Tài liệu MARITIME LAW- HỢP ĐỒNG THUẾ TÀU pptx

35 1.5K 25
Tài liệu MARITIME LAW- HỢP ĐỒNG THUẾ TÀU pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MARITIME LAW Hợp đồng thuê tàu Các loại hợp đồng thuê tàu bao gồm: Hợp đồng vận chuyển theo chuyến, hợp đồng thuê tàu định hạn và hợp đồng thuê tàu trần Một hợp đồng vận chuyển theo chuyến, về bản chất, là một hợp đồng theo đó con tàu được thuê để vận chuyển hàng hoá từ cảng xếp đến cảng dỡ, với đúng loại hàng như đã thoả thuận. Chủ tàu thu về tiền cước (thông thường tính theo đơn vị cước trên 1 T hàng hoá vận chuyển) và tiền phạt làm hàng chậm (nếu khoảng thời gian cho phép xếp và dỡ hàng bị vượt quá). Chủ tàu cũng có thể phải trả tiền thưởng làm hàng nhanh, nếu Người thuê tàu xếp và dỡ hàng ít hơn thời gian làm hàng cho phép. Đối với thuê tàu định hạn, tàu và thuyền viên trên tàu được thuê cho một giai đoạn cụ thể, trong suốt khoảng thời gian đó, tàu có thể thực hiện nhiều chuyến đi dưới sự điều động của người thuê tàu. Thông thường, mục đích của người thuê tàu không phải là để vận chuyển hàng hoá của chính mình mà là vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng để kiếm lời. Chủ tàu thu về tiền thuê tàu, thông thường được thoả thuận theo mức phí hàng ngày, và Người thuê tàu sẽ phải tham gia nhiều hơn vào việc khai thác tàu so với khi đi thuê tàu chuyến. Người thuê tàu cũng thường phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí nhiên liệu, cảng phí, kênh phí cũng như chi phí xếp và dỡ hàng cùng với các khoản chi phí thường xuyên khác. Trong hợp đồng thuê tàu trần, quyền kiểm soát con tàu được chuyển từ chủ tàu sang người thuê tàu trong một khoảng thời gian nhất định như thoả thuận. Hợp đồng này tương tự như Hợp đồng thuê tàu định hạn ở chỗ người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu theo thời gian, nhưng điểm khác nhau căn bản là người thuê tàu tự bố trí thuyền viên của mình. Điều này kéo theo một loạt các vấn đề về pháp lý sẽ được bàn tới sau đây. Hợp đồng thuê tàu trần Trong trường hợp này, chủ tàu cho người thuê tàu thuê mà không cung cấp thuyền viên, cũng như bất kỳ một dịch vụ nào khác. Thuyền trưởng lúc này là người làm công của người thuê tàu chứ không phải cả chủ tàu, và thông qua thuyền trưởng, con tàu nằm dưới quyền điều động của người thuê tàu. Điều này làm nảy sinh một số vấn đề như sau: (i) nếu thuyền trưởng ký phát vận đơn cho hàng hoá xếp lên tàu, ông ta sẽ đại diện cho người thuê tàu chứ không phải chủ tàu. Nếu chủ hàng muốn khiếu nại theo vận đơn thì phải khiếu nại người thuê tàu trần, chủ tàu sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý gì trước Vận đơn. (ii) vì người thuê tàu có quyền kiểm soát tàu, ông ta cũng kiểm soát luôn cả hàng hoá trên tàu. Đôi khi, khiếu nại về hàng hoá chỉ phát sinh độc lập từ vận đơn và dựa trên luật về ký gửi hàng hoá hoặc do lỗi bất cẩn, xảy ra trong quá trình vận chuyển dưới sự kiểm soát của người chuyên chở. Khi đó, vẫn không phải chủ tàu mà người thuê tàu phải đứng ra đối mặt với các khiếu nại này. (iii) Luật về trách nhiệm liên đới sẽ quy kết cho người thuê tàu mà không phải chủ tàu, đối với các hoạt động của thuyền trưởng và thuyền viên. Ví dụ, nếu lỗi lầm của thuyền viên dẫn đến tàu đâm va với một tàu khác, thì người thuê tàu trần sẽ chịu các trách nhiệm liên quan. Ngược lại với Hợp đồng thuê tàu định hạn (về thực tế là một hợp đồng dịch vụ), hợp đồng thuê tàu trần hoàn toàn là một hợp đồng cho thuê. Nếu hợp đồng đó được điều chỉnh bởi Luật Anh thì the Supply of Goods (Implied terms) Act 1982 sẽ được áp dụng. Điều này nghĩa là chủ tàu ngầm cam kết con tàu phù hợp với các yêu cầu thoả đáng của quá trình vận chuyển. Về phần mình, người thuê tàu với vai trò quản lý tàu, có trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại nào xảy ra cho tàu, trừ các nguyên nhân như thiên tai, chiến tranh, hoặc hao mòn thông thường. Những trách nhiệm cơ bản này có thể được sửa đổi bằng các điều khoản trong hợp đồng, mà mẫu thông dụng hay dùng là mẫu Barecon ‘A’. Về hình thức, hợp đồng mẫu bao gồm các điều khoản liên quan tới các điều kiện cần thiết của tàu trong chuyến đi cũng như quy định trách nhiệm của người chuyên chở như dự trữ và bảo hiểm cho tàu. Trong thuê tàu trần có một điều khoản trong đó cho Chủ tàu quyền lên tàu để kiểm tra, điều khoản này rõ ràng trong thuê định hạn là không cần thiết. Thông thường, khi thuê tàu cho một giai đoạn kinh doanh, người thuê tàu sẽ bàn giao tàu lại cho chủ tàu vào cuối giai đoạn đó. Tuy nhiên, diễn ra khá phổ biến, hợp đồng thuê tàu trần được sử dụng như một phần của giao dịch tài chính, theo đó, người thuê tàu sẽ trở thành người sở hữu tàu vào cuối thời hạn thuê tàu. Vì vậy, nếu như trong các lĩnh vực khác, người mua áp dụng hình thức trả góp thì người thuê tàu định hạn có thể thực hiện điều này bằng một hợp đồng thuê mua tàu. Một biến dạng khác hợp đồng thuê mua là việc ngân hàng hoặc người cho vay ứng trước tiền để mua hoàn toàn con tàu, trở thành chủ sở hữu con tàu, và người muốn mua tàu thực tế sẽ ký hợp đồng thuê tàu trần với ngân hàng trong giai đoạn đi vay đó. Trong trường hợp này, ngân hàng được bảo đảm vì được đứng tên làm chủ sở hữu tàu. Điều này trái ngược với trường hợp người đi vay trở thành chủ sở hữu tàu vào thời điểm đi mua và ngân hàng chỉ nhận thế chấp làm đảm bảo. Điều khác nhau quan trọng ở đây là khi Ngân hàng là chủ sở hữu con tàu thay vì người nhận thế chấp, ngân hàng sẽ phải cam kết các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thuê tàu trần như các điều kiện về con tàu trong chuyến đi. Vì thế, điều mà ngân hàng phải xem xét là liệu rằng nghĩa vụ này có thể được điều chỉnh hay không. Thuê tàu chuyến Thường quá trình thuê tàu chuyến được xét đến theo 4 giai đoạn tách biệt, bao gồm: thứ nhất, hành trình dự bị cho tới cảng xếp hàng, thứ hai, tổ chức xếp hàng lên tàu, thứ ba, thực hiện chuyến đi và cuối cùng, tổ chức dỡ hàng. Trước khi xét đến việc thực hiện chuyến đi, chúng ta phải tìm hiểu một hợp đồng được định hình như thế nào. (1) Kết cấu Trong thực tế thương mại, thông thường một hợp đồng vận chuyển theo chuyến được giao kết trên hai giai đoạn, theo đó các bên ban đầu thoả thuận các “điều khoản chính” của hợp đồng ( như các đặc điểm căn bản của chuyến đi và hàng hoá, cước phí, phạt lưu tàu) và để những điều khoản chi tiết hơn lại đến sau khi đã đạt được thoả thuận về những điều khoản chính. Nếu các bên thống nhất được về các điều khoản chính, có thể nói rằng họ đã đạt được một bản cam kết Sub.Details Về vấn đề này, trên thế giới có nhiều quan điểm trái chiều, tranh cãi liệu rằng như vậy đã được coi là một sự trói buộc về hợp đồng hay chưa. Câu trả lời là có theo một phán quyết của toà án Mỹ, ngay cả khi hai bên còn chưa đả động gì đến các điều khoản chi tiết. Tuy nhiên, ở Anh thì ngược lại, trong vụ “The Junior K” (1988 2 Lloyd’s Rep. 583), khi phân xử bằng luật Anh rằng phải đạt được thoả thuận về tất cả các điều khoản thì hợp đồng mới có hiệu lực. Có thể nói một cách chặt chẽ rằng, các bên không bắt buộc phải thiết lập nên một hợp đồng chuẩn mực, và trong nhiều lĩnh vực thương mại thì hợp đồng còn không được viết ra. Hợp đồng thuê tàu hầu như được thống nhất sau hàng loạt bức điện, bao gồm cả đề nghị và trả lời, và thường được diễn ra qua kênh môi giới. Ngay khi đạt được thoả thuận thì trói buộc về hợp đồng đã thực sự phát sinh, các điều khoản, nếu cần, vẫn có thể tham chiếu qua các bức điện qua lại giữa đôi bên để chứng minh. Tuy vậy, thông thường, các bên vẫn thiết lập và tổ chức ký kết một hợp đồng thuê tàu chuẩn mực, ghi nhận các điều khoản thoả thuận mà hai bên đã đạt được. Một khi điều này được thực hiện, thì những bức điện trao đổi giữa hai bên không còn giá trị trong việc làm bằng chứng giải quyết các tranh chấp về nội dung hợp đồng. Trong một số trường hợp ngoại lệ, có thể thuyết phục toà án hoặc trọng tài yêu cầu “sửa chữa” hợp đồng thuê tàu nếu các bức điện chỉ ra rằng đã có một hiểu lầm rõ ràng, và đã bị bỏ qua khi hai bên ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu không chứng minh được có xuất hiện hiểu lầm rõ ràng thì các bức điện không bao giờ được chấp nhận để giải thích về nội dung hợp đồng. Trên thực tế, hợp đồng thuê tàu thường bao gồm các điều khoản của hợp đồng mẫu cùng với các điều khoản bổ sung mà các bên thoả thuận theo từng trường hợp cụ thể. Những điều khoản được bổ sung thêm thường khác hẳn so với phần nội dung được in sẵn, và mặc dù môi giới là những người rất giỏi trong việc xoá những phần chữ in không được áp dụng thì hợp đồng thuê tàu cũng không bao giờ được chứa đựng những điều khoản xung đột với nhau. Nếu có xung đột thì toà án cũng sẽ chấp nhận rằng các điều khoản bổ sung có hiệu lực hơn các điều khoản in sẵn (trên cơ sở đây là các điều khoản do chính các bên tự thảo ra) và các điều khoản đặc trưng phải thắng thế hơn các điều khoản chung chung khác. (2) Mô tả trong hợp đồng và tình trạng thực tế Thông thường, hợp đồng thuê tàu bao gồm các điều khoản mô tả chính con tàu được thuê, ví dụ, ghi nhận cấp hạng tàu được đăng kiểm cũng như trọng tải và dung tích tàu. Các điều khoản đặc biệt khác cũng có thể cần thiết, như: cam kết tàu có khả năng dỡ hàng bằng máy xúc, hoặc tàu không nằm trong danh sách đen của Arab, hoặc trên tàu có thiết bị làm hàng đặc biệt, hoặc có các thiết bị như hâm nóng, làm lạnh . Ngoài ra còn có các điều khoản về tình trạng tàu, trong tất cả các hợp đồng thuê tàu đều có cam kết rằng tàu đủ khả năng đi biển, mặc dù nghĩa vụ này có thể được điều chỉnh bằng một điều khoản giải thích của hợp đồng. Ví dụ, trong hợp đồng mẫu GENCON, điều 2, quy định Chủ tàu chỉ chịu trách nhiệm về tình trạng tàu không đủ khả năng đi biển nếu được gây ra bởi “lỗi cố ý của Chủ tàu hoặc Người quản lý tàu”. Nghĩa vụ về tàu đủ khả năng đi biển thông thường cũng được điều chỉnh thông qua Quy tắc Hague (như quy định trong Carriage of Goods by Sea Act 1924) hoặc các phiên bản tương đương, mới hơn nhưng ít được áp dụng hơn – quy tắc Hague – Visby (như quy định trong Carriage of Goods by Sea Act 1971). Những quy tắc này không bắt buộc phải áp dụng đối với Hợp đồng thuê tàu (khác với Vận đơn đường biển) mặc dù thường được đôi bên thoả thuận áp dụng. Liên quan tới tàu đủ khả năng đi biển Điều III, quy tắc I của các quy tắc trên đòi hỏi người chuyên chở, trước khi hành trình bắt đầu, phải mẫn cán hợp lý đảm bảo cho tàu đủ khả năng đi biển, nghĩa là đảm bảo tàu được bố trí nhân sự hợp lý, đầy đủ trang thiết bị và cung ứng, các hầm hàng, thiết bị làm lạnh và tất cả các bộ phận chứa hàng khác trên tàu có thể nhận, chuyên chở và bảo quản hàng một cách an toàn. Kết quả của quy tắc này là trong Điều IV, quy tắc I miễn trách nhiệm cho người chuyên chở về tình trạng tàu mất khả năng đi biển nếu nó không phải do nguyên nhân thiếu mẫn cán hợp lý của người chuyên chở gây ra. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp này, theo quy định của Toà án, là một bên đại diện, nên người vận chuyển có thể phải chịu trách nhiệm về sự thiếu mẫn cán hợp lý của thuyền viên, nhân viên hoặc thậm chí một đối tác độc lập khác. Hợp đồng thuê tàu GENCON, vì vậy, chặt chẽ hơn trong việc giới hạn nghĩa vụ của chủ tàu đối với các trường hợp là lỗi thiếu mẫn cán hợp lý của chủ tàu hoặc người quản lý tàu. Trên thực tế, không khó để thấy cam kết về miêu tả và tình trạng tàu trong Hợp đồng thuê tàu. Các vấn đề gây tranh cãi thường liên quan đến quyền của Người thuê tàu nếu những cam kết trên bị phá vỡ. Liệu rằng người thuê tàu có quyền chấm dứt hợp đồng không, hay họ chỉ có quyền khiếu nại về các tổn thất phát sinh? Câu hỏi này sẽ đặc biệt quan trọng nếu từ quan điểm của bên chịu thiệt hại, hợp đồng hoá ra không mang lại lợi nhuận gì. Trong trường hợp này, cơ hội để thoát khỏi hợp đồng không phải là không thể. Bất cứ ai nghiên cứu về luật hợp đồng đều nhận thấy các điều khoản đều thuộc về 1 trong 2 nhóm “conditions” hoặc “warranties”. Việc phá vỡ một condition có thể trao cho bên chịu thiệt hại quyền được chấm dứt hợp đồng (trong khi vẫn duy trì quyền được khiếu nại các tổn thất phát sinh) nhưng nếu phá vỡ warranties thì họ chỉ được khiếu nại về tổn thất mà thôi. Ở khía cạnh nào đó, sự đối lập này có thể gây ra bất mãn bởi thậm chí chỉ một condition mang tính thứ yếu nào đó bị phá vỡ cũng có thể là nguyên nhân để bên chịu thiệt hại huỷ bỏ hợp đồng. Mặc dù rõ ràng là họ không phải chịu thiệt hại thực tế nào và có thể rút khỏi hợp đồng mà mình đã giao kết. Đây từng là vấn đề trong trường hợp nổi tiếng, được biết đến với cái tên “The Hongkong Fir” (1961 2 Lloyd’s Rep. 478). Vụ kiện liên quan đến hợp đồng thuê tàu định hạn 2 năm một con tàu với máy móc khi chuyển giao vẫn có thể sử dụng được nhưng cũ và đòi hỏi phải cẩn vận hành cẩn thận. Không may, so với yêu cầu khai thác, máy móc trên tàu quá yếu và không phù hợp. Con tàu khi đó hiển nhiên là không đủ khả năng đi biển và kết quả là máy tàu bị hỏng ngay trong chuyến đi đầu tiên, phải sửa chữa mất 20 tuần. Trước khi tàu có thể hoạt động trở lại, người thuê tàu chấm dứt hợp đồng thuê tàu và khiếu nại rằng tàu không đủ khả năng đi biển là bằng chứng về việc chủ tàu đã phá vỡ conditions của hợp đồng. Toà xử rằng tàu đủ khả năng đi biển đồng thời không phải là conditions lẫn warranties. Thay vào đó, nó rơi vào trường hợp thứ ba, “innominate term”, và quyền chấm dứt hợp đồng khi đó phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của vi phạm. Một con tàu có thể là không đủ khả năng đi biển chỉ vì một lỗi thứ yếu, có thể khắc phục nhanh chóng và dễ dàng nhưng cũng có thể là rất nghiêm trọng, thậm chí chắc chắn khiến tàu tổn thất toàn bộ. Vấn đề là trong từng trường hợp cụ thể, liệu rằng vi phạm có ảnh hưởng cốt yếu đến hợp đồng hay không, và có khiến Người thuê tàu tổn thất toàn bộ lợi nhuận hay không. Trong trường hợp vụ “The Hongkong Fir”, vi phạm không gây ra hậu quả đến mức như vậy, vì 20 tuần sửa chữa không so sánh được với việc duy trì thời hạn 2 năm của hợp đồng thuê tàu. Do vậy, người thuê tàu không có quyền chấm dứt hợp đồng thuê tàu. Khái niệm về “innominate term”được biết đến thông qua luật về hợp đồng và được áp dụng rộng rãi trong các thuật ngữ khác của hợp đồng thuê tàu. Ví dụ, trong trường hợp trọng tải toàn bộ của tàu bị phát hiện là thấp hơn so với con số ghi trong Hợp đồng thuê tàu, Người thuê tàu thường không có quyền chấm dứt hợp đồng nếu sai lệch là không đáng kể nhưng mọi chuyện sẽ khác hoàn toàn nếu sai lệch đó là nghiêm trọng và ảnh hưởng đến việc sử dụng con tàu vì mục đích đã định của người thuê tàu. Một ví dụ khác, trong trường hợp thuê tàu định hạn, là tốc độ khai thác của tàu mà chủ tàu cam kết. Thông thường, người thuê tàu chỉ có quyền khiếu nại về tổn thất phát sinh nếu có vi phạm, và về mặt lý thuyết, chỉ có thể chấm dứt hợp đồng trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. (3) Chuyến đi chuẩn bị và Điều khoản huỷ hợp đồng Trên thực tế, hiếm khi nào tàu sẵn sàng tại cảng xếp hàng ngay khi ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến, mà thường phải thực hiện một chuyến đi chuẩn bị tới nơi xếp hàng. Người thuê tàu, vì thế, phải đối mặt với nguy cơ quá hạn xếp hàng lên tàu theo các điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương. Để bảo vệ cho người thuê tàu, thông thường, hợp đồng thuê tàu sẽ chứa đựng điều khoản cho phép người thuê tàu huỷ hợp đồng nếu tàu không trao “Thông báo sẵn sàng làm hàng” tại cảng đến trước thời hạn quy định. Ngược lại, tàu cũng có thể đến cảng xếp hàng trước khi hàng hoá sẵn sàng để xếp. Do đó, hợp đồng thuê tàu chuyến thường quy định thời hạn làm hàng theo khoảng thời gian. Ví dụ, có thể quy định trong khoảng từ 10 – 20/ 3. Nếu tàu đến vào ngày 5/3, thời hạn làm hàng chưa được tính cho người thuê tàu cho đến 10/3, nhưng nếu tàu đến sau 20/3 thì người thuê tàu có thể huỷ bỏ hợp đồng. Vậy nên, chủ tàu thường cố gia hạn khoảng thời gian làm hàng càng rộng càng tốt, để tàu có thể đến vào đúng khoảng giữa. Phải chú ý rằng chủ tàu không có nghĩa vụ pháp lý phải đảm bảo rằng tàu đến trước thời hạn huỷ hợp đồng. Nếu đến muộn hơn, chủ tàu cũng không bị coi là đã vi phạm hợp đồng và chỉ phải thanh toán thiệt hại phát sinh. Và đây cũng không được coi là tình huống mà người thuê có quyền “huỷ trước hợp đồng”. Tình huống này xuất phát từ nguyên tắc “phá vỡ hợp đồng dự tính”, xảy ra khi bên bị hại có quyền chấm dứt hợp đồng nếu có đủ bằng chứng để tin tưởng chắc chắn rằng bên đối tác sẽ vi phạm hợp đồng, thậm chí ngay cả khi điều đó chưa thực sự xảy ra. Nguyên tắc đó không được áp dụng ở đây, thậm chí nếu con tàu chắc chắn sẽ đến sau thời hạn huỷ hợp đồng, người thuê tàu cũng không được huỷ trước khi thực tế đó diễn ra. Nếu người thuê tàu làm điều này mà không được sự đồng ý của chủ tàu, [...]... tiếp cho người thuê tàu hoặc đại lý của ông ta Vận đơn không phải là hợp đồng giữa chủ tàu và người thuê tàu (vì hợp đồng thuê tàu vẫn là văn bản ràng buộc giữa họ) nhưng tuy nhiên, Người thuê tàu cần Vận đơn như một biên lai nhận hàng và chứng từ chứng minh quyền sở hữu để thực hiện hợp đồng mua bán Dù theo hợp đồng thương mại nào, vận đơn cũng luôn cần thiết và hầu hết hợp đồng thuê tàu đều chứa đựng... phế liệu từ Basrah đến Buenos Aires Hợp đồng quy định mức xếp dỡ một ngày 1000T Tàu đến Basrah vào 12/7/1951, nhưng không có hàng để xếp và phải nằm đợi đến 18/7 Chủ tàu có ý muốn huỷ hợp đồng với lý do người thuê tàu đã phá vỡ hợp đồng khi không thực hiện nghĩa vụ cung cấp hàng cho tàu kịp thời, tức là đủ sớm để xếp hàng trong khoảng thời gian cho phép Tuy nhiên, chủ tàu không có quyền hủy bỏ hợp đồng. .. thuê tàu coi như đã phá vỡ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại phát sinh gây ra cho chủ tàu Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chủ tàu không có bất cứ trách nhiệm nào về việc điều tàu đến đúng hẹn Trong tất cả các hợp đồng thuê tàu chuyến đều ngụ ý cam kết rằng tàu phải thực hiện chuyến đi chuẩn bị hoặc quá trình chạy rỗng một cách hợp lý nhanh nhất có thể Trong trường hợp. .. đột giữa hai hợp đồng có thể giải phóng trách nhiệm cho chủ tàu (See Evera v North Shipping Co.” (1956) 2 Lloy’d Rep 367) Từ trước đến nay, chưa từng có trường hợp nào người thuê tàu huỷ bỏ hợp đồng do các nguyên nhân dạng như thế này, vd chủ tàu không khởi hành chuyến đi chuẩn bị kịp thời Tuy nhiên, người thuê tàu chắc chắn có quyền huỷ bỏ hợp đồng nếu ETA do chủ tàu đưa ra là không hợp lý hoặc thiếu... cuối cùng người thuê tàu không phải trả cước (11) Hợp đồng vô hiệu Hợp đồng vô hiệu do các nguyên nhân không thể dự tính được trước và phát sinh không do lỗi của bất kỳ bên nào, khiến việc thực hiện hợp đồng trở nên bất khả thi hoặc làm thay đổi hoàn toàn về bản chất các cam kết trong hợp đồng Trên thực tế, có ba trường hợp có thể làm hợp đồng vô hiệu Đầu tiên và rõ ràng nhất là khi tàu bị phá huỷ, dù... định rõ trong hợp đồng Rõ ràng, điều khoản cầm giữ hàng là cần thiết, không chỉ trong hợp đồng thuê tàu mà trong cả vận đơn, vì nếu không, chủ tàu sẽ vi phạm hợp đồng với các bên thứ ba khác Giả định rằng chủ tàu có quyền cầm giữ hàng thì phải thực hiện như thế nào? Chủ tàu có thể chỉ đơn giản là giữ hàng trên tàu và đợi đến khi tiền được thanh toán đầy đủ nhưng không phải lúc nào chủ tàu cũng có thể... vào 1/7 ETA đã được chủ tàu bịa ra để kéo người thuê tàu vào hợp đồng Toà tuyên bố ETA phải được thông báo một cách trung thực và việc chủ tàu vi phạm là cơ sở để người thuê tàu có quyền chấm dứt hợp đồng (4) Thời hạn làm hàng và Thưởng phạt làm hàng Một khi tàu đã đến cảng xếp hàng, chủ tàu sẽ càng sớm càng tốt chuyển mọi rủi ro về việc trì hoãn làm hàng sang cho người thuê tàu “Laytime” hoặc “Layday”... là khoảng thời gian được thoả thuận trong hợp đồng giới hạn việc xếp hoặc dỡ hàng Nếu khoảng thời gian này bị vượt quá, người thuê tàu đã vi phạm hợp đồng Những tổn thất mà chủ tàu phải gánh chịu thay đổi theo từng trường hợp cụ thể và thường rất khó để chứng minh Do vậy, gần như mọi hợp đồng thuê tàu đều quy định một khoản tiền tính theo ngày mà người thuê tàu phải trả, gọi là “phạt làm hàng chậm”... thuộc vào việc hợp đồng là “port Charter” hay “berth Charter” Port charter là hợp đồng yêu cầu tàu phải đến đúng cảng đã giao kết nhưng đôi khi chỉ cần một cảng trong phạm vi do người thuê tàu chỉ định Và vào thời điểm hợp lý, người thuê tàu có thể sẽ vẫn chỉ định đích danh cầu cảng nơi tàu phải cập làm hàng, tuy nhiên, “port charter” khác với “berth charter” vì không quy định trong hợp đồng điểm đến... trong điều 6 hợp đồng mẫu GENCON, phân chia thời gian lãng phí do phải đợi vào cầu được tính vào thời hạn làm hàng Một biện pháp khác là đưa vào trong hợp đồng thuê tàu một điều khoản theo đó, người thuê tàu cam kết cầu tàu phải sẵn sàng khi tàu đến cảng Nếu tàu không thể trực tiếp cập cầu cảng để được coi là “arrived ship”, chủ tàu có quyền khiếu nại về các tổn thất phát sinh do người thuê tàu phá vỡ . MARITIME LAW Hợp đồng thuê tàu Các loại hợp đồng thuê tàu bao gồm: Hợp đồng vận chuyển theo chuyến, hợp đồng thuê tàu định hạn và hợp đồng thuê tàu. của hợp đồng thuê tàu. Ví dụ, trong trường hợp trọng tải toàn bộ của tàu bị phát hiện là thấp hơn so với con số ghi trong Hợp đồng thuê tàu, Người thuê tàu

Ngày đăng: 23/12/2013, 08:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan