Truyện ngắn trần thị trường trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn việt nam sau năm 1986

120 461 4
Truyện ngắn trần thị trường trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn việt nam sau năm 1986

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO TRƯờng đại học vinh ---------*******------- Trần thị trà giang Truyện ngắn trần thị trờng trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn việt nam sau 1986 Chuyên ngành: lí luận văn học Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: pgs.ts. đinh trí dũng Vinh: 2010 2 LỜI CẢM ƠN Thực hiện nghiên cứu đề tài “Truyện ngắn Trần Thị Trường trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986”, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Trí Dũng - Khoa Ngữ văn - Trường Đại Học Vinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điệu kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học - Trường Đại Học Vinh, đã có đã có nhiều góp ý chân tình, sâu sắc cho tôi trong quá trình thực hiện công trình này. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè - những người luôn dành tình cảm ủng hộ, động viên tôi nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả Trần Thị Trà Giang 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử vấn đề .2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu .6 5. Đóng góp mới của luận văn .6 6. Cấu trúc luận văn .6 Chương 1. BỨC TRANH TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986 VÀ ĐÓNG GÓP CỦA TRUYỆN NGẮN TRẦN THỊ TRƯỜNG 7 1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội .7 1.2. Bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1986 10 1.3. Vị trí của truyện ngắn Trần Thị Trường .18 1.3.1. Vài nét về cuộc đời con người 18 1.3.2. Đóng góp của truyện ngắn Trần Thị Trường .21 Chương 2. ĐÓNG GÓP CỦA TRUYỆN NGẮN TRẦN THỊ TRƯỜNG TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 25 2.1. Cái nhìn mới về cuộc đời và con người 25 2.1.1. Cái nhìn về cuộc đời và con người trong văn học trước đổi mới .25 2.1.2. Cái nhìn mới về cuộc đời và con người trong truyện ngắn Trần Thị Trường .30 2.1.2.1. Cái nhìn mới về cuộc đời trong truyện ngắn Trần Thị Trường 32 2.1.2.2. Cái nhìn mới về con người trong truyện ngắn Trần Thị Trường 43 2.2. Cảm hứng sáng tạo mới mẻ 58 2.2.1. Cảm hứng sáng tạo trong văn xuôi Việt Nam 1945-1975 58 2.2.2. Cảm hứng sáng tạo trong truyện ngắn Trần Thị Trường 60 2.2.2.1. Cảm hứng ngợi ca .60 2.2.2.2. Cảm hứng thân phận con người cá nhân 62 5 2.3. Hệ đề tài trong truyện ngắn Trần Thị Trường 65 2.3.1. Đề tài trong văn xuôi Việt Nam từ 1945-1975 .65 2.3.2. Hệ đề tài mới trong văn xuôi sau 1986 .67 2.3.3. Đề tài trong truyện ngắn Trần Thị Trường .71 2.3.3.1. Đề tài thường gặp trong truyện ngắn của Trần Thị Trường .71 2.3.3.2. Đổi mới của Trần Thị Trường trong khai thác xử lý đề tài 73 Chương 3. ĐÓNG GÓP CỦA TRUYỆN NGẮN TRẦN THỊ TRƯỜNG TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT .77 3.1. Đóng góp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật 77 3.1.1. Khái niệm .77 3.1.2. Thế giới nhân vật đàn ông 78 3.1.3. Thế giới nhân phụ nữ 83 3.2. Đóng góp về giọng điệu .87 3.2.1. Khái niệm .87 3.2.2. Giọng trữ tình sâu lắng .89 3.2.3. Giọng giãi bày tâm sự .93 3.2.4. Giọng thâm trầm triết lý .94 3.3. Đóng góp về ngôn ngữ trần thuật .96 3.3.1. Khái niệm .96 3.3.2. Sử dụng ngôn ngữ trần thuật linh hoạt .98 3.3.3. Sử dụng ngôn ngữ trần thuật giản dị, đời thường .100 3.4. Đóng góp trong việc tổ chức câu văn .102 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, lịch sử dân tộc đã bước sang một trang mới. Theo đó văn học sau 1975 đến nay cũng có nhiều sự đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu đáng khẳng định. Đặc biệt từ tháng 12-1986 đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI phát động công cuộc đổi mới. Sự kiện này tác động sâu sắc tới hầu khắp mọi lĩnh vực thuộc đời sống xã hội: kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật. Yêu cầu đổi mới trở thành nếp sống cho mọi ngành, mọi người. Đường lối đổi mới do đại hội VI vạch ra đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, của văn học nghệ thuật. Văn xuôi Việt Nam phát triển khởi sắc, trong đó truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại gặt hái được nhiều thành công. Truyện ngắn với những cách tân về nội dung và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho nền văn học nước nhà nhiều khí sắc mới. Cùng với sự vững vàng và chín chắn của những nhà văn được nhắc tới với vai trò của lớp người đi tiên phong như: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng…là sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ đầy triển vọng như: Lê Lựu, Dương Thu Hương, Chu Lai, Nguyễn Huy Thiệp, Lưu Minh Sơn, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Minh Khuê, Trần Thị Trường, Hồ Anh Thái…Một trong số đó Trần Thị Trường là nhà văn có sức viết khoẻ và đặc biệt có duyên với truyện ngắn. 1.2. Trần Thị Trường xuất hiện trên văn đàn vào những năm đầu của thập kỉ 90 thế kỉ XX. Có trong tay hai cuốn tiểu thuyết, năm tập truyện ngắn và rất nhiều bài báo cống hiến cho bạn đọc những quan sát và hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Gần đây, nhà văn còn đang thử sức mình trong cả lĩnh vực kịch bản sân khấu. Truyện ngắn là lĩnh vực mà nhà văn nữ này đã có nhiều thành công, được độc giả hào hứng đón nhận. Nghiên cứu truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn sau 1986 hiện nay rất được chú trọng nhưng truyện ngắn của Trần Thị Trường vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách 7 có hệ thống. Truyện ngắn của chị vì thế vẫn còn hàm chứa nhiều điều bí ẩn đang rất cần được khám phá, chú ý hơn nữa. 1.3. Tìm hiểu Truyện ngắn Trần Thị Trường trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986, trước hết, chúng ta thấy được nét riêng của truyện ngắn Trần Thị Trường trong bức tranh văn học Việt Nam sau 1986. Qua đó, góp phần tìm hiểu phong cách truyện ngắn của một nhà văn nữ trong một giai đoạn văn học có nhiều biến động. Đồng thời, góp thêm những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu học tập giảng dạy về mảng văn học sau 1975 trong nhà trường được thuận lợi. Trên đây là những lý do để chúng tôi chọn đề tài “Truyện ngắn Trần Thị Trường trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986”. 2. Lịch sử vấn đề Truyện ngắn Trần Thị Trường đã và đang được độc giả tiếp nhận và quan tâm. Người ta dễ nhận thấy ở nữ nhà văn này có một vốn hiểu biết, vốn sống phong phú và nhiều nét sắc sảo, độc đáo trong sáng tác. Từ 1989-2006 chị đã liên tục sáng tác những tác phẩm có giá trị. Những tác phẩm xuất sắc ấy đã nhận được nhiều giải thưởng lớn của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (2002), Hội nhà văn Việt Nam (2003). Song có một thực tế là giới nghiên cứu, phê bình hầu như chưa quan tâm đúng mức tới truyện của chị. Khảo sát và tìm hiểu lịch sử vấn đề truyện ngắn Trần Thị Trường tư liệu còn rất ít, chỉ có một số bài báo giới thiệu về nhà văn nói chung, ngoài ra các chuyên luận mang tính chất nghiên cứu hầu như chưa có. 2.1. Nguyễn Việt Chiến trong bài viết “Trần Thị Trường, nhà văn của phái đẹp” đã có những đề cập ban đầu về nhà văn với thành công đầu tay là cuốn tiểu thuyết Lời cuối cho em (1989). Từ góc nhìn về cuộc đời và tác phẩm đầu tay của nhà văn, Nguyễn Việt Chiến đã khẳng định: “Đọc tác phẩm của chị thì thấy đó là nhà văn luôn đồng cảm và ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ. Với chị khi các nhân vật này đau khổ cũng đẹp, bị vùi dập cũng đẹp, chung thuỷ cũng đẹp và ngoại hình cũng đẹp. Đến với các nhân vật đó, độc giả sẽ 8 chia sẻ với họ, vì mỗi người phụ nữ đều có một đời sống tinh thần sâu kín của họ”. Bài viết mới chỉ dừng lại ở mức độ đề cập khái quát về nhà văn và tiểu thuyết “Lời cuối cho em”, chưa đi sâu, khái quát được các mảng đề tài và thể loại khác của nhà văn đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. 2.2. Bài viết của Thu Hà nhan đề “Trần Thị Trường với Tình như chút nắng” lại tập trung ghi nhận một cuốn sách tập hợp hơn 27 truyện ngắn được nhà văn sáng tác trong thời gian gần đây với ăm ắp hơi thở cuộc sống đương đại: ồn ào, gấp gáp nhưng để lại nhiều khoảng trống và rỗng trong tâm hồn con người. Vốn viết nhiều và thành thục với những trang miêu tả tâm trạng của nữ giới, trong Tình như chút nắng Trần Thị Trường dành ra khá nhiều trang khai thác nỗi lòng của người phụ nữ trong hoàn cảnh thiếu tình yêu, thiếu sự chia sẻ, cảm thông trước những áp lực của cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, nhà văn còn thể hiện “Những suy ngẫm của mình về những vấn đề lớn lao hơn của đất nước, của thời cuộc qua những truyện ngắn lớn hay thế sự như: Sóng nhồi vào sóng, Sóng vỗ mạn thuyền, Ngày cuối cùng của dâm phụ, Chúng ta đang ở ga nào? Còn lại, lẫn vào trong tập là một vài truyện mang dáng dấp của ký, dấu vết của con người nhà báo trên một nhà văn Trần Thị Trường như Cò đậu cành mềm…hay những truyện không giàu có chi tiết nhưng ngập tràn cảm xúc và hoài niệm như Thời gian ngoảnh mặt, thể hiện đời sống nội tâm mong manh và tinh tế của một người phụ nữ yêu văn chương nhưng từng gặp không ít long đong với nghiệp cầm bút”. Dễ dàng nhận thấy trang viết của tác giả Thu Hà chỉ dừng lại ở những đánh giá ban đầu về một tập truyện cụ thể, chưa đủ để khái quát giá trị đặc sắc trong sáng tác ở thể loại tự sự cỡ nhỏ dưới ngòi bút Trần Thị Trường. 2.3. Nguyễn Thụy Kha trong bài viết: “Bốn văn nghệ sĩ tuổi Dần mà tôi biết” cũng có những đề cập ban đầu về nhà văn Trần Thị Trường “Mạnh mẽ, xốc vác và ý chí lạ thường”. Nhưng bài viết cũng mới chỉ là nhìn nhận một 9 cách chung chung về bản thân nhà văn, chưa có sự tìm hiểu sâu sắc về sáng tác của chị. 2.4. Nguyễn Xuân Khánh (tác giả của bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Hồ Quý Ly) có bài “Nhân đọc truyện ngắn Trần Thị Trường” đã khẳng định “Trần Thị Trường là nhà văn có nhiều khả năng miêu tả tâm tưởng của người phụ nữ. Một phụ nữ đã luống tuổi, khi một chút gió mùa thức dậy đã làm thức dậy trong lòng chị những khát khao ấm áp…”. Từ đó tác giả Nguyễn Xuân Khánh đã chỉ ra được 3 mảng đề tài trong truyện ngắn của Trần Thị Trường: Dòng truyện lịch sử “nhà văn đã biết khai thác lịch sử để làm phong phú cho tập truyện của mình”, tiếp đến là những truyện ngắn xoay quanh tâm trạng của tầng lớp thị dân thời hiện đại “một bi kịch về một người đàn bà làm giám đốc một vấp váp tình yêu giữa hai nền văn hóa khác nhau, một người đàn ông yêu vợ nhưng vẫn tơ tưởng đến cô hàng xóm đã lấy chồng…” cuối cùng, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh chỉ ra mảng đề tài thứ ba trong truyện ngắn Trần Thị Trường: đó là những bút ký, kỷ niệm, truyện mang nhiều chất ký “Tháng sáu là cảm nghĩ hoài niệm suy ngẫm của một con người hoạt đọng trước bàn phím máy tính, Cò đậu cành mềm là cái tình người của một ông già huyền thoại…” Từ góc độ bao quát một tập truyện cụ thể tác giả Nguyễn Xuân Khánh đã đề cập tới một lối viết “truyện có duyên, khi đọc xong vẫn dư âm cảm giác ấm áp và nhân hậu” ở nhà văn Trần Thị Trường. Bên cạnh việc chỉ ra 3 mảng đề tài trong truyện ngắn Trần Thị Trường tác giả của bài viết đã có những cảm nhận ít nhiều về phong cách truyện ngắn của nhà văn. Nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở một góc nhìn rất khái quát, chưa có những khám phá cụ thể, sâu sắc, chưa chỉ ra được những đặc sắc trong phong cách truyện của nhà văn Trần Thị Trường. 2.5. Ở một vị thế khác, với tư cách là một người yêu mến và am hiểu về thế hệ nhà văn sau 1986, nhà văn Tô Hoài cũng đã có những phát hiện về nét nổi bật trong phong cách viết của Trần Thị Trường: “Một thể hiện có phong cách riêng, 10 . góp mới của luận văn. Đặt truyện ngắn Trần Thị Trường trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam sau 1986 để nghiên cứu, lần đầu tiên truyện ngắn Trần Thị Trường. trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986, trước hết, chúng ta thấy được nét riêng của truyện ngắn Trần Thị Trường trong bức tranh văn học Việt

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan