Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam

104 4.9K 12
Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng Đại học Vinh -------------- Lê Thị hồng nhung Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam Luận văn thạc sỹ ngữ văn Vinh, 2007 1 Bộ giáo dục và đào tạo Trờng Đại học Vinh -------------- Lê Thị hồng nhung Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 602232 Luận văn thạc sỹ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: gs. Phong lê Vinh, 2007 2 Mục lục Trang Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Đối tợng và phạm vi khảo sát 10 5. Đóng góp mới của luận văn 10 6. Phơng pháp nghiên cứu 11 7. Cấu trúc luận văn 11 Chơng 1. Thạch Lam và vị trí của Thạch Lam trong dòng văn xuôi trữ tình trớc 1945 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Thạch Lam 12 1.2. Quan niệm sáng tác của Thạch Lam 14 1.3. Truyện ngắn Thạch Lam trong văn xuôi Tự lực văn đoàn 18 1.4. Thạch Lam trong dòng văn xuôi trữ tình 28 Chơng 2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngời 32 2.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 35 2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 57 Chơng 3. Điểm nhìn và lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam 3.1. Điểm nhìn của ngời kể chuyện 75 3.2. Lời văn nghệ thuật 86 Kết luận 97 Tài liệu tham khảo 100 mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trải qua hơn nửa thế kỉ, với sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian có nhiều tác giả, tác phẩm đã một đi không trở lại cuốn theo guồng quay lịch sử. Nh- 3 ng có những tác giả, tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị và thậm chí ngày càng thêm phần rực rỡ, trong số đó phải kể đến Thạch Lam và tác phẩm của ông. 1.2. Thạch Lam là một nhà văn có nhiều đóng góp cho lịch sử văn học nớc nhà, đặc biệt là văn học giai đoạn 1930-1945. Vị trí của ông trong tiến trình văn học không phải đợc xác định bằng khối lợng tác phẩm, mà bằng tài năng độc đáo, bản lĩnh nghệ thuật, và một tâm hồn giàu tình ngời nặng nghĩa đời. Ngày nay xã hội phát triển theo hớng hiện đại, văn học ngày càng đợc phát triển theo hớng nhân đạo hoá con ngời, đi sâu vào khám phá vẻ đẹp tâm hồn, cải tạo và hoàn thiện con ngời. Nên tác phẩm của Thạch Lam ngày càng đợc đánh giá cao, có nhiều sáng tác đã đợc tuyển chọn vào chơng trình phổ thông. 1.3. Thạch Lam là nhà văn mong muốn sáng tác văn chơng nghệ thuật không chạy theo thị hiếu, sự sáo mòn giả tạo mà bằng những tác phẩm có giá trị văn chơng đích thực để cải tạo xã hội. Ông luôn tin vào thiên chức cao đẹp của văn chơng: Văn chơng không phải là một cách đem đến cho ngời đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại, văn chơng là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng ngời đợc thêm trong sạch và phong phú hơn; đó là hớng con ngời đến vẻ đẹp chân- thiện- mỹ, gieo hạt giống tâm hồn vào lòng độc giả. 1.4. Lần dở từng trang viết Thạch Lam ta bắt gặp cái phong thái nhẹ nhàng, lặng lẽ hớng ngòi bút của mình về phía những ngời nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn thơng xót chân thành: Tôi lại nghĩ đến những ngời nghèo khổ đang lầm than trong cái đói rét cả một đời. Gió heo may về sẽ làm cho họ buồn rầu lo sợ, vì mùa đông sắp tới. Nói đến Thạch Lam là ta nghĩ ngay đến một cây bút giàu chất nhân văn và đậm đà tính dân tộc. Qua từng trang viết toát lên một văn phong trong sáng, tinh tế với một tâm hồn nhạy cảm: Trớc ngọn gió đầu mùa, tôi không khỏi ngăn đợc những cảm giác sâu xa và mới lạ. Tôi đem tâm nghĩ ngợi đến những 4 cơn gió đột khởi ở lòng ngời, báo trớc những sự thay đổi trong cái bí mật của tâm hồn. 1.5. Đời ngời, đời văn ngắn ngủi, Thạch Lam mất vào tuổi 32. Tác phẩm của ông để lại không nhiều chỉ với ba tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vờn (1938), Sợi tóc (1942); tập tiểu luận Theo giòng (1941); tập ký Hà Nội 36 phố phờng (1943); một tiểu thuyết Ngày mới (1939) song không ít tác phẩm đã đạt đến vẻ đẹp cổ điển. Cùng với thời gian, những trang văn ấy vẫn luôn tơi mới mang tính hiện đại và hấp dẫn nhiều thế hệ bạn đọc. Thạch Lam tham gia viết nhiều thể loại nhng thành công nhất là lĩnh vực truyện ngắn, đúng nh Nguyễn Tuân nhận xét: Nói đến Thạch Lam ngời ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài và một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi nh là mẫu mực đợc [2, 55]. Ông cùng với Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn đã tạo nên một dòng truyện ngắn mang phong cách riêng: dòng truyện ngắn trữ tình, làm phong phú thêm diện mạo của văn học hiện đại nớc nhà. 1.6. Từ trớc tới nay đặc biệt là sau 1986, khi đã lắng đọng và đủ điều kiện để nhìn lại những di sản văn hoá với con mắt biện chứng lịch sử, việc đánh giá lại các tác phẩm văn học công bằng, khoa học và thoả đáng hơn. Nhiều tác giả, tác phẩm đợc trả về đúng vị trí của nó. Thạch Lam nằm trong phái văn học lãng mạn, nhng nhiều truyện ngắn của ông đã vợt ra ngoài nó mà đến gần chủ nghĩa hiện thực với nét đặc sắc là thiên về khám phá thế giới nhân sinh của con ngời, len lỏi sâu vào tâm hồn con ngời, thể hiện ý thức tự thức tỉnh của các nhân vật. Tìm hiểu Thạch Lam, tức là tìm hiểu một cây bút văn xuôi lãng mạn xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Dới cái nhìn thi pháp học chúng tôi hy vọng luận văn sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu Thạch Lam, thêm phần khẳng định tài năng và giá trị những đóng góp của ông trong tiến trình văn học nớc nhà. 5 Chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Thạch Lam trớc tiên là xuất phát từ lòng say mê, niềm yêu mến một nhà văn tài năng đầy nhân hậu, lặng lẽ kiếm tìm cái đẹp trong văn chơng cũng nh trong cuộc sống. Kế thừa những ngời đi trớc chúng tôi đi sâu khám phá nghệ thuật hấp dẫn ngời đọc của Thạch Lam qua phong cách tự sự độc đáo, nét duyên thầm kể chuyện nh có ma lực ấy. 2. Lịch sử vấn đề Thạch Lam là một nhà văn đã tạo đợc một phong cách nghệ thuật độc đáo nên thu hút không ít các nhà nghiên cứu từ chuyên đến không chuyên. Đến nay đã có hàng trăm bài báo và công trình nghiên cứu về ông với những khám phá đạt giá trị cao ở nhiều góc độ: từ những bài nghiên cứu chung về Thạch Lam cuộc đời, thân thế, sự nghiệp đến phong cách nghệ thuật, đặc trng thể loại, hoặc đi sâu cảm thụ, tiếp nhận, phân tích các tập truyện và các tác phẩm cụ thể. Hầu nh các nhà nghiên cứu thống nhất đánh giá cao về thành công cũng nh phong cách nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm Thạch Lam. Nhng bàn về nghệ thuật tự sự còn ít, chỉ đợc đề cập đến trong một số bài viết và cha có tính hệ thống, đây là vấn đề cần đợc quan tâm đi sâu hơn nữa. Việc đánh giá, nhận xét về Thạch Lam có thể chia làm ba thời kỳ nh sau: 2.1. Trớc năm 1945 Giai đoạn này Thạch Lam cha đợc chú ý nhiều, những nhận xét đánh giá chủ yếu là qua các bài báo. Chỉ khi tập Gió đầu mùa gồm 16 truyện, in lần đầu tiên vào 1937 đã thực sự gây nên một chấn động lớn trong độc giả và giới nghiên cứu. Ngời đầu tiên đón nhận và phát hiện ra tài năng Thạch Lam là Khái Hng. Trong lời Tựa tuy ngắn cho tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Khái Hng đã thấy đợc đặc điểm nổi bật của Thạch Lam trong sáng tác đó là sự thành thực: Thành thực, đó là đức tính 6 không có không đợc của nhà văn. ở Thạch Lam sự thành thực lại trở nên sự can đảm. Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn vì sự thành thực. Và từ đó Khái Hng đi đến khẳng định Thạch Lam là nhà văn thiên về cảm giác: ở chỗ mà ngời khác dùng t tởng, dùng lời có khi rất đậm để tả cảnh, tả tình, ông (Thạch Lam) chỉ nói một cách rất giản dị cái cảm giác của ông. Cái cảm giác ấy bao quát hết t tởng của tác giả và của độc giả [2, 277] Sau lời Tựa của Khái Hng, có nhiều bài viết thể hiện sự quan tâm chú ý của giới phê bình lúc bấy giờ đối với Thạch Lam. Trên báo Tân Tiến, Quang Viễn đã viết bài Tiếng vang của tập truyện ngắn đầu tay phê bình tập truyện Gió đầu mùa. Trong bài viết này, tác giả đã có nhiều nhận xét đánh giá rất tinh tế về truyện ngắn Thạch Lam và cuối cùng đi đến kết luận: Đã lâu nay tôi mới kiếm đợc một văn phẩm đáng khen nh Gió đầu mùa mà ngời ta có thể cho là một tinh hoa của văn giới. Với tác phẩm đầu tiên ấy của Thạch Lam, nhng đã chng một nghệ thuật tuyệt xảo và một nhân tài hiếm có. Tôi vui mừng đợc hoan nghênh trong th viện Việt Nam hãy còn ít ỏi một tập truyện ngắn có chân giá trị [2, 209]. Năm 1939 trong tập tiểu luận phê bình Dới mắt tôi, Trơng Chính khẳng định Thạch Lam đã tạo đợc nét riêng biệt trong phong cách khi so sánh ông với các nhà văn khác trong văn đoàn: Không sâu sắc bằng Khái Hng, không điêu luyện bằng Nhất Linh, không rắn rỏi bằng Hoàng Đạo, Thạch Lam có một tâm hồn dễ rung động hơn, ít t tởng và ít tâm lý hơn, nhà văn ấy lại nhiều tình cảm. Ông nhận xét Thạch Lam đã hiểu con ngời một cách đầy đủ và xác đáng hơn. Không một nét nào thừa và cũng không một nét nào quá đậm. Cuối cùng tác giả viết: Tôi ch- a bằng lòng Gió đầu mùa, nhng tôi yêu mến Thạch Lam và còn chờ ở ông nhiều nữa [27, 584] Công trình nghiên cứu có quy mô nhất giai đoạn này về Thạch Lam phải kể đến Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan. Tác giả đã dành nhiều u ái khi 7 nhận xét, đánh giá những thành tựu mà Thạch Lam đã đạt đợc: Ông (Thạch Lam) có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút ấy chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đầy đủ các hạng ngời, mà ông tả một cách thật tinh vi [22, 507]. Trong công trình này, Vũ Ngọc Phan với cách nhìn tổng quan đã thấy rõ bớc tiến lớn của Thạch Lam từ tập Gió đầu mùa đến tập Sợi tóc. Tuy nhiên ông cũng có một số nhận xét cha thật chính xác về một số truyện của Thạch Lam nh Nắng trong vờn, Hai đứa trẻ, Dới bóng hoàng lan, Đứa con đầu lòng là đơn giản, tầm thờng, nhạt nhẽo và rời rạc. Có lẽ Vũ Ngọc Phan bị quan niệm truyền thống chi phối rằng truyện phải có cốt truyện, có xung đột, hành động. Sau Vũ Ngọc Phan, Thế Lữ có bài Tính cách tạo tác của Thạch Lam, trong đó tác giả nhận thấy Không có một sáng tác nào của Thạch Lam mà không chứa rất nhiều Thạch Lam trong đó. Ông cảm nhận những trang văn Thạch Lam viết đó là những rung động chất chứa rất lâu trong tâm hồn không một tình nào, trạng nào ta thấy ở những trang châu báu còn lại cho chúng ta kia, không làm cho Thạch Lam cảm động đến đê mê từ bao nhiêu tháng năm trớc [2, 146]. Có thể nói, trớc 1945 các sáng tác của Thạch Lam nói chung đều đợc đón tiếp nồng nhiệt với những nhận xét nhiều u ái, khen ngợi, bớc đầu khẳng định Thạch Lam trên một số phơng diện cần thiết. 2.2. Từ 1945- 1975 Từ 1945 trở đi, việc nghiên cứu Thạch Lam có phần chững lại. Giai đoạn này, đất nớc chia làm hai miền nên việc đánh giá cũng có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, cũng nh giai đoạn trớc việc nghiên cứu Thạch Lam chỉ là qua báo chí và các bài đánh giá chung, dừng lại ở bớc sơ thảo, cha có độ dày dặn, quy mô của một công trình. 8 Đáng chú ý là bài của Nguyễn Tuân viết về Thạch Lam, trong Lời giới thiệu Thạch Lam tuyển tập năm 1957 của Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội. Trong đó, nhà văn tài hoa này đã hết lời ca ngợi Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trớc sự sống của mọi ngời xung quanh và đi đến khẳng định: một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi nh là mẫu mực đợc. Nguyễn Tuân bắt đầu nhìn nhận truyện ngắn Thạch Lam từ góc độ phong cách, ông chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ, đến cách miêu tả hiện thực thông qua sự vận dụng kinh nghiệm sống, vận dụng đợc cái vốn suy nghĩ và tởng tợng của bản thân mình [2, 55] trong sáng tác của Thạch Lam. Sau đó một thời gian dài, việc nghiên cứu Thạch Lam lại rơi vào im lặng. ở miền Bắc, ngoài một vài ý kiến của Vũ Đức Phúc và Nguyễn Đức Đàn, Lê Thi Đức Hạnh, Hà Minh Đức hầu nh không còn ý kiến nào khác. Các nhà nghiên cứu này, một mặt thừa nhận Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn có thái độ trân trọng đối với ngời nghèo hơn cả, bên cạnh đó cũng có ý phê phán ông thể hiện lòng th- ơng ngời không có ranh giới giai cấp. Cũng trong thời gian này, ở miền Nam đã ra hai số tạp chí đặc san dành riêng để nói về Thạch Lam: Nguyệt san Văn số 36 (1965) và Tạp chí Giao điểm số 12 (1971), trong đó tập trung khá nhiều những bài viết về Thạch Lam, những hồi ký của bạn bè và của ngời thân. Đáng lu ý là những kiến giải sâu sắc của Dơng Nghiễm Mậu về Thời của Thạch Lam, bài Những lời thủ thỉ của truyện ngắn của Đào Trờng Phúc, Hơng thơm và nỗi u hoài của Nguyễn Nhật Duật. Các cây bút phê bình miền Nam đã đi thẳng vào văn bản truyện ngắn Thạch Lam, khám phá ra những nét đặc sắc về bút pháp nghệ thuật của ông, tìm ra những nét phong cách độc đáo của ông qua truyện ngắn. Có thể nói, những ý kiến của họ thực sự có sức thuyết phục, mặc dù đó mới là những nhận xét ban đầu, với số lợng trang viết còn ít ỏi, cha có tầm cỡ một công trình. 9 2.3. Từ 1975 đến nay Sau khi đất nớc thống nhất, những năm đầu bẵng đi một thời gian không có công trình nào đáng kể. Từ những năm 1980, truyện ngắn Thạch Lam bắt đầu trở lại trong các công trình lý luận phê bình. Nguyễn Đăng Mạnh trong Khải luận tổng tập văn học Việt Nam đã ghi nhận: những truyện ngắn có màu sắc trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh đó là những tác phẩm chứa đựng những rung cảm sâu sắc đối với quê hơng đất nớc và phản ánh đợc một cách chân thực những quan hệ xã hội nhất định và số phận của những ngời nghèo khổ [20, 11] Trong Từ điển văn học tập I, Nguyễn Huệ Chi và Nguyễn Phơng Chi nhận xét rằng truyện ngắn của Thạch Lam phối hợp đợc hai đặc điểm lớn là hiện thực và thi vị, và hai yếu tố này đan cài xen kẽ với nhau. Sự đặc sắc của Thạch Lam là ông biết khai thác những tác động qua lại tinh vi giữa con ngời và ngoại cảnh, cũng nh khi đi vào những diễn biến bên trong, những trạng thái phức tạp của tình cảm, những đổi thay khó nhận biết của tâm hồn con ngời. Thạch Lam thuộc số những nhà văn có khả năng đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật một cách tinh tế, và phát hiện đợc trong những cái bình thờng những điều sâu xa thầm kín. Sau những đánh giá chung về Thạch Lam, Nguyễn Huệ Chi và Nguyễn Phơng Chi đa ra một số nhận xét xác đáng về tập truyện Gió đầu mùa: những truyện ngắn trong Gió đầu mùa rất giàu chất thơ, giàu âm thanh và màu sắc của đời sống và đ- ợc viết bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng và bình dị. Cuối cùng hai tác giả đi đến khẳng định: Đây là một trong những tập truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam, đồng thời cũng là một cái mốc ghi nhận sự phát triển nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam đợc đan xen với chất hiện thực, đồng thời chỉ ra năng lực đi sâu khám phá thế giới bí ẩn của tâm hồn con ngời - một nét tiến bộ trong quan niệm về con ngời của 10

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan