. + Ngày 05/02: Công ty Mortage Lenders Network USA đứng thứ 15 trong số các nhà cho vay dưới chuẩn nhiều nhất ở Mỹ, với tổng dư nợ 3.3 tỷ đô la thời điểm quý 3 năm 2006, tuyên bố phá sản. + Ngày 02/04: New Century Financial, nhà cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ, tuyên bố phá sản. + Ngày 16/08: Tập đoàn tài chính Countrywide, đơn vị cho vay thế chấp lớn nhất nước Mỹ, đã phải tránh phá sản bằng cách vay khẩn cấp 11 tỷ đô la từ một nhóm các ngân hàng khác. + Ngày 15–17/10: Liên minh các ngân hàng Mỹ được hỗ trợ bởi chính phủ lập một siêu quỹ trị giá 100 tỷ đô la để mua lại các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp mà giá trị thị trường đã bị sụt giảm do khủng hoảng vay dưới chuẩn. + Ngày 31/10: FED hạ lãi suất quỹ liên bang 25 điểm xuống 4.5%. + Tháng 11: FED bơm thêm 41 tỷ đô la cho các ngân hàng vay với lãi suất thấp. Đây là lần xuất tiền lớn nhất của cục dự trữ liên bang kể từ 19/9/2001 (50.35 tỷ đô la). Khủng hoảng tín dụng Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 4 Trường Đại học ngân hàng TP.HCM Cao học 11B2 Cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm vào tháng 9- 2008: khi 3 trong 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Bear Stearns, Merill Lynch, Lehman Brothers sụp đổ (chỉ còn lại Goldman Sachs Morgan Stanley) 2 tập đoàn cung cấp tín dụng thế chấp thứ cấp bất động sản lớn nhất nước Mỹ (chiếm gần một nửa bất động sản cầm cố trong cả nước, khoảng 5.000 tỷ Đô la Mỹ) là Fannie Mae Freddie Mac được Chính phủ tiếp quản. Cụ thể như sau: + Ngày 16/03: Bear Stearns bán lại cho JP Morgan Chase. FED phải cung cấp 30 tỷ đô la để trợ giúp các khoản lỗ của ngân hàng này. + Ngày 17/07: Các ngân hàng lớn các tổ chức tài chính trên thế giới đã báo cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ đôla. + Ngày 07/09: FED dành quyền kiểm soát tập đoàn Fannie Mae Freddie Mac. + Ngày 14/09: Merrill Lynch được bán cho Bank of America với giá 50 tỷ đô la. + Ngày 15/9: Lehman Bothers tuyên bố phá sản. + Ngày 17/09: FED cho AIG vay 85 tỷ đô la để giúp công ty này tránh phá sản. + Ngày 30/09: Ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất nước Mỹ (Wachovia) đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho đối thủ Citigroup. + Ngày 23/11: cả 3 cơ quan quản lý tài chính quan trọng nhất của Mỹ đồng thuận đưa ra gói giải pháp tài chính trị giá 20 tỷ USD bảo lãnh toàn bộ nợ của Citigroup, nhằm kéo tập đoàn có sức ảnh hưởng toàn cầu này khỏi nguy cơ sụp đổ. + Ngày 25/11: Fed tuyên bố sẽ mua lại những khoản cầm cố chứng khoán trị giá khoảng 500 tỷ USD của Fannie Mae, Freddie Mac cả Ginnie Mae. Thêm vào đó, khoảng 100 tỷ USD đã được bỏ ra để mua lại các khoản nợ của Fannie, Freddie Federal Home Loan Banks. Cuộc khủng hoảng tài chính cho vay thế chấp bất động sản tại Mỹ cũng đã lan rộng làm điêu đứng nhiều ngân hàng lớn tại các quốc gia ở Châu âu như tập đoàn cho vay bất động sản Hypo Real Estate, ngân hàng IKB, SachsenLB, DZ BanK, Deutsche Bank của Đức; ngân hàng đứng thứ 2 Bradford & Bingley (B&B) thứ 5 Northen Rock của Anh bị quốc hữu hóa; ngân hàng Dexia SA Pháp; ngân hàng Fortis của Bỉ; ngân hàng Glitnir Bank của Iceland; Ngân hàng Roskilde Bank của Đan Mạch; tập đoàn tài chính Centro Properties của Úc. Chính phủ các nước Châu Âu cũng phải vào cuộc để cứu vãn tình thế, tránh một cuộc đổ vỡ hệ thống tài chính, suy thoái kinh tế. Nhiều nước đã phải Khủng hoảng tín dụng Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 5 Trường Đại học ngân hàng TP.HCM Cao học 11B2 tuyên bố bảo hiểm 100% tiền gửi ngân hàng của các cá nhân để bảo vệ người gửi tiền, tránh tình trạng rút tiền ồ ạt. 1.2.3. Nguyên nhân  Các ngân hàng giảm nhẹ các tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản vốn vay để mua nhà có độ rủi ro cao Thông thường muốn vay ngân hàng để mua nhà trả góp ở Mỹ, người vay phải đảm bảo “chuẩn” gồm 3 điều kiện cơ bản là: có tiền đặt cọc ít nhất bằng 10% số tiền mua nhà; chứng minh có thu nhập ổn định sao cho số tiền trả góp hàng tháng không quá 28% thu nhập có điểm tín nhiệm vay trả sòng phẳng. Mặt khác, ngân hàng cũng chỉ được phép cho vay tùy thuộc vào lượng tiền gửi của người dân những hạn chế về tỷ lệ cho vay cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Chính phủ đối với ngân hàng. Tuy nhiên, để hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp thu nhập khiêm tốn (low- and monderate - income) có điều kiện sở hữu nhà ở, Chính phủ Mỹ có chương trình “cho vay dưới chuẩn”. Các ngân hàng thương mại khi cho đối tượng này vay thì được hai tổ chức Fannie Mae Freddie Mac mua lại các khoản vay này. Việc cho vay dưới chuẩn là không xét khả năng chi trả điểm tín dụng theo quy định, nhưng đổi lại người vay phải trả lãi suất cao hơn từ 1 đến 2%. Ngoài ra việc cho vay dưới chuẩn còn thể hiện ở mức cho vay cao tới 85% giá trị bất động sản thế chấp, người mua chỉ cần đóng góp 15%. Nghĩa là người dân chỉ cần có 150.000 USD là có thể được vay 850.000 USD để mua căn nhà 1 triệu USD. Đây là cơ hội cho các nhà đầu cơ bất động sản vì khi thị trường bất động sản đang lên, chỉ cần có một ít tiền là có thể đặt cọc mua nhà, vài tháng sau giá nhà lên bán lấy lãi. Khi thị trường bất động sản suy thoái đóng băng, những người thu nhập thấp cả nhưng nhà đầu cơ bất động sản không có điều kiện để trả nợ. Các ngân hàng, các công ty tài chính rơi vào tình trạng thua lỗ tồi tệ hơn nửa là tình trạng mất thanh khoản trầm trọng khi mà khoản vay không thể thu hồi các nhả đầu tư rút vốn, người dân đồng loạt rút tiền từ ngân hàng.  Việc gia tăng nguồn vốn tài trợ để mua bán nhà ở thông qua kỹ thuật “chứng khoán hóa bất động sản thế chấp” trong khi hệ thống kiểm soát không theo kịp là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng. Trước đây ở Mỹ, nguồn vốn cho vay mua bất động sản chủ yếu do ngân hàng cung cấp, vì vậy lượng tiền cho vay có giới hạn tùy thuộc vào lượng tiền gửi của người dân những hạn chế về tỷ lệ cho vay cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Chính phủ đối với ngân hàng. Năm 1980 Chính phủ Mỹ ban hành Luật Giao dịch Thế chấp Tương đương (Alternative Mortgage Transaction Parity Act), nới rộng những quy tắc cho vay Khủng hoảng tín dụng Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 6 Trường Đại học ngân hàng TP.HCM Cao học 11B2 khuyến khích những kênh tài trợ khác phi ngân hàng. Đạo luật này đã góp phần cho ra đời của nhiều công ty cho vay thế chấp không bị ràng buộc bởi các luật lệ của ngân hàng. Ngay cả những ngân hàng cũng thành lập hoặc liên kết với các công ty cho vay thế chấp làm bùng nổ các kênh cung cấp vốn cho thị trường bất động sản. Đồng thời, để hỗ trợ cho vay tạo lập nhà ở, Chính phủ Mỹ còn cho lập Hiệp hội quốc gia tài trợ bất động sản (Federal National Mortgage Association – gọi tắt là Fannie Mae) Tập đoàn cho vay thế chấp quốc gia (Federal Home Loan Mortgage Corporation - gọi tắt là Freddie Mac). Hoạt động chính của Fannie Mae Freddie Mac là mua lại những món nợ vay thế chấp bằng bất động sản, đặc biệt là các khoản vay thế chấp "dưới chuẩn" (subprime mortgages) của các ngân hàng rồi dùng bất động sản thế chấp để phát hành “trái phiếu tái thế chấp” (Mortgage-backed Securities) bán cho các nhà đầu tư khác nhằm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Như vậy những món nợ nhà ở đã được “trái phiếu hóa” thành sản phẩm tài chính thông dụng có thể mua bán dễ dàng trên thị trường tiền tệ. Dưới hình thức này người cho vay người vay không biết nhau, ngân hàng chỉ còn là đơn vị trung gian cho vay sau đó chuyển nhượng khoản vay cho công ty cho vay thế chấp để công ty phát hành “trái phiếu tái thế chấp” chuyển nhượng trên thị trường là xong. Ví dụ Ngân hàng Northen Rock có cơ cấu vốn 25% vốn từ khoản gửi tiết kiệm, 25% từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng, 50% từ việc chứng khoán hóa. Với niềm tin vào tương lai bất động sản Mỹ tăng giá liên tục nên các tập đoàn tài chính, ngân hàng ngay cả các nhà đầu tư cá nhân ở các nước khác cũng mua đi bán lại “trái phiếu tái thế chấp” được cho là an toàn có lãi suất cao. Nhưng khi thị trường bất động sản suy thoái, giá bất động sản giảm thậm chí dưới mức cho vay, các tổ chức tài chính, ngân hàng nắm giữ nhiều “trái phiếu tái thế chấp” ngoài việc “tự lỗ” còn bị người gửi tiền hoảng loạn đòi rút tiền hàng loạt, trong khi các ngân hàng khác cũng dè dặt cho vay (trong thị trường liên ngân hàng) dẫn đến mất khả năng thanh khoản, điển hình như Northen Rock của Anh Lehman Brothers của Mỹ.  Việc giá bất động sản tại Mỹ tăng liên tục đã lôi kéo các nhà đầu tư cả người dân đổ xô vào kinh doanh bất động sản làm cung vượt quá cầu Việc cho vay dễ dãi tạo điều kiện cho đông đảo các nhà đầu tư tham gia đầu cơ bất động sản, tạo cầu ảo đẩy “bong bóng” bất động sản lên cao. Thị trường bất động sản Mỹ tăng liên tục trong vòng nhiều năm qua. Theo thống kê của Cơ quan Tài chính nhà ở Liên bang (OFHEO) thì nếu Chỉ số giá nhà ở (HPI) trung bình của toàn Liên bang năm 1980 là 100 điểm, thì tới năm 1998 Chỉ số giá nhà ở là 206 điểm tới Quí 4/2007 là 387 điểm, cá biệt có những Bang như New England là 613 điểm. Cũng theo thống kê của Khủng hoảng tín dụng Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 7 Trường Đại học ngân hàng TP.HCM Cao học 11B2 cơ quan này thì giá nhà ở Quí I/2005 tăng 12,5% so với Quí I/2004, trong khi đó giá các loại hàng hóa dịch vụ khác chỉ tăng 3,1% cùng thời kỳ. Chính giá nhà ở tăng liên tục đã thúc đẩy người dân đổ xô vào mua bán bất động sản, làm cho cung cầu mất cân đối, cung vượt xa cầu. Theo thống kê của Cơ quan Thống kê Hoa kỳ thì từ năm 1997đến năm 2007, bình quân mỗi nămMỹ xây dựng thêm 1.233.000 ngôi nhà ở. Nếu bình quân mỗi ngôi nhà có diện tích khoảng 150 m2 sàn thì hàng năm nước Mỹ xây dựng được gần 200 triệu m2 nhà ở. Riêng năm 2007 có tới 17.958.000 ngôi nhà bỏ không, trong đó có đến 13.276.000 ngôi nhà bỏ không suốt năm. Khi việc mua nhà không phải vì nhu cầu chỗ ở mà sử dụng nó như một công cụ đầu tư thì chắc chắn sau một thời gian xây thêm nhà để bán, thị trường sẽ thừa nhà. Khi thị trường địa ốc Mỹ lại rơi vào thời kỳ đóng băng, người vay tiền để mua nhà bán kiếm lời lại không thể bán được nhà đồng thời nhu cầu nhà ở lại giảm mạnh làm cho nhiều người mất khả năng trả nợ.  Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ: Do tin tưởng vào sự bảo trợ của Chính phủ qua hai công ty Fannie Mae Freddie Mac, hai công ty này được chính phủ bảo trợ để mua các khoản cho vay có thế chấp - phần lớn là từ các ngân hàng thương mại, sau đó bán lại trên thị trường. Những ngân hàng dùng tiền thu được tiếp tục cho vay. Trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại, công ty sẽ phát hành chứng khoán để vay tiền. Danh mục cho vay được chia ra, ít rủi ro, rủi ro cao, tùy định mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm của mình. Có loại chứng khoán không cần định mức tín nhiệm, có thể thu lãi cao nhưng rủi ro cũng lớn. Như vậy, rủi ro trong cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài chính sang Ngân hàng đầu tư các nhà đấu tư khác. Nhà đầu tư lắm tiền trên thế giới đã đổ tiền mua chứng khoán này, nhờ vậy đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường bất động sản ở Mỹ tăng nóng. Việc lạm dụng công cụ phái sinh, chứng khoán hóa (Securitisation) tràn lan khó kiểm soát (chuyển khoản vay bất động sản thành gói trái phiếu nhiều rủi ro cung cấp ra thị trường), quản lý, giám sát của Chính phủ lỏng lẻo trong thời gian dài, việc xác định tài sản theo thị trường không có sự điều chỉnh của Nhà nước, đầu tư ồ ạt không cẩn trọng cũng là một nguyên nhân góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ. 1.3. Tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ: Khủng hoảng tín dụng Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 8 Trường Đại học ngân hàng TP.HCM Cao học 11B2 1.3.1. Đối với nước Mỹ: Tâm lý sợ hãi bao trùm lĩnh vực tài chính – tín dụng tại Mỹ. Các ngân hàng rất dè chừng trong việc cho vay, làm ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp đến khả năng chi tiêu của dân chúng đối với các hàng hóa lâu bền như xe hơi. Mặt khác, cổ phiếu mất giá giá bất động sản giảm mạnh, giá trị danh nghĩa của tài sản người dân giảm mạnh theo do đó tiêu dùng trong dân đang sẽ giảm mạnh. Sự đình trệ cả hai mặt cung cầu sẽ làm kinh tế Mỹ suy thoái nặng. Nhiều tổ chức tài chính Mỹ hầu như bị tê liệt do không tin tưởng uy tín tín dụng của nhau đã dẫn đến lãi suất liên ngân hàng Libor tăng cao mất tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Kết quả là, việc đánh giá tín dụng khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi muốn vay mua nhà hay mua xe. Nhu cầu doanh thu đối với những hàng hóa quan trọng này giảm làm cho tiêu dùng của khối tư nhân cũng giảm nền kinh tế Mỹ từ việc chỉ suy giảm hiện tại nhanh chóng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Thị trường bất động sản thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Thị trường trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa bị mất khả năng thanh khoản. Ngành xây dựng Mỹ đóng góp 15% GDP có thể phải cắt giảm một nửa sản lượng cắt 1-2 triệu công việc. Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD như Citi (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan Stanley (10 tỷ USD), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman Brothers (1,5 tỷ USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ USD). Tổng thiệt hại tài chính của các ngân hàng đầu tư trong năm 2007 ước tính lên tới gần trăm tỷ USD. Citi Merrill Lynch phải cầu viện tăng vốn khẩn cấp từ các quỹ đầu tư Châu Á. Hàng ngàn nhân viên phố Wall bị sa thải. Không chỉ thiệt hại về giảm giá trái phiếu, mảng kinh doanh béo bở từ chứng khoán hóa của các ngân hàng đầu tư cũng bị tạm ngưng hoạt động. Cổ phiếu các ngân hàng đầu tư rớt thảm hại trong 6 tháng cuối năm 2007. Với tổn thất nặng nề này, các ông chủ phố Wall lần lượt phải ra đi, cụ thể là các ông chủ UBS, Citigroup, Merrill Lynch Bear Stearns. Hệ lụy của các vấn đề nêu trên kéo áp lực thất nghiệp gia tăng ở Mỹ. Theo thống kê của chính phủ Mỹ, nền kinh tế Mỹ mất 605.000 việc làm trong 8 tháng đầu năm 2008, đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên 6.1%, cao nhất trong năm năm trở lại đây. Sự mất giá của các tài sản Khủng hoảng tín dụng Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 9 Trường Đại học ngân hàng TP.HCM Cao học 11B2 nhà đất cũng sẽ đẩy tỉ lệ nợ trên tài sản sở hữu của người tiêu dùng Mỹ lên cao hơn con số 18% hiên nay, bắt buộc họ phải thắt chặt hầu bao. 1.3.2. Đối với các quốc gia khác Cơn chấn động tài chính – tín dụngMỹ đã khiến nhiều thị trường tài chính, nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị rung động theo, bởi hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới đã đầu tư mua loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage- backed securities - MBS). Trầm trọng hơn nữa là những “hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi” (Credit Default Swap – CDS). Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính các công ty bảo hiểm quốc tế bán ra, theo đó bên mua CDS được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay nếu bên vay không trả được nợ. Bên Mỹ tổng số CDS ước tính khoảng 35 nghìn tỷ USD, toàn thế giới khoảng 54.600 tỷ USD (theo ước tính của Hiệp hội “International Swap and Derivatives Association”). Cuộc khủng hoảng tài chính cho vay thế chấp bất động sản tại Mỹ cũng đã lan rộng làm điêu đứng nhiều ngân hàng lớn tại các quốc gia ở Châu âu buộc Chính phủ các nước Châu Âu cũng phải vào cuộc để cứu vãn tình thế, tránh một cuộc đổ vỡ hệ thống tài chính, suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, đối với từng khu vực, từng lĩnh vực, tác động sẽ khác nhau vì nó phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế thực tế trong lĩnh vực vay trả nợ, xuất nhập khẩu, đầu tư kỹ thuật, công nghệ, những nước nào hoặc những khu vực nào phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng lớn bị tác động trực tiếp. 1.3.3. Đối với Việt Nam Cuộc khủng hoảng tín dụngMỹ trong ngắn hạn, mức độ ảnh hưởng đối với Việt Nam không lớn, vì chưa có định chế tài chính nào của Việt Nam đầu tư vào trái phiếu MBS các hợp đồng cho vay cầm cố như Mỹ do hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có nhiều hoạt động giao thương trực tiếp với các trung tâm tài chính các luồng chuyển dịch tiền thế giới. Tuy nhiên, ở một số góc độ nào đó cuộc khủng hoảng cũng có những ảnh hưởng gián tiếp đến nền kinh tế Việt Nam: kim ngạch xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ giảm; dòng vốn đầu tư vào Việt Nam có thể sụt giảm; tâm lý nhà đầu tư vào thị trường bất động sản dễ bị hoang mang… Khủng hoảng tín dụng Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 10

Ngày đăng: 23/12/2013, 15:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan