Tài liệu CÁC TRƯỜNG PHÁI VÀ HỌC THUYẾT TRIẾT HỌC pdf

9 1.2K 13
Tài liệu CÁC TRƯỜNG PHÁI VÀ HỌC THUYẾT TRIẾT HỌC pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC TRƯỜNG PHÁI HỌC THUYẾT TRIẾT HỌC Trong số này: 1. Chủ nghĩa BI QUAN (PESSIMISM): .2 2. Thuyết BẤT KHẢ TRI (AGNOSTICISM): .2 3. Thuyết CẢI THIỆN (MELIORISM): 2 4. CẢM GIÁC luận (SENSUALISM): .2 5. Chủ nghĩa CÔNG CỤ (INSTRUMENTALISM): .2 6. DUY DANH luận (NOMINALISM): 3 7. Chủ nghĩa DUY LÝ hay chủ nghĩa LÝ TÍNH (RATIONALISM): 3 8. DUY NGÃ luận (SOLIPSISM): .3 9. Chủ nghĩa DUY TÂM (IDEALISM): 3 10. Chủ nghĩa DUY TÂM PHÊ PHÁN (CRITICAL IDEALISM): . 3 11. Chủ nghĩa DUY VẬT (MATERIALISM): 3 12. Chủ nghĩa DUY VẬT BIỆN CHỨNG (DIALECTICAL MATERIALISM): 3 13. ĐA NGUYÊN luận (PLURALISM): .4 14. Thuyết ĐỊNH MỆNH hay ĐỊNH MỆNH luận (FATALISM): .4 15. Chủ nghĩa GIÁO ĐIỀU (DOGMATISM): 4 16. Chủ nghĩa HIỆN SINH hay thuyết SINH TỒN (EXISTENTIALISM): 4 17. HIỆN TƯỢNG luận (PHENOMENALISM): 4 18. Chủ nghĩa HOÀI NGHI (SKEPTICISM): 4 19. HOẠT LỰC luận hay thuyết SINH KHÍ (VITALISM): .4 20. HỮU THẦN luận (THEISM): .5 21. KHÁI NIỆM luận (CONCEPTUALISM): 5 22. Chủ nghĩa KHOÁI LẠC (HEDONISM): 5 23. Chủ nghĩa KHỔ HẠNH (ASCETICISM): 5 24. Chủ nghĩa KINH NGHIỆM (EMPIRICISM): .5 25. Chủ nghĩa LẠC QUAN (OPTIMISM): .5 26. MỤC ĐÍCH luận (TELEOLOGY): .5 27. Thuyết NGUYÊN TỬ (ATOMISM): .6 28. Chủ nghĩa NHÂN ĐẠO (HUMANISM): 6 29. Chủ nghĩa NHÂN VỊ (PERSONALISM): 6 30. NHẤT NGUYÊN luận (MONISM): 6 31. Thuyết NHẤT NGUYÊN TRUNG DUNG (NEUTRAL MONISM): .6 32. NHỊ NGUYÊN luận (DUALISM): 6 33. Chủ nghĩa PHÊ PHÁN (CRITICISM): 7 34. PHIẾM THẦN luận (PANTHEISM): 7 35. QUYẾT ĐỊNH luận (DETERMINISM): 7 36. Chủ nghĩa THẦN BÍ hay thuyết THẦN BÍ (MYSTICISM): . 7 37. Chủ nghĩa THỰC CHỨNG hay THỰC CHỨNG luận (POSITIVISM): .7 38. Chủ nghĩa THỰC DỤNG (PRAGMATISM): .7 39. Chủ nghĩa THỰC TẠI PHÊ PHÁN (CRITICAL REALISM): . 7 40. TIÊN NGHIỆM luận (TRANSCENDENTALISM): 8 41. Thuyết TIẾN HÓA hay TIẾN HÓA luận (EVOLUTIONISM): 8 42. Chủ nghĩa TRỰC GIÁC (INTUITIONISM): . 8 43. Chủ nghĩa TUYỆT ĐỐI (ABSOLUTISM): .8 44. Chủ nghĩa TỰ NHIÊN (NATURALISM): 8 45. TỰ NHIÊN THẦN luận (DEISM): .8 46. Chủ nghĩa TƯƠNG ĐỐI (RELATIVISM): 8 47. Chủ nghĩa VỊ KỶ (EGOISM): .8 48. Chủ nghĩa VỊ THA (ALTRUISM): 9 49. Chủ nghĩa VÔ THẦN (ATHEISM): 9 50. Ý CHÍ luận (VOLUNTARISM): 9 Từ thời cổ Hy Lạp, các nhà triết học đã phân chia thành nhiều trường phái khác nhau triển khai nhiều học thuyết đối lập. Trong số những quan điểm học thuyết cơ bản đã phát triển kể từ khi nhà triết học Thales ở Miletus (624 - 550 trước CN) lần đầu tiên đặt vấn đề bản chất của hiện thực đến nay, chúng ta có thể tạm liệt kê như sau: 1. Chủ nghĩa BI QUAN (PESSIMISM): Các hệ thống quan điểm triết học đối lập với chủ nghĩa lạc quan, cho rằng các sự vật đi tới chỗ tồi tệ hơn, chán nản, không tin vào sự thắng lợi của cái thiện chính nghĩa, biểu hiện thái độ đánh giá tiêu cực trong quan niệm về thế giới thực tại trước mắt cũng như triển vọng tương lai. Đại diện tiêu biểu nhất thời cận đại: Arthur Schopenhauer (1788 - 1860), người Đức; Eduard Hartmann (1842 - 1906), người Đức. 2. Thuyết BẤT KHẢ TRI (AGNOSTICISM): Học thuyết có từ thời cổ đại, cho rằng không thể nhận thức được thế giới khách quan những quy luật của nó hay ít nhất cũng không thể nhận thức được thế giới một cách triệt để. Đại diện tiêu biểu nhất thời cận đại: David Hume (1711 - 1776), người Anh; Immanuel Kant (1724 - 1804), người Đức. 3. Thuyết CẢI THIỆN (MELIORISM): Học thuyết triết học cho rằng thế giới có thể cải thiện tốt đẹp hơn, con người có khả năng giúp đỡ vào sự cải thiện này. Đây là một quan điểm đứng giữa chủ nghĩa lạc quan chủ nghĩa bi quan. 4. CẢM GIÁC luận (SENSUALISM): Trào lưu triết học cho rằng cảm giác (sensation) là nguồn gốc duy nhất của nhận thức. Đại diện tiêu biểu nhất: John Locke (1632 - 1704), người Anh; Holbach (1723 - 1789), người Pháp v.v… (duy vật); George Berkeley (1685 - 1753), người Anh; Hume, Ernst Mach (1838 - 1916), người Áo v.v… (duy tâm). 5. Chủ nghĩa CÔNG CỤ (INSTRUMENTALISM): Học thuyết duy tâm biến tướng của chủ nghĩa thực dụng, do John Dewey (1859 - 1952), người Mỹ đề ra, cho rằng tư tưởng không phản ánh hiện thực những quy luật khách quan, cho các khái niệm, quy luật thuyết khoa học chỉ là những công cụ để tìm hiểu thế giới, phục vụ hành động. 6. DUY DANH luận (NOMINALISM): Trào lưu triết học thời trung đại, đối lập với chủ nghĩa duy thực (chủ nghĩa thực tại trung đại), cho rằng vật thể có trước khái niệm, cho những khái niệm phổ biến là không có thực, không tồn tại độc lập đối với các vật thể, mà chỉ có vật thể riêng biệt là có thực, là tồn tại thực tế. Đại diện tiêu biểu nhất của các thế kỷ XI - XIV: Roscellinus (khoảng 1050 - sau 1120), người Pháp; Duns Scotus (khoảng 1270 - 1308), người Tô Cách Lan; Occam (khoảng 1285 - khoảng 1349), người Anh. 7. Chủ nghĩa DUY LÝ hay chủ nghĩa LÝ TÍNH (RATIONALISM): Học thuyết đối lập với chủ nghĩa kinh nghiệm, cho rằng gốc tri thức duy nhất là lý tính (reason), cho không thể rút ra được tính phổ biến tính tất yếu, tức là những dấu hiệu lôgic của tri thức xác thực từ kinh nghiệm sự khái quát kinh nghiệm. Đại diện tiêu biểu nhất: Rene Descartes (1596 - 1650), người Pháp; Spinoza (1632 - 1677), người Hà Lan; Kant v.v… 8. DUY NGÃ luận (SOLIPSISM): Học thuyết cho rằng chỉ có con người có ý thức (cái TÔI) là tồn tại thực sự, toàn thế giới còn lại kể cả loài người, không phải là hiện thực khách quan mà chỉ là sản phẩm của ý thức, của trí tưởng tượng của con người. Đại diện tiêu biểu nhất: Berkeley; Max Stirner (1806 - 1856), người Đức. 9. Chủ nghĩa DUY TÂM (IDEALISM): Tất cả những hệ thống quan điểm triết học đối lập với chủ nghĩa duy vật, giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo hướng tinh thần (ý thức) có trước quyết định vật chất (tồn tại); trong đạo đức học, nó tìm kiếm cái cao nhất hay cái tốt nhất. 10. Chủ nghĩa DUY TÂM PHÊ PHÁN (CRITICAL IDEALISM): Hệ thống những quan điểm cho rằng con người không thể quyết định bất cứ cái gì vượt lên trên kinh nghiệm của mình. 11. Chủ nghĩa DUY VẬT (MATERIALISM): Tất cả những hệ thống quan điểm triết học đối lập với chủ nghĩa duy tâm, giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo hướng vật chất (tồn tại) có trước quyết định tinh thần (ý thức), là cái có sau; điều đó có nghĩa là khẳng định tính vĩnh viễn, không do ai sáng tạo của thế giới, tính vô hạn của nó trong thời gian không gian. 12. Chủ nghĩa DUY VẬT BIỆN CHỨNG (DIALECTICAL MATERIALISM): Lý luận cho rằng thực tại chính là vật chất đang vận động dựa trên cơ sở sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật, với từng thời kỳ trung gian hòa hợp. Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Marx (1818 - 1883) Engels (1820 - 1895) đều là người Đức vạch ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX được Lênin (1870 - 1924), người Nga phát triển thêm. 13. ĐA NGUYÊN luận (PLURALISM): Học thuyết triết học đối lập với nhất nguyên luận, cho rằng thế giới được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau độc lập với nhau. Đại diện tiêu biểu nhất: Leibniz (1646 - 1716), người Đức; William James (1842 - 1910), người Mỹ. 14. Thuyết ĐỊNH MỆNH hay ĐỊNH MỆNH luận (FATALISM): Học thuyết triết học đối lập với ý chí luận, cho rằng mọi sự việc đều do một lực lượng siêu nhiên (số mệnh, Thượng đế) định trước, con người không thể ngăn ngừa, không thể tác động đến quá trình sự việc. Đây là một đặc điểm của các tôn giáo, cơ sở của nó là khái niệm về “Thượng đế”. 15. Chủ nghĩa GIÁO ĐIỀU (DOGMATISM): Phương pháp tư duy vận dụng những luận điểm quan niệm tiếp thu một cách mù quáng, không chú ý đến nguyên lý về tính cụ thể của chân lý; khẳng định những tín điều với tính cách là chân lý bất di bất dịch, không thể phê phán có tính chất bắt buộc đối với tất cả tín đồ. Đây là một đặc điểm của tôn giáo thần học. 16. Chủ nghĩa HIỆN SINH hay thuyết SINH TỒN (EXISTENTIALISM): Trào lưu triết học phủ nhận các giá trị thế giới khách quan, cho rằng con người phải sáng tạo các giá trị cho chính mình qua hành động; bản thân (cái TÔI) là thực tại cơ bản. Đại diện tiêu biểu nhất: Heidegger (1889 - 1976), người Đức; Sartre (1905 - 1980), người Pháp v.v… 17. HIỆN TƯỢNG luận (PHENOMENALISM): Học thuyết cho rằng khả năng nhận thức của con người hạn chế ở những hiện tượng (appearance), do đó con người không thể nhận thức được “vật tự nó”, nghĩa là bản chất sự vật. Đại diện tiêu biểu nhất: Berkeley, Hume. 18. Chủ nghĩa HOÀI NGHI (SKEPTICISM): Quan niệm triết học có từ thời cổ đại, nghi ngờ khả năng nhận thức được hiện thực khách quan, không khẳng định hay phủ nhận sự tồn tại của bất cứ sự vật nào, không phán đoán hay đánh giá bất cứ sự việc nào, cho tri thức của con người về sự vật là không tin được. Đại diện tiêu biểu nhất thời cận đại: Montaigne (1533 - 1592), người Pháp; Pierre Bayle (1647 - 1706), Blaise Pascal (1623 - 1662), cũng là người Pháp v.v… 19. HOẠT LỰC luận hay thuyết SINH KHÍ (VITALISM): Trào lưu triết học sinh vật học có từ thời cổ đại, giải thích rằng có quá trình sự sống là do có một động lực siêu vật chất đặc biệt, gọi là hoạt lực (vis vistalis), không thể nhận thức được, chi phối mọi quá trình lý hóa trong cơ thể. Giới vô cơ không thể tiến triển thành giới hữu cơ, thành sinh thể nếu không có tác động của hoạt lực đó. Đại diện tiêu biểu nhất thời hiện đại: Henri Bergson (1859 - 1941), Teilhard de Chardin (1881 - 1955), đều là người Pháp v.v… 20. HỮU THẦN luận (THEISM): Học thuyết duy tâm đối lập với tự nhiên thần luận phiếm thần luận, thừa nhận có Thượng đế siêu tự nhiên, có tính cách riêng biệt, tạo ra vũ trụ, tác động đến tất cả các quá trình vật chất tinh thần. Tất cả những gì diễn ra trên thế giới đều được coi là sự thực hiện ý định của Thượng đế, Hữu thần luận thù địch với khoa học thế giới quan khoa học. 21. KHÁI NIỆM luận (CONCEPTUALISM): Luận điểm triết học do Abélard (1079 - 1142), người Pháp đề ra, cho rằng những khái niệm phổ biến tồn tại trong trí óc như là một hình thức đặc thù nhận thức hiện thực trước khi có kiến thức, nhưng chỉ biểu hiện khi có dịp cụ thể. Ví dụ: một trường hợp bất công cụ thể khiến ta có ý thức được sự công bằng, từ đó khái niệm phổ biến về “công bằng” đã tồn tại trong trí tuệ ta. 22. Chủ nghĩa KHOÁI LẠC (HEDONISM): Học thuyết đạo đức có từ thời cổ đại, cho khoái lạc là hạnh phúc tối cao, mưu cầu khoái lạc là nguyên tắc của hành vi. Đại diện tiêu biểu nhất thời cổ đại: Epicurus (341 - 270 trước CN), người cổ Hy Lạp; thời cận đại: Jeremy Bentham (1748 - 1832) John Stuart Mill (1806 - 1873), đều là người Anh (thuyết vị lợi). 23. Chủ nghĩa KHỔ HẠNH (ASCETICISM): Nguyên tắc đạo đức bắt nguồn từ các học thuyết tôn giáo thời cổ đại, yêu cầu cấm dục, chịu khổ nhục, làm chủ được cảm giác khoái lạc đau đớn, từ bỏ các phúc lợi vật chất nhằm mục đích đạt tới ý tưởng đạo đức hay lý tưởng tôn giáo. 24. Chủ nghĩa KINH NGHIỆM (EMPIRICISM): Học thuyết cho rằng nguồn gốc duy nhất của tất cả tri thức là kinh nghiệm cảm tính, khẳng định toàn bộ tri thức đều dựa trên kinh nghiệm có được nhờ kinh nghiệm; coi nhẹ ý nghĩa của khái quát về mặt lý luận. Đại diện tiêu biểu nhất: Berkeley, Hume, Mach… (duy tâm); Francis Bacon (1561 - 1626), Thomas Hobbes (1588 - 1679), Locke, đều là người Anh… (duy vật). 25. Chủ nghĩa LẠC QUAN (OPTIMISM): Tất cả những hệ thống quan điểm triết học đối lập với chủ nghĩa bi quan, tin vào tương lai tốt đẹp hơn, vào khả năng thắng lợi của cái thiện đối với cái ác, của chính nghĩa đối với phi nghĩa, biểu hiện thái độ đánh giá tích cực trong khi cảm nhận thế giới thực tại trước mắt cũng như triển vọng tương lai. Đại diện tiêu biểu nhất thời cổ đại: Aristote (384 - 322 trước CN), người cổ Hy Lạp; Epicurus; thời cận đại: Leibniz. 26. MỤC ĐÍCH luận (TELEOLOGY): Học thuyết duy tâm có từ thời cổ đại, cho rằng mọi sự vật trên thế giới đều được thực hiện một cách có mục đích mọi sự phát triển đều là sự thực hiện những mục đích đã được định trước. Ví dụ: mèo sinh ra để ăn chuột, chuột sinh ra để mèo ăn. Đại diện tiêu biểu nhất: Aristote; Thomas Aquinas (1225 - 1274), người Ý; Leibniz v.v… 27. Thuyết NGUYÊN TỬ (ATOMISM): Học thuyết hình thành từ thời cổ đại, cho rằng vật chất được cấu tạo gián đoạn, không liên tục bởi những hạt cực nhỏ, không thể phân chia, không có cấu trúc, đồng nhất về chất lượng. Sự kết hợp của nguyên tử theo những cách khác nhau tạo ra muôn hình muôn vẻ của thế giới hiện thực. Đại diện tiêu biểu nhất thời cổ đại: Leucippus (khoảng 500 - 440 trước CN), Democritus (khoảng 460 - 370 trước CN), đều là người cổ Hy Lạp; thời cận đại: Isaac Newton (1642 - 1727), người Anh; Mendeleev (1834 - 1907), người Nga v.v… 28. Chủ nghĩa NHÂN ĐẠO (HUMANISM): Hệ thống những quan điểm, tư tưởng trào lưu lấy con người tiến lên tự do làm trung tâm, xuất phát từ sự tôn trọng phẩm giá quyền lợi của con người, tin vào sức sáng tạo vô biên của con người, yêu con người cuộc sống trần gian. Chủ nghĩa nhân đạo được hình thành trong thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XV - XVI). Đại diện tiêu biểu nhất: Desiderius Erasmus (1466 - 1536), người Hà Lan; Giordano Bruno (1548 - 1600), người Ý; Montaigne; Francis Bacon v.v… 29. Chủ nghĩa NHÂN VỊ (PERSONALISM): Học thuyết triết học cho rằng toàn bộ thế giới tự nhiên xã hội là một cộng đồng nhân vị mà Thượng đế là nhân vị tối cao. Nhân vị đây là bản thể tinh thần (có trước vật chất) theo chủ nghĩa duy tâm - tôn giáo. Chủ nghĩa nhân vị chủ trương tôn trọng nhân vị mà nó cho là đang bị chà đạp ở trong xã hội hiện đại. Đại diện tiêu biểu: E.S. Brightman; R.T. Flewelling; Emmanuel Mounier (1905 - 1950), người Pháp. 30. NHẤT NGUYÊN luận (MONISM): Học thuyết triết học có từ thời cổ đại, đối lập với nhị nguyên luận, cho rằng chỉ có một bản nguyên duy nhất (hoặc vật chất hoặc tinh thần) làm cơ sở cho thế giới, cho tất cả những gì tồn tại. Đại diện tiêu biểu nhất: Hegel (1770 - 1831), người Đức (duy tâm); Marx Engels (duy vật). 31. Thuyết NHẤT NGUYÊN TRUNG DUNG (NEUTRAL MONISM): Học thuyết cho rằng thực tại không phải là vật chất cũng như tinh thần, nhưng có khả năng tự biểu hiện bằng một trong hai yếu tố đó. 32. NHỊ NGUYÊN luận (DUALISM): Học thuyết triết học đối lập với nhất nguyên luận, quan niệm rằng thế giới không phải là một bản thể thống nhất mà bao gồm 2 bản thể khác nhau, độc lập với nhau, phủ định đấu tranh nhau. Ví dụ: vật chất tinh thần, xác hồn, thiện ác… Đại diện tiêu biểu nhất thời cận đại: Descartes, Kant. 33. Chủ nghĩa PHÊ PHÁN (CRITICISM): Học thuyết cho rằng con đường đi đến tri thức nằm giữa tính chất giáo điều của chủ nghĩa duy lý tính chất hoài nghi của chủ nghĩa kinh nghiệm. Khái niệm chủ nghĩa phê phán do Kant dùng để thể hiện tính chất triết học của ông. 34. PHIẾM THẦN luận (PANTHEISM): Học thuyết triết học cho rằng Thượng đế đồng nhất với thế giới, Thượng đế với tự nhiên là một, coi tự nhiên là biểu hiện của thần thánh. Khái niệm phiếm thần luận đã được John Toland (1670 - 1722), người Ái Nhĩ Lan, đưa ra năm 1705. Đại diện tiêu biểu nhất: Bruno, Spinoza (duy vật); Jakob Bohme (1575 - 1624), người Đức (duy tâm). 35. QUYẾT ĐỊNH luận (DETERMINISM): Học thuyết có từ thời cổ đại, cho rằng vũ trụ được sản sinh từ một kiểu mẫu cố định hay xác định từ trước. Đây là học thuyết về mối liên hệ tính quy định nhân quả phổ biến của tất cả các hiện tượng trong hiện thực. Đại diện tiêu biểu nhất thời cận đại: Francis Bacon, Descartes, Spinoza, Laplace (1749 - 1827), người Pháp. 36. Chủ nghĩa THẦN BÍ hay thuyết THẦN BÍ (MYSTICISM): Niềm tin cho rằng con người có khả năng trực tiếp tiếp xúc với những thế lực siêu tự nhiên trong đó có Thượng đế, thực tại cơ bản nằm trong sự giao tiếp này. Chủ nghĩa thần bí đã ra đời từ thời xa xưa, đặc biệt phát triển mạnh trong thời kỳ phong kiến vẫn tồn tại trong hệ tư tưởng tư sản hiện đại, thâm nhập cả vào khoa học. 37. Chủ nghĩa THỰC CHỨNG hay THỰC CHỨNG luận (POSITIVISM): Trào lưu triết học hiện đại cho rằng sự việc “thực chứng”, nghĩa là khoa học, kinh nghiệm có thể chứng thực, kiểm nghiệm được, là nguồn gốc duy nhất của kiến thức chân chính, thực sự phủ nhận giá trị nhận thức của sự nghiên cứu triết học (cổ điển), cho nó là siêu hình học, ngoài tầm tri thức. Đại diện tiêu biểu nhất: Auguste Comte (1798 - 1857), người Pháp; Mill; Spencer (1820 - 1903), người Anh. 38. Chủ nghĩa THỰC DỤNG (PRAGMATISM): Trào lưu triết học hiện đại quan niệm chân lý rất là tương đối, tiêu chuẩn của nó là sự thành công, giá trị của chân lý là ở tính có ích, có lợi thực tiễn của nó. Đại diện tiêu biểu nhất: J. Dewey, W. James. 39. Chủ nghĩa THỰC TẠI PHÊ PHÁN (CRITICAL REALISM): Xu hướng triết học tư sản hiện đại cho rằng thực tại gồm 3 yếu tố, ngoài vật chất tinh thần còn có yếu tố thứ ba gọi là bản chất (essence). Đại diện tiêu biểu nhất: George Santayana (1863 - 1952), người Mỹ. 40. TIÊN NGHIỆM luận (TRANSCENDENTALISM): Học thuyết triết học có từ thời trung đại về những hình thức tiên thiên (a priori) của nhận thức vượt lên trên kinh nghiệm, có trước kinh nghiệm. Theo Kant, không có những hình thức đó thì con người không có kinh nghiệm không thể nhận thức được. Khái niệm tiên nghiệm được đưa ra lần đầu tiên vào thế kỷ XVI. 41. Thuyết TIẾN HÓA hay TIẾN HÓA luận (EVOLUTIONISM): Học thuyết duy vật về nguồn gốc sự phát triển của sinh giới, chủ yếu do Charles Darwin (1809 - 1882), người Anh đề ra. 42. Chủ nghĩa TRỰC GIÁC (INTUITIONISM): Trào lưu triết học coi trực giác là một năng khiếu thần bí, nguồn gốc duy nhất của nhận thức, không công nhận giá trị nhận thức thế giới của giác quan, lý tính, thực tiễn. Đại diện tiêu biểu nhất: Schelling (1775 - 1854), người Đức; Bergson; Edmund Husserl (1859 - 1938), người Đức. 43. Chủ nghĩa TUYỆT ĐỐI (ABSOLUTISM): Học thuyết cho rằng có một thực thể vô hạn, vĩnh viễn, tồn tại độc lập, tự vận động, không bị cái gì chế ước. Ví dụ Hegel cho đó là tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối. 44. Chủ nghĩa TỰ NHIÊN (NATURALISM): Quan điểm triết học tìm cách giải thích sự phát triển của xã hội bằng những quy luật của tự nhiên (đối lập với siêu nhiên). Chủ nghĩa tự nhiên gần gũi với chủ nghĩa nhân bản, đã đóng vai trò tích cực trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy linh vào thế kỷ XVII XVIII. 45. TỰ NHIÊN THẦN luận (DEISM): Học thuyết duy tâm thừa nhận có một Thượng đế tạo ra vũ trụ, nhưng không có nhân cách, không tác động gì đến cuộc sống hằng ngày, vu trụ là do những quy luật tự nhiên chi phối. Tự nhiên thần luận xuất hiện ở Anh vào thế kỷ XVII XVIII. Đại diện tiêu biểu nhất: Lord Cherbury (1583 - 1648), người Anh; Voltaire (1694 - 1778) Rousseau (1712 - 1778), đều là người Pháp. 46. Chủ nghĩa TƯƠNG ĐỐI (RELATIVISM): Học thuyết triết học phủ nhận khái niệm về tính tuyệt đối, thừa nhận tính tương đối của tri thức, cho rằng những hiểu biết của chúng ta không phản ánh thế giới khách quan, phủ nhận tính khách quan của nhận thức con người. Đại diện tiêu biểu nhất: Mach; Richard Avenarius (1843 - 1896), người Đức. Đừng nhầm với thuyết tương đối (theory of relativity) của Einstein. 47. Chủ nghĩa VỊ KỶ (EGOISM): Nguyên tắc đạo đức đối lập với chủ nghĩa vị tha, lấy lợi ích cá nhân làm mục đích cao nhất, không đếm xỉa đến lợi ích của xã hội của những người xung quanh. Đây là một trong những hình thức biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xuất hiện từ khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, cộng đồng xã hội tách ra những cá nhân độc lập tập đoàn khép kín. 48. Chủ nghĩa VỊ THA (ALTRUISM): Nguyên tắc đạo đức đòi hỏi chăm lo người khác một cách vô tư, sẵn lòng hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của người khác. Khái niệm chủ nghĩa vị tha do Auguste Comte dựa vào triết học. 49. Chủ nghĩa VÔ THẦN (ATHEISM): Hệ thống những quan điểm có từ thời cổ đại, phủ nhận niềm tin vào Thượng đế, thần thánh, phép lạ, cái siêu tự nhiên, thiên đường, phủ nhận mọi thứ tôn giáo. Đại diện tiêu biểu nhất thời cận đại: Spinoza; các nhà duy vật Pháp thuộc phái Bách khoa toàn thư; Feuerbach (1804 - 1872), người Đức. 50. Ý CHÍ luận (VOLUNTARISM): Trào lưu triết học duy tâm xuất hiện từ thời trung đại, còn gọi là thuyết duy ý chí, khác với những trào lưu duy tâm khác, cho ý chí cá nhân là yếu tố quyết định chủ yếu, là cơ sở ban đầu của mọi cái tồn tại, chứ không phải là tri giác, biểu tượng hay tư duy. Đại diện tiêu biểu nhất: Schopenhauer, Hartmann (khách quan); Max Stirner, Nietzsche (1844 - 1900), người Đức (chủ quan). -------------------------------------------------------- . Hy Lạp, các nhà triết học đã phân chia thành nhiều trường phái khác nhau và triển khai nhiều học thuyết đối lập. Trong số những quan điểm và học thuyết. CÁC TRƯỜNG PHÁI VÀ HỌC THUYẾT TRIẾT HỌC Trong số này: 1. Chủ nghĩa BI QUAN (PESSIMISM): .2

Ngày đăng: 23/12/2013, 03:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan