Tìm hiểu quá trình chia tách của đạo kittô từ thế kỳ v đến thế kỷ XVI

75 533 0
Tìm hiểu quá trình chia tách của đạo kittô từ thế kỳ v đến thế kỷ XVI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Thị Phơng Khoá luận tốt nghiệp trờng đại học vinh khoa Lịch Sử === === luận văn tốt nghiệp Đề tài: T ìm hiểu quá trình chia tách của đạo kitô từ thế kỷ V đến thế kỷ XVI Chuyên ngành lịch sử thế giới Giáo viên hớng dẫn: ThS Bùi Văn Hào Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phơng Lớp : K42B1 Vinh, 2005 = = K42 - Đại học Vinh1 Nguyễn Thị Phơng Khoá luận tốt nghiệp Lời cảm ơn. Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đợc nhiều sự giúp đỡ. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử; đặc biệt là thầy giáo hớng dẫn Thạc sĩ Bùi Văn Hào, ngời đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn th viện Quốc Gia Hà Nội, Viện nghiên cứu Đông Nam á, trờng Đại học Quốc Gia Hà Nội, trờng Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Th viện tỉnh Nghệ An, Th viện trờng Đại học Vinh và Th viện khoa Lịch Sử đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc tìm t liệu. Vì thời gian và nguồn t liệu có hạn, bản thân còn chập chững trên con đờng nghiên cứu khoa học nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đợc sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn. Tác giả: Nguyễn Thị Phơng ************************************** K42 - Đại học Vinh2 Nguyễn Thị Phơng Khoá luận tốt nghiệp Mục lục. Mở đầu: Trang 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Phạm vi đề tài 6 4. Phơng pháp nghiên cứu 6 5. Bố cục đề tài 6 Nội dung: Chơng 1. Khái quát về cơ sở ra đời, sự ra đời của đạo Kitô. 1.1. Cơ sở ra đời 7 1.2. Sự ra đời. 12 Chơng 2. Quá trình chia tách lần thứ nhất của đạo Kitô (từ thế kỷ V đến thế kỷ XI) 2.1. Sự phát triển của đạo Kitô từ thế kỷ I đến thế kỷ V ( từ khi ra đời cho đến khi trở thành quốc giáo). 18 2.2. Nguyên nhân và quá trình chia tách của đạo Kitô lần thứ nhất 36 2.3. Sự phát triển của hai giáo phái: Công giáo và Chính thống giáo từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV 40 Chơng 3. Phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời của giáo phái mới - Đạo Tin lành. 3.1. Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo ở Châu Âu (thế kỷ XVI) 47 3.2. Một số cuộc cải cách tôn giáo tiêu biểu 56 3.3. Sự ra đời của giáo phái mới - Đạo Tin lành 69 Kết luận. 72 Tài liệu tham khảo 74 K42 - Đại học Vinh3 Nguyễn Thị Phơng Khoá luận tốt nghiệp Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội , là sự phản ánh một cách xuyên tạc và lộn ngợc vào đầu óc con ngời ta những lực lợng tự nhiên, xã hội đang thống trị họ. Họ tin rằng bên cạnh thế giới hiện thực còn tồn tại một lực lợng siêu nhiên và chính lực lợng này đang chi phối đến vận mệnh con ngời. Và từ trớc đến nay, ngời ta chủ yếu tập trung phân tích tính tiêu cực của tôn giáo, đúng nh Mác nói : "Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của một thế giới không có trái tim, cũng giống nh nó là tinh thần của một trạng thái không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây,các nhà nghiên cứu đã có những đánh giá khách quan hơn về tôn giáo (kể cả mặt tích cực lẫn tiêu cực). Bởi vì xét cho cùng thì tôn giáo là yếu tố không thể thiếu đợc của văn hoá cộng đồng. Mặc dù các tôn giáo khác nhau về địa lý, khác nhau về niềm tin nhng đều có mẫu số chung là hớng thiện. Trên thế giới hiện nay có nhiều tôn giáo, mỗi khu vực, mỗi quốc gia chịu ảnh hởng của một số tôn giáo khác nhau. Riêng Kitô giáo thì đây là môt trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới, với số tín đồ đông đảo nhất (chiếm khoảng gần 1/3, hơn 1/4 tổng dân số thế giới). Đạo Kitô ra đời vào những năm tiếp giáp công nguyên, khi mà ở đó còn tồn tại chế độ nô lệ. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử cũng nh với các tôn giáo khác, đạo Kitô đã có nhiều biến đổi, những điều chỉnh nhất dịnh để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. Do đó từ một tôn giáo ta thờng gọi là đạo Kitô ( đạo Cơ đốc, nói chính xác hơn là các đạo Ki tô - tức là các tôn giáo cùng thờ một vị chúa Giêsu Crit), dần dần nó chia tách thành các giáo phái mới và tồn tại một cách độc lập nh Chính thống giáo, Công giáo (còn gọi là Cơ đốc giáo, Thiên chúa giáo) và đạo Tin lành. K42 - Đại học Vinh4 Nguyễn Thị Phơng Khoá luận tốt nghiệp Bản thân s chia tách này một mặt phản ánh sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử đối với tôn giáo . Mặt khác nó là kết quả của quá trình biến đổi, phát triển để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới . Thông qua việc tìm hiểu quá trình chia tách của đạo Kitô từ thế kỉ V đến thế ki XVI cho phép chúng ta có một cách nhìn tổng thể các giai đoạn phát triển cũng nh đặc điểm của tôn giáo này qua các thời kỳ lịch sử. Đồng thời giúp chúng ta nắm vững hơn mối quan hệ , tác động qua lại giữa tôn giáo với các vấn đề khác nh chính trị, văn hoá,xã hội . Hiện nay, trên đất nớc chúng ta tồn tại một lúc nhiều tôn giáo nh đạo Thiên chúa, đạoTin lành, đạo Phật, đạo Hoà Hảo, đạo Cao Đài . Đảng và Nhà nớc ta chủ trơng tự do tín ngỡng. Tuy nhiên, một số phần tử phản động đã lợi dụng tôn giáo để chia rẽ, kích động quần chúng nhân dân. Do đó việc tìm hiểu tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng một mặt sẽ góp phần giữ vững khối đoàn kết toàn dân, mặt khác giúp cho mỗt chúng ta có thể tránh đợc những hành động có tính chất mê tín dị đoan một hiện tợng khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài khoá luận là:"Tìm hiểu quá trình chia tách của đạo Kitô từ thế kỷ V đến thế kỷ XVI". 2. Lịch sử vấn đề. Về tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng từ trớc tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong cũng nh ngoài nớc nh: "Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo"của V.I Lênin, "Lịch sử ba tôn giáo thế giới"của L- ơng Thị Thoa, hay "Mời tôn giáo lớn trên thế giới"do Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên) . Riêng nghiên cứu về đạo Kitô nói chung thì đây là vấn đề khá hấp dẫn và lý thú. Đặc biệt nghiên cứu về quá trình chia tách của đạo Kitô từ thế kỷ V đến thế kỷ XVI là đề tài có nhiều điều mới mẻ. Hiện nay cũng có rất nhiều K42 - Đại học Vinh5 Nguyễn Thị Phơng Khoá luận tốt nghiệp chuyên khảo phân tích cơ sở ra đời, sự ra đời cũng nh giáo lý, giáo luật, cách thực hành đạo .Song tài liệu về quá trình chia tách của đạo Kitô thì cha nhiều. Trong tác phẩm "Lịch sử ba tôn giáo thế giới"của Lơng Thị Thoa - NXB Giáo dục 2000; tác giả đã đề cập đến cơ sở ra đời, sự ra đời cũng nh giáo lý, giáo luật trong đó ít nhiều đề cập đến sự khác nhau giữa Công giáo với Chính thống giáo cũng nh với đạo Tin lành. Trong tác phẩm "Mời tôn giáo lớn trên thế giới" của tác giả Hoàng Tâm Xuyên - NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội 1999, trong đó tác giả đề cập khái quát về Kitô giáo nh về chúa Giêsu, bối cảnh ra đời, đặc điểm tín ngỡng và tác giả cũng đề cập đến sự chia rẽ của giáo hội, phong trào cải cách tôn giáo . Hay trong tác phẩm "Tôn giáo thế giới và Việt Nam"của tác giả Mai Thanh Hải - NXB Công an nhân dân 1998, tác giả đã đề cập khá nhiều về đạo Kitô (chủ yếu nói về đạo Chính thống và đạo Tin lành), nhất là ở Việt Nam. Từ những tài liệu mà chúng tôi có dịp tiếp cận, chúng tôi quyết định chọn đề tài "Tìm hiểu quá trình chia tách của đạo Kitô từ thế kỷ V đến thế kỷ XVI" với cái nhìn tổng quát từ nhiều khía cạnh khác nhau. 3. Phạm vi đề tài. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: - Cơ sở ra đời và sự ra đời của đạo Kitô. - Sự chia tách của đạo Kitô lần thứ nhất. - Phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời của giáo phái mới - Đạo Tin lành 4. Phơng pháp nghiên cứu. K42 - Đại học Vinh6 Nguyễn Thị Phơng Khoá luận tốt nghiệp Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phơng pháp lôgic - lịch sử. Ngoài ra trong quá trình xử lý t liệu, chúng tôi còn kết hợp với một số phơng pháp khác nh phơng pháp so sánh, đối chiếu, thống kê . 5. Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm có 3 chơng sau: Chơng 1: Khái quát về cơ sở ra đời, sự ra đời của đạo Kitô. Chơng 2: Qúa trình chia tách lần thứ nhất của đạo Kitô (từ thế kỷ V đến thế kỷ XI). Chơng 3: Phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời của giáo phái mới- Đạo Tin lành. K42 - Đại học Vinh7 Nguyễn Thị Phơng Khoá luận tốt nghiệp Nội dung. Chơng 1. Khái quát về cơ sở ra đời, sự ra đời của đạo Kitô. 1.1. Cơ sở ra đời. Mỗi một tôn giáo ra đời đều xuất phát từ những cơ sở nhất định của nó. Nếu nh đạo Phật ra đời dựa trên cơ sở xã hội là: Xã hội ấn Độ trớc khi đạo Phật ra đời và phân hoá giai cấp sâu sắc, với đạo Bàlamôn là quốc đạo. Đạo Bàlamôn phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp: Tăng lữ Bàlamôn, quý tộc, th- ơng nhân và ngời lao động tự do, nô lệ và thợ thuyền. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt, tầng lớp nô lệ và thợ thuyền bị áp bức bóc lột thậm tệ ngày càng căm ghét tầng lớp tăng lữ và quý tộc, đòi hỏi cuộc sống tự do, bình đẳng. Và nếu nh đạo Hồi ( tức đạo Ixlam) ra đời dựa trên cơ sở kinh tế, chính trị, tôn giáo: Hồi giáo ra đời cùng với quá trình xã hội ả Rập bớc vào phân hoá giai cấp sâu sắc làm nảy sinh nhu cầu tín ngỡng từ đa thần giáo sang độc thần. Giai cấp chủ nô thống trị xã hội đang có nhu cầu thống nhất các bộ lạc thành nhà nớc tập trung, có đủ sức mạnh để kiểm soát tuyến đờng buôn bán từ Đông sang Tây. Hay Phật giáo Hoà Hảo ra đời dựa trên cơ sở xã hội, tôn giáo Thì đạo Kitô ra đời cũng dựa trên những cơ sở của nó. Đó là cơ sở kinh tế - xã hội, cơ sở triết học, cơ sở thần học Do Thái và sự hoà trộn nhiều yếu tố tôn giáo, tín ngỡng, phong tục tập quán. Để hiểu rõ chúng ta sẽ tìm hiểu từng cơ sở cụ thể: 1.1.1. Cơ sở kinh tế xã hội. Lịch sử Rôma từ thế kỷ VI đến thế kỷ III trớc công nguyên là thời đại cộng hoà, một thời kỳ lịch sử xảy ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa bình dân K42 - Đại học Vinh8 Nguyễn Thị Phơng Khoá luận tốt nghiệp Plep và quý tộc chủ nô Pơtơrixi, thời kỳ nền cộng hoà đợc thiết lập khá vững chắc, nền kinh tế Đại điền trang (Latiphunđia) xuất hiện và phát triển. Đồng thời đây cũng là thời kỳ giai cấp thống trị chủ nô Rôma liên tục mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài bằng các cuộc chiến tranh xâm lợc. Đến đầu công nguyên, Rôma đã là một đế quốc lớn trải dài từ Đông sang Tây, bao gồm toàn bộ bán đảo Italia, Lỡng Hà, Ai Cập, Bắc Phi, Tiểu á và nhiều quốc gia vùng Địa Trung Hải. Nhng đế quốc này cho dù ở thời kỳ thịnh nhất cũng không phải là Thái bình thịnh thế, danh khác với thực, bởi vì trong đế quốc này mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị Rôma với giai cấp thống trị các tỉnh, mâu thuẫn giữa ngời Rôma với các dân tộc khác rất gay gắt. Đối với các cuộc khởi nghĩa của các dân tộc, dẹp yên đợc chỗ này chỗ khác lại vùng lên liên miên không ngớt. Chính vì vậy mà đế quốc lớn mạnh này lâm vào tình trạng tan rã. Vùng Palextin cách Rôma rất xa, đông từ vịnh Ba T đến phía tây biên giới Ai Cập, trong lịch sử đã trải qua bao thời kỳ binh đao khói lửa kinh hoàng. Từ 20 thế kỷ trớc công nguyên, trớc sau nó đã bị chiếm đóng, dày xéo của ngời Acmênia, ngời Xích và ngời Ai Cập. Thế kỷ XV trớc công nguyên, ngời Hêbrô (còn gọi là ngời Ebrai, sau chỉ ngời Ixraen, tức là dân tộc Do Thái ngày nay) bắt đầu tiến vào mảnh đất Canaan tơi đẹp, hơn thế các thổ dân Canada và ngời Phênixi đã tiến hành các cuộc chiến tranh liên miên, thế kỷ XIII trớc công nguyên, ngời Ai Cập đã chinh phục lại khu vực này, nhng sự thống trị của nó về sau lại bị ngời Phênixi của một dân tộc mới lật đổ, đế quốc Ai Cập bị diệt vong rất nhanh. Bắt đầu từ thế kỷ VIII trớc công nguyên trở đi, ngời Yasu, ngời Babilon, ngời Batơ lần lợt vào làm chủ Canaan, khiến cho dân tộc Do Thái ở vùng này nhiều lần bị tấn công và áp bức. Thế kỷ III trớc công nguyên, khu vực này trải qua sự thống trị của đế quốc Hi Lạp. Cuối cùng đến thế kỷ I trớc công nguyên đã trở thành một bộ phận của đế quốc Rôma. Lại nói về Rôma, có thể nói đến những thế kỷ đầu công nguyên (thế kỷ II I trớc công nguyên và thế kỷ I II sau công nguyên), thì đế quốc Rôma K42 - Đại học Vinh9 Nguyễn Thị Phơng Khoá luận tốt nghiệp đã trở thành một đế quốc hùng mạnh, một đế quốc đợc thiết lập bằng chiến tranh thu phục và dựa trên nền tảng của chế độ chiếm nô. Cũng thời kỳ này giai cấp thống trị chủ nô đã đặt ách thống trị trên phạm vi toàn đế quốc, nền kinh tế điền trang đặc biệt phát triển mạnh mẽ, ách thống trị của giai cấp thống trị chủ nô đối với dân chúng ngày càng nặng nề hơn bao giờ hết. Không phải chỉ có nô lệ mà ngay cả dân tự do các tỉnh nằm trong đế quốc cũng phải sống trong điều kiện bị ngợc đãi thậm tệ, họ bị lạm dụng và phải đóng đủ mọi thứ thuế, tạp dịch. Luật lệ nổi tiếng của hoàng đế Tibêriuxơ là cắt lông chứ đừng lột da thể hiện trong bức th gửi cho viên thái thú Ai Cập là Emili Rêctơ đã minh chứng cho sự tàn bạo của giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động. Nô lệ và dân nghèo trong đế quốc Rôma phải sống một cuộc sống vô cùng cực khổ dới hai tầng áp bức: một là gọng kìm thuế khoá của chính quyền hoàng đế Rôma, hai là sự bóc lột của bọn đi xâm chiếm và bọn quyền thế ở điạ phơng. Khắp nơi vang lên những tiếng nguyền rủa của nhân dân lao động đối với bọn thống trị. Hàng triệu nô lệ và dân nghèo coi chính quyền chủ nô là kẻ thù không đội trời chung với họ và họ đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa. Đáng kể là cuộc khởi nghĩa năm 136 132 trớc công nguyên và cuộc khởi nghĩa năm 104 99 trớc công nguyên trên đảo Xixin. Song lớn hơn cả là cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xpáctcuxơ lãnh đạo (năm 73 71 trớc công nguyên). Sau khi các phong trào đó thất bại, trong quần chúng nhân dân nảy sinh tâm trạng bi quan, chán nản, mệt mỏi. Chính trong tâm trạng tuyệt vọng và mệt mỏi đó, quần chúng lao khổ đã hớng tới một sự giải thoát, trông chờ vào sự giúp đỡ của lực lợng siêu nhiên là một vị thần hay một đấng cứu thế, mà có thể đánh đổ đế quốc Rôma, giải phóng nô lệ và dân nghèo khỏi ách thống trị của gia cấp chủ nô, xây dựng một vơng quốc công bằng, bình đẳng. Kitô giáo đã ra đời trong một hoàn cảnh xã hội nh thế. Chính vì vậy, ở buổi đầu Kitô giáo là tôn giáo của những ngời nô lệ, của những ngời nghèo khổ và những dân tộc không có quyền, bị nô dịch hay bị Rôma hoá[9;244]. K42 - Đại học Vinh10 . trình chia TáCH lần thứ nhất của đạo Kitô từ thế kỷ V đến thế kỷ XVI. 2.1. Sự phát triển của đạo Kitô từ thế kỷ I đến thế kỷ V. 2.1.1. Đạo Kitô từ khi. Chơng 2. Quá trình chia tách lần thứ nhất của đạo Kitô (từ thế kỷ V đến thế kỷ XI) 2.1. Sự phát triển của đạo Kitô từ thế kỷ I đến thế kỷ V ( từ khi ra

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan