NGHIÊN cứu đặc điểm THÍCH NGHI của THỰC vật TRONG hệ SINH THÁI RỪNG NGẬP mặn VEN BIỂN

10 8.5K 9
NGHIÊN cứu đặc điểm THÍCH NGHI của THỰC vật TRONG hệ SINH THÁI RỪNG NGẬP mặn VEN BIỂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Viết Thị Hà Xuyên November 27, 2012 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN MỞ ĐẦU Ngày nay, với các giá trị to lớn về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, môi trường, rừng ngập mặn đã và đang thu hút sự quan tâm, bảo vệ, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Từ những thập niên 1960 có nhiều nghiên cứu về rừng ngập mặn đã được tiến hành ở nhiều khía cạnh khác nhau như: sự đa dạng về loài, phân bố, cấu tạo giải phẫu, giá trị sử dụng của các loài sinh vật rừng ngập mặn, sự sinh trưởng của các thực vật, năng suất, sinh khối,…Trong đó khả năng thích nghi của các loài cây ngập mặn cũng là một trong các nội dung được các nhà khoa học chú ý. Một số nghiên cứu điển hình trên thế giới nghiên cứu về hình thái giải phẫu thích nghi của các loại cây ngập mặn như: nghiên cứu của D. Areschoug (1902), C. Mull (1931), H. Walter (1936),D. Metcalfe và H.Chalk (1950)… Ở Việt Nam việc nghiên cứu về RNM cũng bắt đầu từ rất sớm và đạt được những thành tựu đáng kể. Điển hình là một số công trình nghiên cứu của một số tác giả như N. T. Chỉnh, 1981; T. V. Ba, 1984; V. T. X. Dung, 1984; N. T. B. Khanh, 1984; Chu Thị Thìn, 1984; N. K. Lân, 1996, 1997; N. T. H. liên, 1998; Trần Thị Phương, 2002,… Trong bài tiểu luận này em muốn làm rõ hơn nữa về những đặc điểm thích nghi đặc thù đáng chú ý của các loài thực vật trong môi trường ngập mặn đầy khắc nghiệt, qua đó hy vọng có thể cung cấp cho mọi người những kiến thức hữu ích về các loài thực vật trong RNM nói riêng và hệ sinh thái RNM nói chung. A.TỔNG QUAN 1. Định nghĩa Rừng Ngập Mặn: Rừng ngập mặn là sản phẩm hoạt động của các hệ cửa sông nhiệt đới mà ở đó thường xuất hiện những điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của tập đoàn các cây ngập mặn như các sình lầy, các bãi bùn triều, các lòng sông cũ, các bãi bùn ven các cồn đảo cửa sông, chịu tác động trực tiếp của thủy triều, song ít sóng to gió lớn. Rừng ngập mặnhệ sinh thái ổn định và giàu có, tồn tại trong điều kiện bất ổn định của môi trường, nơi mà nhiều loài cây không thể thích ứng được ( Vũ Trung Tạng, 1988, 1994). 1 Viết Thị Hà Xuyên November 27, 2012 Phân ranh giới tự nhiên của một khu rừng ngập mặn 2. Các nhân tố môi trường rừng ngập mặn ảnh hưởng bất lợi cho đời sống thực vật 2.1 Độ mặn Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của cây. Độ mặn có thể rất cao: khoảng từ 30.000 tới 40.000 ppm (ppm = một phần triệu) đối với nước biển bình thường và lên đến 90.000 ppm ở những khu vực mà muối bị cô đặc do hiện tượng bốc hơi của nước, trong khi độ mặn của nước chúng ta uống hằng ngày thường là khoảng 100 ppm. 2.1.1 Các kiểu đất mặn: Theo mức độ bị nhiễm mặn đất được chia thành: đất không mặn, mặn yếu và đất muối. Đất không mặn chứa lượng muối hoà tan ít hơn 0,35%, đất mặn yếu từ 0,3-0,6%, mặn mạnh 0,6-1% và đất muối lớn hơn 1%. Dựa theo lượng anion trong đất, người ta phân đất mặn ra thành: mặn clorit, sunfat-clorit, clorit- sunfat và cacbonat. Trong các kiểu đất mặn theo anion, mặn cacbonat natri là kiểu mặn độc hại nhất vì xođa trong đất phân giải, hình thành kiềm mạnh (hidroxit natri). Theo hàm lượng cation (mặc dầu cation chiếm ưu thế là Na+). Đất mặn được phân thành mặn Ca, Mg hay Ca –Na, Na- Ca, Na-Mg… 2.1.2 Ảnh hưởng của độ mặn: a, Gây hạn sinh lý 2 Viết Thị Hà Xuyên November 27, 2012 Cơ chế: Cơ chế hấp thụ nước: nước thường đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao hơn. Khi độ mặn của đất tăng cao đến mức sức hút nước của đất vượt quá sức hút nước của rễ thì chẳng những cây không lấy được nước trong đất mà còn mất nước vào đất. Cây không hấp thu được nước nhưng quá trình thoát hơi nước của lá vẫn diễn ra bình thường làm mất cân bằng nước gây nên hạn sinh lý. b, Ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý - Sự hút khoáng của rễ cây bị ức chế nên thiếu chất khoáng. Do thiếu P nên quá trình Phosphoryl hoá bị kìm hãm và cây thiếu năng lượng. - Rễ là cơ quan tổng hợp chất Xytokinin giúp điều hòa sinh trưởng cho cây. Khi độ mặn cao, sự tổng hợp này bị ngừng à ảnh hưởng đến sinh trưởng các cơ quan trên mặt đất. - Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe 1 bị kìm hãm nên các chất hữu cơ tích luỹ trong lá ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vào cơ quan dự trữ… c, Kìm hãm sinh trưởng - Sự ức chế sinh trưởng của cây khi bị mặnđặc trưng rõ rệt nhất. Trong đất mặn, các thực vật kém chịu mặn ngừng sinh trưởng do các chức năng sinh lý bị kìm hãm. Nồng độ muối càng cao thì kìm hãm sinh trưởng càng mạnh. Tuỳ theo mức độ mặn và khả năng chống chịu mà cây giảm năng suất nhiều hay ít. à Năm 1986 M. Kogo thí nghiệm trồng Đâng ở Ả rập Saudi cho thấy tốc độ sinh trưởng tốt hơn theo thứ tự 20‰ > 40‰ > 60‰. Ở 20%o độ mặn nước biển là tốt nhất cho sự nẩy mầm và sinh trưởng, xấu nhất là 60%o độ mặn nước biển, lúc đó rễ thậm trí không xuất hiện. 2.2 Thiếu Oxy( úng) Khi thủy triều lên đất ngập nước, nước đọng ứ, rễ bị ngộp, hiện tượng sinh hóa bị cản trở, cây không hút được dưỡng khí và không thải ra được thán khí, do các mao quản đất được lấp đầy nước, không khí bị đuổi ra khỏi các mao quản và do đó đất hoàn toàn thiếu oxy. Do đất thiếu oxy nên rễ cây hô hấp yếm khí, không đủ năng lượng cho việc hút nước và hút khoáng. Gây ra hạn sinh lý cho cây dẫn đến ảnh hưởng các hoạt động sinhcủa cây. Một vấn đề nữa là hàm lượng oxi trong đất bùn rất ít, lượng oxi trong đất bị các sinh vật hô hấp bằng oxi sử dụng hết nên các sinh vật sử dụng nito ở dạng nitrat va nitrit hoạt động 3 Viết Thị Hà Xuyên November 27, 2012 mạnh chúng chuyển hóa nitrat thanh nitrit va thanh amon la dạng đạm rất khó sử dụng và còn độc với rất nhiều loại cây. Lưu huỳnh bị khử thành sunphua hidro rất độc đối với cả động và thực vật. Trong điều kiện yếm khí, các quá trình lên men, đặc biệt lên men butiric trong đất xảy ra và sản sinh các chất gây độc cho hệ rễ. 2.3 Gió Tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự hình thành của RNM theo nhiều cách. Gió làm tăng cường thoát hơi nước, thay đổi lực dòng triều dòng chảy ven bờ, làm tăng lượng mưa. Là nguyên nhân trực tiếp gây ra nước dâng đẩy nước có độ mặn cao vào ven bờ, nước biển dâng cao gây xói bờ biển làm cây đổ gẫy, rụng hoa quả. 2.4 Ánh sáng Vào mùa khô ánh sáng rất mạnh làm hạn chế sự sinh trưởng của cây do ánh sáng làm tăng nhiệt độ không khí, đất, nước, nước bốc hơi nhiều khi triều xuống làm đất càng thiếu nước. 2.5 Thủy triều Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Biên độ của thủy triều ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố của các cây nơi có biên độ thấp thì khả năng vận chuyển trầm tích và giống kém nên phạm vi rừng hẹp còn nơi có biên độ cao thì phân bố rộng vào sâu đất liền. B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu Đây là phương pháp được áp dụng trong quá trình làm tiểu luận. Em đã thu thập, thanh lọc những tài liệu theo nội dung, yêu cầu cần tìm hiểu và sắp xếp theo từng đề mục, so sánh, đối chiếu giữa các tài liệu rồi phân tích, chọn lọc, xử lý tài liệu. Ngoài ra em còn thu thập kết quả, số liệu từ những công trình nghiên cứu liên quan đến đặc điểm thích nghi của thực vật ngập mặn trong nhiều bài báo khoa học của các nhà khoa học trên thế giới để sử dụng vào bài của mình. C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Sự thích nghi về sinh trưởng, kiểu dạng, sinh sản 1. Những đặc điểm thích nghi của hệ rễ 4 Viết Thị Hà Xuyên November 27, 2012 Đối với các loài cây ngập mặn, lượng sinh khối phía dưới đất thì cao hơn trên bề mặt. Hệ thống rễ của cây ngập mặn giúp cây đứng vững trong môi trường đất bùn mềm bằng cách mọc hướng xuống từ thân cây hay phát triển theo phương ngang dưới mặt đất. Theo trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rưng ngập mặn, đại học sư phạm hà nội hệ rễ cây ngập mặn giúp giảm 50%- 90% năng lượng sóng, giảm độ cao sóng 75-85%( 1.3à 0.2m). Hoạt động hô hấp của cây rừng ngập mặn được thực hiện thông qua những lỗ thông khí (những khoảng mở nhỏ trên thân hoặc rễ). Một vài loài cây ngập mặn đã phát triển những hệ thống rễ chuyên dụng để đảm bảo các lỗ thông khí nằm phía trên mực nước thủy triều hay bùn (vốn gây thiếu ôxi). Rễ có hình thái khá đặc trưng nhất là các loài rễ ở trên mặt đất như rễ chống, rễ thở (rễ hô hấp), rễ đầu gối… + Rễ chống: Rễ này xuất phát từ thân và đâm xuống đất như ở Rhizophora, Ceriops, đôi khi cũng gặp ở Kandelia candel. Rễ ngoài tác dụng làm giá đỡ cho cây còn có chức năng thu nhận và dự trữ không khí. Trên rễ có nhiều lỗ vỏ lớn. Số lượng rễ chống càng tăng khi cây mọc càng xa bờ. Chức năng chủ yếu của rễ chống là chống đỡ. Ví dụ: cây đước… + Rễ đầu gối: Là phần biến dạng của rễ ngầm, phình lên và trồi trên mặt đất, sau đó lại đâm xuống dưới. Từ các phần nhô này lại mọc ra các rễ dinh dưỡng đâm sâu xuống đất, như ở các loài thuộc chi Bruguiera có rễ gập hình đầu gối xuất phát từ các rễ bên ở quanh gốc thân, từng đoạn một lại nổi lên trên mặt đất, lúc đầu nhọn sau tù và nhẵn dần. Trên rễ có nhiều vết nứt lớn tương ứng với các rễ thở không khí . Ví dụ: rễ đầu gối ở cây Vẹt + Rễ thở: rễ cây mọc ngược lên trên mặt đất do cây sống trong điều kiện thiếu không khí, giống như ống hút(ống thở) của thợ lặn và thường vươn lên khỏi mặt nước(bùn) khoảng 30 cm. Ví dụ: ở cây Bần, Mắm… Cấu tạo thích nghi chung của rễ cây ngập mặn: + Bên ngoài rễ có nhiều lớp bần nhằm tăng cường bảo vệ rễ trong môi trường có nhiều xác bã hữu cơ thối rữa. + Mô mềm vỏ có nhiều khoảng gian bào rất lớn để chứa khí. + Một số loài có các thể cứng đa dạng nằm xen giữa mô mềm xốp làm cho rễ vừa xốp nhưng vừa vững chắc. 5 Viết Thị Hà Xuyên November 27, 2012 + Phần trụ có nhiều mạch với kích thước nhỏ. Đây là yếu tố giúp chuyển và thoát nước nhanh tránh sự đầu độc cơ thể do nồng độ muối cao. Năm 2006, Schmitz Nele và các cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên đặc điểm thành mạch của loài cây ngập mặn Rhizophora mucronata, kết quả cho thấy độ mặn càng cao thì thành mạch càng dày, kích thước mạch càng nhỏ nhưng số lượng mạch nhiều hơn so với độ mặn thấp. + Trong rễ có nhiều tế bào chưa Tanin ( là một nhóm các poliphenol tồn tại trong rễ các cây ngập mặn, có khả năng tạo liên kết bền vững với protein và một số hợp chất cao phân tử thiên nhiên như: xenlulozo, pectin) + Rễ cây ngập mặn có cơ chế chỉ cho nước đi qua nhưng không cho muối đi qua. Vì vậy dịch mô ở rễ rất loãng nhưng ngược lại nồng độ chất tan ở lá rất cao, chính vì vậy mà cây có thể hút nước một cách dễ dàng. 2. Những đặc điểm thích nghi của thân Các cây thân gỗ rừng ngập mặn thường cao lớn, điển hình ở các rừng ngập mặn ở miền Nam Việt Nam. -Trên cây thân thường có nhiều lỗ vỏ lớn có thể thấy rõ bằng mắt thường. Ở thân non cũng có nhiều khoảng gian bào để chứa khí cho cây. -Mô cơ phân bố đều khắp bề mặt của thân. Phần vỏ có mô dày, mô cứng. Phần trụ có các sợi gỗ, bó sợi gỗ… giúp thân chịu được các tác động gió bão vùng triều. - Một số loài có những tế bào mô cứng hình vòng như ở thân Sú. Các tinh thể oxalat canxi có nhiều ở thân Đước, Vẹt. Đặc biệt ở thân Mắm có vòng mô cứng bao quanh thân trụ, nhiều vòng mạch gỗ nằm xen với các sợi gỗ. - Thân cây rừng ngập mặn có nhiều mạch với kích thước nhỏ ( đảm bảo tốt chức năng vận chuyển nước). Năm 1992, Mai Sỹ Tuấn nghiên cứu về phản ứng sinh lí, sinh thái của cây Mắm con (Avicennia marina) lấy giống từ Hà Tĩnh được trồng trong các độ mặn khác nhau. Qua thời gian nghiên cứu thì cây con đều có khả năng sinh trưởng ở các độ mặn khác nhau kể cả độ mặn rất cao, 150% độ mặn nước biển (ĐMNB). Tăng trưởng chiều cao, đường kính thân cây giảm dần khi ĐMNB tăng lên. 3. Đặc điểm thích nghi của lá cây rừng ngập mặn + Lá cây sống ở RNM thường thể hiện tính ưa sáng. 6 Viết Thị Hà Xuyên November 27, 2012 + Lá cây dày nhẵn bóng do bên trong có nhiều lớp tế bào hạ bì hay mô nước. Trên lá có lớp sáp ở 2 mặt. Một số loài trong chi mắm và chi cui có lông ở mặt dưới. Sáp và lông trên bề mặt lá có vai trò giữ, giảm thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. + Lá thường cứng và giòn do sự có mặt của các yếu tố cơ học phát triển. + Tế bào biểu bì trên thường lớn hơn tế bào biểu bì dưới. Lỗ khí chỉ phân bố mặt dưới của lá, trừ một số cây mọng nước và cây một lá mầm. Số lượng lỗ khí trung bình là 108 – 215/mm2. Độ mặn càng cao, số lượng khí khổng càng giảm.  Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy rằng: số lượng khí khổng giảm dần theo thứ tự hình A, B, C ứng với nồng độ muối tăng dần từ 0%o, 25%o, 50 %o J. FOR. SCI., 53, 2007 (1): 13–19 + Lá có tuyến tiết muối ở mặt trên. Tuyến muối nằm sâu trong biểu bì gồm 3 – 4 tế bào hình trứng xếp sít nhau tạo thành một u lồi. Mặt ngoài phủ lớp cutin mỏng hơn lớp cutin trên tế bào biểu bì. Phía dưới tế bào này là một số tế bào xếp chồng lên một số tế bào gốc lớn ( tế bào thu góp muối, tế bào phụ). Trong cùng là lớp tế bào hạ bì có kích thước lớn hơn nhiều. Tuyến muối có cả mặt trên và mặt dưới của lá. Số lượng tuyến muối thay đổi tùy vị trí của phiến lá, theo loài và môi trường. Trong nghiên cứu của M. R. Atkinson và cộng sự năm1967 đã cho thấy rằng các tuyến tiết muối của cây thuộc chi Sú (Aegiceras) đào thải chủ yếu NaCl còn các muối dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng thì ít khi bị đào thải. Những loài CNM không có tuyến tiết muối sẽ thích ứng bằng cách pha loãng dịch tế bào, không bào có nồng độ NaCl cao; có mô nước và hạ bì rất phát triển. Sự mọng nước của lá CNM là một đặc điểm thích ứng chứng tỏ không thể loại muối bằng rễ mà muối vẫn đựơc tích lũy trong những mô ở lá. 7 Viết Thị Hà Xuyên November 27, 2012 - Cấu tạo của lá cây ngập mặn có thêm tầng hạ bì (1-7 lớp ) để thích nghi với điều kiện bất lợi của môi trường. Lá càng già tầng hạ bì càng phát triển về kích thước. - Sống trong điều kiện nồng độ muối cao, các tế bào mô dậu có xu hướng giảm kích thước. Thường các tế bào phía ngoài dài hơn các tế bào phía trong.  J. FOR. SCI., 53, 2007 (1): 13–19. Kết quả thí nghiệm thực tế cho thấy: kích thước tế bào mô dậu giảm dần theo thứ tự hình D, E, F ứng với nồng độ muối tăng dần 0%o, 25%o, 50%o - Mô xốp gồm các tế bào xếp sít nhau nhưng vẫn tạo ra các khoảng trống chứa khí. Khoảng trống này khác nhau tùy thuộc vào từng loài và mức độ ngập mặn. Cây càng ngập mặn thì khoảng trống càng phát triển. - Các loài cây gỗ chịu mặn như Bần, Cóc giống như các loài thân thảo khác ( sam biển, muối biển) trong cấu trúc lá không có mô xốp chỉ có mô dậu ở mặt trên và mặt dưới của lá. Thay tầng hạ bì là mô nước phát triển ở phần giữa lá, chiếm 50-60% độ dày lá. Mô nước gồm những tế bào đa giác không đều để chừa ra một khoảng trống chứa khí. Bó mạch ít phân bố trong phần mô nước - Ở hầu hết các loài cây ngập mặn đều chứa tuyến tiết chất nhầy, tế bào chứa tanin. Nhiều loài có mô cứng dị hình phát triển nhất là đước. Các tế bào mô cứng tập trung thành mô bao bọc lấy gân lá. Gân chính thường có mô dày góc ở sát biểu bì do đó mà cây ngập mặn giòn hơn nhiều so với các cây ở trong nội địa. - Điều đặc biệt là nhiều loài cây ngập mặn (trừ các loài có tuyến tiết muối) các lá non tương đối mỏng nhưng lá càng già càng dày lên không phải do sinh ra các tế bào mới mà do sự tăng kích thước các tế bào trong thịt lá. Đặc điểm này phù hợp với chức năng tích lũy muối thừa để thải ra ngoài khi lá rụng. Ví dụ: lá cây vẹt. 8 Viết Thị Hà Xuyên November 27, 2012 4. Sự thích nghi sinh sản – Hiện tượng sinh con trên cây mẹ Quả và hạt cây ngập mặn thường có thể chia ra 2 dạng khác nhau: • Dạng thứ nhất gồm các cây có quả và hạt thông thường như giá, ô rô, bần, quả chín rụng xuống đất, hạt nảy mầm ngay thành cây con. • Dạng thứ hai như ở các cây đước, vẹt, trang, dà thì hạt nảy mầm ngay khi quả còn ở trên cây mẹ thành một bộ phận dài dính liền với quả gọi là trụ mầm. Khi trụ mầm chín, tự tách ra khỏi quả rồi rụng xuống, cắm vào bùn mọc thành cây con. Các loài cây mắm, sú hạt cũng nảy mầm khi quả còn ở trên cây mẹ, nhưng trụ và lá mầm được bao kín trong vỏ quả nên gọi là hiện tượng “nửa sinh con trên cây mẹ”. Sinh con và nửa sinh con trên cây mẹ là các hiện tượng sinh sản đặc biệt của rừng ngập mặn mà thường ở các rừng khác không có. Cây rừng ngập mặn sinh ra những hạt giống được gọi là trụ mầm, đây là một hình thức thích nghi giúp tăng cường khả năng tái sinh trong những điều kiện đặc biệt của rừng ngập mặn. Trụ mầm phát triển ngay trên cây ngập mặn; có cấu tạo như của một cây con, gồm thân và chồi lá, chưa có rễ; chúng nhận các chất dinh dưỡng từ cây mẹ chuyển qua quả vào. Ở một số loài, trụ mầm sẽ được giữ lại với trái cho đến khi trái chín và rơi khỏi cây. Thời gian sống của trụ mầm trên cây mẹ thường khoảng 2-3 tháng. Ở những loài cây ngập mặn khác, những trụ mầm mọc xuyên qua trái từ khi vẫn còn ở trên cây và đạt được một kích cỡ đáng kể trước khi rơi xuống nước. Một số trụ mầm có khả năng nổi, vì thế khi chúng rơi xuống khỏi cây, chúng sẽ trôi theo nước ra xa trước khi tìm được một chỗ thích hợp để phát triển. Trong khi đó, những trụ mầm không nổi được thì ngay khi rơi xuống sẽ cắm thân mình vào lớp bùn bên dưới (vốn là môi trường thích hợp cho để chúng sống và phát triển). Điều đặc biệt là trụ mầm có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng cho mình thông qua quá trình quang hợp và có thể tồn tại đến hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí một năm cho đến khi có các điều kiện là thích hợp hay chúng tìm được môi trường phù hợp. D. KẾT LUẬN Qua bài tiểu luận trên em rút ra một số đặc điểm cơ bản giúp cây RNM thích nghi với điều kiện môi trường ngập mặn khắc nghiệt là: lá có tầng hạ bì, gân lá phát triển mạnh, các 9 Viết Thị Hà Xuyên November 27, 2012 mạch của gân bé, thành dày, số lượng nhiều, các tế bào thịt lá có kích thước bé (trừ tế bào mô nước), biểu bì có vách thẳng có nhiều lỗ khí. Cấu trúc thân, rễ có các khoảng gian bào chứa khí và có các tổ chức cơ học có tác dụng nâng đỡ cho cây… Với những kiến thức vừa trình bày trong bài tiểu luận trên, em hi vọng sẽ mang lại những thông tin bổ ích, một cái nhìn chung nhất về hệ thảm thực vật RNM để từ đó có thể phát triển những nghiên cứu chuyện sâu hơn, góp phần bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. Nhận xét: - Phần trình bày của em trên lớp rất hay nhưng bài viết thì không được hay như thế - Toàn bộ bài viết có rất ít chỗ trích dẫn tài liệu và thậm chí không có cả danh mục tài liệu tham khảo. Nên thống nhất một cách trích dẫn tài liệu trong toàn bộ bài viết - Bài viết ngắn vì vậy không nên chia thành quá nhiều mục nhỏ làm cho bài trở nên vụn vặt - Các hình nên có số, có tên để dễ theo dõi - Bài viết nên thống nhất format tránh tình trạng mỗi đoạn một kiểu format khác nhau 10 . Viết Thị Hà Xuyên November 27, 2012 NGHI N CỨU ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN MỞ ĐẦU Ngày nay, với các giá trị. chú ý. Một số nghi n cứu điển hình trên thế giới nghi n cứu về hình thái giải phẫu thích nghi của các loại cây ngập mặn như: nghi n cứu của D. Areschoug

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan