Luận văn nghiên cứu thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện anh sơn tỉnh nghệ an

46 2K 9
Luận văn nghiên cứu thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện anh sơn   tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ANH SƠN - TỈNH NGHỆ AN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người thực hiện: Nguyễn Văn Tính Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thúy Vinh VINH - 2009 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do chính bản thân tôi thực hiện, có sự hỗ trợ của cô giáo hướng dẫn khoa học. Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn hợp pháp; Nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực. Vinh, tháng 5 năm 2009 Tác giả Nguyễn Văn Tính ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị Thuý Vinh - người đã dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trường Đại học Vinh, nhất là các cô thầy trong khoa Nông - Lâm - Ngư đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức trong suốt quá trình học tập, rèn luyện ở trường và hoàn thành khoá luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ ở các phòng, ban thuộc UBND huyện Anh Sơn, UBND xã Long Sơn, xã Hùng Sơn, xã Cao Sơn đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 05 năm 2009 Sinh viên Nguyễn văn Tính iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn . Danh mục các từ viết tắt . Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU . 1. Đặt vấn đề 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số vấn đề lý luận của đề tài . 1.1.1. Khái niệm về sản xuất 1.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp . 1.1.3. Hiệu quả kinh tế . 1.1.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất Chè . 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài . 1.2.1. Tình hình sản xuất Chè trên thế giới 1.2.2. Tình hình sản xuất Chè ở Việt Nam Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu . 2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu . 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 3.1. Thực trạng sản xuất Chè trên địa bàn nghiên cứu . 3.1.1. Tình hình sử dụng giống Chè . 3.1.2. Thực trạng về diện tích Chè . 3.1.3. Thực trạng sử dụng lao động vào sản xuất Chè . iv 3.1.4. Thực trạng đầu tư các chi phí, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất Chè . 3.2. Hiệu quả kinh tế của sản xuất Chè 3.3. Tình hình tiêu thụ Chè 3.4. Đề xuất một số biện pháp phát triển sản xuất Chè KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 1. Kết luận 2. Khuyến nghị . TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HQKT Hiệu quả kinh tế FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới PTNT Phát triển nông thôn HTX Hợp tác xã TVĐTPT Tư vấn đầu tư phát triển TT Thứ tự ĐVT Đơn vị tính KHKT Khoa học kỹ thuật CN-XDCB Công nghiệp - xây dựng cơ bản UBND Uỷ ban nhân dân BVTV Bảo vệ thực vật TNXP Thanh niên xung phong vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang 1 2.1. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp huyện Anh Sơn 34 2 2.2. Các chỉ tiêu dân số, lao động huyện Anh Sơn 35 3 2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Anh Sơn 36 4 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Anh Sơn 37 5 3.1. Số lượng hộ trồng các giống Chè 38 6 3.2. Diện tích Chè tại các xã điều tra 40 7 3.3. Nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra 41 8 3.4. Trình độ văn hoá của các hộ điều tra 43 9 3.5. Chi phí đầu tư sản xuất Chè (1 sào/năm) 44 10 3.6. Chi phí đầu tư ở các xã điều tra(1 sào/năm) 46 11 3.7. Sử dụng thuốc Trebon 10 EC 48 12 3.8. Hiệu quả kinh tế các giống Chè 49 13 3.9. Hiệu quả kinh tế ở các xã điều tra 50 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TT Tên hình Trang 1 Hình 3.1. Diện tích các giống Chè 39 2 Hình 3.2. Thực trạng thuê lao động 40 3 Hình 3.3. Làm cỏ cho Chè 47 viii MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây công nghiệp là đối tượng cây trồng không chỉ được chú trọng phát triển ở các nước trên thế giới mà nó còn được Đảng và Nhà Nước ta chú trọng phát triển trong những năm gần đây. Cùng với các cây trồng khác thì cây công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Các cây công nghiệp phát triển mạnh bao gồm: Chè, càfê, ca cao, cao su, mía, hồ tiêu … Trong đó, Chè là đối tượng cây trồng có tính thích ứng rộng, có khả năng phát triển trên nhiều loại đất, là cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao. Ngoài việc đáp ứng được mặt hàng xuất khẩu, mang về kim ngạch lớn cho nhiều quốc gia thì sản xuất Chè còn giải quyết công ăn việc làm cho người dân, thu hút lao động dư thừa, thúc đẩy quá trình phân công lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, việc sản xuất kinh doanh cây Chè còn tăng thêm độ che phủ đất, chống xói mòn, cải tạo khí hậu, bảo vệ môi trường đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được nhiều tác dụng quan trọng do cây Chè mang lại đối với sức khoẻ con người, sản xuất kinh doanh Chè còn là cơ hội để quảng bá những nét văn hoá độc đáo của nhiều quốc gia trên thế giới. Anh Sơnhuyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An. Thực trạng cây công nghiệp đã được phát triển trên địa bàn huyện từ lâu và cho thu nhập kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác. Các cây công nghiệp chủ lực bao gồm: Chè, lạc, vừng, mía. Trong đó, Chè là cây đã mang lại cho nhiều hộ sản xuất nông nghiệp trong huyện một nguồn thu nhập ổn định, đã góp phần vào giải quyết việc làm khu vực nông thôn, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn. Có những hộ đã đầu tư đến 4-5 ha Chè mang lại thu nhập 60-70 triệu đồng mỗi năm góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển quê hương. 1 Nhân dân Anh Sơn đã biết đến việc trồng Chè cách đây hàng thập kỷ, từ khi xuất hiện nó đã thể hiện là một loại cây trồng rất phù hợp với điều kiện lập địa của Anh Sơn, cho năng suất khá ổn định, hầu như không bị sâu bệnh, thu nhập chắc chắn. Chính vì thế, nó đã gắn bó với đời sống bà con nông dân nơi đây trong cả một chặng đường dài phát triển. Thực tế hiện nay cho thấy nhu cầu sử dụng Chè ngày càng tăng. Mức tiêu dùng Chè tính theo đầu người ở nhiều nước trên thế giới tăng lên qua các năm. Vì vậy, chúng ta cần phải tập trung khai thác lợi thế về tài nguyên đất đai, qui hoạch phát triển vùng chuyên canh cây Chè, đảm bảo nguồn cung cho thị trường, đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân trồng Chè. Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây giá nguyên liệu Chè trên địa bàn huyện không ổn định và có dấu hiệu giảm sút. Mặc dù trong tháng 12/2008, Công ty Đầu tư phát triển Chè Nghệ An dẫn đầu cả nước về kim nghạch xuất khẩu nhưng Chè nguyên liệu tại nhiều xã trên địa bàn huyện vẫn khó tiêu thụ. Điều này làm cho nhiều hộ trồng Chè đã giảm đầu tư vào cây Chè, không còn quyết tâm phát triển cây Chè, một số hộ còn trồng xen keo lai vào giữa vườn Chè… làm cho cây Chè đánh mất vị trí quan trọng của nó trong kinh tế nông hộ nói riêng và kinh tế của cả huyện nói chung. Xuất phát từ tình hình đó, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sản xuất Chè trên địa bàn huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu thực trạng sản xuất Chè trên địa bàn huyện Anh Sơn từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển sản xuất Chè trên địa bàn nghiên cứu. 2 . tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu thực trạng sản xuất Chè trên địa bàn huyện Anh Sơn từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển sản xuất Chè trên địa. của cả huyện nói chung. Xuất phát từ tình hình đó, tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu thực trạng sản xuất Chè trên địa bàn huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An .

Ngày đăng: 20/12/2013, 13:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan