Hịch việt nam thời trung đại

106 1.7K 4
Hịch việt nam thời trung đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Trớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Phạm Tuấn Vũ - ngời đã trực tiếp hớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài! Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn Trờng Đại học Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này! Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn! Vinh, tháng 11 năm 2010 Học viên: Đặng Thị Thúy 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Cấu trúc luận văn 12 Chương 1: Khái niệm thể hịch. Diễn trình thể hịchViệt Nam thời trung đại 13 1.1. Khái niệm thể hịch 13 1.1.1. Nguồn gốc của thể hịch 14 1.1.2. Chức năng của thể hịch 14 1.1.3. Sự du nhập của thể hịch vào Việt Nam 15 1.2. Diễn trình của thể hịchViệt Nam 16 1.2.1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV 16 1.2.2. Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII 20 1.2.3. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX 22 1.2.4. Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX 29 Chương 2: Cấu trúc văn bản hịch Việt Nam thời trung đại 37 2.1. Nhân vật phát ngôn trong văn bản hịch 37 2.1.1. Tư cách phát ngôn chính thống 39 2.1.2. Tư cách phát ngôn phi chính thống 42 2.2. Mạch lôgic của văn bản hịch 46 2.2.1. Mạch lôgic phổ biến 46 2.2.2. Những hiện tượng cá biệt 54 2.3. Sự kết hợp lý và tình, tư duy lôgic và tư duy hình tượng trong văn bản hịch 61 2.3.1. Những văn bản hài hòa hai yếu tố 63 2.3.2. Những văn bản có sự lấn át của một yếu tố 69 2.3.2.1. Yếu tố lý lẽ 69 2.3.2.2. Yếu tố tình cảm 75 Chương 3: Quan hệ của thể hịch với đời sống chính trị xã hội Việt Nam thời trung đại 80 3.1. Văn tự dùng trong thể hịch với quan niệm của các chính thể về ngôn ngữ 80 2 3.1.1. Chữ Hán dùng trong thể hịch 84 3.1.2. Chữ Nôm dùng trong thể hịch 86 3.2. Quan hệ trực tiếp và mật thiết của thể hịch với đời sống chính trị xã hội quốc gia 87 3.2.1. Quan hệ đồng biến 89 3.2.1.1. Biểu hiện 89 3.2.1.2. Nguyên nhân 91 3.2.2. Quan hệ nghịch biến 92 3.2.2.1. Biểu hiện 92 3.2.2.2. Nguyên nhân 95 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Càng ngày, người ta càng nhận thức hơn về vai trò của thể loại trong các thời đại văn học. Thể loại, như nhà nghiên cứu văn học Xô Viết M.Bakhtin đã khái quát, là “nhân vật chính của lịch sử văn học”. Thể loại cho thấy ý thức văn học, ý thức thẩm mỹ của dân tộc và thời đại; là một thước đo trình độ phát triển của văn tự; phản ánh sự giao lưu văn học các dân tộc. Nghiên cứu thể loại văn học trung đại nói chung và thể hịch nói riêng nhằm nhận thức những đặc điểm phổ quát và những đặc thù của nó. 1.2. Văn học trung đại được chia làm hai loại: Văn học chức năng (bao gồm chức năng thế tục và chức năng tôn giáo) và văn chương thẩm mỹ. Trong đó, thể loại văn học chức năng giữ vai trò trung tâm, còn những thể loại ít 3 hoặc không mang chức năng tôn giáo, chức năng thế tục thì giữ vai trò thứ yếu. Những thể loại văn học chức năng là những thể loại trước hết hướng đến những chức năng ngoài văn học, ví dụ chức năng tổ chức, quản lý xã hội (hịch, chiếu) hoặc chức năng tôn giáo (kệ). Hịch là một thể loại quan trọng của văn học chức năng trong văn học Việt Nam thời trung đại, có những tác phẩm hịch nổi tiếng chẳng hạn: Phạt Tống lộ bố văn của Lý Thường Kiệt, Dụ chư tì tướng hịch văn của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Hịch Tây Sơn của Quang Trung Nguyễn Huệ, Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ… Trong đó, Dụ chư tì tướng hịch văn không chỉ là tác phẩm xuất sắc của thể loại mà còn là xuất sắc của văn học Việt Nam trung đại. 1.3. Việt Nam từ thời lập quốc luôn phải đương đầu với những thế lực xâm lược mạnh và hung bạo. Trong văn học, các thể loại được sử dụng sớm là những thể loại có tác dụng tập hợp nhân quần bảo vệ Tổ quốc. Hịch là thể văn dùng trong việc binh, là lời của người đứng đầu một vương triều tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào nhằm vạch rõ tội ác của đối phương và khích lệ mọi người chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Từ thời Hai Bà Trưng đã có hịch cứu nước, sang thời Lý có Phạt Tống lộ bố văn, sang thời Trần có Dụ chư tì tướng hịch văn, thời Lê có Hịch Quang Trung, sang thời Nguyễn có Hịch đánh Tây . Hịch là loại văn bản có mối liên hệ mật thiết với các cuộc đấu tranh xã hội, nhất là các cuộc chiến tranh chống xâm lược phương Bắc bảo vệ Tổ quốc. Nghiên cứu đề tài này nhằm nhận thức mối liên hệ giữa thể hịch với các cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc thời trung đại. 1.4. Hịch là thể loại từ Trung Quốc du nhập. “Nguồn gốc xa xưa của hịch là thệ, tức là những lời thề trước khi xuất chinh. Trong Thượng thư (tức Kinh thư) còn có các bản Cam thệ, Mục thệ, Phí thệ, Tần thệ… Hịch có khi còn gọi là vũ hịch vì “lúc gấp thì cắm lông chim để truyền đạt, ý chỉ nhanh gấp như bay”. Những bài được lưu truyền có Dụ Ba Thục hịch của Tư Mã 4 Tương Như, Vị Viên Thiệu hịch Tượng Châu của Trần Lâm, Vị Từ Kính Nghiệp thảo Võ Chiếu hịch của Lạc Tân Vương” [7, 170]. Từ hịch đã thấy xuất hiện thời Chiến quốc (Hịch Tề Hoàn công đánh Sở - theo Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long). Ở Trung Quốc thời cổ - trung đại, văn hịch có một số lượng lớn vì ở nước này, việc chinh phạt giữa các tập đoàn phong kiến không thời nào không có, các cuộc chiến tranh đàn áp nông dân, các cuộc giao tranh với nước ngoài; bên cạnh đó, đất nước này lại sẵn những người có học vấn, được đào luyện về cách viết hịch. Nghiên cứu hịch Việt Nam thời trung đại sẽ thấy được đời sống của thể loại này ở Việt Nam, thấy được sự tiếp thu hịch Trung Quốc một cách sáng tạo. 1.5. Mỗi thể loại văn học là một loại giá trị tinh thần, không tồn tại tự thân mà trong sự tương tác với các thể loại khác. Thể hịch được đặt trong tương quan so sánh với các thể văn chính luận khác như: cáo, chiếu… Vì vậy, nghiên cứu diễn trình thể hịch cũng góp phần nhận thức đời sống văn chương Việt Nam trung đại. 1.6. Tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không chỉ ảnh hưởng sâu rộng tới xã hội và văn chương đương thời mà cho đến tận ngày nay vẫn được đánh giá cao và được dạy - học trong chương trình văn học phổ thông. Nghiên cứu đề tài này góp phần dạy - học tốt hơn bài Hịch tướng sĩ trong chương trình Ngữ văn 8. 2. Lịch sử vấn đề Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có thể kể tên một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau: - Đinh Gia Khánh trong Chương V: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học đời Trần, giáo trình Văn học Việt Nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII). - Trần Đình Sử trong công trình Thi pháp văn học trung đại Việt Nam. 5 - Trần Văn Giàu trong công trình Hợp tuyển thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858 - 1900). - Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam trong giáo trình Lý luận văn học, tập 2, Tác phẩm và thể loại văn học. - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), công trình Từ điển thuật ngữ văn học. - Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) trong Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, 2004. - Phạm Tuấn Vũ với công trình Văn chính luận Việt Nam thời trung đại. Có thể khái quát những vấn đề đã được các tác giả nghiên cứu thành những phương diện cụ thể sau: 1. Các tác giả trình bày khái niệm, nguồn gốc và một số đặc điểm nổi bật của thể hịch : - “Hịch là một thể văn xuôi cổ dùng để kêu gọi và hiểu dụ quần chúng… Thể văn thường được dùng để mở đầu cho cuộc khởi nghĩa hoặc các hoạt động quân sự nào đấy, nhằm xác định danh nghĩa của các hoạt động đấy” [8, 588 - 589]. - “Hịch là thể văn kêu gọi của người đứng đầu, truyền mệnh lệnh của chủ tướng tới người dân hay kẻ dưới quyền. Hịch thường kể tội kẻ phản nghịch hay vô đạo để kêu gọi đánh đổ chúng đi. Hịch thường dùng lý lẽ sắc bén, sự thực đanh thép để thuyết phục. Hịch cũng thường dùng các phép khoa trương, khiêu khích để kích thích tình cảm người nghe. Hịch thường viết dưới hình thức biền ngẫu” [15, 429]. - “Hịch là một loại văn lộ bố công khai như chiếu, cáo nhưng sử dụng trong lĩnh vực quân sự nhằm lên tiếng tố cáo, lên án một đối tượng nào đó. Cũng có khi hịch được dùng để hiểu dụ, răn dạy thần dân và người dưới 6 quyền… Tên gọi hịch thấy sớm nhất trong Sử ký của Tư Mã Thiên (Trương Nghi liệt truyện), từ đó về sau hịch chính thức trở thành một thể loại văn. Hịch đời Hán viết trên một thẻ gỗ dài hai thước cho nên gọi là “thư hai thước”. Hiện nay bài hịch sớm nhất của Trung Quốc chép trong Văn tuyển của Tiêu Thống Dụ Ba Thục hịch của Tư Mã Tương Như thời Hán Vũ Đế, tiêu biểu cho hịch văn thời kỳ đầu, nặng về hiểu dụ, vỗ về nhưng tính chất trách móc, mắng mỏ kích động vẫn toát ra trong lời văn. Tính chất biểu cảm này làm cho hịch phân biệt được với các giấy tờ văn thư khác. Thời Ngụy Tấn có hịch của Trần Lâm, Nguyên Vũ, Chung Hội đều rất nổi tiếng… Hịch còn gọi là lộ bố, nghĩa là loại văn thư không dán kín, giống như ngày nay ta gọi là thư ngỏ, nhằm công bố cho tất cả mọi người. Đời Hán Mã Siêu làm lộ bố phạt Tào Tháo. Thể văn này có từ đời Hán” [14, 249]. - “Hịch là một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù… Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, có khi viết bằng văn xuôi hay thơ lục bát. Bài hịch có cấu trúc theo 3 phần chính: Phần đầu: nêu một nguyên lý đạo đức hay chính trị là cơ sở tư tưởng lý luận Phần giữa: nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù) Phần cuối: nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu” [6, 121]. 2. Các tác giả đã vào phân tích một số tác phẩm hịch tiêu biểu, trong đó tập trung nhất là bài Dụ chư tì tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn. Ở đây người viết sắp xếp theo trình tự thời gian xuất hiện của các văn bản hịch. - “Đời Lý có Lộ bố phạt Tống của Lý Thường Kiệt kể tội vua Tống ngu hèn, chính sách bạo ngược “khiến trăm họ lầm than mà riêng thỏa cái mưu nuôi mình béo mập”. Tuyên bố đánh Tống để cứu dân, để cho dân chúng khỏi lo sợ, yên lòng. Nổi tiếng nhất là Dụ chư tì tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn, thường gọi là Hịch tướng sĩ văn… Hịch tuy là một thể văn nghị luận, 7 đòi hỏi có lý lẽ, có dẫn chứng thuyết phục, nhưng đặc điểm của nó là thể loại văn kích động tình cảm và tinh thần người nghe… Bài hịch vừa kích động tình cảm nghĩa khí, công phẫn, vừa kích động ý thức danh dự, vừa phân biệt thiệt hơn, vừa ra lệnh - nó là sự kết hợp tài tình nghệ thuật phân tích lôgíc, nghệ thuật kích động tâm lý, tạo thành áng văn bất hủ chan chứa tinh thần nghĩa khí yêu nước” [14, 249]. - “Bài hịch tiêu biểu và có giá trị nhất trong văn học Việt Nam là bài Hịch tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo. Thời kỳ Pháp xâm lược nước ta (nửa sau thế kỷ XIX) có nhiều bài hịch bằng chữ Nôm xuất hiện và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân (như Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ, Hịch đánh chuột của Nguyễn Đình Chiểu…” [6, 121]. - “Hịch tướng sĩ, tác phẩm văn xuôi nổi tiếng của nhà quân sự kiệt xuất và nhà văn Việt Nam Trần Quốc Tuấn, bằng chữ Hán, gồm 74 vế, xen tản văn với biền ngẫu… Hịch tướng sĩ tuy lấy tư cách một vị Tiết chế thống lĩnh quân đội nhà Trần kêu gọi tướng sĩ dưới quyền khẩn trương luyện tập, mài sắc căm hờn, chuẩn bị đánh tan giặc Nguyên cướp nước, song thực chất cũng là lời tuyên ngôn chính thức của triều đình nhà Trần trước nguy cơ chiến tranh xâm lược do giặc sắp gây ra. Mở đầu, viện dẫn những bằng chứng lịch sử quá khứ cũng như hiện đại để nói lên nghĩa vụ thiêng liêng hy sinh cứu nước. Tiếp theo, phần chủ yếu, phân tích âm mưu và thái độ hống hách của quân địch, lòng căm thù nóng bỏng và ý nguyện cứu nước của bản thân, và chỉ ra những hậu quả trái ngược, chắc chắn sẽ xảy đến cho đời sống của toàn bộ tướng sĩ, trong trường hợp mải mê vui chơi đến nỗi thua giặc, hoặc ngược lại, hăng hái luyện tập và thắng giặc. Phần kết luận nhắc lại một lần nữa, kẻ thù không đội trời chung là giặc Mông Thát và yêu cầu gấp rút luyện tập võ nghệ để thắng kẻ thù” [8, 580]. 8 - “Nhìn thấu suốt dã tâm của giặc cướp nước, nhận thức rõ mối họa của Tổ quốc, Trần Quốc Tuấn đã tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc. Đặt việc giết giặc lên hàng đầu, thà chết không chịu lùi, Trần Quốc Tuấn lại tiêu biểu cho khí phách anh hùng của dân tộc… Trong bài Hịch tướng sĩ mà đối tượng là các tỳ tướng của mình, Trần Quốc Tuấn không nói đến dân thường. Tuy vậy, xác định được ý chí quyết chiến cũng như sự gắn bó lợi ích cụ thể của mỗi tầng lớp xã hội với vận mệnh của Tổ quốc và do đó, sự gắn bó giữa vận mệnh của các tầng lớp với nhau trước kẻ thù chung, bài hịch có giá trị lịch sử và giá trị nhân dân… Giá trị nghệ thuật của tác phẩm trước hết là ở tính chất hùng biện của nó. Có lý, có tình, vừa thiết tha, vừa nghiêm nghị, bài hịch đã tác động đến lý trí và tình cảm. Tác giả đã sử dụng một cách linh hoạt và vững vàng sở trường của thể biền văn để khắc họa một cách khúc chiết và sắc nét những hình tượng, những tư tưởng trên các mặt song song và đối lập, trong những đoạn mạch cân xứng và hô ứng với nhau. Những hình tượng và những tư tưởng, với trình tự từ thấp đến cao, liên tiếp và dồn dập, cụ thể và sinh động đều gắn với thực tế cuộc chiến đấu lúc đương thời. Lập luận chặt chẽ của bài Hịch có cơ sở vững chắc và sâu sắc ở nhận thức sáng suốt về tình hình đất nước cũng như ở tình cảm chân thành và ý chí gang thép của tác giả… Với bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã có đóng góp quan trọng vào sự khẳng định vị trí của các tác phẩm chính luận trong lịch sử văn học dân tộc. Hịch tướng sĩ văn là tác phẩm lớn nhất biểu hiện tinh thần yêu nước của văn học đời Trần” [12, 89 - 90]. - “Bài hịch có ba phần lớn. Mở đầu Trần Quốc Tuấn đưa nhiều dẫn chứng để khẳng định các bậc trung thần nghĩa sĩ đời nào cũng có. Tiếp đến người viết trình bày hiện tình đất nước và phê phán những cách sống không phù hợp với tướng lĩnh. Trong phần kết thúc, vị chủ tướng nêu cả cách hành xử thuận và nghịch để tướng sĩ lựa chọn. Bố cục bài hịch đơn giản, sáng rõ, 9 hợp lôgíc nhận thức, hợp với chức năng của thể văn là cổ động cho hoạt động quân sự từ việc tác động vào trí tuệ và tình cảm con người… Hịch tướng sĩ chủ yếu được viết bằng văn biền ngẫu, phần lớn câu văn gồm hai vế cân xứng. Đây là loại văn có tính ước lệ cao và không thuận lợi cho lập luận. Tuy nhiên, Trần Quốc Tuấn đã vượt lên những mặc định đó, do ông gắn bó với đất nước và chân thành với tướng sĩ dưới quyền, do năng lực làm chủ những quy luật lôgíc và cảm xúc. Trong bài hịch này, lý lẽ được triển khai tuần tự, điều trước chuẩn bị cho điều sau, điều sau bổ sung, khẳng định hay bác bỏ điều trước. Tác giả không đơn thuần dùng lý lẽ. Đi liền với nó là cảm xúc mạnh mẽ” [19, 180 - 183]. - “Hai bài hịch và lời dụ tướng của Quang Trung đánh dấu những chiến công lớn trong chiến dịch của ông: lật đổ nhà Trịnh, đánh dẹp nhà Nguyễn để thống nhất đất nước và diệt trừ nạn ngoại xâm Mãn Thanh. Bài hịch xuất quân đánh nhà Trịnh sau phần nêu lý do Tây Sơn khởi nghĩa, đánh Quảng Nam, chiếm Phú Xuân, trừ đảng nghịch do gian thần Trương Phúc Loan cầm đầu, bài hịch giải thích việc ra Bắc của Quang Trung là phù Lê, diệt Trịnh, phế bỏ Trịnh Tông… Bài hịch kết thúc bằng lời kêu gọi quân lính Bắc Hà phân rõ phải trái, hết lòng ủng hộ quân đội Tây Sơn… Bài Hịch truyền quan lại, quân dân các phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn kêu gọi, động viên quân dân hai phe nêu cao tinh thần chiến đấu, tin tưởng vào thắng lợi, không sợ địch, dù chúng được bọn người “Tây Dương” giúp tầu bè, súng ống tối tân” [19, 589]. - “Hịch đánh Tây là tác phẩm bằng tiếng Việt thể biền ngẫu… là bản tuyên ngôn của phong trào Lãnh Cồ. Tác phẩm tố cáo trước nhân dân âm mưu thâm độc của thực dân Pháp: “Như tằm ăn lá, gớm mưu quân Phú Lãng sa”, phê phán nghiêm khắc triều đình hèn nhát, nối giáo cho giặc giết hại đồng bào. Nổi bật trong bài hịch là lời kêu gọi nhân dân vùng lên đoàn kết, chiến 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan