Tài liệu Đàn Chapy của người Raglai pptx

1 539 0
Tài liệu Đàn Chapy của người Raglai pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đàn Chapy của người Raglai Ở Việt Nam ta mỗi vùng, có một loại dân ca lễ hội, mỗi dân tộc có một loại nhạc cụ độc đáo để phục vụ cho các lễ hội dân gian đặc sắc đó. Người Ê Đê, Ba Na (Tây Nguyên) có đàn Tơ Rưng, người Chăm có khèn Sa Ra Nai, trồng Pa Ra Nưng, người Việt có kèn Bầu . Đồng bào dân tộc Raglai ở Ninh Thuận có đàn đá Bác Ái, một loại nhạc cụ độc đáo từ cổ xưa để lại, trong các lễ hội dân gian người ta còn dùng Mã La để phụ họa cho múa, cho hát, nhưng có lẽ độc đáo hơn cả là đàn Cha Py, một loại nhạc cụ bằng ống bương (tre) được các nghệ nhân người Raglai chế tác và chơi trong các lễ hội dân gian, nhất là trong các ngày lễ tết của đồng bào dân tộc như: lễ bỏ mả, lễ lúa mới, lễ xuống đồng, Tết Nguyên Đán . Các cụ già Raglai kể Cha Py là loại đàn của người nghèo, vì lẽ một chiếc đàn Mã La cổ loại tốt phải đổi bằng một con trâu hoặc hai con bò, một bộ Mã La hoàn chỉnh phải từ 9 đến 12 chiếc, còm Cha Py thì ngược lại, chỉ một ngày đi rừng tìm tre to về làm là hôm sau có thể chơi được rồi mà chẳng khác nào một bộ Mã thu nhỏ. Đàn Cha Py của đồng bào Raglai độc đáo ở chỗ khi nghệ nhân đàn lên ta nghe như có suối chảy róc rách, như có tiếng đàn Tơ Rưng, nghe kỹ như là đàn đá, nhắm mắt lại ta mường tượng như 8, 9 thanh niên đang chơi Mã La vậy. Hình thù đàn Cha Py đơn giản chỉ là một ống tre to, người nghệ nhân tách vỏ tre lên là dây, sau đó họ vót miếng tre thật nhẵn nhét vào giữa hai sợ dây song song, cứ như thế người ta làm từ 5 đến 8 miếng tre, tùy theo vùng, ở Bác Ái thì có 8 miếng. Khi chơi người nghệ nhân áp một đầu ống vào bụng, dùng hai hai vừa nâng đàn vừa lấy các ngón tay bật vào các miếng tre, miếng tre rung lên trên hai sợi vỏ tre phát thành tiếng nhạc độc đáo. Ở Bác Ái (Ninh Thuật) đồng bào Raglai thường dùng vào các ngày lễ, ngày tết, hầu hết đồng bào đều biết chơi đàn này. Ngày nay, đàn Cha Py không còn bó gọn trong cộng đồng người Raglai nữa mà tiếng vang của nó đã lan ra toàn quốc và quốc tế. Mùa xuân năm 1993, để chuẩn bị cho chuyến lưu diễn ở Bắc Âu của Nhóm Du ca đồng nội, Đoàn nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh về điền dã tại Bác Ái gồm có nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, đặc biệt có Trần Tiến, trưởng nhóm Du ca. Mục đích của chuyến đi này của Trần Tiến là tìm bằng được chiếc tù và Tây Nguyên. Tôi (tác giả) được cử đi sưu tầm, đến xóm Đá, xã Trà Co Bác Ái, nghỉ chân bên đường, tôi phát hiện trong nhà một đồng bào có một ống tre đặc biệt, chúng tôi yêu cầu chủ nhà đàn cho nghe thử một bài, qua máy ghi âm phát ra tiếng rất hay, không ai cho đó là tiếng một ống tre . Do sự độc đáo của cây đàn, nghệ sĩ Trần Tiến đã mua lại cây đàn. Vài ngày sau anh về thành phố, anh đã tập cho nhóm du ca và đem đi diễn ở các nước Bắc Âu, đàn ống tre Việt Nam đã được bạn bè quốc tế hoan nghênh, Đoàn Ca múa Ninh Thuận đã dàn dựng tiết mục múa hát Tình yêu Cha Py do Trần Tiến sáng tác, được hội diễn toàn quốc đánh gia cao. Đàn Cha Py đã được chuyên nghiệp hóa nhờ âm thanh điện tử. Cứ tết đến, mùa xuân về, bên bếp lửa hồng, người già uống rượu cần, con trai đánh đà Cha Py, con gái múa sanh tiền, cùng với Mã La phụ họa tạo nên một không khí hội hè vui tươi đến thâu canh suốt sáng. Cứ mỗi dịp như thế, con trai bắt được vợ, con gái bắt được chồng, bởi tiếng đàng Cha Py của người con trai làm bối rối người con gái, điệu múa của người con gái làm xiêu lòng người con trai . Cứ như thế, mùa xuân ngày tết ở buôn (làng) người Raglai kéo dài bất tận như tiếng đàn Cha Py vậy. . bắt được chồng, bởi tiếng đàng Cha Py của người con trai làm bối rối người con gái, điệu múa của người con gái làm xiêu lòng người con trai . Cứ như thế,. nhỏ. Đàn Cha Py của đồng bào Raglai độc đáo ở chỗ khi nghệ nhân đàn lên ta nghe như có suối chảy róc rách, như có tiếng đàn Tơ Rưng, nghe kỹ như là đàn

Ngày đăng: 21/12/2013, 22:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan