Bồi dưỡng hoc sinh giỏi văn 6

46 18.5K 189
Bồi dưỡng hoc sinh giỏi văn 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hay

Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn ngữ văn 6 Phần 1: Những vấn đề cơ bản I. yêu cầu về kiến thức: 1. Phần Tiếng Việt - Hiểu nghĩa của từ trong một văn cảnh nhất định - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Giá trị biểu đạt của từ láy, hệ thống từ loại; l từ trong một văn cảnh cụ thể. - Giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ - Câu tiếng việt ( câu ttồn tại và câu miêu tả ) 2. Cảm thụ văn học: - Tín hiệu nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ, bài văn ( Cách bố trí câu thơ, hình ảnh thơ, văn; nét riêng, nét độc đáo … ) - Cả bài thơ, đoạn thơ, đoạn trích …… 3. Phần tập làm văn: a. Văn kể chuyện ( kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng) - Chú ý dạng: cho tình huống và xây dựng thành câu chuyện. b. Văn miêu tả: Tả người ( người thân, người mới quen, tả nhân vật văn học…) Tả cảnh ( Bốn mùa, cảnh vật, cảnh sinh hoạt) II. Yêu cầu về hình thức trình bày: - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, không được phép sai lỗi chính tả, gạch xóa, tẩy. - Phần TV được trình bày theo ý ( Có thể gạch đầu dòng hoặc xuống hàng ngang bằng) - Cảm thụ và tập làm văn phải viết thành đoạn, thành bài cho hoàn chỉnh 4. Cấu trúc của một đề thi học sinh giỏi huyện; Câu 1: ( 2 điểm ) Phần Tiếng việt 1 Câu 2: ( 6 – 8 điểm ) Cảm thụ văn học ( Những tác phẩm trong chương trình và ngoài chương trình) Câu 3: (2- 4 điểm ) Phân tích các tín hiệu nghệ thuật trong một văn cảnh cụ thể Câu 4: ( 8 – 10 điểm ) Kể chuyện hoặc miêu tả. Phần 2: Những vấn đề cụ thể: 1.Văn kể chuyện: * Kể chuyện đời thường: Có hai kiểu kể: Kiểu 1: Chọn vài tính cách nổi bật ở nhân vật, rồi chọn các sự việc tiêu biểu nhằm làm rõ từng tính cách, sắp xếp sự việc theo tính cách mà người kể định làm rõ Kiểu 2 :+Các sự việc được sắp xếp theo đường tròn xoáy trôn ốc: Từ sự việc xa, ý nghĩa còn mờ dẫn đến sự việc gần với chủ đề ngày càng làm rõ ý nghĩa chủ đề - Chọn một nét tiêu biểu ở nhân vật, tìm một hình ảnh làm biểu tượng trọng tâm (Nụ cười, bàn tay, đôi bàn chân – có thể đặt làm nhan đề ) sau đó xây dựng sự việc nhằm dẫn dắt, thuyết minh, lí giải dẫn tới sự việc trung tâm. * Kể chuyện tưởng tượng: Tưởng tượng tương lai, cho tình huống và yêu cầu tưởng tượng để kể một câu chuỵện hoàn chỉnh, tâm sự trò chuyện của sự vật, đồ vật… + Cách xây dựng truyện: - Truyện: là một thể loại là văn bản được tác giả sáng tác ( truyện cổ tích….) Chuyện ( câu chuyện) : Cái được kể trong văn bản truyện. 2 -Xây dựng thành một câu chuyện có tình tiết, tình huống truyện diễn biến, có nguyên nhân, kết quả, có mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, mang ý nghĩa. + Xây dựng nhân vật: Ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí, tính cách; giữa các nhân vật có xung đột…. + Xây dựng tình tiết truyện: Là những mạch, những chặng, những sự việc diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm truyện. Tình tiết các thú vị truyện mới hấp dẫn và hay. ( Các sự việc tiêu biểu, thú vị của truyện) + Xây dựng tình huống truyện: Truyện hay là truyện có tình huống.Tình huống truyện là những sự cố bất ngờ, giàu kịch tính đuwọc thê rhiện qua tình tiết. • Thực hành: Luyện viết đoạn văn kể chuyện: - Đoạn văn là một phần của văn bản, là tập hợp câu viết về một chủ đè nào đó, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (chấm qua hàng). Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu chủ đề (câu chốt). Các câu còn lại có nhiệm vụ thuyết minh, miêu tả, giải thích . làm cho ý chính đ- ược nổi lên. 2. Các loại đoạn văn, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự - Văn bản tự sự do nhiều loại đoạn văn cấu tạo nên : đoạn mở đầu, các đoạn thân bài và đoạn kết thúc. - Nội dung của đoạn văn : Nội dung của đoạn văn vô cùng phong phú. Có đoạn văn vừa giới thiệu nhân vật, vừa kể sự việc, có đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật , có đoạn văn vừa kể việc vừa thể hiện tâm tư, tình cảm 3 của nhân vật hay của người kể chuyện , có đoạn lại thiên về tả cảnh, tả ngư- ời, đoạn đối thoại, độc thoại, . - Nhiệm vụ của đoạn văn : Ngoài nhiệm vụ chung là đều hướng vào làm rõ nội dung, tư tưởng, chủ đề của văn bản, mỗi đoạn văn lại có một nhiệm vụ cụ thể riêng: + Đoạn mở đầu : có nhiệm vụ gợi dẫn, giới thiệu vấn đề. + Các đoạn thân bài : có nhiệm vụ giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ, bình luận, đánh giá, . về vấn đề. + Đoạn kết thúc : chốt lại vấn đề hoặc có nhiệm vụ liên tưởng mở rộng, nâng cao ý nghĩa của vấn đề. Câu 1: Viết đoạn văn kể về bạn em đang học bài ( đang chăm sóc cây, đang làm việc nhà Gợi ý: Kể người đang hoạt động nên chú ý điệu bộ, cử chỉ, nét mặt thái độ khi họ làm việc Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. Qua đoạn văn người ấy hiện ra như thế nào? Câu 2: Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi ( Có thể viết về một loài vật mà em xem như một người bạn) Gợi ý: Xác định người mình định kể là ai? Người ấy có vai trò vị trí như thế nào trong cuộc sống của bản thân ( sống mãi trong lòng ) Người ấy đã để lại những ấn tượng sâu sắc nào với mình? Có những kỉ niệm đáng nhớ nào? Tình cảm cảm xúc của bản thân với người ấy? Đoạn văn viết về bạn mèo: Suốt từ năm tôi học lớp 1 đến lớp 5, ngày nào cũng vậy, hễ nghe tiếng bước chân tôi đi học về là Miu lại chạy ra, miệng kêu “meo, meo”, dụi đầu vào chân tôi, ra cái vẻ nhớ nhung lắm. Những hôm bị điểm kém, sợ bố mẹ mắng, 4 đi học về tôi buồn thiu, con Miu như cũng muốn chia sẻ, cứ quanh quẩn bên tôi. Còn những hôm tôi được cô giáo khen, về nhà với bộ mặt tươi tỉnh, Miu cũng xăng xớn chạy ra, chạy vào, cứ y như là nó cũng được cô cho điểm cao vậy. Cứ thế suốt 5 năm trời, tôi và con Miu cứ quấn quýt bên nhau. Có hôm hè, nắng nóng như lửa, tôi đi Công viên Lênin, vớt được cả một xâu cá nổi, con Miu được cả tuần no nê. Có hôm vào nửa đêm, con Miu cứ chạy ra, chạy vào, kêu toáng toàng. Cả nhà tôi phải thức dậy. Thì ra Miu vừa lập chiến công, săn được một con chuột nhắt, muốn khoe chiến lợi phẩm. Tôi nhớ một lần, vào lúc xẩm tối, nghe tiếng mèo hoang ở dưới đất, con Miu đứng trên ban công nhà tôi cũng cất tiếng kêu, nghe não nề khác thường. Rồi nó bỏ nhà đi bụi đời mất cả tuần. Mẹ tôi bảo có lẽ nó đã bị bán cho cửa hàng “tiểu hổ”, nhà mình phải tìm con mèo khác thôi, không thì lũ chuột lại kéo đến. Tôi thì bảo chắc nó chỉ đi đâu mấy hôm, rồi nó lại về. Và con Miu về thật. Chỉ có mấy ngày xa tôi mà trông nó thiểu não quá chừng. Lông nó xù xì, người nó gầy tong teo, mặt mày ủ rũ ra chừng cũng biết ăn năn, hối lỗi. Tôi phải mang xà phòng kỳ cọ cho nó mất cả buổi, rồi cho ăn bù mấy hôm, Miu mới lấy lại phong độ. Đợt rét đậm cuối năm ngoái, không hiểu sao, con Miu bỏ ăn suốt cả tuần. Tôi lấy cá trong tủ lạnh, nướng lại trên bếp ga, đặt trước mặt, nó lắc đầu. Tôi lấy sữa Vinamilk đun nóng cho nó uống, nó cũng quay mặt đi. Nó cứ tập tễnh, xiêu vẹo bước đi từng bước khó nhọc, với bộ mặt nhăn nhó đáng thương. 5 Tôi hiểu là nó đang cầu cứu “Hãy làm cho tôi bớt đau đi”. Tôi thương nó đến phát khóc, gọi 1080 hỏi địa chỉ bệnh viện mèo, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Cậu bé ơi, mèo là loài vật sống dai lắm, nó ốm vài hôm rồi mai kia nó lại khỏi. Mà đến người ốm đây còn chưa đủ bệnh viện nữa là…”. Tôi cứ sùi sụt ôm lấy nó, còn con Miu thì cứ nằm bất động, đôi mắt nhìn vào xa xăm Bài văn viết về mẹ “Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Nhưng hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi. VD: Đoạn văn viết về nụ cười của mẹ: Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy. Có ai đó bảo rằng: “Nụ 6 cười làm con người ta được gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi. Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao. Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức . Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi. Đoạn văn 2: Ngày con chập chững bước đi, mẹ cười, một nụ cười mãn nguyện. Con đạt điểm tốt, mẹ cười vui vẻ lắm. Con là học sinh xuất sắc, mẹ cười hạnh phúc. Từ bao giờ chẳng hay, nụ cười ấy đã đi sâu vào tâm hồn con, dìu dắt con vượt qua những chông gai thử thách khó khăn nhất của cuộc đời. Lần đầu tiên con cảm nhận được tình yêu của mẹ trong nụ cười là ngày con tập đi. Ngày ấy xa lâu rồi nhưng con vẫn nhớ. Bất cứ lúc nào mẹ cũng cười. Mẹ nở nụ cười khích lệ nâng đôi chân bé nhỏ của con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Mẹ lại cười, nụ cười giống như vâng trăng sang nhất, mượn ánh 7 sang của mặt trời để soi rõ đường con đi, càng sang hơn mỗi lúc thấy bước chân con them rắn giỏi. Đôi khi trong vòng tay yêu thương của mẹ, con thấy nụ cười của mẹ là tuyệt diệu nhất trên đời. Mẹ cũng cười như thế mỗi lúc con được điểm cao. Lần đầu tiên cầm bài kiểm tra điểm mười của con trên tay, mẹ vui sướng đến bật khóc. Con không muốn mẹ khóc đâu, nhưng vì cố ngắm rõ khuôn mặt mẹ mà con đã thấy nụ cười ẩn sâu trong dòng nước mặn. “Mẹ đẹp lắm!” Con nói nhẹ khiến cho nụ cười kia biến thành vòng tay ôm chặt con vào lòng. Mẹ cười cả những lúc con xin tiền mẹ cho ông lão ăn xin, nụ cười mẹ khen con đã lớn, khen con mang tấm long nhân hậu, biết thương người. Và nụ cười khiến cho lòng con ấm áp… Câu 3 . Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống. Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên. 2) Yêu cầu cụ thể: a) Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện. b) Thân bài: Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân). + Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện: từ mùa đông chuyển sang mùa xuân, cây cối như được tiếp thêm sức sống mới… 8 + Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh: - Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ. - Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân và dồn chất cho cây. - Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, . - Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng . + Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại…) , làm rõ sự tương phản giữa một bên là sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên, của sự sống (Cây Bàng, Đất Mẹ, Mùa Xuân) và một bên là sự khắc nghiệt, lạnh lẽo (Mùa Đông)… HS có thể kết hợp kể chuyện với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ… c) Kết bài: - Khẳng định lại sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên … - Có thể phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về mua xuân, về thiên nhiên… 2. Văn miêu tả: * Tả người: Tả chân dung, việc làm, tả tính cách, nội tâm nhân vật.Nên tả kết hợp- qua hành động, việc làm, ngoại hình được thể hiện, nội tâm vì thế 9 cũng bộc lộ rõ. ( Sử dụng yếu tố tự sự, biểu cảm) nhằm làm nổi bật chân dung người được tả. * Tả cảnh: Không gian, cảnh vật, âm thanh, màu sắc, đường nét, tạo bức tranh hài hòa, gợi cảm làm nổi bật đặc điểm của cảnh. Cuộc sống con người ( con người là trung tâm của cảnh) đời sống con người trong bức tranh ấy như thế nào? Giữa cảnh và người phải có sự hòa hợp, tương thích với nhau  Bức tranh toàn diện có sức sống, cảnh đang vận động, đang sinh sôi nảy nở, mang nét riêng, nét độc đáo, không trùng lặp. Lưu ý: khi miêu tả cần biết sử dụng yếu tố tự sự và biểu cảm để bài văn sinh động, thú vị, lôi cuốn người đọc • Phương pháp chung khi làm văn tả cảnh: 1.Phải biết quan sát, lựa chọn những chi tiết đặc sắc, trên cơ sở đó biết tưởng tượng, so sánh, nhận xét, đánh giá; sắp xếp các chi tiết theo một trình tự hợp lí. Dùng từ đặt câu, dựng đoạn một cách có nghệ thuật, có chủ đích khi diễn đạt thàh bài văn. 2.Cách sử dụng từ khi miêu tả: Từ láy, từ chỉ màu sắc, đường nét, âm thnah ( Từ tượng thanh, từ tượng hình ) từ biểu cảm, biện pháp so snáh, nhân hóa… cần được vận dụng sáng tạo. 3. Mối quan hệ gần – xa; chi tiết , bộ phận – toàn thể, không gian, thời gian, động – tĩnh cần đặc biệt chú ý vì nó lien quan đến việc đặc tả, phối cảnh. 4. Không tả cnảh một cách chung chung đại khái, mà phải mang nét riêng, nét độc đáo, không thể “vô hồn, vô cmả” mà phải có cảm xúc, cảnh mang theo niềm vui, nỗi buồn của con người, cảnh ấy mới gợi được cái hồn. Đề thi chọn đội dự tuyển học sinh giỏi – Ngữ văn 6 10 . Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn ngữ văn 6 Phần 1: Những vấn đề cơ bản I. yêu cầu về kiến thức: 1. Phần Tiếng Việt -. tẩy. - Phần TV được trình bày theo ý ( Có thể gạch đầu dòng hoặc xuống hàng ngang bằng) - Cảm thụ và tập làm văn phải viết thành đoạn, thành bài cho hoàn

Ngày đăng: 22/12/2013, 18:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan