Vấn đề gia đình trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ thời kì đổi mới

118 1.2K 11
Vấn đề gia đình trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ thời kì đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh -------------- Thái thị ngọc loan Vấn đề gia đình trong truyện ngắn Vấn đề gia đình trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ thời kỳ đổi mới của một số nhà văn nữ thời kỳ đổi mới Chuyên ngành: lí luận văn học Mã số: 60.22.32 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: pgs.ts. nguyễn đăng điệp Vinh - 2009 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc sống vốn luôn luôn vận động, phát triển và biến đổi không ngừng, do đó văn học phải có sự thay đổi linh hoạt để bắt nhịp kịp thời và phù hợp. Bước sang thế kỷ XX, cùng với quá trình hiện đại hóa văn học, truyện ngắn đã có những chuyển biến rõ rệt trở thành bộ phận quan trọng, làm nên diện mạo của văn học dân tộc. Sau 1975, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới, truyện ngắn với những cách tân về nội dung và hình thức đã mang đến cho nền văn học nước nhà có thêm nhiều khí sắc mới. Từ đây văn xuôi nước nhà đang dần “thay da đổi thịt” với sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ đầy triển vọng. Trong số đó phải kể đến sự xuất hiện mới mẻ đầy ấn tượng của các cây bút nữ như: Dương Thu Hương, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Ngọc Tư… Cùng với đội ngũ nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, sự có mặt của những cây bút nữ này đã khiến cho văn học thêm phong phú. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người xem đây là thời kỳ “thăng hoa” của truyện ngắn nữ và nhiều lần nhắc đến khái niệm “âm thịnh dương suy”. Sự ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm, trong đó có một số tác phẩm đoạt giải thưởng cao trong các cuộc thi truyện ngắn đã chứng tỏ khả năng và vị trí của họ trên văn đàn. Nhiều tập truyện ngắn mang phong cách riêng của các nhà văn nữ đã được xuất bản. Sự lên ngôi của các cây bút nữ, cùng với những quan điểm mới mẻ về cuộc sống, xã hội và con người đã làm cho nền văn học nước nhà có nhiều đổi thay khởi sắc. Một trong những đề tài được các nhà văn nữ tâm đắc và thể hiện nhiều nhất là chủ đề tình yêu và hôn nhân gia đình. Có thể nói trong văn xuôi Việt Nam, chưa bao giờ chủ đề gia đình lại được quan tâm thể hiện một cách chân thực và phong phú như hiện nay, đặc biệt là ở truyện ngắn của các cây bút nữ. 2 Trên đây là những lý do khiến chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề gia đình trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ thời kỳ đổi mới”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu chung về truyện ngắn sau 1975 Trước khi tìm hiểu vấn đề gia đình trong truyện ngắn của các nhà văn nữ thời kỳ đổi mới, chúng tôi xin được bắt đầu bằng việc khảo sát tình hình nghiên cứu truyện ngắn sau 1975, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới - khi mà đời sống văn học đã có những chuyển động sâu sắc. Sau bước ngoặt lịch sử năm 1975, đời sống văn học đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với các thể loại khác, truyện ngắn đã có sự chuyển động rõ rệt góp phần làm nên diện mạo mới cho văn xuôi giai đoạn này. Tìm hiểu những vấn đềtruyện ngắn thời kỳ này phản ánh, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận với xu hướng đổi mới cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Đã có nhiều cuộc tranh luận xung quanh các vấn đề của truyện ngắn. Nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn sau 1975 đã giúp cho người đọc thấy được sự chuyển biến tích cực của thể loại này trong tiến trình văn học của dân tộc. Ngoài những bài viết đề cập đến nhiều vấn đề của truyện ngắn in trên các báo và tạp chí chuyên ngành, còn có các công trình chuyên biệt về thể loại này như: luận án tiến sĩ của Lê Thị Hường với đề tài “Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1995” (Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, 1995); Bình luận truyện ngắn của Bùi Việt Thắng (Nxb Văn học, 1999). Dù được viết ở nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung các bài viết này đã đề cập đến thành tựu của thể loại truyện ngắn, những đóng góp và thách thức của thể loại trong đời sống đương đại. Quan tâm tới sự vận động của thể loại văn xuôi thời kỳ này, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu sự vận động của truyện ngắn trong dòng chảy của văn học những thập niên cuối thế kỷ XX. Phần lớn các bài viết đều có cùng quan điểm trong việc ghi nhận vị trí quan trọng của thể loại truyện ngắn đối với 3 quá trình đổi mới văn học đương đại. Trong bài viết Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới, tác giả Lý Hoài Thu đã khẳng định, đây là thời kỳ truyện ngắn lên ngôi. Lí giải điều này tác giả cho rằng: “Trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dưới sức ép của phương tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy được ưu thế của mình một cách hiệu quả” [112]. Khi khảo sát những thành tựu của truyện ngắn từ phương diện cốt truyện, kết cấu, quan niệm nghệ thuật về con người,hay ngôn ngữ trần thuật, nhà nghiên cứu Bích Thu đã đưa ra một cái nhìn tương đối toàn diện về thể loại này.[108] - Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975). Ngoài các công trình, các bài viết mang tính tổng quan như: luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Bình với đề tài “Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975”; Bùi Việt Thắng với bài viết Mấy nhận xét về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 [102], là sự khảo sát quá trình phát triển của thể loại ở từng giai đoạn và từng thời kì. Nhà nghiên cứu Mai Hương khi nhìn lại văn xuôi 1992 đã nhận thấy: “Năm 1992, truyện ngắn vẫn đang là thể loại văn xuôi thu hút được sự quan tâm của cả người viết và công chúng” [35]. Bích Thu khi khảo sát văn xuôi năm 1998 cũng cho rằng, năm 1998 vẫn là “năm được mùa của truyện ngắn”[110]. Tác giả Bùi Việt Thắng là người luôn theo sát sự vận động của truyện ngắn đương đại. Trong bài viết Một bước đi của truyện ngắn [103], tác giả đã nhấn mạnh sự phong phú về tác phẩm và tác giả trong sự kế tục của các thế hệ cũng như phát hiện những khuynh hướng tìm tòi thể hiện trong sáng tác truyện ngắn. Ông còn đặc biệt nhấn mạnh đến các khuynh hướng phong cách cổ điển, phong cách trữ tình, phong cách hiện thực. Có thể nói rằng, các cuộc thi truyện ngắn được tổ chức liên tục trên các báo và tạp chí đã tạo điều kiện để “ươm mầm” các tài năng sáng tạo truyện ngắn. Bên cạnh sự tham dự của các nhà văn là sự quan tâm của các nhà phê bình. Sau khi các tác phẩm được đăng tải, nhiều nhà phê bình đã có ý kiến 4 phản hồi, tạo nên những hiệu ứng tích cực cho đời sống văn học. Rất nhiều bài viết xung quanh vấn đề này đã đăng tải kịp thời khích lệ tinh thần sáng tạo của các cây bút như: Tản mạn bên lề cuộc thi (Phạm Xuân Nguyên. Tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/1993); Một cuộc thi về người lính, vì người lính và vì một nền văn học đổi mới, lành mạnh. Báo cáo tổng kết cuộc thi truyện ngắn 1992 - 1994 - những nhận xét lược đầu tiên (Lê Thành Nghị. Tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/1989)… Trong hơn một thập niên gần đây, sự xuất hiện của các cây bút trẻ là một tín hiệu đáng mừng. Nó chứng tỏ sự quan tâm và nhập cuộc vào nhiều vấn đề trong đời sống của người viết trẻ. Khi tìm hiểu sáng tác của các nhà văn trẻ, các nhà nghiên cứu một mặt khẳng định những đóng góp của họ, mặt khác còn đề cập đến những thách thức trong sáng tạo nghệ thuật ở họ. Trong bài viết “Thập kỷ 90 và sự bùng nổ của văn học trẻ”[74], tác giả Tuyết Ngân đã khẳng định và lí giải về sự bùng nổ của những giọng điệu mới mẻ trong dòng văn học trẻ ở thập niên 90. Chị đặc biệt lưu ý đến các cây bút trẻ đang được độc giả chú ý như: Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Dương Phương Vinh, Nguyễn Bình Phương, Trần Thanh Hà; đề cao sự hăm hở và quyết liệt trong việc mổ xẻ những vấn đề của đời sống. Cùng với Tuyết Ngân, nhà văn Bùi Hiển cũng khẳng định những đóng góp đáng kể của các cây bút trẻ cho sự đổi mới của văn học, khẳng định những lợi thế của nhà văn trẻ bởi những điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh xã hội, nhưng đồng thời ông cũng chỉ ra những khuynh hướng cách tân chưa thực sự mang lại giá trị nghệ thuật ở các cây bút này. Có thể nói, truyện ngắn sau 1975 không chỉ là thể loại thu hút sức sáng tạo của giới sáng tác mà còn là đối tượng nghiên cứu của các nhà phê bình, nghiên cứu chuyên và không chuyên. Xung quanh thể loại này còn có nhiều cuộc tranh luận và có nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng nhìn chung các tác giả đều có cùng quan điểm trong việc khẳng định những thành tựu của truyện 5 ngắn trong quá trình đổi mới văn học. Và hầu hết các tác giả đều có cùng niềm tin vào sự phát triển của thể loại truyện ngắn trong thế kỷ mới. 2.2. Nghiên cứu về truyện ngắn các nhà văn nữ thời đổi mới Cùng với sự vận động và phát triển của truyện ngắn dân tộc thế kỷ XX, các cây bút nữ đã dần chứng tỏ khả năng và vị trí của mình trên văn đàn. Từ sau cách mạng tháng Tám, nhất là các thế hệ nhà văn như Nguyệt Tú, Nguyễn Thị Cẩm Thạnh, đến Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh…bằng các sáng tác của mình đã tạo nên dấu ấn đậm nét trong đời sống văn học. Là một bộ phận cấu thành diện mạo của văn học thời đổi mới nói chung và văn xuôi nói riêng, truyện ngắn các cây bút nữ đã tạo được dư luận trong đời sống văn học. Cùng với sự xuất hiện ngày càng đông đảo các cây bút nữ, trên lĩnh vực lí luận trong những thập kỷ gần đây đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu về đặc điểm sáng tác của các nhà văn nữ. Chính vì thế từ 1986 đến nay, truyện ngắn nữ đã gây sự chú ý và quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu. Đã có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về thể loại này. Có thể kể tên một số bài: - Tản mạn về truyện ngắn của những cây bút nữ trẻ của Bùi Việt Thắng, Báo Văn nghệ, số 43, 1993. - Tứ tử trình làng, bài giới thiệu cuốn “Truyện ngắn bốn cây bút nữ” của Bùi Việt Thắng. Nxb Văn học, 2002. - Các nhà văn và sự khủng hoảng trong văn học Việt Nam trong cuốn “phê bình văn học của tôi” của Nguyễn Thanh Sơn. Nxb Trẻ 2002. - Có phải các nhà văn nữ viết hay hơn các quý ông của Nguyễn Văn Trường. Báo An ninh thế giới, số 34, 2004. Ngoài ra còn có một số bài viết về từng nhà văn nữ như “Ghi nhận về thế giới nghệ thuật Phan Thị Vàng Anh”. Báo Văn nghệ trẻ số 1 - 1995, Huỳnh Phan Anh. 6 - Phan Thị Vàng Anh - Đâu rồi bầu trời màu xanh, Báo An ninh thế giới số 32, tháng 2 năm 2004, Hoàng Thị Loan. - Thi pháp truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Báo Văn nghệ số 53 năm 2002, Hồ Sĩ Vĩnh. Phương Lựu trong bài viết suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ [51], cũng đã đặt ra những đặc điểm nữ tính trong văn học. Với bài viết mang tính lí luận này, tác giả đã có những kiến giải sâu sắc về đặc điểm của nữ văn sỹ. Trên Tạp chí Văn học số 6/1996 đăng tải tường thuật buổi tọa đàm phụ nữ và sáng tác văn chương, trong đó tập trung ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình lẫn sáng tác như Văn Tâm, Đặng Anh Đào, Lê Minh Khuê, Ngô Thế Oanh, Lại Nguyên Ân, Đặng Minh Châu, Phạm Xuân Nguyên, Vương Trí Nhàn. Trong những ý kiến được nêu ra, ý kiến của Vương Trí Nhàn đã tìm được sự đồng thuận của nhiều người. Lí giải về sự xuất hiện đông đảo các cây bút trong đó có Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ ông cho rằng: “phụ nữ bắt mạch nhanh hơn nam giới. Họ luôn gần gũi với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống. Mặt khác, với cái cực đoan sẵn có - tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng - từng cây bút nữ đã tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm”. Sự có mặt của những cây bút nữ văn xuôi trong những năm gần đây đã tạo nên những diện mạo mới cho đời sống văn học, và điều này đã được ghi nhận: “Trong những trang viết của các tác giả nữ đương đại ta luôn tìm thấy những vang hưởng mạnh mẽ hiện thực thời đại chúng ta đang sống…Và cũng trên những trang viết của họ, ta tiếp nhận được một nữ tính phức tạp hơn, nhưng đồng thời cũng phong phú hơn những gì ta vẫn quan niệm trong qúa khứ”[21]. Để có cái nhìn toàn diện về sáng tác của các nhà văn nữ, đã có nhiều bài viết đăng tải ý kiến của chính các nhà văn nữ (Lan man với Nguyễn Thị Thu 7 Huệ [80], Chúng tôi phỏng vấn bốn cây bút nữ [91], Gặp gỡ các nhà văn trẻ [58]…) Nhà văn Nguyễn Như Trang đã có sự khái quát về thành tựu và đội ngũ các nhà văn nữ Việt Nam qua bài viết đăng trên báo Văn nghệ số ra ngày 18/8/1990.Trong bài viết này tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự đóng góp của các nhà văn nữ trong chiến tranh chống Mỹ đối với nền văn học nước nhà. Trong bài Nghiên cứu văn xuôi phái đẹp, nhà nghiên cứu Bích Thu đã khẳng định sự tiếp nối về đội ngũ các nhà văn nữ, cũng như sự vận động đổi mới của các nhà văn từ cách nhìn hiện thực và con người, những ưu thế riêng của các giới tính trong sáng tạo nghệ thuật, trong cách lựa chọn đề tài và xử lí tình huống. Là người luôn theo sát sự phát triển của truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn của các cây bút nữ, Bùi Việt Thắng đã có nhiều bài viết chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế trong sáng tác của các nhà văn nữ. Theo ông: “làm nên đặc trưng riêng của những cây bút nữ trẻ là cái nhu cầu đến như là mê say được tham dự, được hòa nhập vào những nỗi niềm đau khổ và hy vọng của con người”[190]. Từ những quan sát truyện ngắn trên Văn nghệ trẻ trong nhiều năm liền, Bùi Việt Thắng cho rằng: “Đã hình thành một tỷ lệ giữa phái yếu và phái mày râu là 2/3 - một tỷ lệ đáng gờm bởi nhìn vào đó sẽ thấy truyện ngắn trẻ hôm nay (và văn chương nói chung) mang gương mặt nữ”[206]. Huỳnh Như Phương là người luôn quan tâm tới sự đổi mới của văn học và nhìn nhận văn chương của các nhà văn nữ như một hiện tượng xã hội. Trong bài viết Văn chương nữ giới - một cách thể hiện ở đời khẳng định: “Qua văn chương, người phụ nữ như không muốn để cho nam giới độc quyền kết luận về ý nghĩa cuộc đời này, độc quyền đau khổ trước những bi kịch và độc quyền tìm cách ứng phó với phó với những tình huống bi kịch đó”[136]. 8 Với kinh nghiệm cá nhân của người cầm bút, khảo sát Tuyển tập 35 truyện ngắn nữ chọn lọc, trên cơ sở phân tích các hình thức biểu hiện của nhân vật nữ trong các sáng tác của Trầm Hương, Ngô Thị Kim Cúc, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Ngọc Liên, Lý Lan nhận định: “Đặc điểm trong những truyện ngắn của các tác giả nữ trẻ là hiện thực xã hội đang thay đổi nhanh chóng quyết liệt và ảnh hưởng đến từng cuộc đời, ít nhiều làm vỡ những giấc mộng lớn, mộng con với thái độ chung là chấp nhận như một chuyển động tất yếu của thời đại”[103]. Ngoài ra còn có một số tác giả viết về các cây bút nữ như: Vũ Tuấn Anh, Phạm Xuân Nguyên… Vũ Tuấn Anh trong bài viết Đổi mới văn học vì sự phát triển đã ghi nhận những cây bút nữ có được “những dấu ấn cá nhân trong tư duy nghệ thuật”. Tác giả Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, đã đánh giá: “Một nét đặc biệt của mùa truyện ngắn hôm nay là sự xuất hiện đông đảo, tự tin của đội ngũ viết trẻ và nhất là của các cây bút nữ …Trên những trang viết của họ, nỗi buồn, nỗi đau nhân thế luôn được nhìn nhận ở khía cạnh tinh tế rất phụ nữ”[36]. Anatoli A.Sokolov trong bài viết ''Văn hóa và văn học Việt Nam trong những năm đổi mới (1986 - 1996)", đã đánh giá: “Văn xuôi nữ dám trình diện mình, thực sự gây niềm lạc quan, trở thành một hiện tượng thực thụ của văn học Việt Nam hiện thời. Đó là những tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo…Văn xuôi nữ này tiếp tục một cách hữu cơ những truyền thống tốt đẹp nhất của văn học hiện thực chủ nghĩa Việt Nam, chú ý đến con người bình thường, nhỏ bé, cuộc sống, nỗi đau, niềm vui, hy vọng của nó. Ở các tác phẩm của mình, chủ yếu là truyện ngắn, các nhà văn nữ trẻ tạo ra “lãnh thổ con người, lãnh thổ tình yêu” trên đó diễn ra cuộc đời con người ấy, trên đó có ngôi nhà của nó, gia đình của nó…Chính các tác giả 9 này sẽ quy định tương lai văn học Việt Nam và sự phát triển sau này của nó”[1]. Bên cạnh những bài viết trên các báo và tạp chí, truyện ngắn nữ thời đổi mới cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sỹ như Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo. (Đại Học sư phạm I Hà Nội, 2003); Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ đổi mới(qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan) - Đại học khoa học xã hội và nhân văn, 2004; Một số vấn đề nổi bật trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, Đại học Vinh, 2004.; Đặc điểm truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại viết về tình yêu và hạnh phúc gia đình, Đại học Vinh, 2007; Nhân vật nữ trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay . Đại học Vinh, 2004. Nhìn chung, qua các bài viết và các công trình nghiên cứu, các tác giả đã có sự nhìn nhận trên nhiều bình diện của truyện ngắn các cây bút nữ, đề cập đến những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của họ. Các bài viết cũng đã khẳng định sự tiếp nối về đội ngũ cũng như đặc điểm của giới tính bộc lộ qua cách nhìn hiện thực và con người. Tuy nhiên, trong phạm vi một bài viết hoặc công trình đó, các tác giả mới dừng lại ở những nhận định ban đầu, chưa có điều kiện khảo sát một số lượng tác phẩm phong phú hơn, hoặc đi chuyên sâu vào các tác giả cụ thể hay tìm hiểu những đề tài được các nhà văn nữ quan tâm thể hiện trong tác phẩm của mình. Trên cơ sở tiếp thu chọn lọc những công trình nghiên cứu về truyện ngắn các tác giả nữ sau 1986, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu tìm hiểu cụ thể những vấn đề được các nhà văn nữ quan tâm thể hiện. Từ đó góp phần chỉ ra những nét mới mẻ và những đóng góp của các tác giả nữ. 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 14:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan