Tài liệu Lưu ý khi nuôi thâm canh cá tra trong ao đất docx

3 432 0
Tài liệu Lưu ý khi nuôi thâm canh cá tra trong ao đất docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lưu ý khi nuôi thâm canh tra trong ao đất Nguồn: vietlinh.com.vn tra đã trở thành đối tượng nước ngọt được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL. Sản lượng tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu. Trong năm 2008, sản lượng tra ước đạt trên 1 triệu tấn. Trước đây tra được nuôi trong bè, đăng quầng nhưng chi phí đóng bè khá lớn, khó khăn trong việc quản lý nguồn nước và sản lượng không thể sánh bằng nuôi trong ao đất. Do vậy, đào ao nuôi dọc theo bãi bồi, cù lao sông lớn đã phát triển rất nhanh từ năm 2004 đến nay với năng suất rất cao, có thể đạt năng suất 400 tấn/ha. Thời gian gần đây, với phương châm “đồng hành cùng phát triển với nông dân”, Cty TNHH sản xuất thủy sản Tomboy đã tung đội ngũ hàng trăm kỹ sư xuống tận các vùng nuôi tra tư vấn kỹ thuật cho bà con, đồng thời đúc rút được thêm nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi tra đang phát triển rất mạnh này. NNVN xin giới thiệu cùng bạn đọc một số kinh nghiệm… Về con giống: Trong sinh sản nhân tạo tra có thể thành thục và đẻ sớm hơn trong tự nhiên. cái có thể tái phát dục 1 - 3 lần/năm. Mùa sản xuất giống bắt đầu từ tháng 3, lên cao điểm trong tháng 5 - 8 và kéo dài cho đến tận tháng 10. Tuy nhiên, những tháng trời lạnh, tra lên trứng kém nên giống trong thời gian này không tốt. Vì vậy bà con cần lưu ý tránh thả vào mùa lạnh để bảo đảm chất lượng giống. Ngoài ra, trước khi thả nên tắm bằng nước muối 2 – 3% hay thuốc tím 2ppm nhằm loại bỏ ký sinh trùng và sát khuẩn các vết thương trên thân. Điều này rất quan trongtrong quá trình vận chuyển, sẽ bị xây xát, dễ gây bệnh cho cá. Nên thả vào buổi sáng (7 - 8h) hoặc chiều mát (17 – 18h), chỉ thả những con còn khỏe sau khi tắm sát trùng. Mật độ thả: Hiện nay nhiều hộ nuôi đang thả với mật độ cao, trên 45 con/m2. Việc thả với mật độ dày tưởng sẽ sinh lợi, tiết kiệm diện tích nuôi nhưng sẽ làm cho bị stress và phát sinh dịch bệnh. Khi đó, người nuôi phải sử dụng hóa chất, thuốc men rất nhiều trên diện tích ao nuôi làm gia tăng chi phí, gây ô nhiễm môi trường nuôi, tồn lưu thuốc, hóa chất độc hại trong thịt và năng suất ao nuôi ngày càng thấp. Vì vậy, bà con nuôi chỉ nên thả với mật độ trung bình 12 – 20 con/m2. Ao nuôi: Vị trí ao nuôi nên gần nguồn cấp – thoát nước, thuận lợi nhất là gần sông lớn. Hiện nay đa số ao nuôi tra được xây dựng trên đất bãi ven sông Tiền và sông Hậu. Tuy nhiên, do nuôi tra trong những năm qua đạt lợi nhuận khá nên người nuôi cũng đào ao tại đất vườn, đất ruộng nằm sâu trong nội đồng và lấy nước qua hệ thống kênh, rạch nhỏ. Một vài vụ đầu tiên có thể vẫn đạt năng suất. Nhưng ở những vị trí này, khả năng cấp – thoát nước bị hạn chế, kênh rạch không được nạo vét thường xuyên dễ tích tụ chất thải từ các ao của vụ nuôi trước làm cho chậm lớn, hay mắc bệnh và chất lượng thịt không tốt. Diện tích ao nuôi cũng là vấn đề cần lưu ý, kinh nghiệm của một số chủ ao lớn cho biết: Ao quá lớn, sản lượng trong ao quá nhiều nên có khi phải thu đến 4 ngày mới hết vì khả năng vận chuyển của ghe thu mua có hạn. tra lại rất nhạy cảm nên từ lúc bắt đầu thu hoạch là hoàn toàn bỏ ăn. Vì vậy thời gian thu hoạch trong 1 ao càng lâu càng bị gầy ốm, đỏ vây, đỏ kỳ và có thể phát dịch bệnh trong thời gian thu hoạch. Vì vậy diện tích ao nuôi chỉ nên ở mức trên dưới 500m2 là phù hợp nhất. Thức ăn: Nên sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá. Thức ăn công nghiệp dạng nổi rất dễ sử dụng và dễ kiểm soát phù hợp với lượng thức ăn ăn mỗi cữ hay mỗi ngày. Cho ăn tùy theo giai đoạn phát triển của cá, từ 1 – 5% trọng lượng thân cá/ngày. Ví như: Với loại thức ăn hiệu Tomboy, sử dụng loại CAT 180 cho cỡ đạt trọng lượng trên 20g/con, mức 5% trọng lượng của cá; CAT 300 cho cỡ 20 – 100g/con, mức 3-5%; CAT 450 cỡ 100 – 300g/con, mức 2-3%; CAT 650 cỡ 300 – 500g/con, mức 2 -3% và CAT 1.000 cho đạt cỡ 500g/con, mức 1-2%. Lưu ý, càng lớn càng giảm lần ăn, đã đạt kích cỡ trên 20g, cho ăn 3-4 lần/ngày và khi đến trên 500g, chỉ cần cho ăn 2 lần/ngày. Nên cho ăn vào những vị trí và thời điểm cố định nhằm tập cho có phản xạ tốt với việc bắt mồi. Cho ăn hai cữ lúc 7 – 9h sáng và chiều 4-6h, không cho ăn vào buổi tối vì khi đó khả năng chuyển hóa thức ăn thành cơ thịt của là rất thấp. Và trước khi thu hoạch 1 – 2 ngày ngưng không cho ăn nhằm nâng cao tỷ lệ sống cho trong thời gian vận chuyển. Thay nước: Bản thân tra luôn có sự điều chỉnh các trạng thái sinh lý trong cơ thể cho phù hợp với chất lượng môi trường nước bên ngoài ngay cả khi bị bệnh hay chất lượng nước kém. Vì vậy mọi sự thay đổi nước đều phải diễn ra từ từ. Không thay đổi đột ngột từ chế độ thay nước ít sang thay nước nhiều hay ngược lại. Kinh nghiệm, khi nhỏ trong hai tháng đầu có thể thay 10 – 30% nước/lần, khi lớn, nhất là gần thu hoạch có thể thay 40 – 50% nước/lần. . Lưu ý khi nuôi thâm canh cá tra trong ao đất Nguồn: vietlinh.com.vn Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL. Sản lượng cá. hại trong thịt cá và năng suất ao nuôi ngày càng thấp. Vì vậy, bà con nuôi cá chỉ nên thả cá với mật độ trung bình 12 – 20 con/m2. Ao nuôi: Vị trí ao nuôi

Ngày đăng: 22/12/2013, 00:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan