TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH BƯU ĐiỆN .doc

28 1.8K 4
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH BƯU ĐiỆN .doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH BƯU ĐiỆN .doc

MỤC LỤCLỜI MỎ ĐẦUCHƯƠNG I: TỎNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BƯU ĐIỆNI. Lịch sử hình thành và phát triểnII. Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điệnCHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA2.1. Thực trạng công tác quản lý đầu tư của Công ty2.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư2.3. Công tác đấu thầu2.4. Công tác quản lý quá trình thi công xây dựng công trìnhCHƯƠNG III: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2001-2005CHƯƠNG IV: Đánh gía về tình hinh hoat động kinh doanh và phương hướng, giải pháp phát triển linh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện trong thời gian tới.1 LỜI MỞ ĐẦUTrong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, du lịch được xác định là “ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”; nhận thức và tư duy mới phát huy tối đa mọi nguồn lực của đất nước để “phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta” như nghị quyết Ban chấp hành Trung ương đề ra.Với những tiềm năng, vị trí vai trò của ngành du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mở ra những cơ hội đầu tư và thách thức với Công ty cổ phần Du lịch Bưu điện - một đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.Cùng với sự phát triển của Ngành Du lịch Việt nam trên con đường hội nbập với khu vực và thế giới, Công ty cổ phần Du lịch Bưu điện nắm bắt những lợi thế của mình đẩy mạnh, giữ vững các hoạt động du lịch trong ngành và mở rộng địa bàn ra bên ngoài, định hướng đầu tư các dự án mới. 2 Chương I: Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tậpI-Lịch sử hình thành và phát triển: Trong xu thế phát triển ngày càng lớn mạnh để trở thành một tập đoàn kinh tế đa dịch vụ, đa ngành nghề, … bên cạnh các đơn vị sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ truyền thống về Tin học, Bưu chính - Viễn thông, ngay từ những năm cuối thập kỷ 90 của Thế kỷ trước, Lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã sớm quan tâm đến việc tổ chức hình thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ Tài chính, Bảo hiểm, Du lịch, … theo hướng đón đầu sự hội tụ của Bưu chính - Viễn thông - Tin học và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ, đảm bảo sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế. Ngày 19/08/1998, Tổng cục Bưu điện, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Thường vụ Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 3773/NQ-LT trong đó thống nhất chủ trương thành lập Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện để quản lý kinh doanh có hiệu quả hệ thống các khách sạn Bưu điện đã và đang được đầu tư xây dựng trong cả nước. Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện được chính thức thành lập ngày 30/08/2001 với 07 (bảy) cổ đông sáng lập, vốn điều lệ đăng ký là 120 tỷ đồng Việt Nam. Trong đó Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam là cổ đông lớn nhất với vốn góp 83.300 triệu đồng (Tám mươi ba tỷ, ba trăm triệu đồng), bằng 73,58% tổng vốn điều lệ. Công ty được thành lập để khai thác, sử dụng vốn và tài sản hiện có là hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, đồng thời huy động các nguồn vốn trong và ngoài ngành phát triển kinh doanh du lịch cũng như các dịch vụ bổ sung khác, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp Du lịch hàng đầu Việt Nam, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, phát triển lợi tức cho cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước. Ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, Công ty bao gồm các hệ thống các đại lý, Chi nhánh, văn phòng đại diện và hệ thống khách sạn đặt tại một số tỉnh, thành phố trong nước, ngoài nước.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu: cơ sở lưu trú, lữ hành nội địa và quốc tế, vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ cho thuê văn phòng, phòng họp, các dịch vụ cho thuê nhà ở, nhà hàng, các dịch vụ thương mại, dịch vụ thể dục thể thao, dịch vụ giải trí, đại lý vé máy bay, đại lý dịch vụ bưu điện và tin học, xuất nhập khẩu linh phụ kiện, thiết bị điện tử, viễn thông, tin học, xuất nhập khẩu nông, lâm, thổ sản, sản phẩm ngành dệt may, máy móc thiết bị vật tư ngành xây dựng. … Dưới đây là mô hình hoạt động của Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện:Phòng Tổ chức Hành chínhPhòng Tài chính kế toánPhòng Kinh doanh tiếp thịPhòng đầu tưTrung tâm Lữ hànhTrung tâm Thương mại và Dịch vụ Du lịchChi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí MinhKSBĐ Hạ LongKSBĐ Vũng TàuKSBĐ Cửa LòKSBĐ Sầm SơnKSBĐ Tam Đảo4Hội đồng quản trịBan kiểm soátTổng giám đốcPhó Tổng giám đốc II-Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện: 2.1-Chức năng: Là một Công ty trực thuộc Tổng Công ty du lịch Hà Nội, Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện có chức năng: - Tham mưu cho ban giám đốc Tổng Công ty thực hiện các chức năng.- Trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác và trao đổi khách du lịch với các hãng, các tổ chức du lịch trong và ngoài nước.- Quản lí về nghiệp vụ kinh doanh lữ hành, tuyên truyền quảng cáo đối với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty . 2.2:Nhiệm vụ: Công ty Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện có các nhiệm vụ sau đây:• Nghiên cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Lập kế hoạch thác thị trường du lịch hàng năm và dài hạn.• Xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch, xác định giá bán các sản phẩm du lịch phù hợp với từng khu vực, phù hợp với giá cả dịch vụ trong nước và các khu vực trên thế giới.• Trực tiếp kí kết hoặc tham mưu cho việc kí kết các hợp đồng đưa đón khác du lịch của Công ty, tổ chức du lịch trong nước và ngoài nước.• Trực tiếp tổ chức thực hiện các hợp đồng đưa đón khách đã kí kết:- Lập chương trình chi tiết cho từng đoàn, tổ chức cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo đúng chương trình.- Trực tiếp kí kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khác với các cơ sở kinh du lịch trong nước.- Bố trí hướng dẫn, phương tiện vận chuyển một các phù hợp với từng đoàn khách, bao gồm cả việc xác nhận đặt chỗ, mua vé máy bay kế hoạch và chương trình.5 - Giải quyết mọi thủ tục có liên quan đến khách (khai báo, đăng kí, điền ) với các cơ quan chức năng(hải quan, công an ) theo quy định.- Theo dõi, quản lí chặt chẽ lịch trình từng đoàn, lập hóa đơn thanh toán, theo dõi thanh toán với khách và với các bộ phận khác.- Trực tiếp giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trinh thực hiện hợp đồng đưa đón khách (sự cố, tai nạn, )• Đề xuất nội dung chương trình, thành phần tham gia hội nghị, hội chợ quốc tế và trong nước về du lịch, lữ hành.• Nghiên cứu đề xuất việc liên hệ phối hợp với các cơ quan hữu quan thống nhất, điều chỉnh bổ sung tài liệu tuyến điểm cho hướng dẫn viên du lịch.• Đề xuất và trực tiếp thực hiện các biện pháp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ hướng dẫn viên du lịch và các hình thức chế độ huy động hướng dẫn viên du lịch đáp ứng tính thời vụ kinh doanh và chất lượng phục vụ khách.• Điều tra lập dự án trình lãnh đạo Công ty và trực tiếp thực hiện các thủ tục mở đại diện đại lý du lịch Hà Nội tại các địa phương và các nước.• Thường xuyên phân tích thị trường, cơ cấu thị trường theo các tiêu thức liên quan (khu vực, tầng lớp, nước, ngành nghề…) Dự báo sự biến động thị trường, kết hợp với các phòng khác (kế hoạch, đầu tư…) đề xuất đối sách phù hợp (điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu dịch vụ ).• Thường xuyên nắm vững thông tin về thị trường trong nước và quốc tế để tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo. Báo cáo tuần, tháng, quý, cho các đoàn khách ra, vào và các vấn đề khác phát sinh về khách cho ban giám đốc để phối hợp với các ngành và cơ quan chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.• Giúp ban giám đốc Công ty về nội dung và tổ chức các cuộc đàm phán tiếp khách quốc tế. Ngoài ra làm các nhiệm vụ được giao. 2.3: Cơ sở vật chất kĩ thuật và đội ngũ lao động :6 a- Cơ sở vật chât kĩ thuât và vốn kinh doanh : -Tổng số vốn kinh doanh của công ty là 120 tỷ đồng. -Công ty hiện có trụ sở chính tại 18 Lý Thường Kiệt, trên mặt bằng diện tích rộng 300 m2 với toà nhà 2 tầng. -Tất cả các phòng, bộ phận đều được trang bị bàn làm việc với hệ thống máy tính kết nối Internet băng thông rộng và hệ thống chiếu sáng , điều hòa hiện đại.Mỗi nhân viên đều có 1 máy tính cá nhân riêng phục vụ cho công việc của mình. b- Đội ngũ lao động:- Tổng số cán bộ công nhân viên có mặt đến ngày 31/12/2005 là: 85 người.Trong đó có 46 người là nữ, chiếm tỉ lệ 54,11 %.- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:- Đại học, cao đẳng: 65 người, chiếm tỉ lệ 76,47 %.- Trung học, công nhân kĩ thuật: 13 người, chiếm tỉ lệ 15,29 %.- Sơ cấp, lao động phổ thông: 7 người chiếm tỉ lệ 8,24 %. 2.4: Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban : * Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có các quyền và nhiệm vụ:- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông của Công ty;- Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty;- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được chào bán theo định tại Điều lệ của Công ty;- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;7 - Thông qua định hướng phát triển của Công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế toán của Công ty;- Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán;- Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp.* Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết dịnh mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, có các quyền và nhiệm vụ:- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty;- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;- Quyết định giá chào bán cổ phần, trái phiếu và chứng khoán khác của Công ty; định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán;- Quyết định phương án đầu tư;- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghẹ; thông qua hợp dồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty;- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; quyết định thành lập Công ty con, lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần khác của doanh nghiệp;- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng của Công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó;- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty;- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán mỗi loại;- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông;8 - Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp.* Ban kiểm soát: có các quyền và nhiệm vụ:- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng;- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông;- Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính các báo cáo khác của Công ty: tính trung thực hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty;- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty;- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty.* Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của Công ty, có các quyền và nhiệm vụ:- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;- Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình;- Quyết định khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên dưới quyền;9 - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty;- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan hay bắt nguồn từ các nhiệm vụ trên;- Báo cáo Hội đồng quản trị kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty;- Được quyết định các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp như thiên tai, hoả hoạn… và chịu trách nhiệm với những quyết định này, đồng thời báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị.* Phó Tổng giám đốc: có các quyền và nhiệm vụ:- Giúp Tổng giám đốc chỉ đạo công tác: hoạt động kinh doanh thương mại; tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; công tác bảo vệ, an toàn vệ sinh lao động, y tế, chăm sóc sức khoẻ; ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý kinh doanh; các hoạt động văn hoá, thể thao; phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên; các lĩnh vực khác theo sự phân công- Thay mặt Tổng giám đốc chủ động giải quyết công việc trong những chủ tửơng, định hướng đã thống nhất và báo cáo Tổng giám đốc các quyết định quản lý hoặc các ý kiến chỉ đạo đã ban hành, thờng xuyên chủ động phối hợp thỉnh thị ý kiến của Tổng giám đốc;- Cùng với Tổng giám đốc theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc Công ty.* Phòng Tổ chức Hành chính Công ty: có chức năng và nhiệm vụ:- Thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, hành chính tổng hợp, y tế, bảo vệ, thanh tra và một số công việc khác do Lãnh đạo Công ty phân công;- Xây dựng hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty phù hợp với sự phát triển của Công ty đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh;- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên thuộc Công ty đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao;- Thực hiện công tác về lao động - tiền lương, thi đua khen thưởng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên;10 [...]... lý, sử dụng tài sản được giao phục vụ công tác của Phòng theo quy định của Công ty; - Thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc Công ty giao  Chưong II: Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập trong thời gian vừa qua (2001-2009) 2.1 Thực trạng công tác quản lý đầu tư của Công ty 13 - Sản xuất kinh doanh chính của Công tydu lịch, khách sạn, công tác quản lý đầu tư tại một số đơn... năm từ 2001-2005, số ngày khách du lịch Inbound chiếm tỉ trọng lớn (54 %), đây là con số dễ hiểu vì số lượng khách lữ hành Inbound cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số khách của Công ty (59%) Khách nội địa có tỉ lệ ngày khách thấp nhất (21 %) II –Đánh gía về tình hinh hoat động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty lữ hành Hà Nội Tourist đã cho... đốc Công ty quản lý, điều hành công tác kế hoạch, công tác nghiên cứu, khai thác thị trường, quảng cáo, tiếp 11 thị, xây dựng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của Công ty và các đơn vị trực thuộc; quản lý nghiệp vụ du lịch phục vụ yêu cầu kinh doanh; chỉ đạo thực hiện các phương án kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của Công ty; - Thực hiện công tác về kế hoạch, thị trường, nghiệp vụ du lịch; ... trường, tổ chức khảo sát tuyến điểm mới cho du lịch trong nước và nước ngoài Triển khai mạnh du lịch khách lẻ và khai thác sản phẩm du lịch mới trong đó có du lịch chuyên đề 8 Phối hợp kinh doanh với các đơn vị khách trong Tổng công ty tại khu vực miền Bắc và miền Nam 9 Thiết lập hệ thống đại lý du lịch; liên kết với các đơn vị du lịch ở các tỉnh khác, mở rộng kinh doanh 2.2 Giải pháp thực hiện: A – Về thị... vào Việt Nam o Tiếp tục hoàn thiện và duy trì trang Web về Công ty In ấn phát hành các ấn phẩm có chất lượng và thông tin cần thiết về Công ty và về các thông tin du lịch o Tiếp tục chuẩn bị tốt cho kế hoạch “Liên hoan du lịch Quốc tế Hà Nội ” cho các năm sau, để tạo dựng thương hiệu của Du lịch Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng thông qua các hoạt động của liên hoan o Đề xuất thành lập một... điều kiện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của Công ty; - Căn cứ chủ trương, định hướng của Hội đồng quản trị, tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty xây dựng phương án, tìm kiếm các đối tác liên doanh, liên kết trong đầu tư xây dựng phục vụ mục tiêu phát triển, mở rộng hoạt động của Công ty; - Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng kinh tế về tư vấn... huy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty III- Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2001-2005: 1- Các chỉ tiêu tổng hợp: Bảng tổng kết kết quả kinh doanh chung giai đoạn 2001-2005: Chỉ tiêu Doanh thu Lợi nhuận Thu nhập Đơn vị Tỉ VNĐ TriệuVNĐ TriệuVNĐ 2001 36 540 1.3 2002 33.18 654 1.8 2003 43.5 800 2.2 bình quân / Tháng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện) *Về doanh thu giai đoạn... cùng với việc kinh doanh hiệu quả, đời sống của cán bộ CNV Công ty đã được cải thiện rõ rệt.Năm 2001 lương bình quân là 1.3triệu đồng/người thì chỉ sau 4 năm lương đã tăng lên gần gấp 3 lần và đạt 3.5triệu đồng /tháng vào năm2005, nó cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 5 năm từ 2001-2005 2- Các chỉ tiêu đặc trưng: Xem xét hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành của Công ty lữ hành Hà... 219 5 159 Như vậy lượng khách du lịch của Công ty tăng đều đặn, đặc biệt là năm 2004 đạt 27 982 khách và là năm có lượng khách lớn nhất Trong 5 năm Công ty đã phục vụ 91 051 khách trong đó có 59 906 khách Inbound, 19 010 khách Outbound, và 18 135 khách nội địa.Trong đó khách du lịch Inbound chiếm tỉ trọng lớn trong số khách du lịch của Công ty Cụ thể: Cơ cấu khách du lịch giai đoạn 2001-2005 Khách... sơ, tài liệu, số liệu về công tác thuộc phạm vi trách nhiệm của Phòng theo đúng quy định của pháp luật và của Công ty; - Quản lý về mặt hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại Phòng và quản lý, sử dụng tài sản được giao phục vụ công tác của Phòng theo quy định của Công ty; - Thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc Công ty giao * Phòng Kinh doanh Tiếp thị: có chức . nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện: 2.1-Chức năng: Là một Công ty trực thuộc Tổng Công ty du lịch Hà Nội, Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện có. dựng. … Dưới đây là mô hình hoạt động của Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện: Phòng Tổ chức Hành chínhPhòng

Ngày đăng: 14/11/2012, 17:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan