Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải

122 1K 4
Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN HẢI HÙNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT BÃO TÁP TRIỀU TRẦN CỦA HOÀNG QUỐC HẢI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH, 2010 1 DANH MỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn MỞ ĐẦU . 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Cấu trúc luận văn 7 Chương 1: BÃO TÁP TRIỀU TRẦN TRONG HỆ THỐNG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN 8 1.1. Khái lược về tiểu thuyết lịch sử . 8 1.1.1. Giới thuyết khái niệm . 8 1.1.2. Tiểu thuyết mang tính sử thi và tiểu thuyết mang tính lịch sử . 9 1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử 14 1.2. Một số tiểu thuyết lịch sử viết về triều Trần 17 1.2.1. Sắc đẹp khuynh thành (Trần thị) của Kiều Thanh Tùng . 17 1.2.2. An Tư và Lá cờ thêu sáu chữ vàng . 20 1.2.3. Ngôi báu của Nguyễn Quang Kính . 25 1.3. Hoàng Quốc HảiBão táp triều Trần . 27 1.3.1. Hoàng Quốc Hải – nhà khảo cứu, nhà văn . 27 1.3.2. Sự ra đời của Bão táp triều Trần 30 1.3.3. Bão táp triều Trần trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại 31 Chương 2: NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA BÃO TÁP TRIỀU TRẦN . 36 2.1. Giới thuyết khái niệm 36 2.1.1. Nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết . 36 2.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử . 38 2.1.3. Quan niệm của Hoàng Quốc Hải về nhân vật lịch sử . 43 2.2. Một hệ thống nhân vật phong phú đa dạng 46 2.2.1. Những đấng minh quân, những tướng lĩnh tài ba . 46 2 2.2.2. Những tri thức, những nhà hiền triết 48 2.2.3. Những kẻ hôn quân, phản trắc 52 2.2.4. Nhân vật thứ dân . 54 2.3. Nhân vật anh hùng – hình tượng trung tâm của tác phẩm . 57 2.3.1. Giới thuyết khái niệm “nhân vật anh hùng” . 57 2.3.2. Những đấng minh quân, những võ tướng hiển hách chiến công 60 2.3.3. Nhà hiền triết bản lĩnh trí tuệ 70 2.3.4. Những người phụ nữ biết hi sinh vì nghĩa cả . 74 Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG BÃO TÁP TRIỀU TRẦN 80 3.1. Đặt nhân vật vào những biến cố mang tính bước ngoặt lịch sử . 80 3.1.1. Nhân vật anh hùng trong “Bão táp cung đình” . 80 3.1.2. Nhân vật anh hùng trong “Thăng Long nổi giận” 83 3.1.3. Nhân vật anh hùng khi “Vương triều sụp đổ” . 87 3.2. Tổ chức linh hoạt điểm nhìn trần thuật 91 3.2.1. Khách quan hóa cái nhìn của người kể chuyện 91 3.2.2. Trao điểm nhìn cho nhân vật 94 3.2.3. Đan xen giữa kể và bình trong ngôn ngữ trần thuật . 96 3.3. Kết hợp hài hòa giữa tính chân thật và hư cấu tưởng tượng 99 3.3.1. Miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật 99 3.3.2. Khắc họa tâm trạng nhân vật 102 3.3.3. Ngôn ngữ nhân vật 106 KẾT LUẬN 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hơn 10 năm trước, bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải lần lượt được xuất bản, và đã thu hút sự chú ý của dư luận. Đây được xem là tác phẩm có quy mô đồ sộ và là một trong những tác phẩm thành công nhất trong số những tiểu thuyết lịch sử của văn học đương đại Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, những công trình nghiên cứu về bộ tiểu thuyết đồ sộ này còn chưa có nhiều, hầu hết mới dừng lại ở những bài viết ngắn mang tính cảm nhận bước đầu. Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ này. 1.2. Với gần 2000 trang viết, bốn tập của tác phẩm Bão táp triều Trần (Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân công chúa, Vương triều sụp đổ) đã tái hiện một giai đoạn lịch sử mang tính bi hùng kéo dài 175 năm trong lịch sử dân tộc. Thành công của tác phẩm, trước hết là ở chỗ, tác giả đã khắc hoạ được một hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng vừa chân thực vừa sinh động, thể hiện quan niệm của nhà văn về nhân vật lịch sử. Nghiên cứu thế giới nhân vật trong tác phẩm, vì vậy không chỉ thấy được tài năng của nhà văn mà còn gợi mở nhiều vấn đề mang tính quan niệm, như tính chân thật lịch sử và tính chân thật trong văn học… 1.3. Trong thế giới nhân vật của tác phẩm, nhân vật anh hùng chiếm số lượng không nhiều nhưng giữ một vai trò quan trọng trong việc tái hiện lịch sử bằng hình tượng văn học của nhà văn. Trong đó, có những hình tượng như Trần Thủ Độ hiện đang còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, cả trong lịch sử và trong văn chương nghệ thuật. Tìm hiểu nhân vật anh hùng trong Bão táp triều Trần một cách hệ thống, giúp ta hiểu rõ hơn những tìm tòi sáng tạo của các nhà văn trong việc khai thác đề tài lịch sử. 4 2. Lịch sử vấn đề Trên cơ sở nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài chúng tôi điểm lại một số vấn đề nổi bật sau đây: Nhà văn Hoàng Quốc hải nổi tiếng với bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần. Tác phẩm đã được in vào năm 2003 gồm bốn tập với gần 2000 trang sách. Tác phẩm đã khái quát cả một triều đại dài hơn 175 năm triều đại nhà Trần. Bộ sách đã thu hút nhiều người đọc khi mới ra đời, liên tục được tái bản. Khi tác phẩm Bão táp triều Trần được in trọn bộ, đã diễn ra nhiều cuộc hội thảo, rất nhiều nhà văn nhà phê bình, nhà nghiên cứu lịch sử đã tham gia phát biểu ý kiến về bộ tiểu thuyết lịch sử nói trên. Có người khen, có người chê, có người không đồng tình với những ý kiến trong đó, nhưng cũng có những người hoàn toàn đồng ý với tác giả. Lịch sử là những sự kiện, hay là những con người lịch sử đã bị bụi phủ mờ theo thời gian, sự quên lãng quá khứ đồng nghĩa với việc con người cũng làm mờ đi quá khứ của dân tộc mình. Ở dưới lớp bụi đó có “những điều kỳ diệu, và cả những khổ đau” (lời của Hoàng Quốc Hải trong bài tựa), Khi phát hiện ra điều này tác giả đã tự tay quét đi lớp bụi đó, để thấy được sự thật của lịch sử và những điều không phải là sự thật của lịch sử. Đánh giá về bộ tiểu thuyết nhà văn Hoàng Công Khanh viết: “Không những Hoàng Quốc Hải đã phục hiện lại được diện mạo đích thực của nhà Trần, mà còn lấp được những lỗ hổng, những kiến giải thiếu khách quan đối với những nhân vật chủ chốt của lich sử như Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly . còn biểu dương được công trạng, tầm cao trí tuệ của những nhân tài mà các nhà viết sử phong kiến chỉ lược qua các nhân vật như Chu Văn An, Trần Nhân tông; lại còn phân tích những nguyên nhân và hậu quả tai hại của những kẻ bán nước và làm sụp đổ cả vương triều như Trần Kiện, Trần Ích Tắc,Trần Dụ tông .” [30, 9]. Không chỉ đừng lại ở việc khắc họa sâu sắc thời đại nhà Trần, Hoàng Quốc Hải đã chủ 5 động dựa trên lịch sử để tái tạo lại những sự kiện, những nhân vật lịch sử, đáng tin cậy, tiến sĩ sử học Đinh Công Vĩ đã đánh giá cao về sự sáng tạo lịch sử của nhà văn Hoàng Quốc Hải ông viết: “Cũng như A. Lechxay Tonxtoi, Hoàng Quốc Hải cho rằng hư cấu phải hợp lý, chứ không thể bịa đặt vô nguyên tắc” [30, 14]. Viết tiểu thuyết lịch sử ngoài việc phải thông thạo lịch sử, lại phải biết làm lịch sử sống dậy như nó vốn có và mang ý nghĩa thời sự đối với đương đại, không phải là những sự kiện nhân vật lịch sử khô cứng. Chỉ biết tâu dạ, bảo vâng, mà nhân vật lịch sử ở đây còn biết khóc biết giận hờn, thân mật hoặc gần gũi hơn với người đọc. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã thiết kế cây cầu, nối giữa một bên là quá khứ và một bên là hiện tại. Ông đã làm cho người đọc khi đọc tác phẩm đều thấy được đây là một tác phẩm tiểu thuyết về lịch sử chứ không phải là một cuốn chính sử khô khan. Về điều này nhà văn Hoàng Tiến nhận xét “Cái đặc sắc là nhà văn đã tái tạo lịch sử bằng hình tương nghệ thuật nên nó sinh động, nó làm ta tiếp thu lịch sử ngọt ngào hơn, thấm thía hơn, và vì thế những bài học cho cuộc sống nhỡn tiền cũng thiết tha hơn, sâu lắng hơn”. [30, 19]. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã “nghĩ đến việc kết nối các tác phẩm của anh lại với nhau, để tạo nên một giai đoạn lịch sử hoàn chỉnh; ở đó mỗi chương, mục . là một cuốn tiểu thuyết đó là một thời kỳ” [30, 63]. Bằng kinh nghiệm sáng tác của mình, trong một bài phỏng vấn Hoàng Quốc Hải đã nói: “tiểu thuyết lịch sử là phải hư cấu đến độ chân thực”, ông đã chia tiểu thuyết lịch sử thành hai trường phái đó là “chính sử” và “dã sử”, ngoài ra còn có “chính giã bất phân” tức là họ dùng cả chính sử và dã sử để làm cái cớ, rồi viết theo ý của mình. Nhà văn tự nhận mình viết theo lối chính sử “của các cụ Lepstonxtoi và Alechxay Tonxtoi”. Nguyễn Mộng Giác cùng 6 quan điểm với Hoàng Quốc Hải, bởi đây cũng là cách phân chia khá sát với tiểu thuyết lịch sử sau 1975, đươc nhiều người tán đồng. Bão táp triều Trần là bộ tiểu thuyết hết sức đồ sộ, Hoàng Quốc Hải có quan niệm và phương pháp riêng của mình. Tác giả cũng đã tiếp thu có ý thức những cái được và tránh những cái chưa được của những người đi trước. Thêm vào đó, bằng bút pháp riêng của mình, tác giả đã sáng tạo nên những nét độc đáo, ghi đậm dấu ấn củanhân ông. Ông đã xây dựng một hệ thống nhân vật độc đáo và hết sức đa dạng. Bàn về hệ thống nhân vật trong tác phẩm nhà văn Hoàng Công Khanh nhận xét: “Với bút pháp điềm đạm, tình lý rạch ròi như mũi khoan khoét sâu vào tính cách nhân vật” [30]. Trong tác phẩm tác giả không xây dựng riêng biệt những nhân vậtnhân vật hư cấu tách riêng nhân vật lịch sử, mà luôn lồng ghép đan cài giữa nhân vật lịch sử và nhân vật hư cấu. Trong bài viết “Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải một sự tái tạo lịch sử đáng tin cậy” của nhà sử học Đinh Công Vĩ, đã khẳng định trong tập Bão táp cung đình tác giả đã có cái nhìn mới về Trần Thủ Độ. Ông thẳng thắn chỉ rõ cái được và cái chưa được của thái sư Trần Thủ Độ. Ông không nghiêng về phía nào của nhân vật này. “Qua ngòi bút và trái tim của tác giả những Trần Thủ Độ, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản . và cả các vị vua ở ngôi cao kia, sao mà gần gũi thân thiết quá đỗi là vậy, có thể sờ nắn được, trò chuyện được hoặc hồi hộp lo nghĩ” [30, 32]. Cùng cái nhìn ấy nhà văn Phùng Văn Khai đã viết: “Trái tim ông còn đập về cơ học, hẳn nhiên là giành cho các nhân vật lịch sử”. Cắt nghĩa cơ sở hình thành thế giới nhân vật trong Bão táp triều Trần nhà văn Hoài Anh, cho rằng tác giả Hoàng Quốc Hải đã dựa vào tiêu chuẩn đạo đức để đánh giả về các nhân vật anh hùng. Nhân vật anh hùng trong tác phẩm Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải giữ vị trí dựa trên cơ sở lịch sử, Ông đã hư cấu 7 thêm nhờ đó “Hệ thống nhân vật anh hùng có tính cách rõ rệt, sự chuyển biến tâm lý khá hợp lý” [30, 47]. Về cơ bản có thể phân chia thành các kiểu nhân vật anh hùng: Loại anh hùng thứ nhất là những người có năng lực hành động vĩ đại cứu nước cứu dân làm tròn nghĩa vụ, yêu cầu của thời đại. Loại anh hùng thứ hai là những bậc hiền triết. Loại anh hùng thứ ba là những người phụ nữ biết hi sinh vì nghĩa cả. Cách phân loại này dựa trên cơ sở đạo đức “Chính vì đặt nặng vấn đề đạo đức nên Hoàng Quốc Hải không cho Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly là những nhân vật anh hùng” [30, 52]. Hoàng Quốc Hải đã xây dựng nhân vật Chu Văn An thành một anh hùng chính trị và anh hùng văn hóa, chứ không chỉ là một nhà hiền triết. Bàn về sự hư cấu trong tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải Hoài Anh viết: “không vượt ra khỏi thế giới kinh nghiệm, say mê các nhân vật không vượt ra ngoài hoàn cảnh lịch sử. Do đó mà Hoàng Quốc Hải đã xây dựng khá thành công những con người, những nhân vật mà ít người đề cập đến như Lê Văn Hưu, Trần Ích Tắc .” [30, 64]. Bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải sẽ gợi ý cho chúng ta nhiều vấn đề, mà nổi bật hơn cả đó là vấn đề về nhân vật anh hùng, làm thế nào để qua tiểu thuyết lịch sử vẫn vẹn nguyên như nó vốn có như Balzac người khiêm tốn nhận mình là nhà sử học hơn là nhà tiểu thuyết. Nói về lịch sử không thể không nói tới nhân vật lịch sử, những biến cố lịch sử và những huyền thoại, huyền tích lịch sử, thậm chí cả những điều phi lý của lịch sử. Trong xã hội triều Trần, cố nhiên đời sống của nhân dân ít được quan tâm, ghi chép cẩn thận mà chủ yếu chỉ thông qua những câu chuyện hay bình phẩm của các nhân vật. Bởi xã hội triều Trần là xã hội tiến bộ về nhiều mặt, các đấng minh quân của đất nước đã biết chú trọng nhân 8 dân, thân thiết với suy nghĩ của nhân dân là một tiến bộ sâu rộng của triều Trần. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã làm nên một kỳ tích. Ông đã đi sâu, đi sát vào mọi ngõ ngách của triều đại của nhà Trần, đánh giá khách quan, đầy đủ từng tầng lớp của các loại hình nhân vật, khẳng định cái sai lầm cũng như công trạng của các nhân vật trong quá trình sáng tác. Không chỉ dừng lại ở một nhân vật, một sự kiện nổi bật, Bão táp triều Trần là bài ca lớn về tinh thần quật cường, dám xóa bỏ cái cũ không hợp với thời cuộc để xây dựng cái mới có nghĩa hơn về mọi mặt để có một cuộc sống tố đẹp hơn. Đây cũng là bài ca sinh động về con người và đất nước Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là: phân tích, đánh giá những sáng tạo nghệ thuật của Hoàng Quốc Hải về các nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần. 3.2. Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ: Thứ nhất, chỉ ra được vai trò, vị trí của nhân vật anh hùng trong thế giới nhân vật của tác phẩm. Thứ hai, chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật khắc hoạ nhân vật anh hùng của Hoàng Quốc Hải trong Bão táp triều Trần Thứ ba, trên cơ sở đó, chỉ ra được những đóng góp của Hoàng Quốc Hải trên phương diện khắc hoạ nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân vật anh hùng , một kiểu nhân vật được xem là thành công nhất trong hệ thống nhân vật của tác phẩm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần, (bốn tập) Nxb Phụ Nữ, 2006. Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát thêm một số tiểu thuyết lịch sử viết về triều Trần. 9 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng một số phương pháp cơ bản như: khảo sát, thống kê; phân tích; so sánh 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Bão táp triều Trần trong bối cảnh tiểu thuyết viết về triều đại nhà Trần Chương 2: Nhân vật anh hùng trong thế giới nhân vật của Bão táp triều Trần Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng trong Bão táp triều Trần Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo 10 . Chương 1: Bão táp triều Trần trong bối cảnh tiểu thuyết viết về triều đại nhà Trần Chương 2: Nhân vật anh hùng trong thế giới nhân vật của Bão táp triều Trần. của nhân vật anh hùng trong thế giới nhân vật của tác phẩm. Thứ hai, chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật khắc hoạ nhân vật anh hùng của Hoàng Quốc Hải

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan