Tài liệu Kinh nghiệm gieo và chăm sóc mạ xuân muộn pptx

3 462 0
Tài liệu Kinh nghiệm gieo và chăm sóc mạ xuân muộn pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm gieo chăm sóc mạ xuân muộn Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng ĐBSH trên một số diện tích xen canh, gối vụ với cây vụ đông nên trà lúa xuân muộn thường gieo mạ từ 15/1 đến 10/2 thường gặp thời tiết bất thuận như trời rét, nhiệt độ thấp, mưa phùn, thiếu ánh sáng nên cây mạ sinh trưởng, phát triển chậm ảnh hưởng đến thời vụ cấy. Để có thể đảm bảo có đủ mạ chất lượng tốt, đủ tuổi cho kịp thời vụ cấy lúa xuân muộn bà con cần chú ý một số điểm sau đây khi gieo chăm sóc mạ xuân: Nguồn giống tốt: Nên sử dụng giống lúa cấp 1 sẽ cho năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt nhất. Chọn hạt thóc mẩy, chắc để gieo mạ, loại bỏ hạt lép, hạt lửng, hạt cỏ lồng vực bị lẫn bằng cách hoà nước bùn loãng rồi đổ thóc giống vào để vớt bỏ những hạt nổi, còn hạt chìm là thóc tốt. Kinh nghiệm nhiều nhà nông là dùng quả trứng tươi thả vào trong chậu nước bùn loãng để kiểm tra trước khi đổ thóc giống vào: Quả trứng nổi lập lờ 2/3 là được. Xử lý thuốc Cruser plus 312.5 FS để ngăn ngừa sự tấn công gây hại ngay từ đầu đối với bọ trĩ một số côn trùng chích hút khác trên cây lúa như rầy nâu. Ngoài ra, các hoạt chất thuốc trừ nấm có trong thành phần thuốc sẽ diệt trừ các loại mầm bệnh còn tiềm ẩn trên hạt giống với các biện pháp khác khó loại trừ. Nếu xử lý cho 100kg thóc giống thì pha 20 ml thuốc Crurser Plus 312,5 FS với 4-5 lít nước sạch, khuấy kỹ (dung dịch có màu đỏ), tưới trộn đều với thóc rồi đem ủ cho mọc mầm trước khi gieo. Nếu làm tốt khâu xử lý này sẽ hạn chế được sâu bệnh, giảm nhiều chi phí cho phun thuốc BVTV sau này. Xử lý cho hạt giống nẩy mầm đồng loạt: Ngoài xử lý thuốc ngăn ngừa bọ trĩ, rầy nâu nấm bệnh nói trên cũng có thể kết hợp xử lý giúp hạt nhanh nẩy mầm nẩy mầm đồng loạt nhằm rút ngắn thời gian làm mạ cho kịp thời vụ với mạ xuân muộn là dùng 100g thuốc Vipac88 pha trong 50 lít nước để ngâm 30- 40kg thóc giống trong 24 giờ trước khi đem ủ. Ruộng mạ được làm đất kỹ, san phẳng, có rãnh thoát nước. Bón đủ phân lót từ 200-250kg phân chuồng đã được ủ hoai mục + 20kg phân lân cho 1 sào Bắc bộ. Gieo đều tay với mật độ 0,2kg/m2 (60kg/sào Bắc bộ). Gieo xong dùng sào nứa hoặc bẹ chuối dập nhẹ cho mộng mạ chìm. Để chủ động chống rét cho mạ cần che phủ bằng nilon trắng ngay sau khi gieo xong. Chăm sóc mạ: Từ khi gieo cho đến khi mạ mọc được 1lá phải liên tục che phủ nilon kín. Sau thời gian này, tuỳ theo thời tiết che hoặc dỡ nilon cho phù hợp. Nếu nhiệt độ > 15 độ C thì mở nilon 2 đầu luống để tránh tình trạng hơi nước trong luống là mở nilon, mạ thiếu ánh sáng khó quang hợp. Mặt khác do ẩm độ trong luống mạ cao, mạ dễ bị bệnh thối gốc, mốc trắng mạ. Buổi sáng mở nilon 2 đầu, chiều tối che kín lại. Nếu thời tiết ấm, trước khi cấy 5-6 ngày phải luyện cho mạ quen dần với thời tiết ngoài trời bằng cách mở nilon 2 đầu luống 2 ngày đầu cho thoáng gió. 1-2 ngày tiếp theo vén nilon 2 bên mép luống, đỉnh luống vẫn giữ nguyên. Sau đó tháo toàn bộ nilon. Tưới nước: Sau khi gieo 2-3 ngày ta mở nilon để tưới nước đảm bảo đủ độ ẩm cho mạ mọc đều rồi che ngay nilon trở lại. Sau đó tiếp tục giữ cho ruộng mạ luôn có đủ độ ẩm bằng cách để nước ngập 2/3 rãnh luống mạ. Thường xuyên thăm đồng kiểm tra, phát hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trị kịp thời. Nếu phát hiện có hiện tượng mạ mốc trắng ở gốc, thân trên nền dược mạ thì xử lý như sau: Ruộng còn nước phải tháo cạn nước. Với ruộng khô thì tháo nước vào rồi tháo cạn ngay để rửa chua. Nếu mạ đã có từ 2 lá trở lên trong trường hợp nắng ấm, buổi sáng mở nilon 2 đầu luống, chiều tối che lại. Dùng các loại thuốc trừ nấm như Daconil pha nồng độ 0,1-0,15%phun đều trên mặt luống 2 lần cách nhau 2-3 ngày/lần. Chú ý: Không nên bón thúc đạm cho mạ trong những ngày rét đậm. Những dược mạ quá xấu, cần cây mạ cao để cấy các chân ruộng trũng thì bón đạm khi nhiệt độ ngoài trời trên 20 độ C. Lượng phân bón cho mỗi sào là 1kg urê 2kg kaliclorua khi dược mạ có nước ngập 2-3cm. Nếu thấy cần thiết có thể phun thêm phân bón qua lá như Humate, Orgamin, Thiên nông 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. . Kinh nghiệm gieo và chăm sóc mạ xuân muộn Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Với các tỉnh phía Bắc, đặc. đảm bảo có đủ mạ chất lượng tốt, đủ tuổi cho kịp thời vụ cấy lúa xuân muộn bà con cần chú ý một số điểm sau đây khi gieo và chăm sóc mạ xuân: Nguồn giống

Ngày đăng: 21/12/2013, 23:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan