Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận

107 813 5
Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ HIẾN QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI VIỆT VỀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRONG CA DAO TỪ BÌNH DIỆN TRI NHẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH - 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kho tàng ca dao người Việt thực sự là một tài sản vô giá, nơi lưu giữ những “hòn ngọc quý” không dễ gì nhạt phai giá trị dù phải trải qua sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian và thị hiếu của người thưởng thức. Đến với ca dao là đến với đời sống tưởng của người bình dân qua chất liệu ngôn từ. Đến với ca dao, ta hiểu thêm về “điệu hồn”, về nếp nghĩ của người bình dân lao động trải qua bao thời kì, bao hoàn cảnh sống được thể hiện, gửi gắm nhờ tài năng sử dụng ngôn ngữ kì diệu của các tác giả dân gian. Không biết đã bao nhiêu tháng năm trôi qua, không biết có bao nhiêu câu ca dao vẫn vẹn nguyên giá trị, không biết có bao câu ca dao vẫn đợi chờ ở người đọc một sự khám phá, thưởng thức thực sự sâu sắc, thú vị về giá trị của nó?! Chỉ biết rằng bao nhiêu năm ca dao tồn tại, lưu truyền là bấy nhiêu năm nó được người đọc đón nhận, thưởng thức và khát khao khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Khó có thể kể hết những công trình nghiên cứu, những bài viết khoa học khám phá cái hay, cái đẹp của ca dao dân tộc. Thế nhưng càng khó để khẳng định rằng tất cả vẻ đẹp của ca dao đều đã được các nhà nghiên cứu nói riêng, công chúng nói chung cảm nhận và thể hiện. Ngữ nghĩa học cấu trúc, ngữ nghĩa học hình thức đã góp phần không nhỏ trong việc giúp người đọc hiểu rõ các lớp nghĩa trong ca dao nói chung. Cũng nhờ vậy, người tiếp nhận không chỉ hiểu những nội dung ý nghĩa mà người bình dân muốn gửi gắm qua ca dao mà còn yêu thích, quý trọng hơn vốn di sản quý báu của dân tộc mình, càng tha thiết yêu hơn vẻ đẹp tâm hồn của người dân đất Việt. Tuy nhiên là một sản phẩm được làm nên bởi những đặc trưng, những bản sắc văn hóa của dân tộc, ca dao người Việt ẩn chứa tiềm năng vô tận về ý nghĩa, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. 2 Ngôn ngữ học tri nhận tiếp tục công việc nghiên cứu, tìm hiểu ngôn ngữ ở một góc nhìn mới. Đây là một khuynh hướng trong khoa học về ngôn ngữ ra đời vào nửa sau thế kỉ XX có đối tượng đặc thù là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và quá trình duy của con người trên cơ sở kinh nghiệm và suy luận lôgic. Là một khuynh hướng mới đang rất thịnh hành của ngôn ngữ học hiện đại trên phạm vi toàn thế giới nên việc thể nghiệm nó để nghiên cứu thiết nghĩ là việc nên làm. Ý niệm là một trong những phạm trù cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó là khâu trung gian kết nối ngôn ngữ và văn hóa. Chính vì những lí do đó mà chúng tôi mạnh dạn tiếp cận vấn đề : “Quan niệm của người Việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận”. Tìm hiểu quan niệm của người Việt về gia đình qua ca dao là dịp để chúng ta tiếp tục khám phá giá trị, hiệu quả thẩm mĩ của ca dao về quan hệ gia đình nói riêng và ca dao nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ca dao với những quy mô và hướng tiếp cận khác nhau. Tìm đọc các công trình nghiên cứu về ca dao, chúng tôi thấy có ba xu hướng chính: - Nghiên cứu ca dao dưới góc độ văn học - Nghiên cứu ca dao dưới góc độ thi pháp học - Nghiên cứu ca dao dưới góc độ Ngôn ngữ học Việc nghiên cứu ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học không còn là một vấn đề mới. Đã có rất nhiều thành tựu có giá trị liên quan đến hướng tiếp cận này. Đó là các công trình nghiên cứu của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hoành, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Nhã Bản, Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Thiện Giáp…và nhiều chuyên luận, luận án, song các công trình nghiên cứu 3 chuyên sâu về một vấn đề cụ thể trong ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận chưa nhiều. Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận được nghiên cứu trong các công trình: Ngôn ngữ học tri nhận - từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt (Lý Toán Thắng, 2005, Nxb KHXH, HN), Từ mô hình tri nhận đến mô hình văn hóa (Phan Thế Hưng, Ngữ học trẻ, 2005), Ngôn ngữ học tri nhận là gì? (Trần Văn Cơ, tạp chí ngôn ngữ số 7, 2006), Hệ hình nhận thức trong ngôn ngữ (Nguyễn Hòa, Ngôn ngữ, 2007, số 1)… Về những vấn đề cụ thể được nghiên cứu từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận có các bài báo: Ba giới từ tiếng Anh at, on, in (thử nhìn từ góc độ cơ chế tri nhận không gian (trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt) (Lê Văn Thanh và Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ, 2002, số 9), Bước đầu khảo sát ẩn dụ tình yêu trong tiếng Anh và tiếng Việt (Nguyễn Thị Ý Nhi, Ngữ học trẻ, 2006), Thử phân tích một bài ca dao hài hước từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận (Lê Đình Tường, Ngôn ngữ, 2008, số 9), Ý niệm về đôi-cặp trong ca dao người Việt về hôn nhângia đình (Lê Thị Thắm, Ngôn ngữ & Đời sống, 2009, số 1 + 2) . Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác tuy không nhắc đến ngôn ngữ học tri nhận nhưng tinh thần và thực chất nằm trong phạm vi trung tâm chú ý của ngôn ngữ học tri nhận: Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và duy người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) (Nguyễn Đức Tồn, Nxb ĐHQG,HN, 2002), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm, Nxb Tổng hợp Tp. HCM, 2004) (x. Chương hai: Văn hóa nhận thức). Bài viết Về một cách giải thích nghĩa của thành ngữ từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, đăng trên Ngữ học trẻ - 2006 của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ góp phần đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu biểu tượng ca dao trên cả hai bình diện: lý thuyết và ứng dụng thực hành. Bài viết Ý niệm về đôi-cặp trong ca dao người Việt về hôn nhângia đình, đăng trên Ngôn ngữ & Đời sống, 4 2009 của tác giả Lê Thị Thắm đã góp thêm một cách nhìn, một cách tiếp cận ca dao về hôn nhângia đình từ bình diện tri nhận. Đó là những tiền đề, những cơ sở quan trọng cho nghiên cứu quan niệm về gia đình trong ca dao. Từ thực tế những nghiên cứu nêu trên chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu “Quan niệm của người Việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận”. 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu Trong khuôn khổ của mình, luận văn đi vào tìm hiểu quan niệm của người Việt về quan hệ gia đình trên các bình diện: quan niệm về bổn phận làm vợ, làm chồng, quan niệm về con cái và mối quan hệ giữa bố mẹ với con cái, con cái với bố mẹ trong ca dao biểu đạt qua phương tiện từ vựng và qua nghĩa biểu hiện với các cấu trúc so sánh. Để xác định các vấn đề đó, đề tài dựa trên số liệu từ “Kho tàng ca dao người Việt” (Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật - Phan Đăng Tài - Nguyễn Thúy Loan - Đặng Diệu Trang biên soạn, Nxb Văn hóa thông tin, 2001). Qua việc tìm hiểu quan niệm của người Việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận, luận văn bước đầu hiện thực hóa những nội dung cơ bản nhất của lý thuyết tri nhận và góp phần kiến giải về vẻ đẹp của ca dao Việt Nam, đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy ca dao ở trường phổ thông từ một góc nhìn mới. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ đề ra, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Thu thập số liệu: Khảo sát những những bài ca dao nói về bổn phận xây dựng gia đình của người Việt Nam, trong đó chú trọng đến vai trò của mỗi 5 con người trưởng thành đối với gia đình (xét trong trong quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái). - Phân tích, xử lí số liệu: Xử lý số liệu thu được theo cấu trúc phổ biến và trường nghĩa đặc trưng nhất. - Tổng hợp, khái quát hóa kết quả miêu tả thành quan niệm. 5. Đóng góp mới của đề tài Đây là đề tài đầu tiên tập trung tìm hiểu ý thức của những con người trưởng thành về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, về bổn phận xây dựng gia đình Việt (được biểu đạt qua những câu ca dao viết về quan hệ gia đình, tiêu biểu là quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con cái). 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm các phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Phần Nội dung gồm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài - Chương 2: Quan niệm của người Việt về quan hệ gia đình biểu đạt qua cấu trúc nghĩa biểu hiện - Chương 3: Quan niệm của người Việt về quan hệ gia đình biểu đạt qua trường từ vựng - ngữ nghĩa 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Ca daoca dao về quan hệ gia đình 1.1.1. Ca dao Việt Nam Ca dao, theo “Từ điển tiếng Việt”, là loại: “1 Thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một điệu nhất định. 2 Thể loại văn vần, thường làm theo thể lục bát, có hình thức giống như ca dao cổ truyền” [40, 96]. Cũng như các thể loại khác của văn học dân gian, ca dao là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng. Là sản phẩm của tập thể, ca dao là tiếng nói của cả cộng đồng, là “cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng”. Đến với ca dao, người đọc hiểu được tình cảm của nhân dân lao động được thể hiện và lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của ca dao Việt Nam Ca dao nói chung, ca dao Việt Nam nói riêng có những đặc trưng củavề hệ đề tài cũng như chức năng phản ánh. 1.1.2.1. Hệ đề tài của ca dao Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của sáng tác tập thể, ca dao được ra đời ngay trong những sinh hoạt cộng đồng và đến lượt nó, nó trở lại phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt cộng đồng. Với cách là những lời thơ trữ tình dân gian, ca dao chú trọng diễn tả đời sống tâm hồn, chú trọng thể hiện những tâm tư, tình cảm phong phú của người bình dân trong những hoàn cảnh sống khác nhau. Đề tài của ca dao rất phong phú nhưng có thể quy về hai chủ đề lớn: than thân và yêu thương tình nghĩa. Ca dao trước hết là tiếng nói bộc lộ thái độ của 7 con người về cuộc sống. Đó có thể là tiếng than của những người bình dân lam lũ, đói nghèo, tiếng than của những người con phải chịu cảnh hẩm hiu: cảnh mồ côi, cảnh cha ghẻ, mẹ ruột…và ngậm ngùi, chua xót hơn cả là tiếng than của người phụ nữ bị lệ thuộc trong xã hội phong kiến xưa. Nhưng dù có than thở đi chăng nữa thì cảm xúc chủ đạo trong ca dao vẫn là tình yêu thương. Ca dao đề cập đến muôn vàn cung bậc, sắc thái khác nhau trong tình cảm con người: tình yêu gia đình, tình bạn bè, tình làng xóm, quê hương, đất nước…Có thể nói có một nội dung lớn, bao quát toàn bộ đề tài của ca daoquan hệ giữa con người với con người, là niềm khao khát sống đậm tình, nặng nghĩa. Nội dung đó trước hết được thể hiện trong quan niệm của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ về quan hệ giữa những thành viên trong gia đình. 1.1.2.2. Chức năng của ca dao Là những lời thơ trữ tình, chức năng thẩm mĩ của ca dao là chức năng diễn tả đời sống tâm hồn của nhân dân lao động. Các tác phẩm ca dao ra đời xuất phát từ nhu cầu tỏ bày, gửi gắm tâm tư, tình cảm của tác giả dân gian. Trong ca dao bao giờ cũng xuất hiện một nhân vật trữ tình (cũng chính là chủ thể trữ tình - tác giả) đang giãi bày, thổ lộ tâm tình. Trong ca dao, có những “kiểu nhân vật trữ tình” nhất định: các chàng trai, cô gái trong quan hệ tình yêu lứa đôi; những người vợ, người mẹ, người chồng, người cha… trong quan hệ gia đình….Dù đề cập đến ai, trong cảnh ngộ nào thì điều mà ca dao diễn tả vẫn chính là tâm tư, tình cảm của chủ thể - nhân vật trữ tình trong cảnh ngộ ấy. Vậy nên, muốn hiểu được tâm hồn người bình dân lao động xưa, chúng ta không thể không tìm đến với ca dao như phương tiện phản ánh, lưu giữ nó. Cũng như các thể loại khác của văn học dân gian, ca dao ra đời gắn liền với những sinh hoạt nhất định của cộng đồng. Ca dao được chấp nhận như phương tiện biểu đạt quan niệm chung của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ về những vấn đề cụ thể và đã đồng hành cùng người bình dân trong hành trình 8 cuộc sống để không chỉ ghi lại những buồn vui của họ mà còn góp phần phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt, lao động của họ. 1.1.2.3. Vài nét về thi pháp ca dao Nói đến thi pháp ca dao là nói đến cách thể hiện nghĩa, tức các phương thức biểu ngôn ngữ, trong đó có cả các phương thức ẩn dụ được sử đụng để biểu đạt quan niệm, ý niệm, mong muốn của tác giả dân gian, trong đó có thể thơ, kết cấu ý, phương thức nêu vấn đề. a) Thể thơ Thể thơ của ca dao là những thể thơ thuần dân tộc.Và về thực chất, từ trong ca dao, các thể thơ dân tộc đã được hình thành: lục bát, song thất lục bát….Thể thơ lục bát, thể thơ song thất lục bát và các biến thể của nó được sử dụng nhiều trong ca dao. Bên cạnh đó, ca dao còn sử dụng một số thể thơ khác như: vãn ba (câu thơ ba tiếng), vãn bốn (câu thơ bốn tiếng), vãn năm (câu thơ năm tiếng), thể hỗn hợp Tuỳ vào nội dung, mục đích biểu đạt mà tác giả đã tìm đến, khai thác thế mạnh của mỗi thể thơ để có cách sử dụng phù hợp. Nhờ vậy, với bấy nhiêu thể thơ và các biến thể của nó, ca dao đã hoàn thành xuất sắc chức năng thẩm mĩ của mình: phô bày, diễn tả tình cảm. b) Lối trữ tình – trò chuyện và các kiểu cấu tứ gắn liền với ca dao Một đặc điểm nổi trội của ca daonhân vật trữ tình trong ca dao luôn tự đặt mình vào vị thế của một người đang trò chuyện trực tiếp, đang giãi bày tình cảm, cảm xúc với một đối tượng cụ thể nào đó. Vậy nên, đọc ca dao bao giờ ta cũng thấy dường như có một cuộc “đối thoại” đang diễn ra. Đó có thể là cuộc “đối thoại”, trò chuyện tâm tình giữa trai – gái, vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà – cháu…. Cùng với lối trữ tình – trò chuyện ấy là các kiểu cấu tứ (tìm ý, lập ý, sắp xếp ý) gắn liền với nó. Đó là kiểu cấu tứ “khuyên nhủ” (Con ơi muốn nên 9 thân người, Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha), hay kiểu cấu tứ theo hình thức đối – đáp: Bốn con ngồi bốn chân giường Mẹ ơi mẹ hỡi mẹ thương con nào? - Mẹ thương con út mẹ thay Thương thì thương vậy chẳng tày trưởng nam. c) Cách phô diễn ý tình Để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình, ca dao thường sử dụng những cách phô diễn ý tình quen thuộc: phú (nói trực tiếp), tỉ (nói bằng so sánh), hứng (mượn cảnh để gợi tình). Hình thức nổi bật trong biểu đạt ý tình của ca dao là phương thức so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ vốn là cách nói quen thuộc, phổ biến trong nhân dân. Các tác giả dân gian đã vận dụng cách nói quen thuộc ấy vào sáng tác thơ ca. Chất liệu để tạo so sánh, ẩn dụ hết sức phong phú. Tuy nhiên, là sản phẩm tinh thần của những người bình dân chân lấm tay bùn, hầu hết những hình ảnh được sử dụng là những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi. Tất cả những hình ảnh giản dị, bình thường ấy đã đi vào ca dao một cách tự nhiên và tạo nên những hiệu quả bất ngờ. Nhờ so sánh, ẩn dụ ý tình được diễn đạt trở nên ý nhị, sâu sắc. Qua so sánh, ẩn dụ, quan niệm của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ về các vấn đề cụ thể được bộc lộ. Có thể nói, nhờ so sánh, ẩn dụ, ca dao đã tạo nên được những hình ảnh đẹp, không chỉ có giá trị nhận thức mà còn giàu giá trị thẩm mĩ. Các cách phô diễn ý tình quen thuộc: phú, tỉ, hứng đã thực sự góp phần quan trọng trong việc tạo nên sức sống lâu bền của ca dao Việt Nam. d) Ngôn ngữ của ca dao Cũng như các thể loại khác của văn học dân gian, ca dao là những sáng tác tập thể, truyền miệng của người bình dân lao động. Là sản phẩm của người 10 . vấn đề : Quan niệm của người Việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận . Tìm hiểu quan niệm của người Việt về gia đình qua ca dao là dịp. tìm hiểu quan niệm của người Việt về quan hệ gia đình trên các bình diện: quan niệm về bổn phận làm vợ, làm chồng, quan niệm về con cái và mối quan hệ giữa

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Hình ảnh liên quan

Bảng I: Các kiểu quan hệ so sánh trong ca dao về quan hệ gia đình - Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận

ng.

I: Các kiểu quan hệ so sánh trong ca dao về quan hệ gia đình Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng II: Các kiểu so sánh ý niệm đích và ý niệm nguồ nở dạng so sánh A như B - Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận

ng.

II: Các kiểu so sánh ý niệm đích và ý niệm nguồ nở dạng so sánh A như B Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng III: Cấu trúc so sánh B bằn gA - Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận

ng.

III: Cấu trúc so sánh B bằn gA Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan