Tài liệu Những nỗ lực của Alcatel để đi đến thành công (Phần 1) ppt

5 404 0
Tài liệu Những nỗ lực của Alcatel để đi đến thành công (Phần 1) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những nỗ lực của Alcatel để đi đến thành công (Phần 1) Thành lập vào năm 1898 tại Pháp, Alcatel hiện nay đã trở thành một trong những tập đoàn viễn thông lớn mạnh nhất thế giới. Hãng chuyên cung cấp giải pháp truyền thông cho phép các công ty viễn thông, các đơn vị cung ứng dịch vụ truy cập Internet và các doanh nghiệp có được những phương tiện truyền tải âm thanh, dữ liệu và hình ảnh phục vụ khách hàng, nhân viên của mình. Nhờ đó, Alcatel luôn củng cố được vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực các mạng băng thông rộng cố định và di động, cũng như trong lĩnh vực ứng dụng và dịch vụ trong thế giới truyền thông tốc độ cao. Với doanh thu năm 2004 ước tính đạt trên 14 tỷ euros, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 20% tổng doanh thu, Alcaltel đang đe doạ vị trí thống trị của các đại gia viễn thông Mỹ và Nhật Bản. Để có được những thành công như ngày hôm nay, Alcaltel đã đi trên con đường không dễ dàng chút nào. Những khó khăn đầu thế kỷ mới Những năm đầu thiên niên kỷ mới là một giai đoạn khó khăn với Alcatel: riêng quý II năm 2002 hãng đã chịu lỗ khoảng 1,4 tỷ USD do các khoản dự phòng đặc biệt và phải cắt giảm hàng nghìn nhân công. Mức lỗ này thấp hơn khoản lỗ 3,1 tỷ euro của cùng kỳ năm trước nhưng lại nhiều hơn khoản lỗ 835 triệu USD của quý I. Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Alcatel - Serge Tchuruk lúc đó nhận định: “Tình hình chưa có triển vọng sáng sủa hơn trong những tháng còn lại của năm và việc tiếp tục thua lỗ là điều không thể tránh khỏi”. Doanh thu quý II khi đó của Alcatel đạt 4,3 tỷ USD, giảm 37% so với cùng kỳ 2001. Mỗi cổ phiếu chịu mức cổ tức âm 1,2 euro. “Thời gian tới sẽ rất khó khăn. Tập đoàn trông đợi sự hồi phục trở lại của thị trường viễn thông thế giới. Việc cắt giảm nhân công và các biện pháp tiết kiệm chi phí khác nhằm hướng đến việc chấm dứt thời kỳ doanh thu dưới 4,5 tỷ USD/quý”, ông Tchuruk nói. Ông đã đưa ra một triển vọng ảm đạm đối với ngành viễn thông và dự đoán các thị trường sẽ vẫn đình đốn trong thời gian từ 2 đến 3 năm tới và không có dấu hiệu phục hồi. Đến cuộc sáp nhập bất thành với Lucent Nếu so sánh về vai vế thì Alcatel có phần lép hơn trong khi Lucent đã từng “một thời là đứa con cưng của Wall Street”. “Đã từng một thời” vì cách đây 18 tháng, cổ phiếu của Lucent được mô tả là “cổ phiếu được nắm giữ rộng rãi nhất nước Mỹ”. Vào thời vàng son này, cổ phiếu Lucent đã có lúc lên đến xấp xỉ 80 USD nhưng hiện nay đang lơ lửng ở mức 10 USD. Đến khi có tin Lucent và Alcatel đàm phán để sáp nhập, cổ phiếu Lucent tụt dần xuống mức 9 USD. Bản thân Alcatel cũng có nhiều vấn đề: cổ phiếu Alcatel giảm khoảng 65% so với cao điểm vào năm ngoái. Thêm một vấn đề nữa được đặt ra: khi sáp nhập với Lucent, Alcatel sẽ “thu hoạch” một khoản nợ ngắn hạn lên đến 2 tỷ USD! Thế nhưng tại sao Alcatel lại tính đến chuyện sáp nhập với Lucent? Rõ ràng là Alcatel lâu nay vẫn nuôi tham vọng khuấy động thị trường thiết bị viễn thông khổng lồ Mỹ vốn chỉ chiếm 22% doanh thu của hãng. Theo xếp hạng trong ngành công nghiệp viễn thông thế giới, với số vốn 30 tỷ USD, Alcatel chỉ đứng hạng 4, sau Cisco, Nortel và Lucent về doanh thu. Serge Tchuruk là một người nhiều tham vọng và kể từ khi điều hành Alcatel năm 1995, ông đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng trong chiến lược được báo chí gọi đùa là “mua sắm thỏa thích” trên thị trường bắc Mỹ. Alcatel đã mua lại đến 7 công ty, trong đó nổi bật là DSC Communication Corp, thuộc loại “công ty sản xuất thiết bị viễn thông hạng vừa” ở Texas năm 1998 và Newbridge Networks tại Canada vào năm ngoái. Thế nhưng Alcatel vẫn chưa thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn vì 3 vấn đề hóc búa: kinh doanh, tài chính và quản lý. Việc sáp nhập với Lucent là cứu cánh trước mắt để hình thành một công ty sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, vì Lucent vẫn là một công ty tầm cỡ với lực lượng kinh doanh khổng lồ và cơ sở khách hàng vững chắc trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, Lucent còn là một nền tảng công nghệ thích hợp cho việc mở rộng thị trường tại khu vực Châu Á. Chuyện sáp nhập tưởng chừng như đã xong thì tờ Financial Times bất ngờ đưa tin: “Lucent Technologies từ chối sáp nhập với Alcatel”. Một trong những lý do dẫn đến “cuộc hôn nhân chết non” là việc Chủ tịch Lucent, Henry Schacht, sẽ phải nhường ghế cho Chủ tịch Alcatel, Serge Tchuruk. Theo Lucent, dù được gọi là “một cuộc sáp nhập bình đẳng” nhưng những điều kiện do Alcatel đặt ra chỉ có lợi cho phía Pháp khiến việc sáp nhập biến thành sự thôn tính của Alcatel. Rõ ràng là Lucent không thể nào chấp nhận những điều kiện như cổ phiếu của Alcatel được sử dụng như đơn vị tiền tệ trong cuộc thương lượng và công ty sáp nhập sẽ tiếp tục là một công ty mang quốc tịch Pháp. Trung Quốc, thị trường chủ chốt của Alcatel Tại Trung Quốc, nhắc đến Alcatel thì ai cũng nhớ ngay đến câu “Thanh toán bằng tóc cũng được”. Đó là thủ thuật kinh doanh của Alcatel-Alsthom trong những năm 50 khi Trung Quốc muốn mua đầu tầu hoả của hãng này nhưng không có ngoại tệ. Và sau đó, vào thập kỷ 60, để tiêu thụ hàng núi tóc đổi được, hãng Alcatel đã phát động mốt đội tóc giả rầm rộ ở Châu Âu. Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành khách hàng lớn nhất không chỉ của Alcatel mà còn của tập đoàn công nghiệp nặng Alcatel-Alsthom, công ty mẹ của hãng viễn thông Alcatel, với các sản phẩm gồm điện thoại, nhà máy điện và các phương tiện gia thông vận tải. Sự phát triển của Alcatel tại Trung Quốc rất khả quan với tốc độ tăng doanh thu hàng năm trên dưới 10%. Ngay từ năm 1985, Trung Quốc đã trở thành khách hàng số một của Alcatel khi đặt hàng nhiều thiết bị viễn thông của hãng trong các lĩnh vực khác nhau, như: hệ thống thông tin quốc gia tại bắc Kinh trị giá gần 3 tỷ USD chiếm 10% tổng số doanh thu của hãng, một hợp đồng với Công ty ChinaSat, theo đó Alcatel sẽ cung cấp cho Trung Quốc một vệ tinh truyền hình trị giá khoảng 120 triệu USD. Ngoài ra, theo thoả thuận trị giá hàng triệu đôla vừa được ký giữa hai bên, Alcatel sẽ cung cấp 100.000 km đường cáp để nâng cấp và xây mạng trục của China Telecom (Trung Quốc) từ Thượng Hải tới Nam Kinh và Hàng Châu, và từ Vũ Hán tới Nam Kinh. “Việc đạt được thoả thuận là một bước đột phá của chúng tôi nhằm tăng sự cạnh tranh về lĩnh vực này ở Trung Quốc”, Jacques Blanc, Chủ tịch phụ trách kinh doanh cáp quang của Alcatel, nói. Alcatel cho biết hãng sẽ thành lập liên doanh với công ty TCL của Trung Quốc để sản xuất và bán máy điện thoại di động. TCL sẽ góp 55 triệu euro vào liên doanh, tương đương tỷ lệ góp vốn là 55%; Alcatel góp 45% với 45 triệu euro và cơ sở sản xuất điện thoại di động với khoảng 600 nhân viên. Liên doanh này sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu Alcatel để bán và phân phối điện thoại di động. Alcatel cũng đang đầu tư lớn để trong vòng 2 đến 3 năm tới sẽ xây dựng nhà máy chuyên sản xuất các thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc. Hãng còn dự định mở rộng nhà máy sản xuất các linh kiện điện thoại di động tại Trung Quốc. Dường như thị trường Trung Quốc luôn vô cùng hấp dẫn với tập đoàn viễn thông của Pháp này! (Còn nữa) . Những nỗ lực của Alcatel để đi đến thành công (Phần 1) Thành lập vào năm 1898 tại Pháp, Alcatel hiện nay đã trở thành một trong những tập đoàn. trị của các đại gia viễn thông Mỹ và Nhật Bản. Để có được những thành công như ngày hôm nay, Alcaltel đã đi trên con đường không dễ dàng chút nào. Những

Ngày đăng: 22/12/2013, 19:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan