Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946 2007)

120 983 7
Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ==== ==== phan thị thanh hiếu tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (1946 - 2007) Chuyên ngành: lịch sử thế giới Mã số: 60.22.50 luận văn thạc sĩ lịch sử Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn công khanh Vinh - 2008 1 mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngày 14/ 8/1945, vĩnh viễn đi vào lịch sử Nhật Bản với bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của nời đứng đầu đế quốc Nhật Bản - Thiên hoàng Hirohito. Nớc Nhật đã phải trả giá quá đắt về tham vọng của họ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự hoang tàn của Nhật Bản sau ngày kết thúc chiến tranh đến mức mà ngày nay kể lại nó giống nh những câu chuyện huyền thoại. Nhng ngời Nhật đã không chùn bớc trớc những mất mát đau th- ơng, đã biết tự vơn lên để rồi trở thành sự thần kì trong những năm 50 - 60 (XX). Vậy điều gì đã tạo nên sự thần kì đó? Cố Thủ tớng Nhật Bản Yoshida Shigeru cũng cho rằng: Quan trọng nhất ng ời Nhật là một giống có khả năng, với tiêu chuẩn giáo dục cao và hãnh diện về truyền thống của mình [21, tr.49]. Vì vậy, việc nghiên cứu những thành công trong lĩnh vực phát triển giáo dục của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai sẽ góp phần vào việc nhìn nhận một cách trực diện hơn những yếu tố làm biến đổi không ngừng n- ớc Nhật, từ vị trí gần nh bị bỏ quên trong con mắt của ngời phơng Tây, trở thành một đất nớc có ảnh hởng lớn trên thế giới. 1.2. Việt Nam và Nhật Bảnhai nớc có nhiều nét tơng đồng về văn hoá. Từ khi quan hệ giữa hai nớc chính thức đợc thiết lập (21/9/1973), đến nay đã hơn 30 năm qua, dù gặp không ít khó khăn, trở ngại, song quan hệ hợp tác giữa hai nớc đã có những bớc phát triển vững chắc trên tất cả các lĩnh vực trong đó giáo dục đợc xem là một trong những lĩnh vực trọng tâm hớng sang thế kỷ XXI. 1.3. Trong thời đại ngày nay, mặt bằng dân trí cùng với những đỉnh cao về trí tuệ là điều kiện quyết định để mỗi quốc gia tồn tại, phát triển bền vững trong cuộc cạnh tranh trí tuệ có tính chất toàn cầu. Giáo dục và đào tạo ngày 2 càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng - là một trong những nhân tố quyết định tơng lai của mỗi dân tộc. Trong số các nớc trên thế giới, Nhật Bản là nớc có nhiều thành công lớn trong giáo dục cũng nh kinh tế, lại có mối quan hệ lâu đời với Việt Nam. Do đó, việc đi sâu tìm hiểu về sự phát triển của giáo dục Nhật Bản sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Mặt khác, nền giáo dục Việt Nam cũng đang trong thời kỳ điều chỉnh cải cách. Vì vậy, những kinh nghiệm của Nhật Bản là những bài học tham khảo có ý nghĩa cho công cuộc đổi mới giáo dục của chúng ta. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Tìm hiểu nền giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay làm đề tài luận văn Thạc sỹ, với hi vọng góp phần nhỏ vào công việc nghiên cứu chính sách giáo dục cho sự phát triển của đất nớc và tăng thêm sự hiểu biết cho bản thân, phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Việc nghiên cứu Nhật Bản nói chung và giáo dục Nhật Bản nói riêng không chỉ mới phát triển mấy chục năm trở lại đây mà trên thực tế ngay từ trớc đó rất lâu, đặc biệt khi Nhật Bản đạt tới sự phát triển thần kì thì giáo dục trở thành đối tợng thu hút các nhà nghiên cứu trên thế giới. ở Việt Nam, những năm gần đây các học giả quan tâm nhiều hơn tới giáo dục của Nhật Bản trớc nhu cầu ngày càng cao trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Trong điều kiện cho phép chúng tôi mới chỉ tiếp cận đợc các bài viết, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nớc. Nguồn t liệu mà chúng tôi tiếp cận đợc gồm: sách tham khảo, sách chuyên khảo, luận án, các bài viết đăng trên các tạp chí (Nghiên cứu Nhật Bản, Nghiên cứu Đông Bắc á, tạp chí Khoa giáo .) 2.2. Dới đây là một số nguồn t liệu nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản mà chúng tôi tiếp cận đợc. 3 Tác phẩm Giáo dục Nhật Bản hiện đại, do Bộ Giáo dục Sài Gòn phát hành năm 1965, của tác giả Đoàn Văn An. Tác phẩm gồm 5 phần, giới thiệu khái quát những bớc phát triển của giáo dục Nhật Bản từ cổ đại đến cận - hiện đại, trên các mặt: hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học, hệ thống quản lý hành chính cũng nh cách thức tổ chức và phơng pháp dạy học ở các bậc học. Từ đó, tác giả rút ra một số đặc điểm của giáo dục Nhật Bản. Đây thực sự là một tác phẩm rất có giá trị, nhất là về phơng pháp đề cập vấn đề đợc chúng tôi tham khảo trên nhiều góc độ. Trong cuốn Nhật Bản ngày nay , do Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 1991, trình bày một cách khái quát về tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản trong đó nền giáo dục từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đợc trình bày trên các phơng diện nh hệ thống giáo dục, cách thức quản lý giáo dục, về nội dung, mục đích và cả những xu hớng cải cách giáo dục Nhật Bản hớng sang thế kỷ XXI. Trong tác phẩm Cải cách ở Nhật Bản trong những năm 1945 - 1951, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1999, của tác giả Hoàng Thị Minh Hoa, trình bày về công cuộc cải cách của Nhật Bản trên tất cả mọi lĩnh vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó cải cách giáo dục đợc xem là một trong những cải cách hiệu quả nhất. Với sự ra đời của Đạo luật về giáo dục, hệ thống giáo dục mới, nền giáo dục Nhật Bản đã thực sự có những bớc phát triển về chất so với thời kỳ trớc và trong đại chiến tranh thế giới hai. Cuốn Hiện đại hoá giáo dục Nhật Bản , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001, do tác giả Phạm Minh Hạc chủ biên. Trong đó tác giả đã trình bày về quá trình hiện đại hoá nền giáo dục Nhật Bản bắt đầu từ Minh Trị - Duy tân. Tác giả nhấn mạnh hiện đại hoá giáo dục là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình hiện đại hoá đất nớc. Trong cuốn Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002, do GS. VS. Phạm Minh Hạc chủ biên, trong đó đã nhấn mạnh đến những xu thế phát triển của giáo dục thế giới trong thế kỉ XXI, đi sâu vào giới thiệu nền giáo dục của một số nớc trên thế giới, trong 4 đó nền giáo dục Nhật Bản đợc trình bày khá hệ thống từ thực trạng những năm 80 (XX) và một số phơng hớng của giáo dục Nhật Bản hớng sang thế kỉ XXI. Đây là một tác phẩm hấp dẫn và bổ ích cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Trong bài viết Cải cách giáo dục ở một số n ớc Đông á, của PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí, đăng trên tạp chí Khoa giáo, số 3, năm 2007, tác giả đã trình bày về công cuộc cải cách giáo dụcNhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nớc Đông Nam á, trong đó cải cách giáo dục của Nhật Bản đợc tác giả trình bày trên nhiều góc độ. Trong bài viết Về tình hình giáo dục Nhật Bản hiện nay và những mục tiêu cải cách ở thế kỉ XXI, của tác giả Ngô Hơng Lan, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản - Đông Bắc á, số 3 (33), năm 2001. Trong bài viết này tác giả chia làm hai phần, phần đầu tác giả trình bày về thực trạng của giáo dục Nhật Bản, đó là bạo lực học đờng, học sinh bỏ học ngày càng tăng đặc biệt là ý thức học tập của giới trẻ Nhật Bản ngày nay. Phần thứ hai, tác giả nêu những nguyên nhân và hậu quả của thực trạng trên. Từ đó đề ra một số mục tiêu cho công cuộc cải cách giáo dục trong bối cảnh mới. Một mặt để ứng phó với tình hình trên, mặt khác, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu trong thế kỷ XXI. Một số bài viết: Vài nét về giáo dục phổ thông Nhật Bản , của tác giả Trần Mạnh Cát, dăng trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 3, năm 1995; Giáo dục đại học ở Nhật Bản, của tác giả Hoa L, in trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 4 (8), năm 1996; Một số vấn đề của giáo dục phổ thông ở Nhật Bản và so sánh với Việt Nam , in trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản - Đông Bắc á, số 6 (42), năm 2002, của tác giả Ngô Hơng Lan .và một số cuốn sách, bài viết khác cũng quan tâm đến vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu với nhiều quan điểm, nhiều góc độ và cấp độ tiếp cận khác nhau. Những công trình trên là cơ sở, nguồn t liệu quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài này. 5 Từ góc độ lịch sử, tác giả đề tài tập trung trình bày một cách có hệ thống nền giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của nền giáo dục Nhật Bản. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hớng tới làm rõ một số vấn đề sau: - Tác giả luận văn tập trung trình bày có hệ thống các vấn đề cơ bản về sự phát triển của giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đây là giai đoạn giáo dục Nhật Bản phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, giáo dục Nhật Bản đã và đang đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản. - Nghiên cứu nền giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về đờng lối phát triển giáo dục của Nhật Bản. Từ đó, giúp Việt Nam chúng ta có những kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách phù hợp cho công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Giáo dục đợc xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát kinh tế - xã hội của Nhật Bản. Do vậy, việc nghiên cứu giáo dục Nhật Bản giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là nhiệm vụ khoa học và cần thiết, làm tăng thêm hiểu biết về một lĩnh vực cụ thể của nớc này. Đồng thời, qua đó giúp chúng tôi nhận thức một cách đầy đủ hơn về vai trò của giáo dục Nhật Bản đối với sự phát triển của đất nớc. Trên cơ sở đó, đề tài nhằm giải quyết những nhiệm vụ chính sau: - Trình bày về một số nhân tố chi phối nền giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. - Trên cơ sở trình bày về sự phát triển giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay trên các mặt nh: cơ cấu hệ thống giáo dục, cơ cấu hệ thống quản lý hành chính. Qua đó, tác giả cố gắng làm rõ vai trò của giáo dục Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc này. 6 - Từ việc trình bày về nền giáo dục Nhật Bản trên tất cả các mặt, tác giả cũng cố gắng rút ra một số nhận xét về nền giáo dục Nhật Bản và những kinh nghiệm mà giáo dục Việt Nam có thể học tập. 4. Giới hạn của đề tài Đề tài: Tìm hiểu nền giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đợc giới hạn bởi hai mặt sau: 4.1. Về thời gian Thời gian của luận văn đợc giới hạn bởi mốc mở đầu là từ năm 1946, với cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, thực hiện chế độ giáo dục dân chủ - mở ra một trang sử mới trong lịch sử phát triển của giáo dục Nhật Bản. Và mốc kết thúc là năm 2007, Nhật Bản đang thực hiện công cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba, hớng giáo dục sang thế kỉ XXI. 4.2. Về nội dung Tác giả luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển của giáo dục Nhật Bản từ sau năm 1945 đến 2007. Trong luận văn, tác giả trình bày về một số nhân tố chi phối nền giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Qua đó, tác giả rút ra một số nhận xét và nêu lên những kinh nghiệm qua sự phát triển của giáo dục Nhật Bảngiáo dục Việt Nam có thể học tập. 5. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn t liệu Luận văn đợc tiến hành chủ yếu trên cơ sở nguồn t liệu tại Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á, Th viện trờng Đại học s phạm Hà Nội, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện chiến lợc và chơng trình giáo dục . Các nguồn t liệu về lịch sử Nhật Bản, Luận án Tiến sỹ ngành lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các sách, báo, tài liệu tham khảo của các tác giả trong nớc liên quan đến đề tài. 7 Luận án cũng truy cập các thông tin, nguồn tài liệu trên mạng Internet. Đó là một số nguồn t liệu cơ bản mà tác giả luận văn tiếp cận đợc để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. 5.2. Phơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở nguồn t liệu tiếp cận đợc, chúng tôi sử dụng các phơng pháp nghiên cứu chủ yếu nh: phơng pháp lịch sử, phơng pháp lịch sử kết hợp phơng pháp lôgic. Ngoài ra, do yêu cầu của đề tài, luận văn còn sử dụng các phơng pháp tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh và suy luận để giải quyết vấn đề mà luận văn đặt ra. Từ các nguồn t liệu tiếp cận đợc, với những phơng pháp nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn cố gắng khai thác và sử dụng thông tin một cách khách quan và trung thực. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình tập hợp, hệ thống hoá các nguồn t liệu và những kết quả nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản từ sau năm 1945 đến 2007, với nguồn t liệu này, luận văn phần nào giúp chúng ta có đợc cái nhìn tổng quan và hiểu biết thêm về lịch sử phát triển của nền giáo dục Nhật Bản. - Trên cơ sở nguồn t liệu tiếp cận đợc, tác giả luận văn xác định đợc những nhân tố chi phối đến nền giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Luận văn cũng rút ra một số nhận xét về nền giáo dục nớc này. Sự phát triển của giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là phần nội dung chủ yếu của luận văn. Thông qua những nội dung đó, luận văn phần nào làm rõ vai trò của giáo dục Nhật Bản đối với sự phát triển đất nớc. Đồng thời giúp chúng ta rút ra đợc một số kinh nghiệm và xây dựng đờng lối phù hợp cho công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. - Là đề tài nghiên cứu lịch sử theo hớng chuyên đề, luận văn trớc hết phục vụ cho việc giảng dạy, biên soạn bài giảng, sau nữa là nguồn t liệu quan trọng về lịch sử phát triển của nền giáo dục Nhật Bản. 7. Bố cục luận văn 8 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chơng: Chơng 1. Những nhân tố chi phối nền giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Chơng 2. Sự phát triển của giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Chơng 3. Một số nhận xét về nền giáo dục Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Nội dung Chơng 1 Những nhân tố chi phối nền giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay 9 1.1. Nhân tố bên trong 1.1.1. Truyền thống giáo dục Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung, với tổng diện tích gần 37,79 vạn km 2 . Dân số theo thống kê năm 2008 là 126,92 triệu ngời. Mật độ dân số trung bình khoảng 34,23 ngời trên km 2 . Nhật Bản nằm cách xa đất liền nên điều kiện địa lý rất bất lợi. Với hai dòng hải lu chảy mạnh dọc theo miền phía Tây, khiến cho việc giao lu giữa các vùng không đợc thông suốt. Các hiện tợng động đất, bão, lụt, giá lạnh th- ờng xuyên xảy ra. Thuận lợi lớn nhất đối với Nhật Bản là khí hậu cận nhiệt đới và ma nhiều. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản hầu nh không có gì ngoài một ít than đá chất lợng không tốt. Vì vậy, nhiều ngời cho rằng: tài nguyên duy nhấtNhật Bản, đó là con ngời. Nguồn tài nguyên ấy đợc hun đúc bởi những truyền thống giáo dục tốt đẹp của dân tộc. Hay nói cách khác, nguồn tài nguyên này chính là thành quả không thể phủ nhận của quá trình giáo dục. Bởi từ xa đến nay, giáo dục đợc xem là một trong những lĩnh vực đợc coi trọng nhấtNhật Bản, chính giáo dục đã đào tạo đợc những lớp ngời có đủ tài năng trên các vị trí khác nhau, đa đất nớc vợt qua đợc những thử thách gay go của lịch sử, từ một nớc có nguy cơ bị phơng Tây xâm lợc vào những năm đầu của thế kỷ XVII - XVIII, lại trở thành một kẻ đi xâm lợc các nớc khác vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt vai trò của giáo dục thể hiện rất rõ trong công cuộc tái thiết chế đất nớc gần nh bị sụp đổ hoàn toàn sau chiến tranh thế giới thứ hai, trở thành sự thần kỳ những năm 50 - 60 (XX) và ngày nay Nhật Bản bớc lên hàng cờng quốc về kinh tế và khoa học kỹ thuật. Sự phát triển của nền giáo dục Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai chính là sự kế thừa những truyền thống giáo dục tốt đẹp của dân tộc từ các thời kỳ trớc để lại. 10 . phối nền giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Chơng 2. Sự phát triển của giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến. giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ==== ==== phan thị thanh hiếu tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (1 946 -

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:02

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: - Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Bảng 1.1.

Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng trên cho thấy, riêng ở bậc đại học số sinh viên cũng tăng lên rất nhanh. Năm 1960 thế giới có khoảng 15 triệu thì 35 năm sau (1995) đã tăng lên 82 triệu (5,5 lần) - Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Bảng tr.

ên cho thấy, riêng ở bậc đại học số sinh viên cũng tăng lên rất nhanh. Năm 1960 thế giới có khoảng 15 triệu thì 35 năm sau (1995) đã tăng lên 82 triệu (5,5 lần) Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 1.6: Số giáo viên trên 1000 ngời lớn (tuổi từ 15-60) - Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Bảng 1.6.

Số giáo viên trên 1000 ngời lớn (tuổi từ 15-60) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 2.1: Tổ chức quản lý giáo dục - Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Hình 2.1.

Tổ chức quản lý giáo dục Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.1: Số học sinh, trờng, giáo viên mẫu giáo những năm sau chiến tranh - Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Bảng 2.1.

Số học sinh, trờng, giáo viên mẫu giáo những năm sau chiến tranh Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.4: Số giờ tiêu chuẩn của trờng trung học bậc thấp năm 2001 - Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Bảng 2.4.

Số giờ tiêu chuẩn của trờng trung học bậc thấp năm 2001 Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 2.5: Tỷ lệ học sinh theo học trung học bậc cao                                                                                                     Đơn vị: % - Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Bảng 2.5.

Tỷ lệ học sinh theo học trung học bậc cao Đơn vị: % Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 2.7: Số giáo viên các cấp (quốc gia, địa phơng ,t nhân) - Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Bảng 2.7.

Số giáo viên các cấp (quốc gia, địa phơng ,t nhân) Xem tại trang 82 của tài liệu.
Bảng 2.9: Số trờng, học sinh khuyết tật - Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Bảng 2.9.

Số trờng, học sinh khuyết tật Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 3.1: sinh viên, giáo viên các trờng đại học, họcviện - Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Bảng 3.1.

sinh viên, giáo viên các trờng đại học, họcviện Xem tại trang 96 của tài liệu.
Bảng 3.2: Trình độ học vấn trong công nhân - Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946   2007)

Bảng 3.2.

Trình độ học vấn trong công nhân Xem tại trang 97 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan