Nhân vật nhà văn trong văn xuôi việt nam sau đổi mới (1986)

134 532 1
Nhân vật nhà văn trong văn xuôi việt nam sau đổi mới (1986)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MụC LụC Mở đầu .2 1.Lí do chọn đề tài 2 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Phạm vi t liệu và phơng pháp nghiên cứu 7 5. Đóng góp mới của luận văn 8 6. Cấu trúc luận văn .8 Chơng 1 .8 QUAN Hệ GIữA VIệC XÂY DựNG HìNH TƯợNG NGƯờI NGHệ Sĩ TRONG TáC PHẩM VĂN HọC Và ý THứC NGHề NGHIệP CủA NHà VĂN 8 1.1. ý thức nghề nghiệp nh một động lực lớn của hoạt động sáng tạo văn học 9 1.1.1. Điều kiện hình thành ý thức nghề nghiệp của nhà văn 10 1.1.2. Vai trò của ý thức nghề nghiệp trong việc xây dựng nền văn học mới 19 1.2. Nhân vật nhà văn - một loại hình nhân vật độc đáo thể hiện rõ ý thức nghề nghiệp của ngời sáng tạo .31 1.2.1. Nhân vật nhà văn - kẻ tơng đồng với tác giả .32 1.2.2. Nhân vật nhà văn thể hiện định hớng quan sát, lí giải đời sống 39 1.2.3. Nhân vật nhà văn thể hiện định hớng tìm tòi về hình thức nghệ thuật 43 1.3. Sự xuất hiện có tính quy luật của nhân vật nhà văn trong các sáng tác văn học 47 1.3.1. Tính đặc thù của những thời điểm nhân vật nhà văn đợc chú ý xây dựng trong tác phẩm văn học .47 1.3.2. Nhân vật nhà văn trong văn xuôi Việt Nam hiện đại (thời kì tr- ớc Đổi mới) .56 Chơng 2 NHÂN VậT NHà VĂN TRONG VĂN XUÔI VIệT NAM SAU ĐổI MớI VớI VIệC THể HIệN CáCH NHìN NHậN MớI Về NGHệ THUậT Và HIệN THựC CUộC SốNG .62 2 2.1. Nhân vật nhà văn với việc thể hiện quan niệm mới về sứ mệnh và bản chất của văn học .62 2.1.1. Nhân vật nhà văn cho thấy đời sống của một tầng lớp ngời còn ít đợc biết tờng tận 64 2.1.2. Nhân vật nhà văn cho thấy sự hình thành một quan niệm mới về văn học và nghệ sĩ 73 2.2. Nhân vật nhà văn với việc thể hiện nhu cầu thẩm định, đánh giá lại các giá trị đời sống .80 2.2.1. Nhân vật nhà văn cho thấy sự gắn bó của nhà văn với cuộc sống đất nớc 82 2.2.2. Nhân vật nhà văn với việc nhìn nhận về thực trạng đất nớc và lí giải nguyên nhân của thực trạng đó 87 Chơng 3 NHÂN VậT NHà VĂN TRONG VĂN XUÔI VIệT NAM SAU ĐổI mớI VớI VIệC THể HIệN NHU CầU TìM KIếM MộT NGÔN NGữ NGHệ THUậT MớI .94 3.1. Nhân vật nhà văn với việc thể hiện nhu cầu gia tăng tính triết lí, triết luận, đối thoại cho tác phẩm .94 3.1.1. Nhân vật nhà văn giúp tác giả có cơ hội biện thuyết về mọi vấn đề của đời sống 96 3.1.2. Nhân vật nhà văn giúp tác giả gia tăng tính "hàn lâm" của tác phẩm .102 3.2. Nhân vật nhà văn với việc thể hiện t duy mới về nghệ thuật kết cấu 107 3.2.1. Nhân vật nhà văn trở thành đầu mối của mọi liên kết trong tác phẩm .111 3.2.2. Nhân vật nhà văn với việc thể nghiệm bút pháp dòng ý thức.119 Kết luận 128 TàI LIệU THAM KHảO .130 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 3 1.1. Văn học Việt Nam từ sau Đổi mới (1986) đến nay đã và đang có những nỗ lực cách tân đáng ghi nhận, trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật của văn học các giai đoạn trớc, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, mở rộng sự giao lu hội nhập, tiếp thu một cách chủ động, sáng tạo những tinh hoa văn hóa nớc ngoài trong một tinh thần dân chủ và cởi mở. Văn học Việt Nam đã bớc đầu tạo lập cho mình một diện mạo và lối đi riêng khác với giai đoạn trớc. Sự đổi mới trong đờng lối văn nghệ của Đảng cũng tạo nên một động lực quan trọng về mặt tinh thần, tạo điều kiện cho các nhà văn đợc tự do sáng tạo, phát huy năng lực, cá tính của ngời nghệ sĩ trong lao động nghệ thuật. Quá trình đổi mới văn học ở Việt Nam diễn ra rất sôi động và đa dạng trên tất cả mọi bình diện với đầy đủ các thể loại, trong đó văn xuôi là thể tài đạt đợc nhiều thành tựu nhất cả về nội dung và hình thức thể hiện. Bởi vậy tìm hiểu văn xuôi Việt Nam từ sau Đổi mới đến nay là công việc có ý nghĩa cấp thiết nhằm khám phá các giá trị đời sống và nghệ thuật ở một thời điểm có nhiều chuyển động tích cực. 1.2. Sự xuất hiện của loại hình nhân vật nhà văn trong các tác phẩm văn chơng thời kỳ này vừa đánh dấu sự tiếp nối mạch cảm hứng lâu đời của văn học khi viết về chính nó, vừa tạo tiền đề cho việc hình thành một lối viết mới, thể hiện những đổi mới trong phơng thức t duy và hình thức thể hiện của các tác giả. Trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới, nhân vật nhà văn xuất hiện với t cách là một tín hiệu thẩm mỹ mới, thể hiện những quan niệm mới về nhà vănvăn chơng, hiện thực và con ngời Mặt khác, đây là loại hình nhân vật độc đáo thể hiện rõ ý thức nghề nghiệp của ngời sáng tạo. Qua loại hình nhân vật này, chẳng những ta có điều kiện hiểu thêm về đời sống một tầng lớp ngời còn ít đợc biết tờng tận và một "hậu trờng" văn chơng đầy lý thú mà còn có thể tìm đợc chìa khóa giải mã t tởng nghệ thuật của các tác phẩm. 1.3. Nhân vật nhà văn cùng ý thức nghề nghiệp và bản lĩnh sáng tạo của các tác giả đã làm nên những cuộc phiêu lu ngôn từ với những hình thức nghệ thuật mới lạ. Nhân vật nhà văn chính là chất men thúc đẩy sự nỗ lực kiếm tìm một ngôn ngữ nghệ thuật mới, những kỹ thuật viết văn hiện đại để biểu đạt 4 những t tởng nghệ thuật độc đáo trong văn xuôi Việt Nam đơng đại, thể hiện một quá trình trăn trở, tìm tòi đầy ý thức của chính chủ thể sáng tạo trong việc đổi mới văn chơng. Chọn đề tài Nhân vật nhà văn trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới, chúng tôi nhắm tới mục tiêu tìm hiểu sự tự ý thức của các nhà văn Việt Nam về vai trò và sứ mệnh của mình trong hành trình làm mới văn chơng; khám phá những chuyển biến trong t duy nghệ thuật của ngời sáng tạo trong quá trình lao động nghệ thuật của họ. 2. Lịch sử vấn đề Trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới, sự xuất hiện ngày càng nhiều của nhân vật nhà văn tạo nên một hiện tợng nghệ thuật khá mới mẻ và độc đáo, tuy rằng trong văn học các giai đoạn trớc đó không phải không có loại nhân vật này. Đây là một loại hình nhân vật độc đáo thể hiện rõ ý thức nghề nghiệp của ngời sáng tạo trong thời kỳ mới. Chúng tôi xin chia nhóm các bài viết, công trình có đề cập loại nhân vật nhà văn trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới nh sau: 2.1. Các bài viết, công trình nghiên cứu khái quát về một thời kỳ văn học: Trong luận án Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (ĐHQG Hà Nội 1996), TS. Nguyễn Thị Bình đã giành một phần nội dung công trình tìm hiểu những đổi mới trong quan niệm về nhà văn với 3 chủ đề chính: nhà văn trong quan hệ với hiện thực, nhà văn trong quan hệ với công chúng và nhà văn trong quan hệ với chính mình. Với một cái nhìn tơng đối hệ thống, bám sát vào những tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam giai đoạn sau 1975, tác giả đã đa ra đợc những nhận xét khái quát, có ý nghĩa khoa học trong nghiên cứu ý thức sáng tạo của chủ thể trong một giai đoạn mới của văn học dân tộc cũng nh nhận diện một số vấn đề bản chất nhất của văn xuôi thời kỳ này. Đặc biệt là luận án đã đa ra một ý kiến gợi mở, có ý nghĩa tìm tòi đối với việc xây dựng nhân vật nhà văn trong văn xuôi: Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn, ngời nghệ sĩ lại trở thành một nhân vật đáng chú ý trong nhiều tác 5 phẩm của văn xuôi hôm nay ( ) điều đó có lý do chủ yếu ở nhu cầu tự phân tích, tự nhận thức về mình của bản thân ngời cầm bút. Thạc sĩ Trần Văn Toàn trong bài viết Nhà văn hiện đại Việt Nam - những giới hạn và sứ mệnh (in trong Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục 2006) đã từ những suy nghĩ của mình về nhân vật nhà văn trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp để gợi mở cho độc giả một cách tiếp cận mới đối với vấn đề đi tìm chân dung của nhà văn hiện đại. Vấn đề mà tác giả bài viết đặt ra trong tác phẩm là: Để nhận diện văn học hiện đại không thể bỏ qua việc nhận diện về những đặc tính của những chủ thể sáng tác, nhận diện những câu hỏi mà ngời cầm bút hoặc hữu thức hoặc vô thức phải đối diện với nó. Vì vậy tìm hiểu nhân vật nhà văn sẽ tạo điều kiện khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm và t duy sáng tạo của tác giả. ở bài viết Cơ hội của Chúa - từ nhật ký đến hậu trờng văn học (http://www.evan.com.vn). TS. Đoàn Cầm Thi đã nhận thấy Xây dựng nhân vật nhà văn dờng nh là điểm chung của nhiều tiểu thuyết Việt gần đây, báo hiệu một hiện tợng của văn học Việt Nam đơng đại. Trong Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 (in trong Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục 2006), PGS.TS Nguyễn Văn Long ngoài việc nhận diện những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975 còn quan tâm tới sự đổi mới các thể loại, trong đó có văn xuôi. Về cơ bản văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 có sự đổi mới trên các phơng diện nh mở rộng quan niệm về hiện thực đi liền với đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngời, đổi mới nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ, giọng điệu. Giữa rất nhiều đặc điểm của văn xuôi Việt Nam đơng đại, tác giả nhận thấy: Trong sự đa dạng về phơng thức trần thuật, nhiều nhà văn lại a thích cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một nhà văn, nhà báo, ngời chứng kiến, quan sát, kể lại câu chuyện về ngời khác hoặc kể về chính mình. 6 ở nhiều bài viết khác, một số tác giả đã có những phát hiện mới về cách xây dựng nhân vật trong văn xuôi Việt Nam đơng đại, chẳng hạn: Có những nhân vật kiêm luôn vai trò "ngời sáng tác" (Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh với văn xuôi Nga - Đào Tuấn ảnh http://vienvanhoc.org.vn). Về cơ bản các công trình nghiên cứu, các bài viết loại này mới chỉ dừng lại ở những nhận định mang tính khái quát về loại hình nhân vật nhà văn, cha có sự đi sâu đánh giá về nó một cách có hệ thống. 2.2. Các bài báo đi sâu đánh giá một hiện tợng văn học cụ thể (tác giả, tác phẩm, nhân vật .): Trong bài Về nhân vật Phơng, ngời phụ nữ Hà Nội, và chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến tranh (http://evan.com.vn), Đoàn Cầm Thi đã phát hiện: Nhân vật chính trong Nỗi buồn chiến tranh là một nhà văn, với những lo âu của cuộc sống và của nghiệp cầm bút. Vì vậy, bên cạnh hai chủ đề chính là tình yêu và chiến tranh, một chủ đề nữa, bao trùm lên tác phẩm vẫnvăn học. Nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan trong Khải huyền muộn và những lời bình, (http://hanoi.vnn.vn) đã có những nhận xét rất tinh tế: Cuốn tiểu thuyết này gợi lên nhiều ý tởng, nhiều điều để nói đó là nhà văn viết về "nhà văn" với việc viết văn, nhân vật kể về sự tha hóa của chính mình trong vai là "nhân vật" Nhà văn Trần Vũ trong lời giới thiệu tiểu thuyết Chân dung cát của Inrasara (NXB Hội nhà văn 2006), lại thấy: Nhà văn để xuất hiện trong tác phẩm một (hoặc vài) tiểu thuyết, nhân vật ngời viết và thuật lại việc tiến hành viết tiểu thuyết đó, nhằm mở rộng chủ đề tác phẩm, phát biểu gián tiếp quan điểm sáng tác văn chơng của mình. Ngoài ra còn phải kể đến các cuộc phỏng vấn trên các Website văn học hay những lời giới thiệu khác đối với một số tác phẩm văn học có xây dựng nhân vật nhà văn nh: Nỗi buồn chiến tranh, Gặp gỡ cuối năm, Cơ hội của 7 Chúa, Khải huyền muộn, Thoạt kỳ thủy, Phố Tàu, Madein Việt Nam, Chân dung cát, Đi.com . của các tác giả trong nớc và hải ngoại. Nhìn chung, các bài viết này mới chỉ đa ra những nhận xét lẻ tẻ, rải rác về sự xuất hiện của nhân vật nhà văn trong tác phẩm. Cho đến thời điểm này cha có công trình nghiên cứu nào thật sự có hệ thống về một kiểu loại nhân vật khá đặc biệt trong văn chơng ở một giai đoạn mới của lịch sử xã hội và văn học. Trong một bối cảnh nghiên cứu nh trên đã miêu tả sơ lợc, với luận văn của mình, chúng tôi mong muốn tìm hiểu một cách hệ thống về loại hình nhân vật nhà văn trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới, phát hiện những đóng góp của nó cho việc đổi mới cách nhìn nhận về nghệ thuật và hiện thực cuộc sống, cho việc cách tân nghệ thuật tiểu thuyết, nghệ thuật văn xuôi. Cũng qua loại hình nhân vật này, chúng tôi muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa việc xây dựng hình tợng ngời nghệ sĩ trong tác phẩm văn học và ý thức nghề nghiệp của ngời sáng tạo. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề lí thuyết về mối quan hệ giữa việc xây dựng hình tợng ngời nghệ sĩ trong tác phẩm văn học và ý thức nghề nghiệp của nhà văn. - Tìm hiểu cách tiếp cận hiện thực cuộc sống của các tác giả văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới thể hiện qua việc xây dựng loại nhân vật nhà văn. - Tìm hiểu ý thức tìm tòi cách viết của các tác giả văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới thể hiện qua việc xây dựng loại nhân vật nhà văn. 4. Phạm vi t liệu và phơng pháp nghiên cứu 4.1. Phạm vi t liệu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu khảo sát các t liệu sau: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Bùi Hoằng Vị. Tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh; Phố Tàu, Made in Việt Nam của Thuận; Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà; Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phơng; 8 Giáo sĩ của Trần Vũ; Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn; Chân dung cát của Inrasara; Đi.com của Nguyễn Viện Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các tác phẩm của các giai đoạn trớc để phục vụ cho việc so sánh nh: Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Minh Châu; Tuyển tập truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, tạp văn Nguyễn Khải; Tiểu thuyết của nhà văn Anh Đức . 4.2. Phơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phối hợp các phơng pháp nghiên cứu chính nh sau: loại hình, hệ thống cấu trúc, so sánh đối chiếu, phân tích-tổng hợp . 5. Đóng góp mới của luận văn Đây là công trình đầu tiên tìm hiểu một cách có hệ thống về ý thức nghề nghiệp của chủ thể sáng tạo, những chuyển biến trong t duy nghệ thuật của nhà văn trong hành trình làm mới văn chơng thời kỳ sau Đổi mới thông qua khảo sát một loại hình nhân vật đặc biệt: nhân vật nhà văn. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đợc triển khai trong ba chơng: Chơng 1. Quan hệ giữa việc xây dựng hình tợng ngời nghệ sĩ trong tác phẩm văn học và ý thức nghề nghiệp của nhà văn (một số vấn đề lí luận). Chơng 2. Nhân vật nhà văn trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới với việc thể hiện cách nhìn nhận mới về nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Chơng 3. Nhân vật nhà văn trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới với việc thể hiện nhu cầu tìm kiếm một ngôn ngữ nghệ thuật mới. Chơng 1 QUAN Hệ GIữA VIệC XÂY DựNG HìNH TƯợNG NGƯờI NGHệ Sĩ TRONG TáC PHẩM VĂN HọC Và ý THứC NGHề NGHIệP CủA NHà VĂN (MộT Số VấN Đề Lí LUậN) 9 1.1. ý thức nghề nghiệp nh một động lực lớn của hoạt động sáng tạo văn học Đối với một nhà văn, quá trình sáng tạo bắt nguồn từ nhu cầu giải thoát nội tâm, bày tỏ tình cảm. Nhng khi đã tự đặt mình vào vị thế của một ngời viết chuyên nghiệp, nhà văn phải luôn có ý thức về nghề và chính ý thức đó là động lực lớn thôi thúc anh ta lao động sáng tạo một cách tự giác, hớng tới những giá trị văn chơng đích thực. ý thức nghề nghiệp buộc nhà văn phải chấp hành những kỷ luật văn ch- ơng để giữ cho ngòi bút của anh không sa vào dễ dãi hay trợt theo thói quen, hơn nữa, nó thúc đẩy anh không ngừng trăn trở tìm tòi những ý tởng nghệ thuật mới, những kỹ thuật viết văn hiện đại. Sáng tạo văn học, nó cũng giống nh bớc nớc rút trong các cuộc chơi thể thao. Trớc đó, ngời ta phải tập luyện, tích luỹ. Chu trình đọc sách, "đi thực tế", suy nghĩ và viết lách đang cài nhau trong cuộc sống thờng nhật nh là thứ "lao động thờng xuyên, thiếu nó sẽ không có cái thực sự vĩ đại" [63]. Bởi thế không ít ngời cho rằng viết văn là một nghề rất "khó ăn" và "trả giá là điều phải chấp nhận khi chọn con đờng văn chơng" [11]. Đối với nghề văn, ngoài tài năng thiên bẩm, các nhà văn còn cần phải có những tri thức nhất định về lý thuyết văn chơng cũng nh những kiến thức trong các lĩnh vực của đời sống. Nghệ thuật không phải là một năng khiếu có thể phát triển mà không cần mở rộng kiến thức về mọi mặt. Cần phải sống, phải tìm tòi, phải xào nấu lại rất nhiều, phải yêu rất nhiều và chịu nhiều đau khổ, đồng thời không ngừng kiên trì làm việc. Trớc khi dùng kiếm phải học kiếm thuật. Nghệ sĩ mà chỉ thuần tuý là nghệ sĩ thôi thì sẽ là một ngời bất lực, tức là một kẻ tầm thờng hoặc sẽ đi tới chỗ thái quá, tức là một kẻ điên rồ [42,tr.245]. ý thức nghề nghiệp hình thành ngay khi nhà văn bắt đầu công việc viết lách của mình và nó đợc trau dồi, tích lũy trong suốt hành trình sáng tạo. Trong 10 thời đại ngày nay, khi các phơng tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ, trình độ nhận thức và ý thức thẩm mỹ của độc giả đợc nâng cao, các nhà văn lại càng phải nỗ lực hơn trong việc làm mới văn chơng, làm mới chính mình. Với t cách là một công việc sáng tạo, mọi cái viết chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó thách đố lại với thói quen và định kiến, khi nó gây hấn với mọi lối mòn và quy ớc [52]. Mặt khác yếu tính của sáng tạo đích thực bao giờ cũng nhằm phá vỡ sự ổn định của những tập quán thẩm mĩ cũ [18]. Chính ý thức về nghề đã thôi thúc các nhà văn lao động sáng tạo một cách khoa học trong tinh thần chuyên nghiệp, góp phần tăng tính hiện đại và thúc đẩy quá trình chuyên nghiệp hóa văn chơng. 1.1.1. Điều kiện hình thành ý thức nghề nghiệp của nhà văn 1.1.1.1. Trong xã hội hình thành sự phân công lao động viết văn thành một nghề, ngời viết có thể kiếm sống đợc bằng ngòi bút Thời Trung đại, các nhà văn, nhà thơ cha có ý thức coi văn chơng là một nghề. Đối với họ, văn chơng chỉ đơn thuần là một trò chơi, một hoạt động giải trí hoặc là phơng tiện bộc lộ t tởng, tình cảm của mình. Trừ loại văn chơng dùng trong khoa cử để tuyển chọn nhân tài ra làm quan là có lợi ích thực tế, còn lại văn chơng là sản phẩm tinh thần không thể đem ra mua bán trao đổi mà nó chỉ đợc xem là một trò chơi: "Văn chơng nghề cũ xác nh vờ" (Nguyễn Bỉnh Khiêm) "Mua vui cũng đợc một vài trống canh" (Nguyễn Du) Mặc dù ngời viết văn, làm thơ tự xng mình là những "thi ông", "ngâm ông", "văn nhân", "thi nhân", "thi gia" nh ng các danh xng đó không có ý nghĩa xác định một nghề nghiệp đặc thù. Chỉ đến khi xã hội xuất hiện nền kinh tế hàng hóa với sự phân công lao động kiểu t bản chủ nghĩa, làm thơ, viết văn mới đợc xem là một nghề trong ý nghĩa khu biệt với tất cả những nghề nghiệp khác và ngời viết văn làm thơ mới nhận đợc danh xng cao quý "nhà văn", "nhà thơ" trong ý nghĩa tích cực nhất của nó.

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan