Tài liệu Thâm canh lúa xuân muộn docx

3 382 0
Tài liệu Thâm canh lúa xuân muộn docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thâm canh lúa xuân muộn Nguồn: khuyennongvn.gov.vn 1. Giống , thời vụ: Về giống: Nên sử dụng một số giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao của Trung Quốc và Việt Nam trong vụ xuân như: CV1; Dưu 527; My Sơn (2-3-4); B- TE 1; Nghi hương 2308; Syn 6; LVN (20-24); Khang Dân 18; Q 5; AIT 77; ĐB 5; ĐB 6, . Thời vụ: Gieo từ 25/1-15/2. Tốt nhất là gieo từ 25/1-5/2. Bố trí thời vụ cụ thể còn tuỳ thuộc vào thời gian giải phóng đất của cây trồng vụ trước hoặc yêu cầu thời vụ của cây trồng vụ sau. 2. Thâm canh mạ: Lượng giống cần cho 1 sào bắc bộ (360 m2) đối với lúa lai là 1 kg; lúa thuần 2,5-3kg. Sau khi khử trùng hạt giống bằng một trong các cách sau: Nước vôi trong 2-3% trong 10-12 giờ hoặc nước nóng 540C trong 3-5 phút hoặc dung dịch Sun phát đồng (CuSO4) 1-4% trong 12-24 giờ. Đãi sạch nước thuốc, ngâm tiếp bằng nước lã sạch, thời gian ngâm thêm 24-36 giờ đối với lúa lai và 60 giờ với lúa thuần là được, ngày thay nước 2 lần. Đem ủ ấm ở nhiệt độ 28-320C trong 35-40 giờ là hạt nẩy mầm. Cần gieo mạ có che phủ nilon màu trắng để chống rét, với mật độ 1kg giống lúa thuần/ 3-5 m2 và 1 kg lúa lai/20-242. Lượng phân bón lót cho 1 sào mạ: Phân chuồng mục 2-3 tạ, đạm ure 1-2kg; kali clorua 1-2kg; Supe lân 10- 15kg. Tuổi mạ: Đối với lúa thuần 15-20 ngày khi cây mạ có 2-3 lá thật. Đối với lúa lai, mạ 30-35 ngày tuổi, cây mạ có 3-4 lá thật đẻ được 2-3 nhánh ngạnh trê. 3. Thâm canh lúa: Lượng phân bón cho 1 sào: Phân chuồng hoai mục 4-5 tạ; phân đạm ure 8- 12 kg; kali clorua 6-12 kg; lân supe Lâm Thao 15-25 kg. Liều lượng phân bón cụ thể tuỳ thuộc vào gống lúa, tính chất đất: + Giống lúa lai cao sản cấy trên đất cát pha, bạc màu bón với lượng phân tối đa. + Giống lúa thuần, chân đất thịt giàu dinh dưỡng bón với lượng tối thiểu. + Chân đất cát pha, bạc màu bón phân khoáng với tỷ lệ 1 N: 1 K2O: 1 P2O5 (1 đạm: 1 kali: 1 lân tính theo hàm lượng phân nguyên chất). Đất lầy thụt, ngập nước thường xuyên, thường chua, giàu đạm, thiếu lân, thiếu kali cần bón vôi bột trước khi cấy 7-10 ngày và bón giảm lượng đạm, tăng lượng lân, kali, vv . Cấy và chăm sóc: Cấy với mật độ 45-50 khóm/m2, 1-2 dảnh/ khóm với giống lúa lai hoặc 2-3 dảnh/khóm đối với giống lúa thuần. Phun thuốc trừ cỏ: Sau cấy 10-25 ngày, khi cây lúa hồi xanh, trời ấm (nhiệt độ >150C) phun thuốc trừ cỏ, liều lượng và nồng độ từng loại thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cách bón: Đối với đất chủ động nước, bón lót sâu toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân + 30-40% lượng đạm, kali trước khi bừa cấy. Đất không chủ động nước không được bón lót đạm để phòng lúa bị chết rét. - Bón thúc đợt 1 khi cây lúa đã bén rễ hồi xanh (sau cấy 15-25 ngày). Bón 50-80% lượng đạm + 20-40% kali, giữ mực nước ngập 5cm. - Bón thúc phân lần 2: Sau bón thúc, làm cỏ đợt 1 khoảng 10-15 ngày, tiến hành tháo cạn nước, đồng thời bón mỗi sào 18-25kg vôi bột, để khô nứt chân chim trong 10 ngày cho chết rong, rêu và hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. - Bón thúc đợt 3: Khi lúa đứng cái, khoảng 1/4 đến 10/4 hàng năm, bón nốt 10% đạm và lượng kali còn lại. Bón đạm lần này chú ý đến màu sắc của lá lúa, nếu lá xanh đậm thì không nên bón đạm, bón tăng lượng kali, sao cho đến khi lúa trổ bông, bộ lá có màu xanh lá gừng là tốt, giữ độ ẩm bão hoà đất (nhẵm đất mềm, lún chân). Ngoài ra để đảm bảo năng suất lúa cao và ổn định cần phải phòng trừ tốt một số sâu, bệnh hại lúa như: Rầy nâu, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, . Chú ý: Chỉ cấy và bón phân đạm khi nhiệt độ ngoài trời >15 0 C . . Thâm canh lúa xuân muộn Nguồn: khuyennongvn.gov.vn 1. Giống , thời vụ: Về giống: Nên sử dụng một số giống lúa lai, lúa thuần chất lượng. với lúa thuần 15-20 ngày khi cây mạ có 2-3 lá thật. Đối với lúa lai, mạ 30-35 ngày tuổi, cây mạ có 3-4 lá thật đẻ được 2-3 nhánh ngạnh trê. 3. Thâm canh lúa:

Ngày đăng: 21/12/2013, 23:15

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan