Thế giới biểu tượng trong thơ r tagore

100 2K 36
Thế giới biểu tượng trong thơ r  tagore

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp 2002 - 2006 Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn Thế giới biểu tợng trong thơ R.Tagore Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Văn học nớc ngoài Giáo viên hớng dẫn: TS Nguyễn Văn Hạnh. Sinh viên thực hiện: Hoàng Đinh Thuỳ Dung Lớp: 43A 2 Ngữ Văn Vinh - 2006 Lời cảm ơn SV Hoàng Đinh Thuỳ Dung K43A 2 Ngữ Văn 1 Khoá luận tốt nghiệp 2002 - 2006 Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận đợc sự hớng dẫn tận tình, chu đáo, có phơng pháp của Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh; sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo trong tổ Văn học nớc ngoài và sự khích lệ động viên của gia đình và các bạn đồng nghiệp. Nhân dịp khóa luận đợc hoàn thành, chúng tôi xin gửi tới Thầy cô, gia đình và tất cả bạn bè lời cảm ơn chân thành nhất. Rất mong nhận đợc ý kiến nhận xét của độc giả với tình cảm trân trọng và biết ơn. Vinh, tháng 5 năm 2006 Ngời thực hiện: Hoàng Đinh Thuỳ Dung SV Hoàng Đinh Thuỳ Dung K43A 2 Ngữ Văn 2 Khoá luận tốt nghiệp 2002 - 2006 Mục Lục Trang Lời cảm ơn 1 Mở đầu 4 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 7 3. Phạm vi và đối tợng khảo sát 8 4. Phơng pháp nghiên cứu 8 5. Lịch sử vấn đề 8 6. Giới thuyết khái niệm Biểu tợng 10 7. Cấu trúc luận văn 13 Nội dung 14 Chơng 1: Những biểu tợng mang màu sắc tôn giáo 14 1.1 ảnh hởng của tôn giáo ấn Độ đối với t duy nghệ thuật R.Tagore 14 1.1.1 Tôn giáo ấn Độ cái nhìn bao quát 14 1.1.2 Tôn giáo ấn Độ và Văn học ấn Độ 17 1.1.3 Màu sắc Tôn giáo ấn Độ và Thơ R.Tagore 21 1.2 Biểu tợng tôn giáo trong thơ R.Tagore 24 1.2.1 Thiên đờng của thần linh 26 ơ 1.2.2 Suy ngẫm về Thiên đờng 34 1.2.3 Hình ảnh Thần Chết 37 Chơng 2: Một thế giới thiên nhiên mang ý nghĩa biểu tởng 42 2.1 Thiên nhiên ấn Độ nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca 42 2.2 Biểu tợng thiên nhiên trong thơ R.Tagore 45 2.2.1 Vũ trụ bao la 47 SV Hoàng Đinh Thuỳ Dung K43A 2 Ngữ Văn 3 Khoá luận tốt nghiệp 2002 - 2006 2.2.2. Hoa cỏ trần gian 59 2.2.3 Cảm quan về thời gian mang tính biểu tợng 74 Chơng 3 : Những cốt truyện mang ý nghĩa tợng trng 81 3.1 Giới thuyết khái niệm 81 3.2 Cốt truyện mang ý nghĩa biểu tợng trong thơ R.Tagore 84 3.2.1 Sử dụng những cốt truyện tôn giáo trong thơ ca truyền thống 85 3.2.2 Sáng tạo những cốt truyện mới từ chất liệu hiện thực 92 kết luận 98 Tài liệu tham khảo 100 SV Hoàng Đinh Thuỳ Dung K43A 2 Ngữ Văn 4 Khoá luận tốt nghiệp 2002 - 2006 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1 ấn Độ để lại dấu ấn khá đậm nét trong mỗi chúng ta về một đất nớc giàu đẹp, một bán đảo rộng lớn. Xứ đó là một tam giác mênh mông với dãy hoành sơn Himalaya xứ tuyết phủ , bông sen trắng ở phía Bắc; với châu thổ đất vàng phì nhiêu, màu mỡ là hai lu vực sông ấn (Indux) và sông Hằng (Gange) ở phía Nam. Nhắc đến ấn Độ ngời ta nghĩ ngay đến một đất nớc của huyền thoại, của triết học, văn hoá và nghệ thuật . Là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới, ấn Độ xứng đáng đợc nhân loại tiếp nhận, ngợi ca. Một trong những yếu tố làm nên diện mạo riêng biệt của nền văn minh ấn Độ nền văn minh cổ nhất, phong phú đa dạng là văn học. Văn học ấn Độ hình thành và phát triển qua 3 thời kỳ, với nhiều thành tựu đặc sắc. Từ những sáng tác sơ khai, thần thoại sơ khai và kết tinh trong tập Vêđa một tác phẩm thánh kinh, một di chúc nên thơ (R.Tagore) đến sự ra đời của sở thi vào khoảng thế kỉ X trớc Công nguyên với Ramayanna và Mahabrahata đợc sánh ngang với Iliát và Ôđixê của Hi Lạp La Mã, đặc biệt là sự xuất hiện của nền văn học viết phát triển ngay trong những năm đầu công nguyên. Theo chiều dài lịch sự dân tộc, lịch sử văn hoá - văn học, nhiều tên tuổi với nhiều đóng góp quan trọng đã đợc ghi nhận. Đó là Bhasa - nhà thơ xuất sắc nhất thời cổ đại ấn Độ. Ông sống vào thế kỉ thứ III đợc xem là nhà thơ trữ tình, một triết gia nổi tiếng; là Kalidasa ngời đợc xem là kì công thứ nhất của tạo hoá trong văn học ấn Độ; là Kabir gơng mặt xuất sắc nhất của thơ ca trung đại ấn Độ; là Tuxidax ngời đặt nền móng cho văn xuôi ấn Độ trung đại. Và đặc biệt là R.Tagore - ngời đợc xem là kì công thứ hai của ấn Độ sau Kalidasa, là một tài năng nghệ thuật kiệt xuất của ấn Độ. SV Hoàng Đinh Thuỳ Dung K43A 2 Ngữ Văn 5 Khoá luận tốt nghiệp 2002 - 2006 Rabindranath Tagore (1861 1941) sinh ở Bengan, mảnh đất đợc xem là giàu đẹp và trù phú bậc nhất của ấn Độ. Quê hơng ông chính là nơi phát sinh nhiều cuộc biến động lịch sử sâu sắc. Đồng thời, đây cũng là nơi ngôn ngữ phát triển sớm và nền văn học có truyền thống nhân đạo chủ nghĩa rực rữ nhất trong toàn ấn Độ. Dờng nh mạch nguồn truyền thống ấy đã tuôn chảy trong con ngời của Tagore ngay từ lúc mới sinh ra, kết tinh thành những món quà tuyệt vời dâng tặng dân gian, cất thành những lời thơ đẹp lung linh nh giọt sơng đợc ánh sáng mặt trời dịu dàng chiếu sáng. Tài năng của R.Tagore thể hiện rất sớm. Ông bắt đầu làm thơ lúc 8 tuổi, đọc sách cổ bằng tiếng Xăngcơrit, 11 tuổi tự học tiếng Anh, R.Tagore đã dịch đợc kịch Macbét ra tiếng Bengan Năm 15 tuổi ông đã viết bài đăng tạp chí, xuất bản tập thơ đầu tay Bông hoa rừng dài 1600 câu sức sáng tạo của R.Tagore vô cùng lớn lao, dồi dào và liên tục. Điều này thể hiện trên cả phơng diện chất lợng và sự khổng lồ về số lợng. Trớc khi từ giã trần thế, R.Tagore đã để lại cho đời 52 tập thơ, 47 vở kịch, 12 quyển tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, diễn văn, bút kí, chính luận và rất nhiều bức hoạ, bản nhạc, lời ca Đó là những di sản vô giá của nhân dân ấn Độ và thế giới. Với t cách là một nhà thơ, R.Tagore đợc cả thế giới biết đến nh là ngôi sao sáng của ấn Độ phục hng, là nhà thơ trữ tình bậc nhất (Êrenbua). Giải thởng Nôben văn học năm 1913 là vơng miện huy hoàng nhất, là vòng nguyệt quế vinh quang nhất R.Tagore có đợc trong sự nghiệp sáng tác của mình. Sự ghi nhận ấy đã phần nào rút ngắn khoảng cách giữa hai nền thơ Phơng Đông và Phơng Tây. Cũng từ đó, ấn Độ - theo quan niệm của các sự gia Phơng Tây bấy giờ, là nơi sống trong cảnh giã man cho tới khi các dân tộc Châu Âu anh em trong dòng họ Arian với họ rời bờ biển Caspiene tiến xuống nam truyền bá khoa học và nghệ thuật với bán đảo đó mà dân chúng mới bắt đầu đợc thoát li cảnh tối tăm ngu nguội [27,32], trở thành một nơi đợc xem là trên trái đất này có một nơi nào mà tất cả những mơ mộng của con ng ời SV Hoàng Đinh Thuỳ Dung K43A 2 Ngữ Văn 6 Khoá luận tốt nghiệp 2002 - 2006 đang sống tìm đợc chỗ ẩn náu, từ những ngày xa nhất, lúc mà con ngời bắt đầu mơ cuộc sống (Rô - manh Rô - lăng). Và chính R.Tagore là ng ời ấn Độ nhất của ấn Độ, là nhà cách tân ấn Độ , trở thành l ơng tâm trái tim của đất nớc ấn Độ . Nghiên cứu, khám phá thơ ca ấn Độ nói riêng và thơ ca nhân loại nói chung không bao giờ là một việc trọn vẹn, hoàn hảo. Bởi lẽ những gì là tinh hoa, là tâm hồn thì mãi mãi là thế giới tuyệt đích, là những chiều sâu vô tận, không có giới hạn. Riêng với R.Tagore, thơ ca ông gắn với văn hoá ấn Độ, gắn với t duy ấn Độ. Vì thế, đề cập đến bất kì một khía cạnh nào đó trong thơ ca R.Tagore cũng chính là việc đi tìm một hớng tiếp cận với phơng thức sáng tác R.Tagore, để tìm hiểu nền văn hoá ấn Độ, con ngời ấn Độ, đất nớc ấn Độ. 1.2. Luôn đi về phía trớc đối lập với mọi sự im lặng, bảo thủ và sự tối tăm, thơ ca là ánh sáng, là sự phát hiện, là tơng lai. Và bản chất của thơ ca là sự sáng tạo, đồng thời đòi hỏi khả năng sáng tạo của ngời cầm bút. Thơ là sản phẩm sáng tạo của tâm hồn và trí tuệ con ngời, là nhu cầu trong đời sống linh của mỗi ngời Nêrkraxốp cho rằng: thơ ca là vinh dự của sự sáng tạo có đ ợc của mỗi ngời với R.Tagore, xin mợn ý kiến của Maiacốpxki ngời mở đầu cho nền thơ ca Xô Viết: chính ng ời sáng tạo ra những quy tắc thi ca mới là thi sĩ. Quả vậy nhìn lại sự nghiệp sáng tác R.Tagore, chúng ta hãnh diện gọi ông là nhà thơ trữ tình bậc thầy (Êrenbua), là ngôi sao sáng của ấn Độ phục hng Bởi lẽ, với sự lao động nghệ thuật thực sự bền bỉ, có ý thức trách nhiệm của một tài năng thơ ca bẩm sinh, R.Tagore không ngừng sáng tạo, tìm tòi, khai phá Để chiếm lĩnh cuộc đời, thiên nhiên và ngay cả địa hạt tâm hồn - đợc xem là lãnh địa của những dòng cảm xúc tế vi, của những suy t, trăn trở SV Hoàng Đinh Thuỳ Dung K43A 2 Ngữ Văn 7 Khoá luận tốt nghiệp 2002 - 2006 không có dáng hình vật chất Đọc tuyển tập thơ R.Tagore, tâm hồn ta nh đợc nuôi dỡng, vun xới thêm phần phong phú, tơi mới Thiên nhiên, con ng ời và kho tàng văn hoá ấn Độ dới cảm quan của R.Tagore đến với chúng ta gần gũi, thân thiết và vô cùng thiêng liêng, siêu thực, chứa đựng nhiều bí ẩn, tâm linh Thơ là tiếng nói của tâm hồn R.Tagore có những cách diễn đạt, biểu hiện tâm trạng, t tởng bằng những hệ thống hình ảnh rất riêng, mới lạ và đặc sắc. Có phải vì thế chăng, khi khẳng định rằng, chìm đắm trong biển thơ R.Tagore cũng đồng nghĩa với sự đồng điệu giữa tâm hồn bạn đọc và thế giới biểu tợng trong lòng cảm xúc suy tởng R.Tagore? Tìm hiểu thơ R.Tagore, phải chăng là sự giãi mã những hình ảnh mang tính biểu tợng của hồn thơ xúc cảm mãnh liệt với cuộc đời?. 1.3. Thơ R.Tagore đã đa vào hệ thống các trờng học Việt Nam từ bậc PTCS đến bậc Đại học (Bài: Mây và Sóng trích trong tập Trăng non ; Bài: Bài thơ 28 trích trong tập Ng ời làm vờn). Để hiểu rõ, hiểu cặn cẽ, hiểu sâu những tác phẩm ấy là một công việc không dễ dàng đối với cả ngời dạy và ngời học. Đề tài chúng tôi nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, nhằm góp phần tìm ra một hớng đi trên con đờng tìm tòi, tiếp cận thơ R.Tagore, trên cơ sở khám phá thế giới biểu tợng thơ ca của ông. 2. Mục dích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Nh tên đề tài đã xác định, mục đích của chúng tôi là khảo sát, tìm hiểu thế giới biểu tợng trong thơ R.Tagore. 2.2. Với mục đích ấy đề tài có nhiệm vụ: - Khảo sát thống kê, chỉ ra các loại biểu tợng trong thơ R.Tagore. - Phân tích chỉ ra các tầng ý nghĩa của thế giới biểu tợng ấy. - Trong chừng mực nhất định, chỉ ra nét riêng biệt trong cách sử dụng biểu tợng của R.Tagore so với một số tác giả khác. SV Hoàng Đinh Thuỳ Dung K43A 2 Ngữ Văn 8 Khoá luận tốt nghiệp 2002 - 2006 3. Phạm vi và đối tợng khảo sát 3.1 Phạm vi khảo sát của đề tài là thế giới biểu tợng trong thơ R.Tagore. Nói cách khác điểm xuất phát trên con đờng tìm hiểu tâm hồn thơ R.Tagore của chúng tôi là cái nhìn tỉ mỉ hơn từ hệ thống hình ảnh mang tính biểu tợng trong gia tài thơ phong phú, có giá trị cao của R.Tagore. 3.2 Đối với nền văn học ấn Độ nói chung và thời kỳ văn học phục hng ấn Độ nói riêng, R.Tagore đợc xem là ngôi sao sáng (J.Nerhu). Tác phẩm của ông không chỉ đợc dịch và giới thiệu ở Châu á mà còn có mặt tại nhiều nớc Châu Âu. Riêng ở Việt Nam thơ R.Tagore đợc dịch cha nhiều, lại dựa trên nhiều văn bản khác nhau (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung ). Do giới hạn bởi khả sử dụng văn bản bằng tiếng nớc ngoài, chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát trên bản dịch trong R.Tagore, tuyển tập tác phẩm (Tập 1) nhà xuất bản Lao động, TTVH NN Đông Tây. Tuyển tập đợc dịch bởi; Lu Đức Trung, Đỗ Khánh Hoan, Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý, Phạm Hồng Dung, Phạm Bích Thuỷ, Nguyễn Mai Liên, Nhật Chiêu. 4. Phơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình thực hiện chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phơng pháp nh: khảo sát, thống kê, phân tích ở một mức độ nhất định, chúng tôi còn sử dụng kết hợp phơng pháp so sánh, đối chiếu. 5. Lịch sử vấn đề 5.1 R.Tagore là một hiện tợng độc đáo, nha fthơ kiệt xuất của ấn Độ nói riêng và văn học thế giới nói chung. Nhắc đến R.Tagore chúng ta thờng gắn tên tuổi ông với nền văn học phục hng ấn Độ. Đây là một giai đoạn, một thời kì đợc xem là bớc ngoặt của lịch sử thơ ca ấn Độ. Đóng góp của R.Tagore đặc biệt SV Hoàng Đinh Thuỳ Dung K43A 2 Ngữ Văn 9 Khoá luận tốt nghiệp 2002 - 2006 quan trọng, mở ra một hớng phát triển tích cực cho nền văn học nớc nhà. Sau này, những sáng tác của R.Tagore có ảnh hởng lớn lao đối với những nhà văn, nhà thơ cùng thời và hậu thế. 5.2 R.Tagore làm thơ từ rất sớm. Những sáng tác đầu tay hồn nhiên, chân chất nh chính thế giới trẻ thơ của thi nhân vậy. Và ngay từ lúc đó, từ những bài thơ về Trời m a, lá rụng của cậu bé R.Tagore đã đợc công chúng yêu văn học miềm quê Bănggan đón đọc. Đặc biệt là giải thởng Nôben 1913 đã khẳng định giá trị đích thực của thơ R.Tagore trên bầu trời văn học ấn Độ. Ngàn lời ca đẹp lung linh dành tặng R.Tagore. Ông đợc xem là ngôi sao sáng của ấn Độ phục h- ng, là nhà thơ trữ tình bậc nhất (Êrenbua), là sự hoà hợp giữa ngônngữ và tâm hồn Bănggan nh hoa sen nở thơm ngát trong ánh bình minh (Nirala). Trớc và sau năm 1913, hàng loạt tác phẩm của R.Tagore đã đợc dịch và giới thiệu ở nhiều nớc Phơng Tây nh: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, với các dịch giả: W.Yeats, Edward, R.Ernest, Đặc biệt, tập Thơ Dâng là đ ợc chú ý nhiều hơn cả. ở Liên xô đã có tới 4 bản dịch, ở Pháp bản dịch của Andregít đã đợc tái bản 107 lần kể từ lần xuất bản đầu tiên năm 1950 . 5.3 Thơ R.Tagore ra mắt công chúng Việt Nam vào năm 1924 với Bàn phiếm về văn hoá Đông Tây của tác giả Thợng Chi. Thơ R.Tagore đợc dịch ra Việt văn bởi các tác giả Xuân Diệu, Đỗ Khánh Hoan, Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý Đến nay, hàng loạt công trình nghiên cứu đã xuất hiện và đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau trong thơ ông. Có thể kể đến: Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong thơ R.Tagore của Lu Đức Trung (TCVH số 8/1985), Thiên nhiên trong Thơ Dâng của Nguyễn Văn Hạnh (TCVH số 9/2000), Gần đây, trong phạm vi đề tài khoá luận tốt nghiệp Đại học có Thủ pháp tợng trng trong thơ R.Tagore của Nguyễn Thi Ngân và Biểu tợng tôn giáo trong thơ R.Tagore của Hồ Thị Xuân Thuỷ . SV Hoàng Đinh Thuỳ Dung K43A 2 Ngữ Văn 10 . hiểu thế giới biểu tợng trong thơ R. Tagore. 2.2. Với mục đích ấy đề tài có nhiệm vụ: - Khảo sát thống kê, chỉ ra các loại biểu tợng trong thơ R. Tagore. . đây, trong phạm vi đề tài khoá luận tốt nghiệp Đại học có Thủ pháp tợng trng trong thơ R. Tagore của Nguyễn Thi Ngân và Biểu tợng tôn giáo trong thơ R. Tagore

Ngày đăng: 22/12/2013, 12:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan