Hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong phương ngữ nghệ tĩnh

60 508 1
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong phương ngữ nghệ tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ----------- Nguyễn hiền thơng hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ nghệ tĩnh Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ Mã số : 602201 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Trọng Canh vinh - 2004 Nguyễn Hiền Thơng - Cao học X - Lý luận ngôn ngữ 1 Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh Lời nói đầu Lời nói đầu Hiện tợng chuyển nghĩa của từ là một hiện tợng phổ quát của ngôn ngữ. Nghiên cứu hiện tợng này trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh ng- ời viết không chỉ nhằm mục đích tìm ra điểm chung mà còn qua đó nhấn mạnh đợc những nét riêng của phơng ngữ này. Chính những nét riêng này là cơ sở tồn tại của phơng ngữ Nghệ Tĩnh trong ngôn ngữ toàn dân và là một trong những yếu tố tạo nên sự đa dạng và phong phú của tiếng Việt. Kết quả thu đợc ở công trình này dù rất khiêm tốn nhng chúng tôi vẫn hy vọng đóng góp đợc phần nào công sức của mình trong quá trình tìm hiểu và tri nhận ngôn ngữ nói chung, phơng ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng. Công trình đợc hoàn thành bởi nhận đợc nhiều sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong Tổ ngôn ngữ, sự hớng dẫn tận tình của ngời hớng dẫn khoa học, cũng nh ý kiến của ngời thân, bạn bè. Qua đây, ngời viết muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và mong nhận đợc nhiều ý kiến quan tâm đến đề tài hơn nữa ! Tác giả Nguyễn Hiền Thơng Nguyễn Hiền Thơng - Cao học X - Lý luận ngôn ngữ 2 Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh Mục lục Lời nói đầu Mở đầu . 3 I. Lý do chọn đề tài 3 II. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu . 4 III. Mục đích nghiên cứu . 4 IV. Phơng pháp nghiên cứu . 4 V. Lịch sử vấn đề . 5 VI. Đóng góp của đề tài . 7 VII. Cấu trúc luận văn 7 Chơng I Những cơ sở lý thuyết và thực tế của đề tài I. Phơng ngữ với ngôn ngữ toàn dân . 8 1. Khái niệm phơng ngữ . 8 2. Phơng ngữ với ngôn ngữ toàn dân 9 3. Phơng ngữ Nghệ Tĩnh . 10 3.1. Các vùng phơng ngữ tiếng Việt . 10 3.2 Phơng ngữ Nghệ Tĩnh 11 II. Chuyển nghĩa - con đờng phát triển của vốn từ . 12 1. Vốn từ là hệ thống các đơn vị định danh 12 2. Chuyển nghĩa - con đờng phát triển của vốn từ 13 3. Quy luật chuyển nghĩa của từ . 13 III. Phơng thức chuyển nghĩa . 15 1. Khái niệm ẩn dụ và hoán dụ dùng trong chuyển nghĩa của từ 15 2. Các dạng cơ bản của ẩn dụ và hoán dụ 17 2.1. Các dạng cơ bản của ẩn dụ 17 2.2. Các dạng cơ bản của hoán dụ 17 3. Phân biệt hiện tợng đa nghĩa, chuyển loại và đồng âm 18 3.1. Hiện tợng đa nghĩa 18 3.2. Hiện tợng chuyển loại . 21 3.3. Phân biệt hiện tợng đa nghĩa, chuyển loại và đồng âm . 25 Nguyễn Hiền Thơng - Cao học X - Lý luận ngôn ngữ 3 Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh Chơng II Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh I. Khảo sát và phân loại . 28 1. Khảo sát . 28 1.1. Đối tợng khảo sát 28 1.2. Kết quả khảo sát 28 2. Phân loại . 28 2.1. Tiêu chí phân loại 28 2.2. Kết quả phân loại 29 II. Đặc điểm hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh 33 1. Xét về mặt định lợng 33 1.1. Số lợng từ chuyển nghĩa 33 1.2. Từ chuyển nghĩa xét về cấu tạo và từ loại . 34 1.3. Hiện tợng chuyển nghĩa xét về phơng thức chuyển nghĩa 37 1.4. Từ đa nghĩa 37 1.5. Từ chuyển loại . 39 2. Xét về mặt định tính . 41 2.1. Đặc điểm từ chuyển nghĩa trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh - xét về số lợng nghĩa 41 2.2. Đặc điểm từ chuyển nghĩa trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh - xét về từ loại 43 2.3. Đặc điểm phơng thức chuyển nghĩa của từ địa phơng Nghệ Tĩnh . 46 Kết luận 53 Tài liệu tham khảo 55 Phụ lục 58 Nguyễn Hiền Thơng - Cao học X - Lý luận ngôn ngữ 4 Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh Mở đầu I. Lí do chọn đề tài: 1. Từ địa phơng Nghệ Tĩnh nói riêng và tiếng địa phơng Nghệ Tĩnh nói chung đã và đang là đề tài đợc nhiều nhà nghiên cứu Ngôn ngữ học và Văn hoá học chú ý. Sở dĩ phơng ngữ Nghệ Tĩnh đợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên cả hai lĩnh vực vì ở đó có nhiều vấn đề nếu đợc khai thác, tìm hiểu sẽ phát hiện đợc nhiều điều thú vị, bổ ích cả về ngôn ngữ lẫn văn hoá. Hơn nữa nghiên cứu phơng ngữ nói chung không thể không nghiên cứu từ về mặt từ vựng. 2. Những năm gần đây, phơng ngữ Nghệ Tĩnh đã đợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm một cách đặc biệt, nên đã có một loạt công trình khoa học đợc công bố. Tuy vậy, còn nhiều vấn đề cụ thể của phơng ngữ này cha đợc nghiên cứu một cách tỷ mỷ, có qui mô. Hiện tợng chuyển nghĩa của từ là một trong những vấn đề cụ thể đó. Nghiên cứu hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong một phơng ngữ sẽ giúp chúng ta thấy cụ thể hơn, rõ hơn về một phơng diện giữa cái chung và cái riêng trong qui luật phát triển và biến đổi ngữ nghĩa của một ngôn ngữ, xét trong quan hệ giữa ngôn ngữ toàn dân và phơng ngữ. 3. Đi sâu nghiên cứu hiện tợng chuyển nghĩa trong phơng ngữ ta có thêm cơ sở để giải thích một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa phơng ngữ và ngôn ngữ toàn dân. Đề tài đợc hoàn thành sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn sự phát triển nghĩa của từ trong phơng ngữ đóng vai trò nh thế nào trong sự tồn tại, phát triển và biến đổi của phơng ngữ nói riêng và của ngôn ngữ toàn dân nói chung? Qua đối chiếu với ngôn ngữ toàn dân chúng ta có thể thấy sự phát triển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh có gì giống và khác so với sự phát triển nghĩa của từ trong ngôn ngữ toàn dân? Sự giống và khác nhau đó nói lên điều gì? Trớc thực tế và sự cần thiết của việc tìm ra lời giải cho những câu hỏi trên chúng tôi đã chọn hớng nghiên cứu này. Tên của đề tài là: Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh. II. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tợng: Nguyễn Hiền Thơng - Cao học X - Lý luận ngôn ngữ 5 Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh Luận văn của chúng tôi lấy phơng ngữ Nghệ Tĩnh làm đối tợng khảo sát. T liệu chủ yếu đợc lấy từ cuốn: Từ điển tiếng địa phơng Nghệ Tĩnh của nhóm tác giả Nguyễn Nhã Bản (Chủ biên), Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài Nguyên- NXB Văn hoá thông tin- HN- 1999. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thêm một số từtrong quá trình biên soạn các tác giả cha đa vào danh mục từ của cuốn từ điển trên. 2. Phạm vi: Phạm vi khảo sát chính của đề tài là hiện tợng từ chuyển nghĩa của từ địa phơng Nghệ Tĩnh, bao gồm hai loại đơn vị: đa nghĩachuyển loại (bên trong). III. Mục đích nghiên cứu: Đề tài này nếu đợc thực hiện tốt sẽ đạt đợc các mục đích sau: 1. Khảo sát đợc số lợng từ chuyển nghĩa trong tiếng địa phơng Nghệ Tĩnh. Tìm ra đợc đặc điểm hiện tợng chuyển nghĩa của từ chuyển nghĩa trong phơng ngữ này. 2. Thấy đợc con đờng phát triển nghĩa trong phơng ngữ là một trong những nguyên nhân duy trì sự tồn tại nhất định của phơng ngữ. Cũng nh tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa phơng ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng, phơng ngữ Tiếng Việt nói chung so với ngôn ngữ toàn dân. Thấy đợc mối quan hệ giữa phơng ngữ nói chung, phơng ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng với ngôn ngữ toàn dân trên các bình diện- đặc biệt ở bình diện ngữ nghĩa. 3. Thấy đợc những nét văn hoá xứ Nghệ, con ngời xứ Nghệ thông qua cứ liệu ngôn ngữ, về một phơng diện cụ thể. IV. Phơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phơng pháp nghiên cứu chung và riêng sau đây: 1. Phơng pháp thống kê, phân loại: Thống kê là một khâu quan trọng khi muốn thực hiện đề tài này. Trớc hết, đó là sự thống kê đơn thuần về số lợng từ chuyển nghĩa. Kết quả thống kê sẽ đợc phân loại và tìm ra những đặc điểm của hiện tợng chuyển nghĩatừ địa phơng Nghệ Tĩnh trên các phơng diện nh : đặc điểm về số lợng, về cấu tạo, về phơng thức chuyển nghĩa . Nguyễn Hiền Thơng - Cao học X - Lý luận ngôn ngữ 6 Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh 2. Phơng pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát, phân loại nghĩa rút ra từ t liệu nghiên cứu, ngời viết tìm hiểu các qui luật chuyển nghĩa của từ trong tiếng địa phơng Nghệ Tĩnh. Và qua đó rút ra đợc đặc điểm riêng của hiện tợng này trong sự đối sánh với hiện tợng chuyển nghĩa của từ Tiếng Việt. 3. Phơng pháp so sánh đối chiếu: Phơng pháp này đợc tập trung sử dụng trong khi so sánh phơng ngữ Nghệ Tĩnh với ngôn ngữ toàn dân về qui luật chuyển nghĩa, so sánh số lợng từ đợc chuyển nghĩa, tỉ lệ, tính chất ( định tính ) của hiện tợng có gì giống và khác nhau. 4. Phơng pháp khác: Bên cạnh các phơng pháp trên, luận văn còn sử dụng phơng pháp phân tích nghĩa tố khi đi vào khảo sát từng nghĩa của từ cụ thể, xác định quan hệ nghĩa giữa các nghĩa trong hệ thống cấu trúc nghĩa của từ đa nghĩa và sự chuyển biến ý nghĩa, mối liên hệ giữa các nghĩa trong từ chuyển loại. Thông qua các phơng pháp trên chúng ta sẽ nắm đợc sự phát triển, biến đổi sinh động, phong phú, đầy thú vị, mang tính qui luật của vốn từ địa phơng Nghệ Tĩnh trong sự phong phú, sinh động . . . của vốn từ tiếng Việt về qui luật phát triển ý nghĩa. Từ đó thấy đợc phần nào đặc trng văn hoá xứ Nghệ và con ngời xứ Nghệ thể hiện qua cứ liệu ngôn ngữ. V. Lịch sử vấn đề: Trong lời nói đầu của cuốn Từ điển tiếng địa phơng Nghệ Tĩnh Nguyễn Nhã Bản (Chủ biên), Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài Nguyên - NXB Văn hoá thông tin, 1999) các tác giả đã khẳng định hớng tiếp cận của mình là đi theo hớng địa lí ngôn ngữ học. Công trình của các tác giả trên rất có ý nghĩa cho nhiều ngời - đặc biệt là những ai quan tâm đến vốn từ Tiếng Việt nói chung và vốn từ phơng ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng. Công trình cũng giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình nhận hiểu, sử dụng từ phơng ngữ, sử dụng ngôn ngữ. Ngoài công trình từ điển nói trên, đã có các công trình chuyên sâu nh: chuyên luận "Bản sắc văn hoá của ngời Nghệ Tĩnh" (trên dẫn liệu ngôn ngữ) do PGS. Nguyễn Nhã Bản chủ biên, Nhà xuất bản Nghệ An, 2001. Và hai luận án tiến sĩ: Nguyễn Hiền Thơng - Cao học X - Lý luận ngôn ngữ 7 Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh - Hoàng Trọng Canh (2001), "Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phơng Nghệ Tĩnh", Đại học Quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Văn Nguyên (2003), "Miêu tả đặc trng ngữ âm phơng ngữ Nghệ Tĩnh", Đại học Vinh. Ngoài ra còn có hàng loạt các bài viết, các luận văn, khoá luận nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của phơng ngữ Nghệ Tĩnh nh: - Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh ( 1993), Vốn từ địa phơng trong thơ ca Nghệ Tĩnh, Việt Nam- những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, HN, tr.97- 98. - Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh ( 1996), Văn hoá ngời Nghệ Tĩnh qua vốn từ vựng nghề cá, Nghiên cứu Đông Nam á, (1), tr. 93-95. - Nguyễn Nhã Bản, Nguyễn Hoài Nguyên ( 1995), Nhát cắt thời gian trong tâm thức ngời Nghệ, Ngôn ngữ, (4), tr. 65- 67. - Hoàng Trọng Canh ( 1995), Một vài nhận xét bớc đầu về âm và nghĩa của từ địa phơng Nghệ Tĩnh, Ngôn ngữ, (1), tr. 31- 46. - Hoàng Trọng Canh ( 1999), Vài ghi nhận về những dấu ấn văn hoá của con ngời xứ Nghệ qua lớp từ xng hô trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh, Ngữ học trẻ 99, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, NXB Nghệ An, tr. 239- 242. - Hồ Xuân Kiểu ( 1999), Nghĩa của từ chắc trong tiếng địa phơng Nghệ Tĩnh, Ngôn ngữ và đời sống, tr. 11- 12. - Nguyễn Thị Oanh ( 1998 ), Luận văn tốt nghiệp đại học: Thử khảo sát lớp từ đa nghĩa trong vốn từ địa phơng Nghệ Tĩnh, Trờng Đại Học Vinh. Nh đã thấy, các công trình trên đã nghiên cứu về nhiều khía cạnh của phơng ngữ Nghệ Tĩnh trên các bình diện văn hoá cũng nh ngôn ngữ nh: ngữ âm, từ vựng, ngữ dụng. Đáng chú ý luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Oanh đã quan tâm đến hiện tợng chuyển nghĩa trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh song do t liệu lúc đó cha đầy đủ nên tác giả mới chỉ dừng lại ở mảng từ đa nghĩa. Tiếp nối và mở rộng hơn đối tợng khảo sát ở đề tài này, chúng tôi đã khảo sát phơng diện chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh ở cả hai biểu hiện là đa nghĩachuyển loại. Công trình này dựa trên cơ sở t liệu đã đợc thu thập đầy đủ hơn và có điều kiện so sánh với hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong tiếng Việt nhờ kết quả luận Nguyễn Hiền Thơng - Cao học X - Lý luận ngôn ngữ 8 Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh văn của sinh viên Hoa Quỳnh Giang: "Khảo sát hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt", khoá luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Vinh, tháng 5/2004. Đó cũng là những tiền đề, lí do và hớng đi tiếp của chúng tôi khi chọn và đi sâu nghiên cứu vấn đề này. VI. Đóng góp của đề tài: Đề tài của chúng tôi có t liệu phong phú hơn nên đã tiếp nối và mở rộng đối tợng khảo sát hơn đề tài của Nguyễn Thị Oanh [26]. Cụ thể là khảo sát hiện tợng chuyển nghĩa của từ trên cả hai mảng: đa nghĩachuyển loại. Bên cạnh đó, luận văn này còn đợc so sánh với hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt qua khoá luận của Hoa Quỳnh Giang [16]. Do vậy luận văn sẽ làm nổi bật đợc quy luật chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh với đặc điểm chung và riêng của nó. Thấy đợc mối quan hệ giữa phơng ngữ so với ngôn ngữ toàn dân nói chung và quan hệ của phơng ngữ Nghệ Tĩnh với tiếng Việt nói riêng về một phơng diện cụ thể là sự chuyển nghĩa của từ. VII. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo luận văn của chúng tôi gồm có hai chơng : Chơng 1 : Những cơ sở lý thuyết và thực tế của đề tài. Chơng 2 : Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh. Chơng I Những cơ sở lý thuyết và thực tế của đề tài I. phơng ngữ với ngôn ngữ toàn dân Nguyễn Hiền Thơng - Cao học X - Lý luận ngôn ngữ 9 Hiện tợng chuyển nghĩa của từ trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh 1. Khái niệm phơng ngữ Thuật ngữ tiếng địa phơng (dialect) đã có từ rất lâu trong ngôn ngữ học. ở Việt Nam, tiếng địa phơng đồng nghĩa với các thuật ngữ lâu nay đã dùng : phơng ngôn, phơng ngữ. Vấn đề đặt ra ở đây là hiểu nội dung thuật ngữ này nh thế nào ? Có thể điểm qua các định nghĩa sau đây : - Phơng ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phơng cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phơng ngữ khác [13 - tr. 24] - Phơng ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp hay ngữ âm riêng biệt đợc sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ. Là một hệ thống ký hiệu và qui tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác đợc coi là ngôn ngữ (cho toàn dân tộc), các phơng ngữ (có ngời gọi là tiếng địa phơng, phơng ngôn) khác nhau trớc hết ở cách phát âm, sau đó là ở vốn từ vựng . [25 - tr. 275] - Phơng ngữ là ngôn ngữ sinh động chủ yếu của ngời nông dân . . . Phơng ngữ không phải là ngôn ngữ của tất cả mọi ngời mà chỉ là của nông dân trong một khu vực nào đó [35 - tr. 370] Qua những định nghĩa trên chúng ta có thể thấy rằng, các tác giả khi định nghĩa tiếng địa phơng đều có sự phân biệt với ngôn ngữ toàn dân. Có thể thấy rõ hai tiêu chí nổi bật mà các tác giả thờng nhắc đến khi định nghĩa về phơng ngữ đó là : + Phơng ngữ là biến thể của ngôn ngữ toàn dân. + Phạm vi sử dụng của phơng ngữ bị hạn chế. Để làm cơ sở thống nhất cho đề tài, chúng tôi đã chọn định nghĩa của tác giả Hoàng Thị Châu, một trong những định nghĩa khái quát đợc cả hai mặt nói trên: Phơng ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phơng cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phơng ngữ khác [13 - tr. 24] Với cách hiểu phơng ngữ nh trên, chúng ta có thể tiếp cận phơng ngữ theo hớng địa lý ngôn ngữ học. Và cũng theo hớng này các nhà nghiên cứu đã tìm cách phân vùng phơng ngữ tiếng Việt thành các phơng ngữ khác nhau. Nguyễn Hiền Thơng - Cao học X - Lý luận ngôn ngữ 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan