Tài liệu THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP: Tìm hiểu Thị trấn Quảng Phú – Cư M’gar –Đăk Lăk ppt

35 511 1
Tài liệu THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP: Tìm hiểu Thị trấn Quảng Phú – Cư M’gar –Đăk Lăk ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ---------- Thực tập nghề nghiệp Đề tài: Tìm hiểu Thị trấn Quảng Phú M’gar –Đăk Lăk MỤC LỤC TỔNG QUAN 4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Thị trấn Quảng Phú .4 (vị trí địa lý, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa) 4 PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .13 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 13 1. Lý do chọn đề tài 13 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .18 Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài .18 LỜI NÓI ĐẦU Thực tập nghề nghiệp là một trong những môn học có trong trương trình đào tạo của khoa xã hội học và công tác xã hội. Mục đích của môn học là muốn cho sinh viên tiếp cận được với thực tế và hiểu được ngành xã hội học cần phải nghiên cứu những vấn đề gì trong xã hội chứ không phải chỉ học và biết thông qua lý thuyết. Qua học phần thực tập nghề nghiệp 1 này muốn cho sinh viên có được những kỹ năng, kinh nghiệm căn bản về việc tiếp cận người dân, làm việc với chính quyền địa phương… và những kỹ năng căn bản khác cần phải có trong một nghiên cứu xã hội học: quan sát, phỏng vấn, làm việc nhóm… Địa bàn thị trấn Quảng Phú M’gar là một thị trấn đang có sự chuyển mình trong phát triển kinh tế - xã hội, thị trấn đang có sự định hướng đúng đắn để phát triển những tiềm năng vốn có của mình trong tất cả các lĩnh vực và trong đó có cả vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương. Chính vì vậy mà trong lần thực tập nghề nghiệp 1 này chúng tôi quyết định chọn chủ đề nghiên cứu về vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe. Qua 10 ngày làm việc tích cực tại thị trấn Quảng Phú M’gar –Đăk Lăk, thời gian tuy không dài nhưng nhóm chúng tôi cũng đã có được những kinh nghiệm, kỹ năng làm việc với người dân, chính quyền địa phương… làm quen được với môi trường sống ở địa bàn thực tậptìm hiểu được một phần nào đó về vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân ở địa phương, qua đó chúng tôi có thể nhìn nhận được những mặt mà ngành y tế ở địa phương đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ đó đưa ra những kiến nghị, đề suất đối với chính quyền địa phương nói chung và ngành y tế của địa phương nói riêng. Trong suốt quá trình làm việc tại địa bàn thực tập, nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Anh Vũ đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập ở dưới thị trấn Quảng Phú và thời gian trước khi đi thực tập. Đồng thời nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cô chú cán bộ thuộc UBND thị trấn Quảng Phú M’gar ĐăkLăk và người dân đang sinh sống trên địa bàn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và dành thời gian cho nhóm chúng tôi thực hiện phỏng vấn, quan sát ……để hoàn thành tốt những công việc được giao trong đợt thực tập nghề nghiệp 1 này. Bài báo cáo này của nhóm chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót trong quá trình viết báo cáo và tìm hiều chưa sâu sắc những vấn đề có liên quan đến y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại địa phương. Vì vậy nhóm chúng tôi rất mong có sự đóng góp của thầy Lê Anh Vũ để cho lần thực tập nghề nghiệp 2 sắp tới của chúng tôi đạt kết quả tốt hơn. TỔNG QUAN Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Thị trấn Quảng Phú (vị trí địa lý, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa) Qua tìm hiểu tình hình y tế và chăm sóc sức khỏe của thị trấn Quảng Phú với bài báo cáo tổng kết năm 2009 cho ta thấy sơ lược qua về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Quảng Phú 1/ KINH TẾ Tổng dân số:3.469 hộ, 15.818 khẩu Tổng thu nhập 292,9 tỉ đồng, đạt 80,5% kế hoạch, bằng 93 % năm 2008. Trong đó có 23 tỉ đồng thu nhập từ lương, phụ cấp và các ngành nghề khác. Tổng bình quân thu nhập đầu người 18,5 triệu đồng, đạt 80,4 kế hoạch 1- Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp: trên toàn địa bàn có 131 cơ sở công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp, tổng thu nhập ước tính đạt 40 tỉ đồng, đạt 87% kế hoạch và bằng 125% năm 2008. 2-Thương mại –dịch vụ: Hoạt động đáp ứng đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống trên địa bàn, ước tính đạt 80 tỉ đồng, đạt 90% kế hoạch và bằng 133% năm 2008 3-Nông nghiệp a/ Về trồng trọt: Cậy trồng được đầu tư, chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh tốt nhưng do ảnh hường của thời tiết nên năng xuất, sản lượng giảm hơn năm trước, UBND kết hợp với các cơ quan chức năng tổ chức được 03 lớp hội thảo với trên 150 người dân tham gia về hướng dẫn cách làm phân vi sinh từ vỏ cây cà phê và sử dụng phân bón hợp lý; phối hợp với trạm khuyến nông huyện cấp được hơn 7.000 chồi cà phê cao sản và ghép cải tạo mới được 820 cây cho các cán bộ ở các tổ dân phố. Các mô hình trồng tre măng, ghép cải tạo cà phê phát triển tốt và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân. Năng xuất cà phê bình quân đạt 22 tạ/ha, sản lượng trên địa bàn khoảng 1.412 tấn (642): sản lượng cà phê thâm canh khoảng 4.400 tấn (khoảng 2.000). Thu nhập từ trồng trọt đạt 145,3 tỉ đồng. (Trên địa bàn là 35,3 tỉ đồng), đạt 72,6% kế hoạch, bằng 73,4% năm 2008 b/ Về chăn nuôi: Do ảnh hưởng các bệnh dịch và điều kiện chăm nuôi giảm cho nên tổng thu nhập từ chăn nuôi gia ước tính đạt 4,6 tỉ đồng, đạt 65,7% kế hoạch và bằng 65,7% năm 2008 c/ Lâm nghiệp: Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, phòng chống cháy trong mùa khô cho rừng đồi Mgar. Vừa qua đã xẩy ra một vụ cháy nhưng do phát hiện và dập tắt kịp thời nên thiệt hại không đáng kể. 4- Tài chính- ngân hàng: Về thu thuế: Hội đồng tư vấn thuế đã phát huy được vai trò, đã tham mưu nhiều biện pháp thích hợp nên số thu đạt kết quả theo kế hoạch đề ra. Tổng thu:3.282.000.000 đ, đạt kết quả theo kế hoạch đề ra. - Thuế GTGT:2.077.000.000 đ, đạt 100% kế hoạch năm. - Thuế môn bài:290.000.000, đạt 100% kế hoạch. - Thuế nhà đất: 401.000.000, đạt 100% kế hoạch cả năm - Thuế chuyển quyền SDĐ: 579.711.000 đ, đạt 165% kế hoạch cả năm - Lệ phí trước bạ: 265.000.000 đ, đạt 100,3% kế hoạch cả năm - Phí và lệ phí:200.000.000đ, đạt 357% kế hoạch cả ănm Về thu chi ngân sách: Việc thu chi ngân sách thực hiện đúng theo kế hoạch, đúng chế độ, đảm bảo nguyên tắc, đúng mục đích và tiết kiệm. 5- Quản lý đất đai- Xây dựng cơ bản: a/ quản lý đất đai: - Tổ chức đăng ký cấp quyền sử dụng đất tổng cộng 182 trường hợp, đã hoàn thiện hồ sơ chuyển về phòng tài nguyên môi trường. - Giao 220 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, chủ yếu ở tổ dân phố 2 - Hòa giải 4 trường hợp tranh chấp đất đai, trong đó hòa giải thành 3 vụ còn một vụ trường hợp chuyển lên Tòa án nhân dân Huyện giải quyết. - Tổ chức cho các đơn vị, tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thị trấn Quảng Phú kê khai quyền sử dụng , lập thủ tục chuyển đến cơ quan có thẩm quyền đề cấp giấy chứng nhận, lập thủ tục chuyển đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng này (theo chỉ thị số 31/2007/CT-TTG từ ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính Phủ. - Giải tỏa các công trình xây dựng và vật kiến trúc trên đất lấn chiếm tại khu vực phía Bệnh viện đa khoa huyện M’gar và đất giao cho trung tâm viễn thông. - Kết hợp cùng Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tổ chức đo đạc đất khu dân tại tổ dân phố 5 (đất Huyện đội cũ),làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho nhân dân. - Kết hợp cùng các phòng ban của Huyện tiến hành kiểm tra, lập biện bản 8 trường hợp chuyển sử dụng đất trái phép từ đất nông nghiệp trong khu dân sang đất ở. - Kết hợp cùng với tổ đền bù của Huyện tổ chức kê khai tài sản, tham mưu UBND Huyện thu hồi đất xây dựng đường Trần Kiên đi qua xã Ea Tul, hiện nay đã kê khai được 64 trường hợp. - Lập biên bản vi phạm, xử phạt 01 trường hợp lấn chiếm đất đai để xây dựng nhà ở tại Tổ dân phố 2. - Xây dựng giá đất năm 2010. - Kết hợp cùng phòng TN&MT giao đất cho một số hộ tại khu vực tái định phía bắc Bến xe Thị trấn Quảng Phú để xây dựng nhà ở. b/ Quản lý xây dựng cơ bản tư nhân: Kết hợp cùng Đội Thanh tra xây dựng Huyện tổ chức kiểm tra 90 công trình xây dựng cơ cấu tư nhân trên địa bàn, phát hiện 06 trường hợp chưa xin phép xây dựng, 04 trường hợp xây dựng không đúng phép, 10 trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp, xử phạt 16 trường hợp phạm vi trong hoạt động xây dựng, đình chỉ công trình thi công 8 trường hợp, xử phạt hành chính 4.000.000 đồng. Chuyển Huyện xử lý 2 trường hợp. c/ Môi trường: Tiến hành khảo sát, lập danh sách các hộ sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng phải cam kết bảo vệ môi trường và thông báo các hộ này tiến hành lập cam kết bảo vệ môi trường. Tuyên truyền luật bảo vệ môi trường, tiến hành lập cam kết bảo vệ môi trường với các hộ thuộc tổ dân phố 3,4 và 7, không xả rác bừa bãi. Xử lý 05 trường hợp, chuyển huyện xử lý 01 trường hợp. 6- Giao thông: Công trình xây dựng 30 trục đường nhựa khu vực thị trấn đang được triển khai, đã hoàn thành việc đo đạc, lập bộ thu và đang tiến hành huy động vốn đối ứng, riêng đường Nguyễn Chí Thanh đoạn đường từ đường Cách Mạng Tháng Tám đến đường Y Ngông chuẩn bị dải nhựa. Từ nguồn huy động nhân dân, Tổ dân phố 3 đã làm được 01 cây cầu kiên cố phục vụ sản xuất chiều dài 15m với tổng kinh phí 426 triệu đồng, Tổ dân phố 8 huy độn 50 ngày công với 3 triệu đồng để làm 100m đường cấp phối đi vào hội trường của Tổ dân phố. 2/ VĂN HÓA XÃ HỘI: 2. 1- Giáo dục: Tất cả 07 trường đã hoàn thành chương trình năm 2008-2009 đúng theo quy định. Chất lượng giáo dục đã đi vào thực chất và đều đạt trường tiên tiến xuất sắc, trong đó Trường Mâm non Hoa Hồng đã được công nhân trường đạt chuẩn quốc Gia mức độ 1 và đã tổ chức lễ đón nhận nhân dịp khai giảng năm 2009-2010. Nhân dịp tổng kết năm 2008-2009, UBND đã khen thưởng cho 193 em học sinh đạt thành tích tại các cuộc thi học sinh giỏi các cấp từ nguồn Quỹ khuyến học. Đã tổ chức đón nhận học sinh về sinh hoạt tại địa phương. a/ Mầm non: Cháu ngoan Bác Hồ: 267, chiếm tỷ lệ 41,8% Bé chăm: 625, chiếm tỉ lệ 98% Bé ngoan:359, chiếm tỉ lệ 56,3% b/ Tiểu học: Trường THCS Nguyễn Tất Thành được thành lập mới và kinh phí Nhà nước, đã chi hơn 2 tỉ đồng để tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác dạy học. Đã đầu tư 952 triệu đồng xây dựng 02 phòng học, bếp ăn và sân chơi, công trình vệ sinh và ốp gạch men cho các phòng học tại trường Hoa Hồng, xây dựng 01 nhà bếp, 200m 2 sân và lối đi tại trường 10-3, xây dựng 90m tường rào trường Lê Lợi và mua sắm một số trang thiết bị phục vụ dạy và học và vật dung cho học sinh. Trong đó phụ huynh đóng góp 40 triệu đồng, còn lại là ngân sách Nhà nước và các trường Tổng số học sinh 07 trường trên địa bàn trong năm 2009-2010 là :3.833 học sinh, trong đó:THCS là 1.922 học sinh, tiểu học là 1.283 học sinh và mần non là 628 học sinh. 2.2- Y tế: Triển khai thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và thực hiện các chương trình theo 10 chuẩn mực Quốc gia về y tế đã được công nhân. Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện ăn uống vệ sinh, phòng bệnh trừ dịch bệnh. Chú trọng đề phòng các bệnh dễ lây truyền nhiễm như sốt xuất huyết , lao, HIV/S…Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng Quốc gia, chương trình uống Vitamin A phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, thực hiện các chương trình y tế học đường. Trong năm đã thực hiện khám cho 11.331 lượt bệnh nhân, đạt 104% kế hoạch, trong đó khám và điều trì tại trạm y tế bằng Y học cổ truyền cho 3.233 lượt bệnh nhân; khám và tẩy giun định kỳ cho 1.780 học sinh. Điều trị ngoại trú 53 bệnh nhân tâm thần, 04 bệnh nhân lao. Tiên chủng đầy đủ phòng 7 bệnh cơ bản cho trẻ được 301 trẻ, đạt 99,3% kế hoạch; trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 235/1237 trẻ, chiếm 18,9%; tổ chức uống Vitamin A cho 1.145 trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, đạt 95% so với tổng số trẻ. Kết hợp với Trung tâm y tế dự phòng tình và huyện tổ chức 2 đợt phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn 8 Tổ dân phố. Tổ chức tốt lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”. Tổ chức tập huấn và phát giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho 133 người. 2.3 - Hoạt động Dân số- KHHGĐ: Thành lập Ban chỉ đạo về công tác Dân số-KHHGĐ. Xây dựng đội ngũ Cộng tác viên. Phối hợp với Trung tâm DS-KHHGĐ huyện tập huấn cho 29 Cộng tác viên. Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển dân số theo nghị quyết HDND thị trấn. Phối hợp với các đoàn thể tổ chức các chương trình hoạt động giao lồng ghép về công tác DS-KHHGĐ như họp nhóm, giao lưu văn nghệ, sinh hoạt Câu lạc bộ. Tổ chức tuyên truyền tại 493 lần, cấp phát 950 tờ rơi, họp nhóm 32 lần. Vận động 530 người sử dụng các biện pháp tránh thai, đạt 83% kế hoạch. 2.4 - Thương binh-xã hội: Tổ chức thăm và tặng 380 xuất quà giá trị 24.700.000 từ nguồn ngân sacsb trị trấn cho các đối tượng chính sách trên địa bàn, đồng thời đã cấp phát đầy đủ chế độ quà tết theo quy định của nhà nước. Hỗ trợ 5.000.000 cải thiện nhà ở cho một đối tượng Thương binh hạng 4/4, hoàn thành chỉ tiêu theo nghị quyết HĐND đề ra. Trợ cấp đôt xuất cho 4 đối tượng với số tiền 1.200.000đ. Vận động xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa được 12 triệu đồng, đạt 40% kế hoạch. Cấp phát 1.500kg gạo (12.300.000đ) cho 43 hộ với 150 khẩu cho những hộ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên Đán của Chính Phủ cho 127 hộ nghèo(540 khẩu) trên địa bàn, công tác này thực hiện chặn chẽ, đảm bảo theo quy định, không có sai sót xẩy ra; Xây dựng 02 mô hình xóa đói giảm nghèo tai Tổ dân phố 1 và 8 với số tiền 10.000.000đ/mô hình từ nguồn Quỹ xóa đói giảm nghèo của thị trấn; Tổ chức tốt cuộc đối thoại trực tiếp với người nghèo theo kế hoạch của huyện. Cấp 202 thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, 1.698 thẻ Bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo, hộ thoát nghèo năm 2007-2008 và đối tượng Bảo trợ xã hội. Làm hồ sơ cho 17 đối tượng người cáo tuổi, người tâm thần, trẻ mồ côi được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định. [...]... tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đề tài của nhóm chúng tôi là tìm hiểu về vấn đề y tế và chăm sóc sức khoẻ tai thị trấn Quảng Phú huyện M’gar Tỉnh Đăk Lăk vì vậy đối tượng khảo sát phải đáp ứng các tiêu chí như: - Là người dân đang sinh sống ở thị trấn Quảng Phú huyện M’gar Tỉnh Đăk Lăk - Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Quảng Phú huyện M’gar ĐakLak 3 Mục đích nghiên cứu - Nhằm giúp... Nhằm giúp cho y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân trị trấn Quảng Phú được tốt hơn 4 Mục tiêu nghiên cứu 4.1 Mục tiêu tổng quát - Tìm hiểu vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân thị trấn Quảng Phú trong giai đoạn hiện nay 4.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng của hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe tại thị trấn Phú Long - Tìm hiểu suy nghĩ, phản ứng của người dân địa phương cũng như các... tại thị trấn Quảng Phú đều rất là thiếu thốn, có 90% trả lời là phòng để khám chữa bệnh của trạm y tế xã mới chỉ còn mang tính tạm bợ và sự thật thì chúng tôi quan sát thì cũng chí có một phòng khám vì giường bệnh đó chỉ dành để khám thôi chứ còn đa số người bệnh là đến lấy thuốc chứ không có ở nội trú, vì toàn là những người gần ở thị trấn đến khám và lấy thuốc Trên địa bàn thị trấn Quảng Phú M’gar ... đến khám và lấy thuốc Trên địa bàn thị trấn Quảng Phú M’gar ĐăkLăk qua số liệu điều tra của nhóm chúng tôi biết được tất cả những người được hỏi đều trả lời là chỉ có một phòng khám đa khoa tại địa bàn thị trấn, chứ không có bệnh viện đóng trên địa bàn thị trấn Số lượng các tiệm thuốc tây y trên địa bàn thị trấn Quảng Phú qua số liệu trên ta thấy trong 100 người được hỏi thì đa số những người... đây là một tiệm thuốc do một dược sĩ ở phòng khám đa khoa thị trấn Quảng Phú và ở Bệnh viện M’gar mở ra và ngoài thời gian đi làm ở phòng khám thì cô mở thêm quầy thuốc để bán tăng thêm thu nhập cho gia đình Trên địa bàn của thị trấn với số dân là 3.469 hộ, 15.818 khẩu và với số lượng là 5 quầy thuốc mà chỉ tập trung ở trung tâm của thị trấn chứ không phân bố đều ở 8 khu phố vì vậy cũng gây khó... mở tập trung chủ yếu ở trung tâm thị trấn khu phố 4 và khu phố, vì đây là nơi người dân thường xuyên phải tới để đi chợ và sẽ tiện lợi cho việc mua thuốc khi mà có thành viên trong gia đình của họ bị bệnh Còn ở những khu phố khác người dân tập trung không nhiều nên nhu cầu mua thuốc ít vì vậy quầy thuốc không được mở ra ở những khu phố đó Trên thực tế, chúng tôi quan sát thìthị trấn Quảng Phú. .. cứu định lượng: a/ Phương pháp quan sát Phương pháp quan được sử dụng trong đề tài này thông qua việc tiếp cận địa bàn nghiên cứu, kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu, nhằm phục cho việc tìm hiểu các vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân thị trấn Quảng Phú- huyện M’gar- tỉnh ĐakLak b/ Phương pháp phỏng vấn sâu Đề tài này phỏng vấn sâu 2 nhóm đối tượng chính là cán bộ y tế và người dân Đối... nhiều hạn chế với một trạm y tế của một thị trấn không có bệnh viện huyên, dân có nền kinh tế phát triển mà trong khi đó chỉ có có 6 nhân lực ở trạm được chia làm 8 khối (1 bác sĩ, 3 Y sĩ, 1 điều dưỡng, 1 dược sĩ) Đây cũng là vấn đề hạn chế của một thị trấn với số lượng người đông 15.818 khẩu Bảng 6: Trình độ tay nghề của đội ngũ y bác sỹ ở Trạm y tế thị trấn Quảng Phú trinh do tay nghe cua y bac sy... 100 người được phỏng vấn thì đa số người được hỏi cho rằng trình độ tay nghề của y bác sĩ ở trạm y tế thị trấn Quảng Phú đều trả lời là chỉ ở mức trung bình chiến 61% khá chỉ chiếm 32% còn giỏi chỉ chiếm 5 %, trong khi đó đáp án trả lời kém có một người chiếm 1% điều này cho trình độ tay nghề của y bác sĩ ở trạm y tế thị trấn Quảng Phú chỉ được đánh giá ở mức trung bình, ngay trong thái độ của y bác sĩ... tế và chăm sóc sức khỏe ở Thị trấn Quảng Phú Tôi đã viết được báo cáo tình hình chung về vấn chăm sóc sức khỏe và y tế của thị trấn Phú Long Số lượng về đội ngũ y bác sĩ Báo cáo về những con số, số liệu và tình hình chung về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, số lượng các quầy thuốc, số lượng các phòng khám - Hoạt động giám sát dịch bệnh - Hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm vệ sinh môi trường - Hoạt . dân đang sinh sống ở thị trấn Quảng Phú – huyện Cư M’gar – Tỉnh Đăk Lăk - Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Quảng Phú – huyện Cư M’gar – ĐakLak 3. Mục đích. …………………. KHOA………………………. ---------- Thực tập nghề nghiệp Đề tài: Tìm hiểu Thị trấn Quảng Phú – Cư M’gar – ăk Lăk MỤC LỤC TỔNG QUAN 4

Ngày đăng: 22/12/2013, 20:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan