Người con người tây nguyên trong sáng tác của nguyên ngọc

100 1.4K 10
Người con người tây nguyên trong sáng tác của nguyên ngọc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn -------- Ngời con trai tây nguyên trong sáng tác của nguyên ngọc khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học việt nam hiện đại Giáo viên hớng dẫn: TS. Hoàng Mạnh Hùng Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Miền Lớp: 44B2 - Ngữ văn Vinh, 2007 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nguyên Ngọc là nhà văn có một vị trí khá quan trọng với những đóng góp khá nổi bật. Nguyên Ngọc thuộc thế hệ những nhà văn cách mạng trởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuộc đời ông gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, phản ánh nhanh nhạy hiện thực cách mạng. Đặc biệt, ông là ngời vinh dự cầm bó đuốc mở đầu cho nền văn học hiện đại viết về Tây Nguyên. Có thể nói, các tác phẩm của ông từ tiểu thuyết, truyện ngắn trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến những truyện ngắn, bút ký, hồi ký. sau 1975 đến nay đều nhất quán thấm đẫm chất văn hoá Tây Nguyên. Cả cuộc đời cầm bút, Nguyên Ngọc gắn bó với mảnh đất và con ngời Tây Nguyên nh máu thịt của mình. Từ tuổi thanh xuân đến lúc đầu bạc, cha bao giờ Nguyên Ngọc thôi suy t, tìm hiểu, sống sâu với văn hoá Tây Nguyên, để rồi sản sinh ra những đứa con tinh thần mang đầy hơi thở của con ngời và hơi núi, hơi sông Tây Nguyên[6;12]. Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Ngọc về đề tài Tây nguyên nh: Đất nớc đứng lên, Rừng xà nu, Tháng Ninh Nông, Ngời dũng sĩ dới chân núi Ch Pông, Ngời hát rong giữa rừng thực sự là những sáng tác có giá trị để đời. 1.2. Nguyên Ngọc sáng tác không nhiều nhng những tác phẩm của ông lại khẳng định đợc vị trí vững vàng trên văn đàn Việt Nam. Đi tìm nguyên nhân ở việc khẳng định vị trí ấy cũng là việc khám phá những giá trị nổi bật mà văn xuôi Nguyên Ngọc mang lại cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu, khám phá đặc điểm của hình tợng con ngời trong tác phẩm văn học là việc làm cần thiết. Bởi vì con ngời là đối tợng trung tâm nhất của mỗi tác phẩm văn học. Văn học dù phản ánh đối tợng nào thì các cốt lõi vấn đề là hớng đến phản ánh con ngời. 2 Trong sáng tác, Nguyên Ngọc đã tìm cho mình một xu hớng tiếp cận riêng về hiện thực và con ngời. Nghiên cứu hình tợng con ngời nói chung và ngời con trai Tây nguyên nói riêng trong một số sáng tác văn xuôi Nguyên Ngọc là quá trình khám phá những nét độc đáo trong phong cách văn xuôi Nguyên Ngọc. Đồng thời đó còn là đi tìm những nét biểu hiện đa dạng ở việc thể hiện hình ảnh con ngời trong tác phẩm của ông. Nguyên Ngọc là nhà văn có quan niệm sống và viết, quan niệm nghệ thuật về con ngời khá mạnh mẽ, độc đáo. Với vốn sống phong phú, không ngừng đợc bổ sung, học tập, sáng tạo Nguyên Ngọc đã đi tìm cho mình những nét riêng, độc đáo riêng trong việc tiếp cận một vấn đề - vấn đề hình tợng nghệ thuật - đặc điểm nổi bật, quan trọng của sáng tạo nghệ thuật. 1.3. Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, viết về đề tài miền núi có khá nhiều tác giả nhng thành công hơn cả vẫn là hai tác giả Tô Hoài và Nguyên Ngọc. Nhắc đến Tô Hoài, bạn đọc thờng nhắc đến một Tô Hoài của núi rừng Tây Bắc với hình ảnh tiêu biểu là những ngời phụ nữ, ngời con gái Tây Bắc. Còn nhắc đến Nguyên Ngọc, bạn đọc cũng không thể không nhắc đến một Nguyên Ngọc của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh tiêu biểu là hình ảnh ngời con trai Tây Nguyên. Vì vậy khám phá đặc điểm của ngời con trai Tây Nguyên cũng chính là khám phá nét độc đáo của Nguyên Ngọc trong việc thể hiện giá trị những nét riêng về con ngời, lịch sử, văn hoá Tây Nguyên. Nguyên Ngọc có ba tác phẩm đợc phân tích và giảng dạy trong nhà tr- ờng: Tiểu thuyết Đất nớc đứng lên, truyện ngắn Rừng xà nu, bút ký Đờng chúng ta đi. Do đó, việc làm này không những khắc phục cho việc dạy và học văn ở nhà trờngcòn góp phần phát triển văn học, văn hoá ở một vùng đất đầy ý nghĩa và tiềm năng này. 2. Lịch sử vấn đề. Trên bớc đờng khẳng định giá trị và thành công của những tác phẩm văn học, các tác phẩm Nguyên Ngọc luôn tìm chỗ đứng cho mình. Để nhận ra đợc những giá trị, những thành công lớn lao, độc đáo, các sáng tác của 3 Nguyên Ngọc đã sớm đợc các nhà nghiên cứu quan tâm đánh giá, nghiên cứu. Nhiều nhà nghiên cứu văn học, văn hoá, nhiều nhà văn, nhà thơ đã có những bài nghiên cứu, những công trình về Nguyên Ngọc cùng những sáng tác của ông. Những tác giả tiêu biểu đó phải kể tới: Phong Lê, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Khoa, Phạm Văn Sĩ, Ngô Thảo, Trung Trung Đỉnh Những bài nghiên cứu, đánh giá về con ng ời và sáng tác của Nguyên Ngọc đợc in thành sách xuất bản, in rải rác trên các tạp chí văn học, tạp chí văn nghệ quân đội, báo văn nghệ, báo giáo dục và thời đại. Những bài viết, công trình ấy tựu trung lại là những bài nghiên cứu về phong cách văn xuôi Nguyên Ngọc, về bớc đờng nhà văn đến với văn học, về một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Ngọc và có cả những bài nghiên cứu trực tiếp về hình ảnh con ngời trong văn xuôi Nguyên Ngọc có thể kể tới: Tác giả Phong Lê là ngời có khá nhiều bài viết về Nguyên Ngọc. Trên tạp chí văn học số 2. 1970, Phong Lê có bài Con đờng sáng tác Nguyên Ngọc . Tác giả viết Những hiểu biết về cuộc sống và con ngời, về hoàn cảnh và nhân vật đã đem lại cho Nguyên Ngọc khả năng mạnh dạn sáng tạo trong thể truyện mà anh đã chọn. Bài viết tập trung nói về tác phẩm Đất nớc đứng lên và một số thiên truyện khác của Nguyên Ngọc. Phong Lê làm nổi bật giá trị của Đất nớc đứng lên với việc khắc hoạ hình ảnh ngời anh hùng Núp trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của dân tộc nói chung và của đồng bào dân tộc Kông Hoa nói riêng. Nét đắc sắc của Đất nớc đứng lên là ở chỗ Nguyên Ngọc đã từ đời sống cách mạng của cách mạng dân tộc mà tìm hiểu ngời anh hùng và từ những ngời anh hùng mà giúp ta hiểu dân tộc, hiểu thời đại . Với bài viết Bớc đờng Nguyên Ngọc, Phong Lê lại nhấn mạnh đặc điểm của con ngời trong các sáng tác của Nguyên Ngọc. Vẻ đẹp của con ngời đã truyền đến cho thiên nhiên và thiên nhiên góp phần tô điểm con ngời [13, 138]. 4 ở đây tác giả nhấn mạnh yếu tố thiên nhiên trong khi miêu tả vẻ đẹp con ngời và dờng nh có sự tác động trở lại làm tôn thêm vẻ đẹp của con ngời. Nhận xét này khá chính xác và đó cũng là một cách quan niệm về con ngời anh hùng trong sáng tác Nguyên Ngọc. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn hiện đại chân dung và phong cách có bài nghiên cứu Nguyên Ngọc - Con ngời lãng mạn trong bài viết này, Nguyễn đăng Mạnh đã đề cập đến những vấn đề về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn, trong đó tác giả nêu bật đợc vẻ đẹp anh hùng của các nhân vật trong sáng tác Nguyên Ngọc. Điều đặc biệt là tác giả không quên đối sánh với nhà văn khác trong việc đi tìm vẻ đẹp cho nhân vật của mình ở nét phong cách riêng, độc đáo Nếu nói Nguyễn Tuân suốt đời đi săn tìm cái đẹp, thì cũng có thể nói, Nguyên Ngọc suốt đời săn tìm những tính cách anh hùng Nhng anh hùng của Nguyên Ngọc vẫn có nét riêng: Dũng mãnh khác thờng, những con ngời thép, thẳng băng nhọn hoắt nh mũi chông, nh ngọn giáo, nh mầm xà nu đâm thẳng lên trời. Nhng lại có một cái gì hoang dại. Trái tim chất chứa căm thù ngùn ngụt, nhng tâm hồn trong suốt và hết sức hồn nhiên nh những con ngời ở thuổ thơ ấu xa xăm của nhân loại. Cho nên Nguyên Ngọc đến với Tây Nguyên gọi là ngẫu nhiên cũng đúng, gọi là tất nhiên cũng phải [15;188]. Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra những đặc điểm khá nổi bật của hình ảnh ngời anh hùng trong sáng tác Nguyên Ngọc. Từ đó nhấn mạnh vẻ đẹp anh hùng có phần hoang dại nhng lại rất lãng mạn.ở đây ít nhiều đã nói về vể đẹp của ngời anh hùng một cách khái quát và chân thực. Những ngời anh hùng của anh nhất thiết phải tìm trên vùng núi cao, thật cao kia Nguyên Ngọc vẫn viết về ngời anh hùng, vẫn viết bằng cái văn ấy, bằng cái giọng ấy, bằng cái cảm hứng lãng mạn sôi nổi [15;190]. Và cũng Không phải vì văn chơng mà Nguyên Ngọc tìm đến những anh hùng, mà vì ngời anh hùng anh thấy cần đến văn chơng [15;190]. 5 Tác giả cũng chỉ ra những đổi mới của Nguyên Ngọc khi viết về ngời anh hùng trong những tác phẩm sau này. Giờ đây cũng vẫn những ngời anh hùng kiên cờng sắt thép ấy, nhng họ còn là những con ngời của tình yêu, đẹp và anh hùng trong tình yêu Nguyên Ngọc tình yêu cũng anh hùng . Nhân vật của Nguyên Ngọc không chỉ anh hùng trong chiến trận mà còn anh hùng trong tình yêu nữa [15;192]. Tuy nhiên đây cũng chỉ là quan niệm chung chung về ngời anh hùng, nhân vật anh hùng trong sáng tác Nguyên Ngọc. Tác giả đã nói đến vẻ đẹp anh hùng nhng còn cha thật đầy đủ và cụ thể. Nhà thơ Trần Đăng khoa trong cuốn Chân dung và đối thoại - Tập II có bài viết Nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Đăng Khoa nhấn mạnh : Có hàng trăm ngời sẽ viết nh ông. Nhng có đến hàng trăm ngời sẽ bị thời gian đào thải. Có chăng chỉ còn lại một vài ngời. Trần đăng Khoa đã dựa trên những hiểu biết về cuộc đời và sáng tác của Nguyên Ngọc để khẳng định điều đó. ở đây tác giả chỉ đề cập đến nét chung trong sáng tác Nguyên Ngọc chứ cha làm nổi bật ở một phơng diện cụ thể nội dung hay hình thức nghệ thuật nào. Tác giả khẳng định sức sống của những tác phẩm Nguyên Ngọc trong lòng các thế hệ bạn đọc. Phạm Văn Sỹ trong chơng 17 Nguyễn Trung Thành - văn học giải phóng Miền Nam đã chú ý đến một số chi tiết nghệ thuật thể hiện nhân vật của Nguyên Ngọc nh miêu tả lòng căm thù, miêu tả hành động và cuộc sống tâm lý của nhân vật. Nhiệt tình yêu nớc và lòng căm thù giặc sâu sắc, những con ngời vừa đánh giặc, vừa nhận thức đã trởng thành nhanh chóng trong cuộc đời và vơn tới một hình thức tơng xứng.Tác giả Phạm Văn Sỹ đã nắm đợc quan niệm độc đáo về hình tợng con ngời sử thi trong sáng tác của Nguyên Ngọc: Đó là con ngời tự nhận thức để vơn tới tầm hiện đại. Nói về ngời anh hùng Núp và tác phẩm Đất nớc đứng lên, Nguyễn Đức Đàn trên tạp chí văn học số 9/1965 cũng có bài viết Suy nghĩ về ngời anh hùng Núp . Tác giả viết : Nhân vật trung tâm của Đất nớc đứng lên là con 6 ngời anh hùng của thời đại. Chúng ta nói anh hùng của thời đại tức là anh hùng với những đặc điểm do thời đại quy định. Rõ ràng ở đây anh hùng Núp thuộc về một loại anh hùng mới, có những đặc điểm cơ bản khác những anh hùng trong qúa khứ[4;10]. ở bài viết này, tác giả cũng nhấn mạnh Ngời anh hùng của thời đại chúng ta làm đợc những việc phi thờng chính là vì họ một lòng một dạ phục vụ nhân dân, hiến tất cả cuộc đời mình cho nhân dân. Họ với quần chúng là một, họ là nói chung đúc sức mạnh của tập thể, chủ nghĩa anh hùng tập thể ngày nay khác với chủ nghĩa anh hùng cá nhân của thời đại tr- ớc ở chỗ đó. Ngời anh hùng của chúng ta với quần chúng cũng nh cá với n- ớc, hoặc nh Ăng tê với đất mẹ trong thần thoại Hy Lạp [4;13]. Có thể thấy là Nguyễn Đức Đàn đã chỉ ra quan niệm nghệ thuật về ngời anh hùng trong khi nói về ngời anh hùng Núp. Đây là một quan niệm nghệ thuật mà Nguyên Ngọc muốn gửi gắm trong Đất nớc đứng lên nói riêng và trong sáng tác của ông nói chung. Điều khá đặc biệt là Nguyễn Đức Đàn đã đề cập đến vấn đề nghệ thuật và cuộc sống trong Đất nớc đứng lên. Trong Đất nớc đứng lên, Nguyên Ngọc đã tạo nên đợc cái không khí mà nhiều nhà phê bình gọi rất đúng là không khí anh hùng ca. Dới ngòi bút của anh, con ngời và cuộc sống ở núi rừng Tây Nguyên hiện lên hùng vĩ và tráng lệ lạ thờng. Từng đoạn trong tác phẩm lại vang lên tiếng đàn, giọng hát trầm hùng gợi cho ta nhớ đến d âm của những bài trờng ca Đam san, Xinh nhã Nhân vật anh hùng Núp t ợng trng khá đầy đủ và sâu sắc bản chất con ngời Tây Nguyên, hồn nhiên, chất phác nhng cũng hiên ngang và dũng cảm. Bài viết của Nguyễn Đức Đàn tập trung làm nổi bật vẻ đẹp anh hùng sử thi của nhân vật Núp và sự sáng tạo của ngời nghệ sĩ dựa trên nguyên mẫu có thật trong cuộc sống. Miêu tả một nhân vật có thật, có thể có ngời ghi rất tỷ mỉ, dài dòng về nét mặt, giáng ngời, y phục, bộ điệu, giọng nói. Nhng lại không cắm đợc 7 nhân vật. Ngợc lại, có ngời chỉ miêu tả một vài nét nhng là những nét chọn lọc có tính chất tiêu biểu do đó làm nổi bật đợc bản chất của nhân vật. Sự sáng tạo chính là ở chỗ đó[4;18]. Và thay cho lời giới thiệu tác phẩm Đất nớc đứng lên, Nhà xuất bản giáo dục giải phóng 1973 nhận xét: Qua tiểu thuyết Đất nớc đứng lên Nguyên Ngọc muốn giới thiệu cho ngời đọc rõ thêm về đất nớc, về con ngời ở vùng rừng núi Tây Nguyên. Đất nớc ấy hùng vĩ mà hiền hoà, giàu đẹp và nên thơ. Những con ngời ở đây yêu nớc nồng nàn, cần cù lao động [6;13]. Rừng xà nu là truyện ngắn đợc Nguyên Ngọc viết sau Đất nớc đứng lên 10 năm. Trong bài viết Rừng xà nu một truyện ngắn đậm chất sử thi về thời kỳ chống Mỹ, Phan Huy Dũng viết Rừng xà nu là trải nghiệm một đời văn, một chiến sĩ đợc nhốt chặt trong một khuôn khổ hẹp, niềm xúc động thiêng liêng về hình ảnh kỳ vĩ của tổ quốc những ngày thử thách đã thôi thúc Nguyễn Trung Thành viết nên truyện này, gợi lên những cảm xúc vừa trầm lắng, vừa say mê. Một tác phẩm xuất sắc xứng tấm với thời đánh Mỹ oanh liệt, anh hùng. Đỗ Kim Hồi cũng khẳng định trong bài viết của mình về Rừng xà nu (Giảng văn văn học Việt Nam - NXB giáo dục). Rừng xà nu không chỉ là truyện của một đời, của một con ngời, chí ít, nó cũng là truyện của một thời, một nớc. Rừng xà nu đã đợc viết ra nh một sự biểu dơng bằng sức mạnh nghệ thuật cho chân lý chúng ta đã chọn, cho con ngời chúng ta đã đi theo, con đờng mở đầu bằng cuộc đồng khởi ở Miền Nam và kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử[8;511]. Và tất cả những điều đó đã đợc viết ra trong một cảm hứng sử thi hoành tráng. Hoành tráng trong hình ảnh với vóc dáng vạm vỡ, cao cả của núi rừng, gợi nghĩ đến Tổ quốc và dân tộc và của con ngời - những con ngời kết tinh những gì lý tởng, cao quý nhất của cả cộng đồng 8 Về văn xuôi, ngoài tiểu thuyết và truyện, Nguyên Ngọc viết nhiều ký. Đáng chú ý là những bài ký sau này và đợc tác giả tập hợp in trong cuốn Nguyên Ngọc Tản mạn nhớ và quên. Những bài ký của Nguyên Ngọc về đất nớc và con ngời đặc biệt là về Tây Nguyên càng khẳng định vị trí những sáng tác của Nguyên Ngọc trên con đờng phát triển văn học dân tộc. Một số nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và đánh giá về tác phẩm ký của Nguyên Ngọc. Trong số đó phải kể tới Nguyễn Quốc Trung trong bài đọc Cát cháy của Nguyên Ngọc in trên tạp chí quân đội tháng 11/2002. Cách đây gần hai chục năm, Nguyên Ngọc có Đờng mòn trên biển đông (1992) và lần này ông ra mắt Cát cháy nh là bổ sung cho tiểu thuyết Đất Quảng bộ tiểu thuyết dang dở của ông thời đánh Mỹ. Bài nghiên cứu chỉ đề cập đến một phơng diện củaNguyên Ngọc. Phơng diện đó là sự kế tiếp của những trang viết qua thời gian mà vẫn tìm đợc giá trị của nó. Tuy nhiên ký của Nguyên Ngọc có rất nhiều vấn đề cần làm nổi bật, đặc biệt là ký mà Nguyên Ngọc viết về Tây Nguyên với những nét văn hoá tiêu biểu và hình ảnh ngời đàn ông Tây Nguyên (chữ dùng của Nguyên Ngọc) văn hoá, nghệ sĩ. Điều này biểu hiện rất rõ qua Ngời hát rong giữa rừng, Tợng gỗ rừng già, Ngời nghệ sĩ vô danh sinh ra cây Kơ nia Nhìn chung, lịch sử nghiên cứu về Nguyên Ngọc và những sáng tác của ông là khá nhiều. Những công trình, bài viết ấy đều tập trung làm sáng tỏ phong cách, quan niệm nghệ thuật và đóng góp độc đáo của Nguyên Ngọc đặc biệt là ở những tác phẩm viết về Tây Nguyên. Có những bài viết về phong cách văn xuôi, có những bài viết quá trình sáng tác, những bài viết con đờng sáng tác và những bài viết về tác phẩm cũng nh hình tợng cụ thể trong sáng tác của Nguyên Ngọc. Tuy nhiên những bài nghiên cứu ấy đôi khi lại cha có cách nhìn tổng thể về hình tợng của một tác phẩm Nguyên Ngọc trên một phơng diện nào đó ở đầy đủ các thể loại. Các tác giả mởi chỉ đề cập đến một vài khía cạnh tiêu biểu về nội dung t tởng nghệ thuật của tác phẩm và chỉ bao quát đợc một phần nào đó ngòi bút Nguyên Ngọc. 9 Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của những ngời đi trớc, chúng tôi muốn đặt ra vấn đề nghiên cứu có tính chất khá toàn diện về đặc điểm của ngời con trai Tây Nguyên trong sáng tác văn xuôi Nguyên Ngọc. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu những đóng góp của Nguyên Ngọc trong khi viết về đất và ng- ời Tây Nguyên, làm nổi bật hình ảnh ngời con trai Tây Nguyên trong cái nhìn toàn diện, hoàn chỉnh. Khái quát những đặc điểm nổi bật của ngời con trai Tây Nguyên trong văn xuôi Nguyên Ngọc. 4. Phạm vi nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài: 4.1. Phạm vi nghiên cứu. Nh đã nói, mặc dù sáng tác của Nguyên Ngọc không nhiều nhng những sáng tác ấy lại có đóng góp độc đáo cho văn xuôi hiện đại Việt Nam. Khẳng định những giá trị mà tác phẩm Nguyên Ngọc đem lại cũng đồng nghĩa với khẳng định Nguyên Ngọc có một vị trí quan trọng trên văn dàn Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu, đánh giá về Nguyên Ngọc cùng những tác phẩm của ông là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa. Trên thực tế, vấn đề nghiên cứu đã diễn ra khá phong phú và đa dạng. Trong khoá luận này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát vẻ đẹp, những đặc điểm nổi bật về ngời con trai Tây Nguyên trong sáng tác văn xuôi của Nguyên Ngọc, cụ thể là qua một số truyện ngắn, tiểu thuyết và ký. Truyện ngắn Rừng Xà nu, tiểu thuyết Đất nớc đứng lên và một số bài ký sau 1975 nh Tợng gỗ rừng già ( 1996); Ngời hát rong giữa rừng (1996); Tháng Ninh Nông (1996); Ngời nghệ sỹ sinh ra cây Kơnia. Quan tâm đến vấn đề này, chúng tôi cũng đặt trong mối quan hệ, sự đối sánh với những tác phẩm cùng thời. 4.2. Đóng góp mới của đề tài. Khi đã xác định đối tợng, nhiệm vụ, phạm vi cụ thể, rõ ràng, khoá luận này hy vọng góp một cái nhìn khá đầy đủ, kỹ lỡng về đặc điểm của con ngời trong sáng tác của Nguyên Ngọc và đặc biệt nhấn mạnh đặc điểm của ngời con trai Tây Nguyên ở phơng diện văn hoá - Đó là ngời con trai Tây Nguyên 10 . con trai Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc Chơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình ảnh ngời con trai Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc 11 Phần. tài Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc 1.1. Vị trí của Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và trong văn học 1.1.1 .Tây Nguyên- một

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan