Tài liệu Báo cáo môn Lịch sử Đảng "Bảo tàng chứng tích chiến tranh" docx

13 2.9K 9
Tài liệu Báo cáo môn Lịch sử Đảng "Bảo tàng chứng tích chiến tranh" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐỀ TÀI: BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH 1 Phần 1: giới thiệu về bảo tàng chứng tích chiến tranh 1 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BẢO TÀNG: Vị trí: 28 Võ Văn Tần, quận 3, Tp Hồ Chí Minh Bảo tàng được thành lập tháng 9 - 1975, tiền thân là nhà trưng bày tội ác chiến tranh Mỹ - Ngụy bảo tàng trưng bày một số hiện vật, hình ảnh tội ác của Mỹ - Ngụy trong chiến tranh với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát nhân dân, rải chất độc hóa học, tra tấn, tù đày, chiến tranh phá hoại miền Bắc Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và 2 ngăn chuồng cọp được xây đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo Ngoài ra còn có các phòng trưng bày về chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch Bên cạnh đó còn có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam, phòng rối nước VN Hơn 20 năm qua đã có gần 6 triệu lượt người xem, trong đó có gần 1 triệu lượt khách nước ngoài, đông nhất vẫn là các du khách người Mỹ Những vật trưng bày tại đây đem lại chân dung đau lòng về một đất nước trong xung đột Khách có thể học về Hiệp định Geneva 1954 tạm thời phân đôi một nhà nước Việt Nam độc lập Khách có thể xem hình ảnh về cuộc thảm sát ở Sơn Mỹ Khách có thể xem máy chém hay mô hình “chuồng cọp” ở Đảo Côn Sơn Hay khách có thể xem video chiếu cảnh Mỹ sử dụng chất Da Cam và các hóa chất khác 2 Tuy nhiên, những nhà tổ chức thể hiện cuộc chiến bằng những vật không chỉ đại diện cho nỗi đau khổ của người cách mạng Việt Nam Cũng có những vật phẩm nói về phong trào phản chiến toàn cầu, về sự hòa giải thời hậu chiến, và về những phóng viên ảnh – cả người Việt và nước ngoài – bị giết trong cuộc xung đột Cũng có cả một phòng dành cho các tác phẩm nghệ thuật của trẻ em về chủ đề chiến tranh và hòa bình Phần 2 : tìm hiểu về chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam Chất độc da cam (CĐDC), (tiếng Anh: Agent Orange - Tác nhân da cam), là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại ViệtNam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam Chất này đã được dùng trong những năm từ 1961 đến 1971 và nhiều người cho rằng đã làm tổn thương sức khỏe của những người dân thường cũng như binh lính Việt Nam, lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand có mặt như quân đồng minh của Mỹ mà có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của CĐDC là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh CĐDC là một chất 3 lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển nó Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này: "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink) Đến năm 1971, CĐDC không còn được dùng để làm rụng lá nữa; 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ 2,4,5-T đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác Nói đến sự tàn phá của chất độc màu da cam trước hết là nói đến sự tàn phá lên bản thân người bị chất độc màu da cam Thật xót xa cho những đứa trẻ không có tay, có chân, và những khiếm khuyết về cơ thể khác do chất độc màu da cam gây ra Nếu khuyết tật ở tay, em không thể cầm nắm những thứ em muốn, khuyết tật chân em không thể đi đến những nơi vui chơi mà đáng lẽ ra những đứa trẻ như em có thể đến, khiếm khuyết mắt không thể làm cho em thấy được thế giới xung quanh em đẹp thế nào Không chỉ dừng lại ở khiếm khuyết bộ phận của cơ thể mà chất độc màu da cam còn gây ra những cơ thể dị dạng Chỉ cần thấy được những hình ảnh dị dạng đó, như tôi, chúng ta sẽ thốt lên “thật đáng sợ” Điều đó cho ta thấy sự tàn phá của chất độc màu da cam như thế nào, nó như một thứ thuốc độc giết chết những đứa trẻ ấy từng giờ từng phút Dường như để quốc Mỹ đã quên đi câu mà chính chúng đã nói trong bản tuyên ngôn “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã cho họ những quyền không ai xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” 4 Chúng đúng là những con quỷ dữ đã cướp đi sinh mạng và cuộc sống của biết bao đứa trẻ bất hạnh Khi một đứa bé sinh ra không lành lặn, thì người đầu tiên đau khổ chính là người mẹ Người mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, ngay sau khi bé chào đời, điều đầu tiên mẹ muốn đó là được thấy con, mong cho con sinh ra thật khỏe mạnh Mẹ mong khi con lớn lên con là một người tốt trong xã hội, giúp ích cho đất Nhưng thật đau lòng, những ước ao được thắp sáng của người mẹ đã tắt khi thấy đứa con mình không được như những đứa trẻ khác sinh ra Điều đó có thể báo cho người mẹ biết rắng mẹ sẽ cực khổ trong suốt quãng đời của con và cũng có thể báo cho người mẹ biết rằng mẹ sẽ mất con vào bất cứ lúc nào Dẫu thế nào đi chăng nữa, mẹ không bỏ con, vẫn nuôi con cho đến ngày mai Sự tàn phá của chất độc màu da cam là sự tàn phá của cả một thế hệ Có những gia đình nhiều thế hệ bị chất độc màu da cam, có những gia đình tất cả đứa con đều bị nhiễm chất độc màu da cam Có những di chứng của chất độc màu da cam truyền từ đời này sang đời khác Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, hai thành phần được công nhận là chịu ít nhiều ảnh hưởng của dioxin: đồng bào Việt Nam sống trong các vùng bị rải AO, và cựu quân nhân Mĩ, những người trực tiếp rải hóa chất này Sau năm 1975, một số cựu chiến binh Mĩ và thân nhân của họ bắt đầu phàn nàn tình trạng suy đồi sức khỏe, đặc biệt là ung thư, và tình trạng khuyết tật trong con cái của họ Những cựu chiến binh này nghi ngờ rằng dioxin (mà họ từng tiếp xúc trong thời chiến) là thủ phạm của những bệnh tật như thế Họ vận động với chính phủ, và một số thượng nghị sĩ cũng khẳng định rằng AO, hay dioxin, là độc chất gây ra bệnh tật cho giới cựu chiến binh, và kêu gọi chính phủ phải bồi thường cho những thiệt hại này Tiếp theo đó, Bộ cựu chiến binh (Department of Veterans Affairs) bắt đầu tiến hành thủ thục bồi thường cho những cựu chiến binh mắc bệnh những bệnh mà họ cho là có liên quan đến dioxin 5 Ngoài ra, Bộ cựu chiến binh còn chấp nhận bồi thường những cựu chiến binh (hay nói đúng hơn là con em họ) có con bị hai chứng bệnh nứt đốt sống (spina bifida) và các bệnh mang tính dị tật bẩm sinh Quyết định bồi thường của Bộ cựu chiến binh không dựa vào bằng chứng khoa học, và cũng không dựa vào những nghiên cứu trên các cựu chiến binh, mà dựa vào cố vấn của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mĩ Nhưng ý kiến dioxin là thủ phạm của những vấn đề sức khỏe trong giới cựu chiến binh bị một số nhà nghiên cứu y khoa thách thức Các nhà nghiên cứu này trình bày dữ kiện cho thấy không có một sự liên đới nào giữa AO hay dioxin và ung thư Nhận xét này cũng phù hợp với một nghiên cứu ở Úc, mà trong đó các nhà nghiên cứu Úc không tìm thấy mối liên hệ nào giữa dioxin và các vấn đề sức khỏe trong cựu quân nhân Úc từng tham chiến ở Việt Nam Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi một số nhà nghiên cứu khác trình bày dữ kiện cho thấy dioxin có thể gây ra ung thư, dị thai, và một loạt tác hại khác cho sức khỏe Một cuộc tranh luận “nóng” giữa các nhà nghiên cứu xảy ra trên các tập san y học Các nhà nghiên cứu y học thường rất bình tĩnh, lạnh lùng, và ôn hòa trong lời văn chữ viết, nhưng trong cuộc tranh luận này, đã có lúc họ dùng đến những danh từ nặng cảm tính như “huyền thoại” (myth), “sai lầm” (wrong, mistake) … Phân loại tác hại dioxin Kết quả làm việc của ủy ban được tóm lược trong một báo cáo đệ trình lên Viện hàn lâm khoa học Mĩ và chính phủ Mĩ Bản báo cáo thứ nhất có tên là “Veterans and Agent Orange: Update 1996” (Cựu chiến binh và chất màu da cam: cập nhật thông tin 1996) được công bố vào Tháng Ba năm 1996 Nhưng mỗi năm có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài này, nên Ủy ban phải liên tục cập nhật hóa và đánh giá lại bằng chứng Do đó, cứ mỗi hai năm, họ lại cho xuất bản một bản báo cáo mới Tiếp theo bản báo cáo năm 1996 là bản báo cáo “Agent Orange: Update 1998”, “Agent Orange: Update 2000”, và mới nhất là “Agent Orange: Update 2002” [3] Trong mỗi báo cáo họ chia mối liên hệ giữa ảnh hưởng của dioxin và sức khỏe thành bốn nhóm: 6 Nhóm 1 là những bệnh mà bằng chứng nghiên cứu khoa học đã rõ ràng trong các nghiên cứu và loại trừ khả năng ảnh hưởng của các yếu tố phụ và yếu tố ngẫu nhiên Chẳng hạn như nếu có nhiều nghiên cứu nhỏ nhưng tất cả cùng phát hiện một mối liên hệ giữa dioxin và bệnh, thì các kết quả nghiên cứu này được xếp vào nhóm 1 Cho đến nay, Ủy ban nhận định rằng đã có đầy đủ bằng chứng khoa học để kết luận về mối liên hệ giữa dioxin và các bệnh sau đây:  Ung thư bạch cầu dòng lympho dạng mãn tính (Chronic lymphocytic leukemia, CLL)  Ung thư mô mềm (Soft-tissue sarcoma)  Ung thư dạng không-Hodgkin (Non-Hodgkin''s lymphoma)  Ung thư dạng Hodgkin (Hodgkin''s disease)  Ban clor (Chloracne) Nhóm 2 là những bệnh mà bằng chứng chưa mấy rõ ràng “Chưa rõ ràng” có nghĩa là có bằng chứng về mối liên hệ, nhưng khả năng ảnh hưởng của các yếu tố phụ và yếu tố ngẫu nhiên không thể loại bỏ Chẳng hạn như trong số 5 nghiên cứu, có một nghiên cứu cho thấy một mối liên hệ, còn 4 nghiên cứu khác không phát hiện mối liên hệ nào, thì mối liên hệ này được xếp vào nhóm 2 Những bệnh nằm trong nhóm 2 là:  Ung thư hệ thống hô hấp (ung thư bronchus, larynx, and trachea)  Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate cancer)  Bệnh đa u tủy (Multiple myeloma)  Một số bệnh thần kinh cấp tính (Acute and subacute transient peripheral neuropathy)  Rối loạn chuyển hóa porphyrin trong da (Porphyria cutanea tarda)  Bệnh tiểu đường dạng II (Type 2 diabetes)  Chứng nứt đốt sống (Spina bifida) trong các con em của cựu chiến bình 7 Nhóm 3 là những bệnh mà nghiên cứu khoa học chưa đưa ra đầy đủ bằng chứng để kết luận Ở đây, kết quả các nghiên cứu chưa nhất quán, hay công trình nghiên cứu có vấn đề về phương pháp, kém chất lượng, chưa đạt các tiêu chuẩn khoa học Ví dụ như những nghiên cứu không phân tích các yếu tố phụ, không xem xét đến các yếu tố ngẫu nhiên, hay phân tích dữ kiện không đúng phương pháp, hay số lượng đối tượng nghiên cứu quá ít để kết luận Kết quả trong những nghiên cứu như thế được xếp vào nhóm 3  Ung thư mũi (Nasal or nasopharyngeal cancer)  Ung thư xương (Bone cancer)  Ung thư da (Skin cancers, melanoma, basal, and squamous cell)  Ung thư vú (Breast cancer)  Ung thư tử cung, buồng trứng (cervical, uterine, and ovarian)  Ung thư hòn dái (Testicular cancer)  Ung thư bọng đái (Urinary bladder cancer)  Ung thư thận (Renal cancer)  Ung thư máu (Leukemia), ngoại trừ CLL  Sẩy thai (Spontaneous abortion)  Dị tật bẩm sinh (Birth defects), ngoại trừ chứng nứt đốt sống  Thai nhi chết trong bụng mẹ (stillbirth)  Thai nhi thiếu cân (Low birthweight)  Ung thư trong trẻ em, kể cả acute myelogenous leukemia  Bất bình thường về lượng tinh trùng và hiếm muộn  Các chứng bệnh liên quan đến tâm thần  Rối loạn thần kinh  Rối loạn đường tiêu hóa và nội tiết  Các chứng bệnh về miễn dịch MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NẠN NHÂN NHIỄM CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM 8 VỤ KIỆN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM “Lần đầu tiên, một hành động pháp lý đã được tiến hành tại Mỹ nhân danh các nạn nhân người Việt của cuộc chiến tranh VN Hôm 30-1-2004, một hồ sơ kiện đã được Hội Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin nộp tại một tòa án cấp quận của New York Tuy chỉ ba công dân VN đứng nguyên đơn, song phán quyết của vụ kiện sẽ được áp dụng cho mọi công dân VN nào đã từng là nạn nhân của chất độc da cam từng được (Mỹ) phun xịt Do lẽ Chính phủ Hoa Kỳ không thể bị truy tố, nên vụ kiện nhắm đến mấy chục công ty Mỹ, trong đó có các công ty Dow Chemical và Monsanto, vốn là chủ chốt trong việc sản xuất chất độc gọi là da cam được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Theo số liệu của Hội Chữ thập đỏ, ở VN có khoảng 150.000 trẻ em bị ảnh hưởng chất da cam, trong thời chiến có khoảng 3 triệu người bị nhiễm độc và ít nhất có 1 triệu người sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng Chất độc này trong thực tế đã không chừa bất cứ ai, quân nhân hay thường dân cả hai miền Nam Bắc, do tiếp xúc trực tiếp với chất độc trong chiến tranh hay do di 9 truyền Cho nên, có thể nói vụ kiện này là vụ kiện của tất cả nạn nhân của chất độc da cam, “không ranh giới” Nhóm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin đối với 37 công ty sản xuất hóa chất của Hoa Kỳ, những đơn vị đã sản xuất các chất hóa học phát quang cây cối có chứa chất độc da cam được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, trong đó nổi bật là các công ty: Dow Chemical, Montaso Ltd, Phamacia Corporation, Hercules Incorporated Cho đến nay, vụ kiện đã qua hai phiên tòa sơ thẩm Tòa án liên bang tại quận Brooklyn và tòa phúc thẩm ở Tòa kháng án liên bang khu vực 2 ở New York bác đơn kiện của nguyên đơn với lý do chính: bên nguyên chưa có bằng chứng khoa học chứng minh mối quan hệ giữa bệnh tật của họ với chất dioxin, không có căn cứ pháp luật quốc tế, các công ty hóa chất chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của chính phủ Mỹ nhưng chính phủ Mỹ lại có quyền miễn tố Do đó ngày 2 tháng 3 năm 2009 tòa án Tối cao Mỹ bác đơn thỉnh cầu của nguyên đơn Việt Nam Vụ kiện đã thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam và quốc tế Vài tổ chức xã hội đã kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc dioxin, ủng hộ bên nguyên Như ông Len Aldis đã lập một trang web kêu gọi ký tên vì công lý Diễn biến Ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin là Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - VAVA) đã kiện 37 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này Dow Chemicalvà Monsanto là hai công ty sản xuất chất độc da cam (CĐDC) lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên trong vụ kiện cùng các công ty khác Trước đây nhiều cựu quân nhân Hoa Kỳ đã thắng một vụ kiện tương tự Hội nghị tiền xét xử lần đầu tiên đã diễn ra vào ngày 18 tháng 3 năm 2004 Hội nghị tiền xét xử thứ hai diễn ra vào ngày 18 tháng 6 năm 2004 Ngày 13 tháng 9 năm 2004, các luật sư của nguyên đơn đã trình Tòa sơ thẩm đơn kiện sửa đổi Bên bị đã trình Tòa án sơ thẩm bản tranh tụng của mình (đợt 1) vào ngày 3 tháng 11 năm 2004, bản tranh tụng thứ 2 được trình ngày 18 tháng 1 năm 2005 Ngày 28 tháng 2 năm 2005, hai bên bắt đầu tranh tụng tại Tòa sơ thẩm 10 Ngày 10 tháng 3 năm 2005 quan tòa Jack Weinstein thuộc Tòa án liên bang tại quận Brooklyn đã bác đơn kiện, quyết định rằng những đòi hỏi của đơn kiện không có cơ sở pháp luật Quan tòa kết luận rằng chất độc da cam đã không được xem là một chất độc dưới bị cấm theo luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó, ngay cả khi ảnh hưởng không cố ý của những chất này có thể gây ra độc tố đối với đời sống của con người và môi trường họ sống; và rằng Hoa Kỳ không bị cấm dùng nó để diệt cỏ; và những công ty sản xuất chất này không có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền Chính phủ Hoa Kỳ, vốn có quyền miễn tố (sovereign immunity), không phải là một bị cáo trong đơn kiện Jack Weinstein cho rằng: "Đơn kiện của phía nguyên đơn không dựa trên bất cứ cơ sở nào của luật nội địa của một bang, một quốc gia hay dưới bất cứ hình thức gì của luật quốc tế" Ông cũng cho rằng nguyên đơn Việt Nam đã không không chứng minh được chính chất độc da cam đã gây ra các loại bệnh tật như liệt kê trong đơn kiện của họ, vì cho đến thời điểm đệ đơn kiện, họ vẫn vẫn thiếu các nghiên cứu sâu rộng về ảnh hưởng của chất làm phát quang cây cối có tác động xấu đối với sức khỏe con người Ngày 7 tháng 4, 2005 đoàn luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt Nam nộp đơn yêu cầu Tòa kháng án liên bang khu vực 2 ở New York xét xử lại và phủ quyết phán quyết trước đây của chánh án Jack Weinstein Dự kiến Tòa Phúc thẩm sẽ cho ý kiến có mở phiên xử phúc thẩm hay không vào mùa thu 2006 Ngày 22 tháng 2 năm 2008, Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ tại New York đã ra phán quyết bác đơn kiện của các công dân Việt Nam, nạn nhân chất độc da cam/dioxin chống các công ty hóa chất Mỹ về việc sử dụng chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh Việt Nam Tòa này đã y án sơ thẩm Dư luận quốc tế có nhiều ý kiến phê phán phán quyết này của Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ Ngày 18 tháng 3 năm 2008, Đoàn Luật sư Hoa Kỳ và Hội Luật gia Dân chủ quốc tế gồm 10 người đã đến Việt Nam để hỗ trợ về mặt pháp lý cho các nạn nhân trong vụ kiện sắp tới lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Ngày 6 tháng 10 năm 2008 nguyên đơn tiếp tục nộp đơn thỉnh cầu lên Tòa án Tối cao Mỹ nhưng đã bị tòa án Tối cao Mỹ bác đơn thỉnh cầu của nguyên đơn vào ngày 2 tháng 3 năm 2009 Phó chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim cho là "Việc tòa án Mỹ từ chối lời thỉnh cầu của các nạn nhân Việt Nam là đã bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự công minh của pháp luật và tinh thần yêu chuộng công lý, tôn trọng nhân quyền của nhân 11 dân Mỹ" Theo luật sư Lưu Văn Đạt, người theo vụ kiện từ đầu cho biết, lý do tòa án Tối cao Mỹ bác đơn kiện của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam là theo luật pháp Mỹ, khi một vụ án được gửi đến Tòa phúc thẩm thì nhất định phải được xem xét giải quyết Nhưng cùng vụ việc đó nếu được gửi lên tòa án Tối cao thì không nhất định phải đưa ra xét xử Các nghiên cứu khoa học phục vụ vụ kiện Các nhà khoa học Việt Nam đã hợp tác với các nhà khoa học Mỹ, Canada, Đức và Nhật Bản đã nghiên cứu và thấy các nạn nhân dioxin có khả năng gây độc của dioxin trong máu cao gấp hàng trăm hoặc hàng ngàn lần mức bình thường Viện Y khoa Hoa Kỳ cũng đã kết luận các nạn nhân dioxin là các cựu binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh Việt Nam cũng bị các căn bệnh ung thư Các lý lẽ và dẫn chứng Phía nguyên đơn Bên nguyên đưa ra lập luận rằng các tập đoàn hóa chất đã không tuân thủ theo đơn đặt hàng của Chính phủ Mỹ mà cung cấp các hóa chất có chất độc dioxin Các công ty cung cấp chất hóa học phát quan cây cối biết chúng có nồng độ dioxin cao và có khả năng hạ nồng độ đó xuống nhưng họ đã không làm vậy vì lý do lợi nhuận Bên nguyên đơn cũng trích dẫn một cuộc hội nghị năm 1965 mà tại đó, đại diện các hãng hóa chất đã tuyên bố rằng họ biết trong hóa chất diệt cỏ có các chất độc dioxin Luật sư của bên nguyên là Jonathan Moore cho rằng “Họ (các công ty sản xuất thuốc diệt cỏ) đã cố sản xuất được càng nhanh, càng nhiều chất độc da cam càng tốt vì lo ngại chính phủ phát hiện, cấm sản xuất sẽ giảm khả năng sinh lời của họ” Luật sư bên nguyên cũng lập luận rằng, số lượng 77 triệu lít chất đốc da cam rải xuống Việt Nam là con số quá mức cần thiết để diệt cỏ Bên nguyên cũng cho rằng, chính phủ Mỹ đã đặt hàng cho các công ty hóa chất này với yêu cầu không gây tác hại đối với con người Do đó, việc các công ty vi phạm quy định như thế, gây tác hại nghiêm trọng cho thường dân có thể coi là tội phạm chiến tranh Vụ kiện vẫn đang được tiếp tục và mong rằng sẽ đạt được kết quả như mong muốn mặc dù rất khó khăn Lời kết 12 Sau chuyến đi tham quan bảo tàng tôi đã biết thêm được nhiều điều về chiến tranh những hậu quả của nó những mất mát đau thương của dân tộc và thấy được tinh thần yêu nước của nhân dân việt nam như thế nào nhìn những hình ảnh người tù ở côn đảo tôi tự hỏi mình “ làm sao họ có thể chịu đựng được những cực hình tra tấn dã man như vậy” và cũng tự đưa ra câu trả lời chỉ có lòng yêu nước căm thù giăc sâu sắc thì mới giúp họ vượt qua mọi đau thương về xác thịt quyết tâm chiến đấu đến cùng dẫu có phải hi sinh Tôi cũng nhận ra rằng chiến tranh thật khốc liệt thật đau khổ mất mát quá lớn mong rằng sẽ không còn chiến tranh trên quả đất này nữa mọi người được sống trong hòa bình cùng xây dựng một thế giới tươi đẹp 13 ... nghiên cứu liên quan đến đề tài này, nên Ủy ban phải liên tục cập nhật hóa đánh giá lại chứng Do đó, hai năm, họ lại cho xuất báo cáo Tiếp theo báo cáo năm 1996 báo cáo “Agent Orange: Update 1998”,... thiệu bảo tàng chứng tích chiến tranh MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BẢO TÀNG: Vị trí: 28 Võ Văn Tần, quận 3, Tp Hồ Chí Minh Bảo tàng thành lập tháng - 1975, tiền thân nhà trưng bày tội ác chiến tranh... dioxin Kết làm việc ủy ban tóm lược báo cáo đệ trình lên Viện hàn lâm khoa học Mĩ phủ Mĩ Bản báo cáo thứ có tên “Veterans and Agent Orange: Update 1996” (Cựu chiến binh chất màu da cam: cập nhật

Ngày đăng: 23/12/2013, 08:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan