Tài liệu Đối thoại nuôi cá Tra-Basa pptx

14 348 0
Tài liệu Đối thoại nuôi cá Tra-Basa pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 1 Đối thoại nuôi Tra-Basa Cần Thơ, Việt Nam Ngày 3-4 tháng 12 năm 2008 Báo cáo tổng hợp cuộc họp Tổng hợp bởi Quỹ Thiên Nhiên Toàn Cầu (WWF) Flavio Corsin – flavio.corsin@gmail.com Quỹ Thiên Nhiên Toàn Cầu (WWF) 39, đường Xuân Diệu Hà Nội, Việt Nam www.panda.org Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 2 TỔNG QUAN VỀ CUỘC HỌP Đối thoại về Nuôi Tra-Basa (PAD) đã nhóm họp vào ngày 3-4 tháng 12 năm 2008 tại Cần Thơ, Việt Nam nhằm thảo luận về việc xây dựng tiêu chuẩn cho nuôi Tra-basa. Đây là cuộc họp lần thứ 3 của PAD kể từ khi được thành lập vào năm 2007. Cuộc họp được hướng dẫn bởi các thành viên khác nhau của Nhóm Thúc đẩy Tiến trình (PFG) và các Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật (TWG). Mục tiêu mong đợi của cuộc họp là: 1. Kiểm định mức hỗ trợ cho các công việc của các nhóm TWG và thiết lập sự chia sẽ hiểu biệt của tiến trình cho đến thời điểm này của PAD; 2. Xác định các vấn đề còn tồn tại và/ hoặc thiếu sót trong bản thảo tiêu chuẩn mà nó cần được phân tích và thảo luận kỹ hơn; 3. Đưa ra định hướng rõ ràng nhằm hoàn thành bản tiêu chuẩn cuối cùng. Tài liệu này cung cấp tóm lược các vấn đề chủ yếu có liên quan đến cuộc họp và các bước tiếp theo của PAD. Bất cứ thiếu sót hay sai phạm nào là trách nhiệm duy nhất của Tổ chức Quỹ Thiên nhiên Toàn cầu (WWF), đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp. TRƯỚC CUỘC HỌP Nhằm xúc tiến cuộc họp và khuyến khích sự tham gia cuộc họp, WWF đã phát đi bảng thông cáo báo chí về cuộc họp trên các ấn phẩm thương mại thủy sản, đưa thông tin về cuộc họp lên trang web về Đối thoại, và thông báo về cuộc họp trong tờ báo điện tử về Đối thoại. Thư mời cũng được gởi tới tất cả các thành viên tham gia các cuộc họp PAD trước đây và những bên liên quan khác, những ai thể hiện có quan tâm đến PAD. Họ cũng được khuyến khích chia sẽ thư mời đến tất cả những người khác. Nhằm giúp chuẩn bị cho cuộc họp, WWF đã tiến hành một số thảo luận qua điện thoại và email với các thành viên trong nhóm PFG và các điều phối viên của các nhóm TWG nhằm đảm bảo rằng các vấn đề hậu cần thích hợp đã được chuẩn bị sẵn sàng cho việc điều hành thảo luận với tất cả các thành viên tham gia PAD. Đầu vào cho việc làm thế nào để điều hành cuộc thảo luận tốt nhất cũng đã được tìm kiếm bởi Merrick Hoben đến từ Viện Xây dựng Đồng thuận (CBI). Các vấn đề chính đã được xác định qua các thảo luận là:  Do đây là lần đầu tiên các thành viên của PAD được thấy toàn bộ bản thảo của tiêu chuẩn, vì thế có lẽ tập hợp các ý kiến đóng góp thông qua quá trình thảo luận các nhóm TWG sẽ thích hợp hơn là cố gắng đạt được sự nhất trí cho bản thảo của tiêu chuẩn.  Các thành viên tham gia cần được cho phép đóng góp ý kiến trên bản thảo tiêu chuẩn thông qua các nhóm thảo luận nhỏ và trong phần thảo luận chung, tuy nhiên cũng cho phép các đóng góp ý kiến của từng nhân đơn lẻ.  Một kế hoạch chi tiết cần được xây dựng về thời gian tiến hành các bước tiếp theo để hoàn chỉnh tiêu chuẩn. Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 3 KẾT QUẢ CUỘC HỌP Có 83 người tham gia cuộc họp. Bao gồm nông dân, nhà chế biến, người mua, nhân viên nhà nước, nhà nghiên cứu, các bên cấp chứng nhận và đại diện của một số các tổ chức phi chính phủ. Phần lớn thời gian cuộc họp được dành cho các nhóm thảo luận nhỏ, nơi các thành viên tham gia cung cấp các phản hồi cho bản thảo về nguyên tắc, tiêu chí, chỉ báo và các tiêu chuẩn đã được soạn thảo bởi các nhóm TWG trong năm nay. Tất cả các ý kiến đề xuất của các nhóm TWG đã được trình bày trong phần trình bày chung trước khi tiến hành các thảo luận nhóm nhỏ. Dưới đây là một số các điểm chính theo từng chủ đề được đề cập và đã đạt được sự nhất trí tại cuộc họp. Xin ghi chú là tất cả các tài liệu và bài trình bày được nhắc đến trong báo cáo này đều có sẵn tại http://www.worldwildlife.org/what/globalmarkets/aquaculture/pangasius- additionalresources.html Mục tiêu và tiến trình của các Đối thoại Nuôi Điều phối viên của PAD ông Flavio Corsin và thành viên nhóm PFG ông David Graham đã trình bày tổng quan về các Đối thoại về Nuôi, bao gồm cả PAD. Họ đã giải thích mục tiêu của các Đối thoại và tiến trình sử dụng trong Đối thoại. Các mục chính của bài trình bày tập trung chủ yếu vào:  Mục tiêu của tất cả các Đối thoại Nuôi, bao gồm cả PAD, là xây dựng các tiêu chuẩn nhẳm giảm thiểu các tác động chính của hoạt động Nuôi lên môi trường và xã hội.  Các tiêu chuẩn sẽ được sử dụng đa năng. Chúng có thể được dùng để cấp chứng nhận sản phẩm và điểm chuẩn cho các tiêu chuẩn khác. Chúng cũng có thể tạo ra nền tảng cho người mua và nhà đầu tư xem xét và cũng được kết hợp vào trong các chương trình của chính phủ.  Các tiêu chuẩn sẽ được hướng tới cho khoảng 20% các nông trại thực hành tốt nhất trong ngành nuôi.  Tiến trình Đối thoại được xây dựng theo hướng mở và minh bạch, cũng như kết quả của các tiêu chuẩn là dựa vào tính thể hiện, tính khoa học và có khả năng đo lường được.  Cấu trúc PAD là duy nhất không giống với các cấu trúc Đối thoại khác, ở đây không có Ban chỉ đạo quản lý tiến trình và ra tất cả các quyết định cuối cùng. Mà ở đây, nhóm PFG quản lý tiến trình và tất cả các quyết định cuối cùng đều do toàn bộ nhóm Đối thoại ra quyết định. Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 4  Tại các cuộc họp PAD trước, tất các thành viên tham gia phải xác định những vấn đề chủ yếu liên quan đến nuôi tra-basa và thảo ra các nguyên tắc liên quan đến mỗi tác động. Các nhóm TWG đã tiến hành làm việc từ tháng 5 để thảo các tiêu chí, chỉ báo và các tiêu chuẩn để trình bày tại cuộc họp toàn thể lần này. Có sự nhất trí chung giữa các thành viên tham gia về mục tiêu và tiến trình của Đối thoại Nuôi, bao gồm PAD. Điều quan trọng để phổ biến các vấn đề đã được xác định bởi PAD cũng như các chiến lược nhằm giải quyết chúng đến các nông dân, những người không nằm trong 20% thực hành tốt nhất đã được nhận thấy, đặc biệt là trong mối tương quan với nhu cầu đề giải quyết các vấn đề cụ thể cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Các vấn đề và đề mục chủ yếu được tập trung trong quá trình thảo luận nhóm:  Tiêu chuẩn PAD sẽ được xây dựng nhằm có khả năng đạt được dựa trên tình hình thực tế hiện tại của 20% nông trại toàn cầu, mặc dù nó nên có khả năng áp dụng rộng rãi trong toàn ngành nuôi tra-basa. Trong gia đoạn này, điều quan trọng là cung cấp những minh chứng rõ ràng về cơ sở sử dụng để xây dựng các tiêu chuẩn PAD, đặc biệt là các ngưỡng đang đề cập.  Có một nhu cầu là cần làm rõ một số khái niệm sử dụng trong các tiêu chuẩn đề gạt bỏ những mơ hồ, có thể bằng cách xây dựng bảng chú giải các thuật ngữ để tránh nhầm lẫn. Một điều cũng quan trọng để làm rõ là các tiêu chuẩn PAD chỉ có thể áp dụng cho nuôi thương phẩm chứ không áp dụng cho trại giống và nuôi giống.  Những người nuôi, đặc biệt là những người nuôi quy mô nhỏ phải được tiếp tục tham gia vào đối thoạiđòi hỏi phải có các phương tiện giúp họ tham gia để đảm bảo họ có tiếng nói trong tiến trình xây dựng. Tiêu chuẩn PAD phải được xây dựng nhằm có khả năng thực hiện cho tất cả các hệ thống sản xuất, bất kể quy mô. Một điều quan trọng nữa cần ghi chú là tất cả các nhóm liên quan trong PAD là đều có tầm quan trọng như nhau.  Một nhu cầu nữa là xác định mô hình đơn giản về thực hành quản lý tốt hơn (BMP) nhằm hướng dẫn các nông dân trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn.  Thêm vào đó những người, đặc biệt là các thành viên tham gia PAD lần 3 này, nên được cho phép tham gia vào các nhóm TWG. Hơn thế nữa những thể hiện quan tâm sẽ được tìm kiếm và chấp nhận.  Vì có nhu cầu để tối đa hóa sự hòa hợp trong các tiêu chuẩn PAD, các thành viên của PFG và các điều phối viên của TWG được phân trách nhiệm để tổng hợp các tiêu chuẩn PAD dựa theo các thảo luận của TWG. Tuy nhiên, nhóm Đối thoại PAD vẫn giữ nguyên phần cấu trúc của PAD. Tuân thủ pháp luật Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 5 Đây có thể là thách thức để giải quyết các xung đột giữa luật pháp hay truyền thống quốc tế, quốc gia, và địa phương, cũng như việc hiểu và áp dụng luật như thế nào. Tuy nhiên, một số thành viên tham gia tin rằng luật quốc gia nên đặt ưu tiên hàng đầu lên trên luật quốc tế hay địa phương. Về luật lao động, tiêu chuẩn SA8000 hoặc luật lao động của Việt Nam đã được đề xuất sử dụng. Quyền tiếp cận đất nên được hợp pháp hóa thông qua các hợp đồng thuê và cũng như các chứng nhận về thuế đất và sử dụng đất. Ngôn ngữ sử dụng nên dể hiểu cho người bình thường. Khả năng bao gồm thực thi pháp luật như là một nhu cầu trước tiên để cấp chứng nhận cũng đã được thảo luận và sẽ được xem xét kỹ hơn bởi các nhóm TWG Sử dụng đất và nước Tiêu chuẩn vể tỷ lệ nước sử dụng nên gắn đến dung tích nguồn nước và nguồi lợi nước nhận vào. Vì ở Đồng bằng Sông Cửu Long nước là không giới hạn, nên tiêu chuẩn nên quan tâm đến lượng nước tiêu thụ hơn là nước sử dụng. Việc hạn chế sử dụng nước có thể dẫn đến chất lượng nước xả thấp và sẽ tác động tiêu cực đến vấn đề an sinh của cá. Đã có một thảo luận về vấn đề liệu hiệu suất sử dụng nước (được đề nghị bởi các nhà sản xuất là 30000-40000m 3 nước/tấn cá) nên được áp dụng trên lượng nước sử dụng cho hoạt động nuôi hay bao gồm cả nước dùng cho các hoạt động liên quan như chế biến thức ăn và các đầu vào khác (ví dụ nhu cầu nước cho hoạt động sống – water footprint). Vấn đề áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng nước và nước sử dụng cho hoạt động nuôi bè cũng đã được tranh luận. Không có nông trại nào ngăn cản hoàn toàn giao thông thủy, dòng chảy cũng như sự di chuyển của thủy sinh. Các tác động tiềm ẩn trong thiết kế cũng như xây dựng nông trại lên việc sử dụng đất và nước và lên sự di chuyển của con người nên được xem xét trong tiêu chuẩn. Trách nhiệm xã hội và mâu thuẫn người sử dụng Có rất nhiều thảo luận quanh vấn đề liệu “ Trách nhiệm xã hội và mâu thuẫn người sử dụng” có phải là phướng pháp thích hợp để mô tả các vấn đề xã hội mà chúng ta muốn đề cập trong tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tất cả các thành viên đã cho rằng các từ sử dụng sẽ không thay đổi, vì nó đã được nhất trí bởi các thành viên tham gia từ cuộc họp PAD đầu tiên. Vấn đề cũng được quan tâm nữa là bản thảo các tiêu chí, chỉ báo, và tiêu chuẩn có liên quan đến vấn đề này liệu có xác đáng, vì dường như không có điều nào liên quan một cách rõ ràng đến việc thúc đẩy phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Một điều nữa cũng được nhắc đến là sự phát triển liên quan đến tra-basa là không chỉ giới hạn ở những vùng nông thôn đặc biệt là ở Bangladesh. Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 6 Tiêu chí liên quan đến mâu thuẫn người sử dụng nên chuyển sang các tiêu chuẩn của sử dụng đất và nước vì tất cả các mâu thuẫn tiềm tàng mà các thành viên tham gia có thể thấy được đều xoay quanh tranh chấp đất và nước. Có quá nhiều chỉ báo và tiêu chuẩn, nhiều trong số đó là chồng chéo lên nhau, và chúng hoàn toàn có thể gọp lại thành vài nhóm ít hơn. Hầu hết các tiêu chuẩn có liên quan đến lao động chỉ nên gắn chặt vào luật quốc gia về lao động. Các tiêu chuẩn về lao động thỉnh thoảng không phản ánh thực tế của việc sử dụng lao động ở châu Á. Thông tin về quyền của người lao động nên được thiết lập sẵn sàng miễn phí cho tất cả người lao động. Do vấn đề này đòi hỏi nhiều sửa đổi, tất cả các thành viên đã thống nhất chung là tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ để các thành viên được lựa chọn trong nhóm TWG này có thể tổ chức cuộc họp trực diện. Di truyền và đa dạng sinh học Có 3 vần đề cần hài hòa giữa nhóm di truyền và đa dạng sinh học và các nhóm TWG khác là: tác động về đa dạng sinh học thông qua sản xuất thức ăn nên đươc xem xét bởi nhóm Thức ăn, các tác động về đa dạng sinh học thông qua nước xả nên được xem xét bởi nhóm Ô nhiễm nước, và hủy diệt môi trường sống nên được giải quyết bởi nhóm sử dụng đất và nước. Nguyên tắc liên quan đến vấn đề này đòi hỏi giải quyết đa dạng sinh học, nhưng các chỉ báo và tiêu chuẩn chỉ nhằm vào vấn đề di truyền của Tra-basa. Vì thế, các chỉ báo và tiêu chuẩn mới cần được thêm vào để đề cập đến vấn đề này. Ý kiến về đánh giá rủi ro trước khi cho phép giới thiệu một loài da trơn nào đó vào vùng mà loài này không phải là loài bản địa hoặc chưa được thiết lập là khó giải quyết. Nếu tiêu chuẩn có nghĩa là cấm nuôi trong vùng mà loài này không phải là bản địa thì chúng ta chỉ đơn giản làm như thế. Một mức độ cao hơn về tính chi tiết được yêu cầu là làm thế nào để các tiêu chuẩn tiếp cận các khái niệm về nguồn giống “bản địa”, nuôi “địa phương”, và “hệ thống sông”. Thực sự có cần phải bao gồm sản xuất các giống lai vô sinh hoặc toàn đơn tính đực trong tiêu chuẩn này hay không? Một số thành viên cảm thấy rằng sản xuất giống biến đổi gen không nên cho phép ngay cả khi chúng vô sinh. Giới thiệu một tiêu chuẩn chống lại giống chọn lọc là bất khả thi, cản trở tiến trình công nghiệp và không nhất thiết đóng góp vào tính nguyên vẹn của di truyền và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, sử dụng thêm BMPs cho tối thiểu hóa xổng thoát có thể được thêm vào trong tiêu chuẩn nhằm giải quyết vấn đề này. Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 7 Ô nhiễm nước (bây giờ gọi là “ Ô nhiễm nước và quản lý nước thải” ) Vấn đề “ô nhiễm nước” nên được mở rộng để bao gồm cả quản lý nước thải, mặc dù vậy một số thành viên cũng đã lưu ý rằng vấn đề này nên tập trung hơn vào đo lường các tác động và tổng thể về các yếu tố dinh dưỡng đầu vào. Một điều cần đề cập là tổng lượng và dung tích nước xả. Sự thay đổi thực trong chất lượng nước hơn là những giá tị tuyệt đối nên được sử dụng trong tiêu chuẩn. Phản ứng phốt pho nên được bao gồm trong các đo lường. Những vấn đề khác vẫn cần được quan tâm là mùa vụ, vì chất lượng nước nhận vào thay đổi, hệ thống sản xuất (ví dụ nuôi lồng, ao hay chắn đăng) vì tác động tiềm ẩn có thề là riêng biệt cho từng hệ thống; thời gian đo lường, ai chịu trách nhiệm cho việc thực hiện đo lường; mức độ thực hiện hiện tại; và giá để thực hiện kiểm định các thông số chất lượng nước xác lập bởi các tiêu chuẩn. Quản lý thức ăn Tiêu chuẩn eFCR, trên thực tế, có thể mang lợi cho thức ăn công nghiệp nhưng các nông dân sản xuất quy mô nhỏ những người tự chế tạo thức ăn hay sử dụng các phụ phế phẩm sẽ bị loại. Những người nông dân tham gia cuộc họp lại tin rằng đây không phải là vấn đề quan trọng. Làm thế nào để nông dân có thể lấy một số thông tin cần thiết (như hàm lượng bột cá/dầu cá), vì họ phụ thuộc hoàn toàn vào những nhà cung cấp thức ăn và không kiểm soát trực tiếp điều này? eFCR <2 là quá cao và không đại diện cho 20% thực hành tốt nhất. Đề xuất eFRC giới hạn ở mức từ 1.6-1.8. Vấn đề quan tâm chính là FFE <0.7 dường như không phản ánh 20% thực hành tốt nhất và nên giảm đi. Điều có thể khó để chứng minh là nguồn gốc bền vững bởi vì hiện tại trên thế giới không có một danh sách sản phẩm nào được phê duyệt và nó sẽ khó (nếu không nói là không khả thi) để giám sát điều này. Một số thành viên đề nghị rằng nên bỏ tiêu chuẩn này và một số khác thì đề xuất thay đổi để nó không bao gồm các sản phẩm có ảnh hưởng hoặc nằm trong danh sách đỏ của IUCN. Việc sử dụng hệ số biến đổi CV của eFCR như một chỉ báo về tính nhất quán nhìn chung được chấp nhận. Tuy nhiên, các nông dân yêu cầu liệu có thể sử dụng một bảng giới hạn các giá trị của eFCR nhằm giúp họ dễ dàng thực hiện hơn. Các tiêu chuẩn nên quan tâm đến các vấn đề khác, như các chất độc hại trong thức ăn, lượng phụ gia trong thức ăn, sự bền vững của các nguyên liệu chế biến thức ăn khác (như đậu nành), và sử dụng các nguyên liệu biến đổi gen. Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 8 Quản lý sức khỏe, kháng sinh và hóa chất Các tiêu chuần đã được các thành viên tham gia chấp nhận và với một số góp ý tích cực. Một điều cũng được nhất trí là hai vần đề “ quản lý sức khỏe” và “kháng sinh và hóa chất” cần được nhập lại một. Một danh sách các chất kháng sinh/hóa chất cấm nên được xây dựng, trong đó có quan tâm đến các quy tắc quốc tế hoặc những kháng sinh đặc biệt chỉ dung cho con người. Một điều cần thiết nữa là xác định các tổ chức/cá nhân có chuyên môn (ví dụ như chuyên gia sức khỏe thủy sinh) có khả năng kê các đơn thuốc. Một số thành viên cảm thấy rằng vấn đề an sinh cần được quan tâm và đưa vào trong tiêu chuẩn. Thời gian biểu Sau đây là thời gian biểu tạm thời đã được nhất trí thông qua: Nhiệm vụ Thời gian Trách nhiệm TWGs giải quyết các góp ý của các thành viên PAD 12/ 2008 – 2/ 2009 TWGs Nhóm TWG xả hội tổ chức họp trực diện (chỉ các thành viên lựa chọn) 12/2008 – 2/ 2009 PFG Bản thảo các tiêu chuẩn PAD được trình cho PFG và các điều phối viên TWG 28/02/09 Các điều phối viên TWG Các điều phối viên PFG/TWG hoàn thành các tiêu chuẩn đề xuất PAD Tuần đầu của tháng 3, 2009 Các điều phối viên PFG/TWG Các tiêu chuẩn PAD được đề xuất đưa ra lấy ý kiến toàn thể lần đầu tiên 15/03-15/05/ 2009 Điều phối viên PAD LỰA CHỌN 1: Nhận được nhiều ý kiến đóng góp Các điều phối viên PFG/TWG TWGs giải quyết các ý kiến nhận được từ lần đưa ra lấy ý kiến rộng rãi đầu tiên 15/05-15/06/ 2009 TWG Bản thảo các tiêu chuẩn được trình cho nhóm PFG 30/06/09 Các điều phối viên TWG Nhóm họp PAD để xem xét lại các tiêu chuẩn 07/ 2009 PFG Các nhóm TWG giải quyết các ý kiến đóng góp của các thành viên PAD Tháng 7-tháng 8, 2009 TWGs Đều phối viên nhóm PFG/TWG hoàn thành bảng sửa đổi các tiêu chuẩn PAD Tuần cuối tháng 8, 2009 Các điều phối viên PFG/TWG Xem xét và chỉnh sửa các tiêu chuẩn PAD và công bố để lấy ý kiến rộng rãi lần 2 Tháng 9-thang 10, 2009 Điều phối viên PAD Các nhóm TWG giải quyết các ý kiến đóng góp sau lần lấy ý kiến rộng rãi lần 2 Tháng 11, 2009 Các nhóm TWG Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 9 Đề xuất bảng cuối cùng các tiêu chuẩn PAD trình cho PFG 30-11-09 Các điều phối viên TWG Họp các điều phối viên PFG/TWG để hoàn thành các tiêu chuẩn PAD Tháng 12, 2009 Các điều phối viên PFG/TWG Họp PAD nhằm phê chuẩn tiêu chuẩn PAD và xác định tiến trình sửa đổi tiếp theo. Tháng 12 2009 PFG Lựa chọn 2: Chỉ nhận được ít ý kiến đóng góp Các điều phối viên PFG/TWG Các nhóm TWG giải quyết các ý kiến đóng góp sau lần lấy ý kiến rộng rãi lần thứ nhất 15/05-15/06 2009 TWG Bảng thảo tiêu chuẩn PAD được trình cho PFG 30/06/09 Các điều phối viên TWG Các điều phối viên PFG/TWG hoàn thành bảng sử đổi các tiêu chuẩn PAD Tuần đầu của tháng 7, 2009 Các điều phối viên PFG/TWG Sửa đổi các tiêu chuẩn PAD công bố cho lần lấy ý kiến rộng rãi thứ 2 Tháng 8-tháng 9, 2009 Điều phối viên PAD Các nhóm TWG giải quyết các ý kiến sau lần lấy ý kiến rộng rãi thứ 2 Tháng 10, 2009 TWG Đề xuất các tiêu chuẩn cuối cùng trình PFG 31/10/09 Các điều phối viên TWG Họp các điều phối viên PFG/TWG để hoàn thành các tiêu chuẩn PAD Tháng 11 2009 Các điều phối viên PFG/TWG Họp PAD để thông qua các tiêu chuẩn PAD và xác định tiến trình sử đổi tiếp theo Thang 11, 2009 PFG Giữ và cấp chứng nhận tiêu chuẩn Điều phối viên PAD đã có một bài trình bày về hiện trạng của tiến trình thảo luận về tổ chức giữ và cấp chứng nhận các tiêu chuẩn của các Đối thoại Nuôi. Một lựa chọn là xây dựng một tổ chức nắm giữ tiêu chuẩn mới , lựa chọn thứ 2 là giao tiêu chuẩn cho các tổ chức cấp chứng nhận hiện có như là một phương pháp tạm thời. Một số tổ chức tiềm năng giữ và cấp chứng nhận hiện thời được nhận định rằng họ sẽ đòii hỏi thực hiện một số các tiêu chuẩn khác ngoài PAD như là một phần trong bất cứ gói tiêu chuẩn thực thi nào. Sau bài trình bày, một số thành viên cho rằng vần đề này nên được tham khảo ý kiến của PAD trước khi quyết định nên bàn giao các tiêu chuẩn này cho ai. Tuy nhiên, một điều được nhận thấy là PAD chỉ chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn còn việc bàn giao các tiêu chuẩn này đi đâu là một vần đề nên được giải quyết riêng biệt. Đã có một thỏa thuận là điều phối viên PAD sẽ truyền đạt những ý kiến đóng góp về vấn đề này đến Jose Villalon, giám đốc điều hành của WWF US về chương trình Nuôi. Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 10 ĐÍNH KÈM: Chương trình Ngày 3 tháng 12 năm 2008 7:45 Đăng ký 8:15 Khai mạc Chào đón đại biểu – Flavio Corsin Cố vấn cao cấp về nuôi trồng thủy sản của WWF, điều phối viên của PAD. 8:30 Đối thoại về nuôi trồng thủy sản: Một viễn cảnh toàn cầu Đối thoại về nuôi trồng thủy sản - Flavio Corsin Cố vấn cao cấp về nuôi trồng thủy sản của WWF, điều phối viên của PAD. 9:00 Giới thiệu và Cập nhật thông tin về PAD Đối thoại Nuôi Tra-basa – David Graham – thành viên PFG 9:30 Nghỉ giải lao 9:50 Chúng ta làm như thế nào Xem xét lại khung thảo luận cho cuộc họp đối thoại – Flavio Corsin 10:20 Tuân thủ Pháp luật Trình bày: Dave Little 10:40 Sử dụng Đất và Nước Trình bày: Dave Little 11:00 Trách nhiệm xã hội và những mâu thuẫn người sử dụng Trình bày: Pham Quoc Lam 11:20 Di truyền và Đa dạng sinh học (tên cũ là “xổng thoát” ) Trình bày: Casson Trenor 11:40 Ăn trưa 1:30 Thảo luận nhóm và ý kiến đóng góp 3:30 Giải lao 3:45 Tổng hợp các ý kiến đóng góp Điều phối viên các nhóm hỗ trợ kỹ thuật [...]... các nhóm hỗ trợ kỹ thuật 2:30 Thảo luận chung 3:45 Giải lao 4:00 Xem xét lại tiến trình sắp tới _ Flavio Corsin - Đề xuất thời gian - Nhiệm vụ TWG và kế hoạch hoạt động - Thành viên của TWG và PFG - Công bố bản thảo tiêu chuẩn và đưa ra lấy ý kiến quần chúng Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 11 4:50 Tổng kết 5:00 Kết thúc ngày 2 Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa. .. Bangladesh Agricultural University Shushama Feed Limited, Anova Food Thanh Nien The Worker Quali Service Casino Group Vietnam News Agency Viet Thang Binca Seafoods Le Courrier WWF Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 13 STT 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 Tên Nguyen Thi Bich Ngoc Nguyen... Environmental Defense Farmer Bayer Wageningen University Farmer Farmer Casino Group Farmer PHARMAQ AS Center for Dev Consultancy (CDC) Smartchoice Farmer Farmer An Huy B.T Co.Ltd IMO Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 14 ... kiến quần chúng Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 11 4:50 Tổng kết 5:00 Kết thúc ngày 2 Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 12 Danh sách các thành viên tham gia STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 Tên Antoine Bui Benjamin Belton Casson Trenor Cong Bang . tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi cá Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 1 Đối thoại nuôi cá Tra-Basa Cần Thơ, Việt Nam Ngày 3-4 tháng 12 năm 2008 Báo cáo tổng hợp. www.panda.org Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi cá Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 2 TỔNG QUAN VỀ CUỘC HỌP Đối thoại về Nuôi cá Tra-Basa (PAD) đã nhóm họp vào

Ngày đăng: 20/12/2013, 22:16

Hình ảnh liên quan

Đề xuất bảng cuối cùng các tiêu chuẩn - Tài liệu Đối thoại nuôi cá Tra-Basa pptx

xu.

ất bảng cuối cùng các tiêu chuẩn Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan