Nghĩa biểu trưng của các thành tố đất, trời, sông, núi trong thành ngữ (so sánh với ca dao) luận văn thạc sỹ ngữ văn

97 1.6K 6
Nghĩa biểu trưng của các thành tố đất, trời, sông, núi trong thành ngữ (so sánh với ca dao) luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học Vinh . Trần Thị Huyền Trang Nghĩa biểu trng của các thành tố đất, trời, sông, núi trong thành ngữ (so sánh với ca dao) Luận văn thạcngữ văn Vinh 12/2011 - 1 - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thành ngữca dao là những sản phẩm dân gian, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó không chỉ là cách nói bóng bẩy, giàu hình ảnh hay lời ca, điệu hát, mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Làm nên giá trị nhiều mặt của thành ngữca dao là do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến đầu tiên là vai trò của ngữ nghĩa, mà trước hết là nghĩa biểu trưng của một số từ trong hai đơn vị ng«n ng÷ này. Tìm hiểu nghĩa biểu trưng của các từ ngữ trong thành ngữca dao, ta sẽ phát hiện được nhiều điều lý thú về đất nước và con người Việt Nam thông qua năng lực sử dụng ngôn ngữ của những người đi trước. 1.2. Mặc dầu các từ trong thành ngữca dao xét từ bình diện ngôn ngữ có những nét tương đồng trong cơ cấu nghĩa biểu trưng nhưng về hành chức, thành ngữca dao là hai đơn vị có chức năng khác nhau nên từ trong các đơn vị này có thể có những điểm khác biệt. Bởi vậy, khi tiến hành tìm hiểu nghĩa biểu trưng các từ ngữ trong hai đơn vị này, trên cơ sở miêu tả nghĩa, cần so sánh nghĩa biểu trưng của các từ trong hai đơn vị để góp phần làm rõ những nét tương đồng và khác biệt giữa thành ngữca dao về mặt cấu trúc cũng như hành chức. 1.3. Thành ngữca dao là những đối tượng được đưa vào giảng dạy trong các cấp học nên nghiên cứu chúng ở phương diện nào cũng có ý nghĩa thực tiễn, cung cấp tư liệu phục vụ cho việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường mà trực tiếp là việc dạy học tiếng Việt. 1.4. Từ trước tới nay, khi bàn về thành ngữca dao người ta chỉ chú trọng nghiều vào nghiên cứu các đơn vị ở tính chỉnh thể. Việc tiến hành - 2 - nghiên cứu, so sánh các thành tố đồng thời trong cả hai loại đơn vị này còn là một hướng tiếp cận mới mẻ. Đó là lí do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài Nghĩa biểu trưng của các thành tố ®Êt, trêi, s«ng, nói trong thành ngữ (so sánh với ca dao). 2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận vănnghĩa biểu trưng của các từ ®Êt, trời, sông, núi trong thành ngữtrong ca dao Việt Nam. Vì vậy nên các thành ngữca dao có chứa những từ ®Êt, trêi, s«ng, nói sẽ được thu thập, nghiên cứu. Tư liệu của luận văn chủ yếu được thống kê từ các từ điển và công trình nghiên cứu sau: - Thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Nxb KHXH, 1997. - Thành ngữ học tiếng Việt, Hoàng Văn Hành, Nxb KHXH, 2004. - Từ điÓn giải thích thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Nxb Giáo dục, 1998. - Kho tàng ca dao người Việt, Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (đồng chủ biên), Nxb VHTT, 1995. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu như trên, chúng tôi đề ra nhiệm vụ nghiên cứu là: - Khảo sát, phân loại, thống kê các thành ngữcác câu ca dao có chứa từ: đất, trời, sông, núi. - 3 - - Phân tích, miêu tả nghĩa biểu trưng của các từ đất, trời, sông, núi trong thành ngữtrong ca dao. - So sánh, đối chiếu nghĩa biểu trưng của các từ đất, trời, sông, núi trong thành ngữtrong ca dao, rút ra những nét tương đồng và khác biệt giữa chúng. 3. Lịch sử vấn đề Thành ngữca dao là hai bộ phận quen thuộc và quan trọng của văn học dân gian. Do đó về thành ngữca dao đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị sau một thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức. Về thành ngữ tiếng Việt, khá thú vị là tác phẩm đầu tiên bàn đến lại là của một nhà ngôn ngữ học người Pháp V.Barbier trong công trình: Những ngữ so sánh trong tiếng An Nam (1925). Công trình của ông chỉ miêu tả một số thành ngữ so sánh của tiếng Việt mà chưa đề cập đến những vấn đề chung và liên quan đến thành ngữ học. Tác phẩm đầu tiên của người Việt Nam nghiên cứu về thành ngữ dân tộc là: Về tục ngữca dao của học giả Phạm Quỳnh, công bố năm 1921. Công trình Tục ngữ và phong dao của Ngô Văn Ngọc (1928) được xem là hợp tuyển thành ngữ tiếng Việt đầu tiên, tác phẩm chứa một số lượng lớn thành ngữ. Tác giả đã chứng minh một cách thuyết phục rằng tất cả các loại tài sản dân tộc quý báu đều thuộc về kho vàng của nhân loại. Trong công trình của Ngô Văn Ngọc, thành ngữ được xem xét không phải với tư cách là đối tượng phân tích của ngôn ngữ học mà là đối tượng phân tích văn học. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, thành ngữ trở thành một đối tượng nghiên cứu khoa học thực sự. Cũng từ giai đoạn này, các tài liệu nghiên cứu về thành ngữ mới gặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng - 4 - lại ở việc: xác định khối lượng của thành ngữ, phân xuất các thành ngữ trong tiếng Việt, nghiên cứu những thuộc tính của thành ngữ và cách thức khu biệt chúng với những đơn vị khác của ngôn ngữ: tục ngữ, cụm từ tự do, từ ghép,… Các bài viết này chủ yếu đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ với những tên tuổi như: Nguyễn Thiện Giáp, Cù Đình Tú, Hoàng Văn Hành, Hồ Lê, Trương Đông San… Mốc son trong nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt là cuốn Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1979). Tác phẩm tuy không bao quát hết được thành ngữ tiếng Việt nhưng đã cung cấp cho các nhà ngôn ngữ học và cho ai quan tâm đến thành ngữ một tài liệu bổ ích. Tác phẩm không chỉ cung cấp một khối lượng lớn thành ngữ (trên 3.000 thành ngữ tiếng Việt) mà còn nêu những luận điểm khái quát về tình hình sưu tập, nghiên cứu thành ngữ và đặc biệt là tiêu chí xác định lựa chọn thành ngữ. Các tác giả đã nêu lên được những đặc tính quan trọng của thành ngữ về kết cấu cũng như ngữ nghĩa. Năm 1989, cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân ra đời. Gần thời điểm này là cuốn sách Kể chuyện về thành ngữ và tục ngữ do Hoàng Văn Hành chủ biên (Nxb KHXH, 1988 – 1990). Trong cuốn Từ và vốn từ tiếng Việt, tác giả Nguyễn Văn Tu đã giành hẳn một chương để khảo sát cụm từ cố định nói chung và thành ngữ nói riêng. Gần đây có nhiều công trình đã đề cập đến nhiều mặt của thành ngữ như cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa. Có thể thấy rằng từ Phạm Quỳnh, Ngô Văn Ngọc, Vũ Ngọc Phan cho đến Đỗ Hữu Châu, Hồ Lê, Nguyễn Văn Tu, Trương Đông San đều đã đề cập đến hầu hết các vấn đề của thành ngữ. Tuy nhiên, khi bàn đến nghĩa biểu - 5 - trưng, một số yếu tố ngôn ngữ cụ thể riêng biệt vẫn chưa được đề cập đến. Hướng đến đến đối tượng còn đa dạng và tiềm ẩn nhiều vấn đề thú vị này cũng đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ bảo vệ tại Đại học Vinh đã được công bố. Ví dụ: - Nghĩa biểu trưng của các hình ảnh chỉ con vật trong thành ngữ và tục ngữ ( khoá luận tốt nghiệp đại học). - Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữca dao (khóa luận tốt nghiệp đại học). - Hình ảnh loài vật và ý nghĩa biểu trưng của chúng trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt (khóa luận tốt nghiệp đại học). Tiếp tục hướng nghiên cứu này, chúng tôi chọn đề tài: Nghĩa biểu trưng của các từ đất, trời, sông, núi trong thành ngữ (so sánh với ca dao) làm luận văn thạccủa mình. Hy vọng đề tài này sẽ góp thêm một cách nhìn nhận mới về kho tàng thành ngữca dao tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp thống kê, phân loại - Thống kê các thành ngữca dao có chứa các yếu tố đất, trời, sông, núi. - Phân loại các thành ngữ, bài ca dao đã thống kê theo từng tiểu loại. 4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu So sánh giữa nghĩa biểu trưng của các từ đất, trời, sông, núi trong thành ngữtrong ca dao. - 6 - 4.3. Phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp Phương pháp này được dùng đề phân tích ngữ liệu, miêu tả các thành ngữ, ca dao để thấy được ngữ nghĩa của các yếu tố cũng như của thành ngữ, ca dao để rút ra điểm tương đồng và khác biệt. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN và TÀI LIỆU THAM KHẢO, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài. Chương 2: Biểu hiện nghĩa của các thành tố đất, trời, sông núi trong thành ngữtrong ca dao. Chương 3: Những điểm tương đồng và khác biệt về nghĩa biểu trưng của các thành tố đất, trời, sông, núi trong thành ngữtrong ca dao. - 7 - Chương 1 MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Thành ngữca dao 1.1.1. Thành ngữ a. Khái niệm thành ngữ Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của một ngôn ngữ. Qua các nghiên cứu cho thấy tiếng Việt có một khối lượng thành ngữ rất lớn, phong phú và đa dạng. Thành ngữ đã góp phần làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt ở nhiều phương diện, nhất là ở phương diện tu từ. Nội dung khái niệm thành ngữ đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Công việc của người đi sau là tổng hợp tất cả các ý kiến của những nhà nghiên cứu trước đó để định hình cho mình một khái niệm phù hợp. Thành ngữ được nhắc đến lần đầu tiên là trong sự phân biệt với tục ngữ ở tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu của tác giả Dương Quảng Hàm: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè”. Vũ Ngọc Phan trong Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam không tán thành sự phân biệt ấy, ông viết “Định nghĩa như vậy không được rõ, vì nếu thế, tác dụng của thành ngữ không khác gì tục ngữ (…) tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần câu có sẵn, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự nhiên nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh”[28,39]. Đây là sự phân biệt rạch ròi, tuy nhiên tác giả đã quá tuyệt đối hóa đặc điểm hình thức ngữ pháp – thành ngữ phải là một nhóm từ, trên thực - 8 - tế có nhiều thành ngữ mang kết cấu C – V như: chó ngáp phải ruồi, chuột sa chĩnh gạo. Năm 1976, với công trình Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, tác giả Nguyễn Văn Tu đưa ra định nghĩa nghiêng về khẳng định ý nghĩa và tính chất cố định, chặt chẽ trong cấu tạo của thành ngữ: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất đi tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố tạo ra. Có thể có tính hình tượng cũng có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của các từ trong đó nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học” [39,189]. Gần gũi với quan niệm này là quan niệm của tác giả Đái Xuân Ninh: “Thành ngữ là một cụm từ cố đinh mà các yếu tố tạo thành đã mất đi tính độc lập ở mức nào đó và kết hợp lại thành một khối đối vững chắc và hoàn chinhhr” [27,23]. GS. Đỗ Hữu Châu lại nhấn mạnh thành ngữ ở đặc tính tương đương với từ. Ông viết: “Cái quyết định để xác định các ngữ cố định là tính tương đương với từ của chúng về chức năng tạo câu. Chúng ta nói ngữ cố định tương đương với từ không phải chì vì chúng có tính sẵn có, bắt buộc… như từ mà còn vì ở trong câu chúng có thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ hoặc có thể kết hợp với từ để tạo câu” [2,45]. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, khái niệm thành ngữ được định nghĩa như sau: “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác với tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt trong câu” [29]. Từ góc độ ngôn ngữ học, chú ý tới đặc trưng cơ bản của thành ngữ, cố GS Hoàng Văn Hành đã từng đưa ra một định nghĩa khái quát về các phương - 9 - diện của thành ngữ: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng với chức năng như từ” [8,148]. Ở đây, luận văn không có điều kiện và cũng chưa có mục đích bàn sâu về khái niệm thành ngữ mà chỉ dựa trên kết quả của các nhà nghiên cứu tạm nêu lên một định nghĩa ngắn gọn để tiện cho quá trình nghiên cứu đề tài này. Thành ngữ là một cụm từ cố định có kết cấu vững chắc, mang ý nghĩa biểu trưng, được sử dụng tương đương như từ. b. Đặc trưng thành ngữ Thành ngữ là đơn vị định danh có chức năng sử dụng tương đương như từ. Tuy nhiên hiệu quả tác động của nó lại không thể có một đơn vị ngôn ngữ nào thay thế được. Nó được ví là “đội quân tinh nhuệ của ngôn ngữ dân tộc” và cách nói của thành ngữ, tục ngữ “có lúc phải dùng nhiều trang sách mới minh họa được” (Gorki). Khi nói đến đặc trưng của thành ngữ người ta thường đề cập đến một số vấn đề sau: - Thành ngữ có tính hài hòa – điệp đối - Thành ngữ giàu hình ảnh - Thành ngữ mang ý nghĩa khái quát, biểu trưng. Đặc điểm về tính hài hòa, điệp đối thể hiện rõ nhất ở lớp thành ngữ đối (còn gọi là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng). chúng ta có thể thấy tính điệp đối ngay từ mô hình cấu trúc: Ax – Ay như: Tay bồng tay mang, lá mặt lá trái, chân nam chân chiêu, … hoặc Ax – Ay: Bầm gan tím ruột, ăn vóc học hay, con cha cháu ông, ăn tục nói phét, … “Loại thành ngữ này được tạo thành bởi hai vế đối xứng nhau về ý và lời thông qua một trục hài hòa về âm thành, vần điệu” [6,56]. Về đặc trưng hình ảnh, thành ngữ là nơi thể hiện rõ nhất thói quen, lối nói ưa sử dụng hình ảnh của người Việt. Từ những hình ảnh cụ thể: thẳng như - 10 - . Trần Thị Huyền Trang Nghĩa biểu trng của các thành tố đất, trời, sông, núi trong thành ngữ (so sánh với ca dao) Luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh 12/2011 -. Nghĩa biểu trưng của các từ đất, trời, sông, núi trong thành ngữ (so sánh với ca dao) làm luận văn thạc sĩ của mình. Hy vọng đề tài này sẽ góp thêm một cách

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan