Tài liệu Đặc điểm của chèo Việt Nam pdf

6 743 5
Tài liệu Đặc điểm của chèo Việt Nam pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đặc điểm của chèo Việt Nam Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công. nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên. Một cảnh trong vở Trương Viên Vai hề Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương. Nhân vật trong Chèo Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu như không có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề v.v .Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng. Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò ."Hề" là một vai diễn thường có trong các vở diễn chèo. Anh hề được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho người dân đả kích những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến hay kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong làng xã. Có hai loại hề chính bao gồm :hề áo dài và hề áo ngắn Kỹ thuật kịch Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó. Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu. Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ. Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tuỳ thuộc vào cảm hứng của người nghệ sỹ hay đòi hỏi của khán giả. Không giống các vở opera buộc các nghệ sỹ phải thuộc lòng từng lời và hát theo nhạc trưởng chỉ huy, nghệ sỹ chèo được phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện cảm xúc của nhân vật. Số làn điệu chèo theo ước tính có khoảng trên 200. Nhạc cụ Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầu đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói phi trống bất thành chèo" chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu v.v . Chèo hay là thế, độc đáo là thế, nhưng bộ môn nghệ thuật truyền thống này với đặc điểm hiện diện là biểu diễn - các trình thức múa hát xung quanh một thân trò, bởi thế cho nên, chèo được lưu truyền chủ yếu qua một trật tự hết sức tự nhiên: thày giáo già- con hát trẻ. Thế hệ nghệ sỹ sau, nối tiếp thế hệ trước, giữ nghề bằng cách truyền nghề trực tiếp, bắt tay chỉ ngón, dạy từng cách diễn, cách hát. Phần kịch bản văn học của chèo cổ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay với một vài bản nôm, gần hơn là một vài bản bằng chữ quốc ngữ in trong trời Pháp thuộc (nhưng những bản này lại không mấy chình xác so với những lớp diễn của các nghệ nhân!). Thực tế này là một khó khăn, thách thức lớn đối với công việc nghiên cứu, sưu tầm chèo cổ. Từ năm 1959 đến năm 1964, Bộ văn hoá (nay là Bộ VH,TT&DL) đã tổ chức các Hội nghị nghệ nhân. Mỗi đợt hội nghị diễn ra trong vòng từ một đến ba tháng. Tại đây, qua sự giới thiệu của các Ty Văn Hoá địa phương, các nghệ nhân chèo đã được mời đến với mục đích phục hồi các tiết mục chèo cổ. Trong thời gian họp lại với nhau, các cụ nghệ nhân đã chia tổ, cùng nhau nhớ, ghim ghép các mảnh trò, trò diễn lại với nhau. Trong quá trình hội nghị, vốn liếng cá nhân đã dần dần đi tới thống nhất tương đối về mặt cấu trúc của các trò diễn. Từ những sáng tạo biểu diễn riêng biệt, mỗi chiếng diễn một khác, mỗi cụ diễn một khác đối với cùng một trò diễn hay vai diễn, các nghệ nhân đã gạn đục khơi trong, xây dựng những trích đoạn những vai diễn tiêu biểu, sau này chúng ta lấy đó làm mẫu. Cho đến hôm nay, 7 vở chèo truyền thống được gìn giữ, bảo tồn đã cho thấy hành trình bảo tồn, sáng tạo nghệ thuật không chỉ tính bằng tháng năm thông thường mà phải được tính bằng đời nghệ sỹ, tính bằng những thăng trầm và lòng nhiệt huyết với nghề tổ. Các nghệ nhân được quy tụ, tập hợp, khuyến khích sáng tạo trong môi trường lao động nghệ thuật đúng hướng và thực chất sẽ mang lại hiệu quả lớn mà thời gian và công chúng thưởng thức nghệ thuật sẽ là thước đo đánh giá chính xác. Trên đường phát triển của mình, chèo đã tiếp nhận nhiều nhân tố mới lạ cả về cấu trúc lẫn âm nhạc, múa, mỹ thuật . Những thủ pháp cấu trúc của kịch nói (gốc phương Tây) đã được du nhập vào chèo để phục vụ cho việc kể chuyện của chèo thêm hấp dẫn, nhưng đã được "chèo hóa", hài hòa trong mạch kể. Những làn điệu dân ca các vùng, miền Trung, miền Nam, các dân tộc miền núi, thậm chí của cả nước khác trên thế giới cũng được "chèo hóa" đi cho phù hợp với phong cách của nó, phù hợp với "khẩu vị" của người dân quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Có thể nói, người Việt Nam đã hình thành nên một kiểu "Văn hóa chèo" bền vững và đầy sức sống (bao gồm Văn chèo, Nhạc chèo, Múa chèo, Mỹ thuật chèo và Cách diễn chèo). Nó không bị đồng hóa, mà còn có khả năng tự làm phong phú bằng cách đồng hóa các yếu tố ngoại nhập trên con đường phát triển của mình và luôn luôn đào thải những gì không phù hợp với nó. Cái chất dân dã mộc mạc, nhắn nhủ duyên dáng, hài hước đã tạo dựng lên cái xương cốt của chèo với phong vị riêng. Nó nghiêm chỉnh đấy nhưng cũng hài hước ngay được. Cái bi tưởng đến tột cùng nhưng lại xóa ngay được bằng cái hài ý vị, thoắt hư thoắt thực, có lúc nhân cái phi lí để làm rõ cái có lý, cứ thế dẫn người xem vào một cuộc hành trình đầy bất ngờ và thú vị. Trải qua trăm năm thời gian, con người đất Việt đã tạo nên xung quanh tâm hồn mình một cơ tầng văn hoá với những vỉa trầm tích quý giá, đó chính là hàng trăm, hàng nghìn câu ca dao, tục ngữ, dân ca, điệu hò… và nghệ thuật chèo truyền thống. Chúng ta có thể tự tin để nói với nhau rằng- qua hệ thống các nhân vật tạo nên các tích trò lý thú, nghệ thuật chèo đã mang lại cho con người Việt Nam truyền thống sự thanh lọc tâm hồn. . Đặc điểm của chèo Việt Nam Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người. ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó. Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch

Ngày đăng: 23/12/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan