Đóng góp của nguyễn mộng tuân cho văn học thời lê sơ

94 981 4
Đóng góp của nguyễn mộng tuân cho văn học thời lê sơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tìm hiểu, sưu tầm, giới thiệu và thai thác các giá trị văn hóa quá khứ, trong đó có văn học luôn luôn là việc làm hết sức cần thiết. Chúng ta đi đến hiện đại không thể không xuất phát từ truyền thống và tiếp thu giá trị của truyền thống. Nhiều tác giả, tác phẩm văn học trung đại đã được giới thiệu, nghiên cứu công phu đấy là những thành tựu đáng mừng. Nhưng còn có biết bao nhiêu hiện tượng văn hóa, văn học khác mà chúng cần được biết đến. Nguyễn Mộng Tuân dường như còn xa lạ với nhiều người. 1.2. Bên cạnh Nguyễn Trãi, một tác giả lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu và sưu tầm, dày công khai thác và công bố, thì tác giả cùng thời với ông như Nguyễn Mộng Tuân cũng cần được quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Mộng Tuân là kẻ sĩ tham gia trong hàng ngũ nghĩa quân Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Cũng như các bạn đồng liêu (Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên…), Nguyễn Mộng Tuân đã đem hết trí lực phục vụ triều còn non trẻ. Ông không chỉ là nhà chính trị có tầm nhìn xa trông rộng, mà còn là nhà văn xuất sắc. 1.3. Tác phẩm của Nguyễn Mộng Tuân được ghi chép tản mạn ở nhiều tư liệu khác nhau, thậm chí bị thất truyền, như Cúc Pha tập. Nguyễn Mộng Tuân từ trước đến nay ít được các nhà nghiên cứu quan tâm giới thiệu, có chăng chỉ là những dòng lược về tiểu sử và các tài liệu mang tính chất khảo cứu. 1.4. Bản thân đang công tác và giảng dạy tại ngôi trường mang tên Nguyễn Mộng Tuân (Trường THPT Nguyễn Mộng Tuân), mong muốn đề tài nghiên cứu này sẽ giúp đồng nghiệp và học sinh tiếp cận Nguyễn Mộng Tuân một cách tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tên tuổi Nguyễn Mộng Tuân từ lâu đã được nhắc đến nhiều trong các tư liệu lịch sử và văn chương trung đại. Nhưng để tìm hiểu một cách hệ thống về cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của ông đến nay chưa được giới khoa học quan tâm đúng mức, có chăng cũng chỉ là lược về tiểu sử. Có thể tìm thấy Nguyễn Mộng Tuân trong một số tài liệu: Trong Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tác giả Bùi Văn Nguyên có giới thiệu lược về tiểu sử hành trạng của Nguyễn Mộng Tuân. Tập 4 tác giả truyền dịch 8 bài thơ và 4 bài phú. Trong công trình Tên tự, tên hiệu của các tác giả Hán Nôm Việt Nam, Trịnh Khắc Mạnh, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, Trịnh Khắc Mạnh cũng cho biết lược về tiểu sử của tác giả Nguyễn Mộng Tuân và có nhắc tới Cúc Pha Tập, nhưng rất tiếc tập thơ đã bị thất truyền. Trong Việt Nam sử lược, Nxb Đà Nẵng 2003, Trần Trọng Kim có nhắc đến đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh. Trong Văn chương Nguyễn Trãi, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1984, Bùi Văn Nguyên nhắc đến công lao của Nguyễn Mộng Tuân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và một số nét tương đồng trong thơ văn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Mộng Tuân. Nguyễn Mộng Tuân được giới thiệu trong Từ điển văn học. Rất đáng chú ý là đã có một số luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ ít nhiều có đề cấp đến Nguyễn Mộng Tuân. Trong luận án Tiến sĩ của Phạm Tuấn Vũ (2001) và công trình nghiên cứu Thể Phú trong Văn học trung đại Việt Nam, tác giả có nhắc đến đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân. Luận văn thạc sĩ Hán Nôm của Nguyễn Kim Măng (2001), bước đầu khảo sát văn bản và tìm hiểu giá trị thơ chữ Hán của Nguyễn Mộng Tuân, tác giả đã khảo sát một số lượng thơ đáng kể. 2 Nguyễn Mộng Tuân là tác giả có đóng góp đáng kể cho văn học Việt Nam Trung đại và có vị trí tương đối quan trọng trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV. 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân cho văn học thời sơ. 3.2. Giới hạn của đề tài: Đề tài cố gắng bao quát sáng tác của Nguyễn Mộng Tuân còn để lại, tìm hiểu, xác định những đóng góp của ông. Văn bản tác phẩm Nguyễn Mộng Tuân, luận văn dựa vào các cuốn: Quần hiền phú tập…, một số tác phẩm thơ còn được lưu giữ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đưa ra một cái nhìn khái quát về sáng tác của Nguyễn Mộng Tuân trong bối cảnh văn học thời sơ. Phân tích, xác định những đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân về thể loại phú. Phân tích, xác định những đóng góp của Nguyên Mộng Tuân về thơ. Cuối cùng rút ra những kết luận về vị trí đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân cho văn học thời nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chính: Phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chứng, phương pháp hệ thống. 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 6.1. Đóng góp Luận văn là công trình tìm hiểu, xác định những đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân cho văn học thời với một cái nhìn hệ thống và tương đối toàn diện. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho việc tiếp cận Nguyễn Mộng Tuân. 6.2. Cấu trúc của luận văn 3 Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Vị trí của Nguyễn Mộng Tuân trong văn học thời Chương 2. Những đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân cho văn học thời ở thể loại phú Chương 3. Những đóng góp về thơ của Nguyễn Mộng Tuân Chương 1 VỊ TRÍ CỦA NGUYỄN MỘNG TUÂN TRONG VĂN HỌC THỜI 1.1. Văn học thời (một vài tổng quan) 1.1.1. Thời (1428 – 1527) Giai đoạn này là thời kỳ xây dựng lại đất nước sau thời bị nhà Minh đô hộ. Sau khi lên ngôi, Thái Tổ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng đất nước bị tàn phá qua nhiều năm chiến tranh. Sang thời Thánh Tông, vua tiến hành một loạt cải cách đưa Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển thịnh trị được coi là hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Bộ máy chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc đại tổng quản đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Dưới thời Thánh Tông, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công - công thần. Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người có tài và đức. 4 Ngay sau khi giành được quyền lực, thành lập nhà Lê, trừ một số ít người như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lương Thế Vinh, Đinh Liệt . phần lớn các quan lại (nhất là các công thần) đều có biểu hiện tham ô. Về chính trị: từ khi được giao chức tham mưu quân sự Hồ Quý Ly đã đề nghị “chọn các quan viên, người nào có tài năng, luyện tập võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ là tôn thất đều cho làm tướng coi quân ”. Năm 1400, sau khi lên ngôi, Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống của nhân dân về tình hình quan lại để thăng, giáng. Năm 1402, nhà Hồ xuất quân đánh Chămpa nhưng không có kết quả gì, phải rút quân về. Trong thời gian này, nhà Hồ đã có những chính sách: Về kinh tế: Ban chiếu hạn nô và tiến hành điều tra dân số, nắm lại toàn bộ số dân đinh trong nước, đánh thuế ruộng đất và đổi tiền giấy, thu hồi hết tiền đồng. Đồng thời nhà Hồ cũng đặt chức thị giám, ban mẫu về cân thước, thủng đấu, định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng. Về xã hội: 1401, nhà Hồ quy định các quan lại, quý tộc chiếu theo phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô nhất định. Số thừa ra sung công. Mỗi gia nô được nhà nước đền bù năm quan tiền , trừ loại mới nuôi hoặc gia nô người nước ngoài, số gia nô còn lại phải ghi dấu hiệu ở trán theo tước phẩm của chủ. Cùng năm đó, nhà Hồ cho các lộ làm lại sổ hộ, biên hết tên những người từ hai tuổi trở lên, những dân phiêu tán đều bị loại ra khỏi sổ; dân kinh thành trú ngụ ở các phiên trấn phải trở về quê quán. Khi sổ làm xong, số dân từ 15 đến 60 tuổi tăng lên gấp hai lần. Năm 1403, sau khi đánh chiếm được vùng đất từ Hoá Châu đến Cổ Luỹ (Bắc Quảng Ngãi) nhà Hồ đưa “những người có của mà không có ruộng” vào biên làm quân ngũ, ở lại trấn giữ lâu dài, kêu gọi nhà giàu nạp trâu để đưa vào đây. Năm 1405, nạn đói xảy ra, nhà Hồ đã lệnh cho các quan địa phương đi khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán cho dân đói theo thời giá. Nhà Hồ cũng đặt Quảng tế thự để chữa bệnh cho dân. 5 Về văn hoá - Giáo dục: Hồ Quý Ly soạn sách Minh Đạo, phê phán Khổng Tử, chê trách các nhà Tống nho, đề cao Chu Công. Sửa đổi chế độ thi cử, cho xây kinh đô mới ở An Tôn (Vĩnh Lộc - Thanh Hoá), để lại cho thời sau một công trình kiến trúc lớn. Đó là thành nhà Hồ. Thành hình chữ nhật, chu vi khoảng 3 km, mặt sau được xây bằng những khối đá hình hộp mặt mài nhẵn, phẳng dài từ 2 đến 4 mét, cao 1 mét, dày 0,70 mét. Cổng xây rất công phu, ghép đá hình vòm, cao 8m. Trong thành có khu dinh thự, nay còn lại những con rồng đá chạy dọc bậc thềm. Hồ Quý Ly còn bắt tất cả các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục và tổ chức thi về giáo lí nhà Phật, ai thông hiểu mới được ở lại làm sư. Nhà Hồ cũng ngăn cấm xử phạt những người làm nghề phương thuật. Hồ Quý Ly cho sửa đổi chế độ thi cử, đặt kì thi Hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội phải làm một bài văn sách do vua ra đề để định thứ bậc. Trong bốn trường thi, Hồ Quý Ly bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng kinh nghĩa. Năm 1400, ông cho mở khoa thi đầu tiên, chọn đươc 20 người đỗ thái học sinh. Trong khoa thi này có những khuôn mặt tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Mộng Tuân…Mở rộng hệ thống Giáo dục xuống các địa phương, đặc biệt coi trọng chữ Nôm, tự mình dịch thiên “Vô dật” trong sách thượng thư để dạy cho vua Trần Thuận Tông, dịch sách kinh thi để cho các nữ quan dạy phi tần,cung nữ. Hồ Quý Ly cũng làm nhiều thơ Nôm (hầu hết bị mất). Hồ Quý Ly nổi bật trong bối cảnh suy thoái của nhà Trần. Cụ thể, đó là cuộc cải cách toàn diện, từ chính trị đến kinh tế - tài chính, văn hoá, giáo dục, xã hội. Tuy nhiên trong tình thế bị thúc bách về nhiều mặt, một số việc làm của Hồ Quý Ly đã gây thêm những mâu thuẫn nội bộ, ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức đoàn kết, thống nhất của nhân dân khi xảy ra nạn ngoại xâm. Hồ Quý Ly là nhà cải cách lớn đầu tiên trong lịch sử nước ta và cuộc cải cách của ông khiến người đời sau, các nhà nghiên cứu suy nghĩ, đánh giá. Tóm lại, cuộc khủng hoảng xã hội ở nửa sau thế kỉ XIV đã phản ánh tình trạng suy thoái của nhà Trần cũng như tính chất lỗi thời của cấu trúc nhà 6 nước đương thời. Nhân vật Hồ Quý Ly đã ra đời và nổi bật lên trong bối cảnh đó. Từng bước tiến lên nắm mọi quyền hành, Hồ Quý Ly đã mong muốn cứu vãn tình thế đặc biệt khó khăn và phức tạp đó và ông đã kiên quyết thực hiện cuộc cải cách. Có thể thấy, đó là một cuộc cải cách toàn diện, từ chính trị đến kinh tế - tài chính, văn hoá giáo dục, xã hội. Thông qua các cải cách kinh tế - xã hội, chính trị, Hồ Quý Ly dự định xoá bỏ đặc quyền và thế lực của tầng lớp quý tộc Trần, xây dựng một nhà nước quan liêu không đẳng cấp, quyền lực tập trung, để trực tiếp giải quyết những khó khăn trong nước và chống lại các thế lực xâm lược từ bên ngoài. Tuy nhiên, cuộc cải cách có chỗ quá mạnh so với thời đó (chính sách hạn điền), có chỗ chưa thật triệt để (gia nô, nô tì không được giải phóng). Chính sách tiền tệ nhằm thu lại và hạn chế việc sử dụng đồng trong chi dùng hằng ngày, tập trung nguyên vật liệu phục vụ quốc phòng - một nhu cầu bức thiết. Nhưng lưu hành tiền giấy là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với nước ta đương thời, không đáp ứng đúng thực tiễn phát triển còn hạn chế của kinh tế hàng hoá cuối thế kỉ XIV. Cải cách văn hoá, giáo dục có ý nghĩa tiến bộ đầy đủ hơn. Thế nhưng, ngày 18/11/1406, núp dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” nhà Minh mang 40 vạn quân sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ trước sau chủ trương kiên quyết khởi nghĩa và rất tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo đã bị thất bại nhanh chóng. Thực tế cuộc kháng chiến đã chứng tỏ rằng: Thất bại của cuộc kháng chiến có phần do cách đánh nhưng chủ yếu do hậu quả của những năm trước đó. Cuộc khủng hoảng cuối thời Trần đã làm suy yếu lực lượng tự vệ cùa triều đình lẫn nhân dân, đồng thời làm tăng mâu thuẫn giữa nhân dân và giai cấp thống trị. Hồ Quý Ly đã mạnh tay tiến hành cải cách, thậm chí dành lấy ngôi vua, lập triều đại mới để cải cách. Nhà Hồ đã làm được một số việc phù hơp với yêu cầu chung của xã hội hồi ấy nhưng lại không xoa dịu được những mâu thuẫn vốn có: một nước dân nghèo nhưng cũng phải chịu sưu thuế nặng, binh dịch khổ sở, bọn địa chủ phán hận nhà Hồ thi hành chính sách hạn điền, hạn nô. 7 Tầng lớp tri thức nho sĩ bị phân hoá mạnh, một bộ phận lớn không ủng hộ triều đình. Tôn thất nhà Trần thì căm giận nhà Hồ đã cướp ngôi vua. Vào cuối tháng 6 -1407, đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh, chúng đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, coi như địa phương quận huyện của Trung Quốc. Chúng lập quyền theo mô hình “chính quốc”, với sự thực hiện chính sách đô hộ tàn bạo. Với tư tưởng yêu nước, mỗi khi nước ta phản kháng hay vùng lên khởi nghĩa thì lập tức chúng dùng vũ lực đàn áp khốc liệt với nhiều thủ đoạn man rợ. Quân giặc “đi đến đâu chém, giết thả cửa, hoặc chất thây người làm núi, hoặc rút ruột người quấn vào cây, hoặc rán thịt người lấy mỡ, hoặc làm nhục hình bào lạc để mua vui, thậm chí có người theo lệnh giặc, mổ bụng người có thai, cắt tay của mẹ và con để dâng cho giặc” (Việt sử thông giám cương mục, tập VII, trang 113). Những người sống sót thì bị “bắt làm nô tì và bị đem bán mà tan tác bốn phương”. Những người yêu nước bị giặc bắt, nếu không bị giết chết tàn bạo thì cũng bị đầy sang Trung Quốc và không mấy ai được trở về. Trước tình hình đó, với truyền thống “yêu nước thương nòi” nhân dân đã vùng lên tiến hành nhiều phong trào đấu tranh vũ trang rộng rãi. Như cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Kháng… Hai cuộc khởi nghĩa này do một số quý tộc tôn thất họ Trần cầm đầu nên ngoài mục tiêu chống Minh, dành lại độc lập, còn nhằm khôi phục vương triều Trần, nhưng hai cuộc khởi nghĩa ấy do sự bất lực và mất đoàn kết của những người lãnh đạo nên chưa tập hợp được lực lượng kháng chiến của nhân dân cả nước và trở thành phong trào yêu nước có quy mô toàn quốc. Nhưng dù thất bại, phong trào đấu tranh rộng lớn của nhân dân đã thể hiện quyết tâm chống xâm lược, dành độc lập chủ quyền đất nước. Đỉnh cao của các cuộc nổi dậy là khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) do Lợi lãnh đạo “tuy gặp thời loạn lớn mà chí càng bền, ẩn náu trong núi rừng, chăm nghề cày cấy. Vì giận quân giặc tàn bạo lấn hiếp nên càng chuyên tâm về sách thao lược, dốc hết nhà cửa, hậu đãi tân khánh” (Bia Vĩnh Lăng đã ghi). Theo dõi cuộc khởi nghĩa Trần Ngôi, Trần Quý Kháng, 8 Lợi biết rõ thời thế, cho là tất không thành công, vì thế không dự và hết sức ẩn kín hình tích, không lộ tiếng tăm, Lợi bí mật cho một cuộc khởi nghĩa mới trang trại Lam Sơn cùng toàn bộ tài sản của mình để lo toan nghiệp lớn. Lam Sơn (Thọ Xuân - Thanh Hoá) vốn là vùng đất đồi núi thấp xen giữa những dải rừng thưa và cánh đồng hẹp, trở thành quê hương của phong trào yêu nước lớn đầu thế kỉ XV, đã được nêu cao trong sử sách và khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt. Sau hội thề Lũng Nhai, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành khẩn trương. Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa của những anh hùng hào kiệt bốn phương, những người yêu nước từ khắp nơi tìm về cùng mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Đó là những người dân của các bản làng xung quanh Lam Sơn và các châu huyện vùng Thanh Hoá, bao gồm cả miền xuôi và ngược, dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Đó là những người con mưu trí của dân tộc từ những nơi xa xôi, vượt qua nhiều trở ngại tìm đến tụ nghĩa. Tuy nhiên, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra, xã hội Việt Nam lúc đó thực sự đang ở dưới đáy cùng của cuộc sống người dân manh lệ, không chỉ nhiều tầng lớp người dân nghèo phải xích lại gần nhau, nhận thêm một tầng lớp áp bức hết sức nặng nề của kẻ thù xâm lược ở một bình diện cao hơn, đám quan lại sĩ phu của nhà Trần ảo tưởng trước “thiên triều”, chạy theo chúng để tìm sự phục Trần không tưởng. Có vị trí thức nho sĩ nặng tư tưởng chính thống, quá phục điển lễ của nhà Đường nhà Hán đã ngộ nhận đi theo kẻ thù, có người tin và đi theo câu khẩu ngữ đã độc truyền miệng thời bấy giờ: “Dục hoạt ẩn sơn lâm, dục tử minh triều tố quan” (muốn sống hãy vảo rừng ở ẩn, còn muốn chết hãy ra làm quan cho giặc Minh). Ngoài một số kẻ cam tâm bán nước làm tay sai cho giặc, còn lại tầng lớp nho sĩ ai nấy đều tự chọn cho mình con đường riêng. Những người cực đoan thì muốn giữ trọn khí tiết, bất hợp tác với giặc và đi ở ẩn như Bùi Ưng Đẩu, Lý Tử Cấu… Còn những người không theo sẽ bị nhà Hồ và giặc Minh tìm cách hãm hại như tiến sĩ Bùi Bá Kì, Cảnh Tuân…Khác với các bậc tiền bối, lớp tiến sĩ sau này xuất thân từ khoa Quang Thái thời Trần Thuận đế như Phan Phu Tiên, Trình Thuấn Du… 9 dù họ tham gia cuộc khởi nghĩa muộn nhưng vẫn cầu tiến. Đặc biệt tiến sĩ xuất thân từ khoa Thánh Nguyên thứ nhất (1400) họ đã giác ngộ và đi theo tiếng gọi ngay buổi đầu của cuộc khởi nghĩa. Đến với Lam Sơn động chủ không chỉ có những người giỏi võ như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Chích… mà còn có những nhà nho tri thức như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân . Thời ấy ba ông được ví như tùng - trúc - mai trong bức tranh “đông thiên tam hữu”. Bởi họ có những điểm chung như thi đỗ cùng khoa, làm quan một triều, cùng chung chí hướng, lí tưởng muốn góp sức mình cùng chủ tướng Lợi đuổi kẻ thù chung - giặc Minh. Mặc dù đến với Lam Sơn và Lợi là phải “nếm mật nằm gai” nhưng họ vẫn vui vẻ cam lòng. Trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt luôn in dấu ấn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mãi gắn liền với tên tuổi bất tử của Lợi, Nguyễn Trãi và những người anh hùng trên đất Lam Sơn. Trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời là một thời kì xán lạn. Sau 5 thập kỉ độc lập và văn hiến nhờ những tướng tài, nhà Hồ có tội để mất nước vào tay nhà Minh. Nhưng rồi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (1418) đưa tới những chiến thắng vang dội khiến quan quân Minh phải rút về Tàu, nền độc lập dân tộc được khôi phục, một triều đại mới được thành lập. Ánh sáng của tự chủ tự do đươc trở về với đất Việt, với kinh đô cũ Thăng Long được triều cho một tên gọi mới để phân biệt với Lam Kinh ở Thanh Hoá còn gọi là Tây Đô hay Tây Kinh. Ánh sáng bùng lên khi Lam Sơn dấy nghĩa rồi toả chiếu trên toàn cõi đất nước, cũng là ánh sáng của 100 năm văn hiến nhờ sự nghiệp của Nguyễn Trãi, Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Phan Phu Tiên…, nhờ những thành tựu văn hoá đẹp đẽ như hội Tao Đàn, bản đồ Hồng Đức, luật Hồng Đức. Nhưng phải nói thêm, rất đáng buồn là vào thời sơ, một hình phạt thuộc loại man rợ nhất mà con người có thể nghĩ ra, gọi là “tru di tam tộc” từ bên Tàu “nhập” vào nước ta như vết nhơ khó rửa. Một số vua hẹp lượng vô nghì, bạc nghĩa, đã sát hại người công thần khai quốc, tiêu biểu là 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan